Phân tích kỹ thuật: Những kinh nghiệm và định hướng trong tương lai
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 CuốiCuối
    Kết quả 21 đến 40 của 60
    1. #21
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Ivan Boesky - "Bạo chúa" của giới đầu cơ



      Trong thế giới đầu cơ có một nhà đầu cơ trứ danh bị rất nhiều người thù ghét và ganh tỵ nhưng số người ngưỡng mộ và bắt chước ông còn đông hơn. Con người này nổi tiếng không chỉ bởi thành công đến mức được coi như một thần tượng mà còn bởi tính tàn bạo trong đầu cơ đến mức bị gắn cho biệt danh là “Bạo chúa”. Nhà đầu cơ trứ danh này là Ivan Boesky.
      Trong thế giới đầu cơ có một nhà đầu cơ trứ danh bị rất nhiều người thù ghét và ganh tỵ nhưng số người ngưỡng mộ và bắt chước ông còn đông hơn. Con người này nổi tiếng không chỉ bởi thành công đến mức được coi như một thần tượng mà còn bởi tính tàn bạo trong đầu cơ đến mức bị gắn cho biệt danh là “Bạo chúa”. Nhà đầu cơ trứ danh này là Ivan Boesky.

      Ivan Boesky từ nhà đầu cơ trứ danh trong giây phút đã trở thành kẻ tội đồ
      Ivan Boesky lừng danh đến mức Hollywood phải tìm đến để tái hiện và khai thác cho nghệ thuật thứ Bảy. Ông giàu sang nhờ đầu cơ nhưng rồi lâm vào vòng lao lý cũng bởi đầu cơ. Ivan Boesky tận hưởng và phô trương hết mức có thể được thành quả đầu cơ của mình, và cũng không ngần ngại suy tôn tính tham lam của con người thành động lực đầu cơ và lý tưởng sống cho chính mình.

      Tham là tốt và lành mạnh

      “Ivan Bạo chúa” vốn là biệt danh dành cho vị Nga hoàng đăng quang đầu tiên của nước Nga (1530 - 1584). Ivan Boesky được gắn cho biệt danh ấy bởi tính tàn bạo, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích bằng mọi giá trong hoạt động đầu cơ. Những tính cách ấy của Boesky có gốc rễ ở quan niệm rất khác thường của ông về tính tham lam của con người. Boesky cho rằng tham lam hoàn toàn không phải là xấu, tham lam chi phối hành động của con người, vì thế điều quan trọng nhất là kết quả cuối cùng chứ không phải đạt kết quả ấy bằng cách nào.

      Chuyện còn kể lại rằng - và được tái hiện trung thực trong bộ phim “Wall Street” rất ăn khách của Hollywood: năm 1985, Boesky được mời đến dự và phát biểu tại lễ trao bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Bài phát biểu của ông được các nhà quản trị kinh doanh tương lai hoan nghênh nhiệt liệt, đặc biệt câu nói đã trở nên bất hủ trong thế giới đầu cơ của Boesky: “Tham lam là tốt. Thậm chí tôi còn cho rằng tham lam là lành mạnh. Các bạn có thể thèm khát có tiền mà không sợ bị cắn rứt lương tâm”. Cũng chính vì thế mà mọi suy tính và hành động của Boesky chỉ luôn xoay quanh chuyện mua và bán: có thể mua được cái gì và bán được cái gì để có lợi. Chính Boesky thường kể lại câu chuyện về một lần cả hai vợ chồng ông đi dạo chơi đêm trăng trên đại lộ Champs Elysees giữa thủ đô Paris của nước Pháp. Trong khi người vợ trầm trồ về vẻ đẹp của mặt trăng thì Boesky phán tỉnh khô: “Có mặt trăng để làm gì nếu không thể mua hoặc bán được nó”.

      Mỗi khi kể về cuộc đời và sự nghiệp đầu cơ của mình, Boesky thường đặc biệt nhấn mạnh điểm xuất phát ban đầu là số không, từ gia cảnh nghèo nàn của một gia đình di cư từ Nga sang Mỹ mà chỉ trong vòng có 10 năm đã trở thành một huyền thoại sống ở Phố Wall. Đúng là Boesky có năng khiếu và đam mê đầu cơ bẩm sinh. Đúng là Boesky có đủ tố chất của một nhà đầu cơ chuyên nghiệp là mạo hiểm đến liều lĩnh và mẫn cảm với biến động của thị trường đến mức có thể đoán biết được thị trường ngày mai sẽ biến động thế nào. Nhưng Boesky đâu phải diện nhà đầu cơ “không bột mà gột nên hồ”. Boesky luôn giấu diếm thời kỳ “tay không bắt giặc” trong tiểu sử hay tự sự của mình. Trước khi xâm nhập vào thị trường chứng khoán, Boesky đã cưới ái nữ của một trùm xây dựng ở Mỹ mặc dù ông bố vợ không chấp nhận cuộc hôn nhân của con gái vì cho rằng nhà trai không môn đăng hậu đối. Boesky không chỉ cưới được vợ mà còn được vay 700.000 USD của bà mẹ vợ để đầu cơ. Thử hỏi trong số cư dân của thế giới đầu cơ đã có mấy người tự dưng có được số vốn liếng ban đầu như vậy.

