(TCK)Thị trường vẫn tiếp tục đà suy giảm,nhìn vào phiên giao dịch
ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa thấy có gì mới trên
cả 2 sàn.Lệnh bán vẫn tuôn ra ồ ạt trong khi lệnh
mua vào vẫn vô cùng nhỏ giọt như muối bỏ bể.Tính thanh
khoản trên cả 2 sàn vẫn nằm trong tình
trạng gần như tê liệt. Đó cũng là điều bình thường khi mà nhìn lại
những nhân tố tác động đến thị trường thì vẫn thấy chúng chưa có thay đổi gì
cả.



Nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng
khó khăn chồng chất khi mà xưa nay vẫn đang có
bao nhiều vấn đề đè nặng thì nay
thêm gánh nặng lạm phát.Tình trạng lạm phát ảnh hưởng rất nặng nề đến đời sống của từng người dân vì vậy chống lạm phát là một yêu cầu vô
cùng quan trọng,cấp bách và không thể thờ ơ.Tuy nhiên
nhìn vào thực tế chúng ta thấy những nỗ lực “chưa nhiều” của các cơ quan quản lý trong thời gian qua vẫn
chưa mang lại hiệu quả,lạm phát trong tháng 5 này vẫn cao ở mức 3,91%.



Một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu đến thị trường đó là việc giải chấp cổ phiếu cầm cố của các Ngân hàng,công ty chứng khoán vẫn xảy ra đặc biệt điều đó lại càng gây hại
nhiều hơn khi mà thị trường đang đi xuống thảm hại và lòng
tin của nhà đầu tư đang bị ảnh hưởng nặng nề.Chính lúc này đây thì nhà đầu tư đang mong đợi
các nhà đầu tư tổ chức,các định chế tài chính lớn hỗ trợ thì thực tế lại ngược lại,chính các Ngân hàng,công ty chứng khoán là những người nhiều tiền,kiến thức hùng hậu thì lại hơn ai hết đang tìm cách bán tống ra các cổ phiếu cầm cố nhằm bảo vệ riêng bản thân
mình, điều đó làm mất rất nhiều lòng tin
của nhà đầu tư.Các cơ quan nhà
nước, đến cả Thủ tướng chính phủ
cũng đã từng hô hào mọi người hãy mua vào,cùng nhau vực dậy thị trường chứng khoán ấy vậy mà chính những
người được cho là mạnh
nhất trên thị trường về cả vốn và trình độ như Ngân hàng,công ty chứng khoán thì lại là người đi đầu nước trong phong trào bán ra khi thị trường đi xuống.Thử hỏi điều đó có tác
động mạnh tới tâm lý của nhà đầu tư như thế nào.Cổ phiếu cầm cố được xem như là khối u mà
nhiều người nghĩ là nên quyết
tâm cắt bỏ thì thị trường mới tốt được,vậy khối u đó sẽ cắt bỏ cho ai,chẳng lẽ nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ phải chịu nhận phần u đó về mình.Dẫu biết rằng dù là ai thì cũng mong mình có lợi chứ không muốn chịu thiệt hại,vì thế các Ngân hàng,công ty chứng khoán họ cũng muốn tránh
thiệt hại xảy ra đối với mình.Tuy nhiên nếu
tính cho thấu đáo thì liệu những cổ phiếu cầm cố đó có làm
cho họ trở nên thiệt hại quá nhiều hay không,liệu thiệt hại đó của họ có lớn bằng thiệt hại mà đa phần nhà đầu tư trên thị trường đã chịu thiệt trong thời gian qua hay không.Việc
giải chấp cổ phiếu cầm cố này có thể xem như là họ đang hành
động mà thiếu đi phần trách nhiệm của mình trong khi họ là những định chế tài chính quan trọng trong nền kinh tế,lẽ ra cần được các cơ quan Nhà nước đưa vào để tính toán cùng với các yếu tố khác trong
việc điều hành vĩ mô nền
kinh tế.Khi thị trường nóng thì không ai nghĩ cho có lúc khó khăn như thế này,các Ngân hàng,công ty chứng khoán đua nhau nhận
cầm cố,tìm cách để thu
hút nhà đầu tư, đến lúc thị trường gặp khó khăn thì lại
đua nhau “chạy”,chẳng nghĩ đến phần trách nhiệm đối với thị trường.Khi mà ông anh cả
“chạy” thì những nhà đầu tư khác có muốn trụ lại trên thị trường cũng sẽ thấy lo lắng,chán nản còn những người đang có
ý định thoát khỏi thị trường thì sẽ càng tăng thêm phần cương quyết thoát
bỏ,những người có ý định mua vào thì giờ đây cũng sẽ bị thui chột một phần trước làn sóng bán ra quá mạnh.



Như vậy việc giải chấp cổ phiếu cầm cố là một nguyên
nhân rất lớn khiến thị trường thêm lún sâu, đó không phải chỉ là vì lực cung
cổ phiếu mạnh hơn trên sàn vì việc giải chấp mà đó còn
là vì việc này làm mất đi rất nhiều lòng tin
của nhà đầu tư đối với thị trường.Các cơ quan quản lý cũng đã nhận
thấy ảnh hưởng rất không tốt của số cổ phiếu cầm cố này tuy nhiên họ
chưa nhận thấy hết độ nguy hiểm của nó.Những gì các cơ
quan quản lý nghĩ và làm đối với số cổ phiếu cầm cố này là rất hời hợt.Chúng ta thử nghĩ xem nếu việc giải chấp cổ phiếu được xử lý kịp thời và hợp lý thì thị trường liệu có giảm sâu tồi tệ như hiện nay hay không.
Đúng là các Ngân hàng,công ty chứng
khoán cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi thị
trường và nền kinh tế đi xuống,tuy
nhiên nếu cứ khó khăn là họ phải tìm cách thoát thân trước
mặc kệ người khác ra
sao thì ra như vậy thử hỏi liệu có nên.Những nhà đầu tư cá nhân không thể đứng ra mà đòi hỏi
ai phải làm gì mà chỉ biết ý kiến.Tuy
nhiên các cơ quan Nhà nước thì hoàn toàn có thể quyết định được hoặc có thể tìm
cách giải quyết được.Vậy mà những gì họ làm cho đến nay
là rất thờ ơ,chậm chạp để rồi thị trường đã dính vào một
đợt sụt giảm liên tục chưa có hồi kết. Đây là vấn đề trong số rất nhiều vấn đề có thể lấy ra để phân tích về sự yếu kém,chậm chạp,thiếu nhanh nhạy,quyết đoán trong việc điều hành thị trường của các cơ quan quản lý.



Cho đến
phiên giao dịch hôm nay,vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ phía các cơ
quan Nhà nước về chính sách sẽ áp dụng đối với thị trường.Thị trường sẽ còn giảm sâu nếu không
có chính sách đưa ra bởi vì nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thậm chí là còn có thể có nhiều khó khăn hơn
trong những tháng còn lại trong năm,hiện đang có nhiều báo cáo từ
phía nước ngoài đánh giá,nhận định xấu về nền kinh tế của ta.Lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường, đối với các cơ quan quản lý thì vẫn chưa được hồi phục mà có phần thêm trầm trọng nếu thị trường còn đi xuống tiếp.Vậy có thể nói rằng,giờ đây nền kinh tế và thị trường chứng khoán
Việt Nam đang trông chờ rất nhiều vào các
chính sách của các cơ quan quản lý,những chính
sách được đưa ra giờ đây sẽ là yếu tố quyết định đến thị trường chứ không phải là
“bàn tay vô hình”.



Tuy nhiên các chính sách thì vẫn đang còn trong bàn bạc,thảo luận mà chưa có một thông tin nào,một lời khẳng định nào được đưa ra,tất cả chỉ là những kiến nghị, đề xuất, ý kiến và cuối cùng là nhà đầu tư vẫn còn phải cùng nhau ngồi dự đoán xem liệu
có chính sách nào hay không,liệu
khi nào thì được đưa ra,tác động đến đâu…



Thị trường thì vẫn đang đi xuống
từng ngày một mà ngày hôm sau thế nào thì ai cũng biết, đó là vì thị trường của chúng ta
hiện nay quá xấu,xấu vì không có tin tốt
hỗ trợ và xấu vì những yếu tố xấu đã được nói đến quá
nhiều,quá lâu,quá kĩ trong thời gian qua mà vẫn chưa thấy có gì
thay đổi.Thử hỏi sau một thời gian nghiên cứu thị trường,liệu chúng ta có quá khó khăn để nhận định về xu thế ngày mai hay không khi mà thị trường chẳng có gì mới mẻ,tốt đẹp hơn.Tất cả giờ đây đang đổ dồn về phía các cơ quan quản lý,thế nhưng những gì họ thể hiện vẫn là sự chậm chạp,thiếu quyết đoán nếu không
muốn nói là có phần thờ ơ,thiếu trách nhiệm với thị trường.Tính thanh khoản
là vấn đề vô cùng quan trọng
đối với thị trường chứng khoán,thậm
chí nó còn được đánh giá là
quan trọng hơn cả việc thị trường lên hay xuống,vậy mà thị trường của ta đang mất hẳn tính thanh
khoản, đó chẳng phải là điều tồi tệ, đáng lo lắng
và đáng phải nhanh chóng được xử lý hay ít ra là cũng phải
có hướng khắc phục,xử lý,thế nhưng đã cả hơn tháng nay các cơ quan quản lý chẳng thấy có động thái gì cả.Chính
sách để hành động đã không có nhưng đến cả những lời nói khẳng định cũng không thấy đâu,tất cả là mập mờ để nhà đầu tư đang quá hoang mang lại
càng thêm phần hoang mang hơn.Sắp tới đây liệu sẽ có chính sách gì về
biên độ cho thị trường hay không,ngẫm
ra thì cho đến hôm nay có lẽ cũng chưa ai dám khẳng định gì cả.Vậy còn những chính sách khác thì sao,có lẽ còn mông lung hơn nữa.



Các chính sách của
các cơ quan quản lý sẽ có những chính
sách mang tính mệnh lệnh hành chính,tuy nhiên cũng có những chính sách sẽ mang tính chất trả lại tự do,tạo ra điều kiện cơ bản,cần thiết cho thị trường để thị trường sẽ biết tự đi theo quy luật
của nó;có chính sách sẽ chỉ dùng được trong
ngắn hạn,có tác dụng ngắn hạn tuy nhiên có những
chính sách chỉ có tác dụng trong dài hạn.Nền kinh tế và thị trường chứng khoán
hiện nay cần rất nhiều chính
sách bởi vì nó đang trong tình
trạng rất khó khăn,cần
phải được điều khiển sát sao hơn,chuẩn hơn thì nó mới vượt qua được con đường gập ghềnh nhiều sỏi đá hiện nay.Những chính sách dài hạn
thì cũng cần phải tính toán để thực thi càng sớm càng tốt để chúng sớm có hiệu quả.Những chính sách ngắn hạn thì lại càng cần phải tiến hành
nhanh chóng, hợp lý hơn và cũng cần biết bãi bỏ khi chúng đã không còn tác dụng như mong muốn thậm chí là đã phản tác dụng.Có những
chính sách có bản chất tạo ra yếu tố tốt,cần thiết cho thị trường có cơ sở để có thể tự điều chỉnh thì cũng cần làm càng sớm
càng tốt vì làm cho thị trường tự đi theo
quy luật cung - cầu
là một trong những mục tiêu trong việc
xây dựng thị trường phát triển hơn.Những chính sách mang tính mệnh
lệnh hành chính,mang tính can
thiệp thô bạo nếu đưa ra quá nhiều cũng là không tốt,tuy nhiên nếu thấy cần thì cũng phải tính toán để sử dụng và nếu tính
toán hợp lý thì có thể hạn chế được bớt tính thô bạo trong
đó.



Trong khi tất
cả mọi người vẫn đang chờ đợi,trong khi
thị trường chưa có gì
khác mới mẻ hơn thì xu hướng
cũ hiện nay vẫn sẽ phải tồn tại.Liệu chúng ta
sẽ phải đợi đến khi các chỉ số INDEX rơi xuống mức bao
nhiêu.







Văn Hưng



http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21387/