      Thời kỳ đầu, Boesky chỉ làm ăn cò con, cụ thể là đầu cơ vào chênh lệch giá cổ phiếu giữa các thị trường chứng khoán khác nhau trên thế giới. Công việc ấy giúp Boesky không thiếu tiền tiêu, nhưng chưa trở thành giàu và lại càng chưa được nổi tiếng. Cứ như vậy cho tới cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Vào thời điểm đó trong giới kinh doanh bùng lên làn sóng các tập đoàn và công ty lớn nhỏ thâu tóm lẫn nhau. Trong bối cảnh cá lớn săn lùng và tìm cách nuốt chửng cá bé, bè **** liên kết để triệt hạ đối thủ giành địa vị thống trị trên thị trường, Boesky nhận ra cơ hội đầu cơ có một không hai. Khi một hãng đứng bên bờ phá sản phải tìm cách bán thân cho hãng khác để tránh bị xóa sổ hoặc khi một hãng trở thành mục tiêu tấn công của các hãng khác thì giá cổ phiếu của nó giảm mạnh, nhưng sẽ lại tăng lên rất nhanh khi được cứu thoát hoặc khi những phương án thâu tóm được tiết lộ. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm đó là cơ hội cho các nhà đầu cơ và sự chênh lệch giá cổ phiếu đó là cơ hội kiếm tiền của các nhà đầu cơ. Chỉ 10 năm trong khoảng thời gian ấy đủ để Boesky đi vào lịch sử thế giới đầu cơ với số tiền kiếm về được là hơn 200 triệu USD.

      Bí quyết đầu cơ của Boesky rất khác so với nhiều nhà đầu cơ trứ danh khác. Boesky không hành động theo bất cứ phân tích hay tính toán khoa học nào, cũng chẳng theo số liệu thống kê hay bắt chước ai đó khác. Boesky hành động hoàn toàn theo bản năng và cảm tính, theo kinh nghiệm và bị thôi thúc bởi tính tham lam mà Boesky đã “văn hóa” nó thành triết lý cuộc đời. Không biết có phải nhờ thế hay chỉ bởi may mà Boesky đầu cơ lần nào cũng thắng, trù tính chuyện gì cũng thành công. Trong những tháng năm ấy, Boesky được coi như sát thủ của các hãng yếu thế. Boesky thâu tóm công ty rồi lại bán chúng đi, bất kể việc đó ảnh hưởng xấu như thế nào tới đời sống của người lao động. Số phận của những con người liên quan không có ý nghĩa gì đối với các quyết định của Boesky. Và biệt danh “Ivan Bạo chúa” có nguồn gốc từ đó.

      Tham thì thâm

      Nếu tham lam giúp cho Boesky giàu có thì trên thế gian này lại còn có câu “tham thì thâm”. Cũng chính động lực đó đã đưa Boesky đến với Dennis Levine, một cư dân của thế giới đầu cơ mà có thể coi như là tri kỷ của Boesky với cùng chí hướng và nhân sinh quan, với cùng tham vọng và quyết tâm thực hiện tham vọng. Sự tương đồng đó đã dẫn dắt hai con người này đến với một kiểu liên minh ma quỷ, lúc đầu đem lại tiền của cho họ và cuối cùng đẩy họ vào nhà giam. Trong khi Boesky dựa vào khả năng dự báo của chính mình thì Levine dựa vào thông tin nội gián - vốn bị coi là bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán. Levine xây dựng cả một mạng lưới nguồn tin đủ để ông ta có thể đi trước đối thủ cạnh tranh một bước. Sự thành đạt của Levine bị đồng nghiệp bắt chước và bị chính quyền theo dõi. Hợp tác với Boesky, Levine có được vỏ bọc hợp pháp và an toàn vì đầu cơ chứng khoán là chuyên môn của Boesky. Đồng thời, những thông tin nội gián lại giúp Boesky có được những phi vụ đầu cơ béo bẫm. Trong vòng có 14 tháng, Levine kiếm về được 12 triệu USD, còn Boesky được tận 50 triệu USD. Chính quyền theo dõi, nghi ngờ nhưng không có được bằng chứng gì bất lợi đối với cả hai người.

      Vụ việc đổ bể khi có thư nặc danh từ thủ đô Caracas của Venezuela - nơi Levine có tài khoản bí mật - gửi cho hãng Merrill Lynch tố cáo ông này. Công ty này cho điều tra và phát hiện ra tài khoản bí mật của Levine, rồi chuyển thông tin tới Cơ quan kiểm soát chứng khoán Mỹ (SEC). Thế rồi chuyện lần ra mê cung của Levine và mối liên hệ làm ăn giữa Levine với Boesky trên cơ sở thông tin nội gián đã bị phát giác. Đó là vào giữa năm 1985.

      Thị trường chứng khoán Mỹ lâm vào vụ bê bối lớn nhất từ trước tới đó. Levine và Boesky bị bắt. Cả hai chấp nhận khai báo để đổi lại hình phạt nhẹ. Levine bị kết án 2 năm tù và bị phạt 362.000 USD, Boesky phải bóc lịch 3 năm trong nhà giam và bị phạt 100 triệu USD. Trước đó, SEC đã để cho Boesky bán đi tất cả số cổ phiếu của mình trị giá tới 400 triệu USD, trước khi vụ việc được công khai - đủ để Boesky thắng lớn trong phi vụ đầu cơ lớn cuối cùng. Có người nói đi đêm lắm ắt phải có ngày gặp ma, có người mỉa mai rằng đã tham thì sẽ thâm. Nhưng dù nói thế nào thì vụ bê bối càng làm Boesky thêm nổi tiếng. Mà cái “tiếng” này vẫn khẳng định Boesky chiếm giữ địa vị chỉ rất ít kẻ khác bì kịp trong thế giới đầu cơ.
      Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
      Xã hội khốn nạn dạy anh khôn

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (09-08-2013)

    3. #22
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Ivar Kreuger - Số phận bi tráng và hào hùng của một nhà đầu cơ

      Đã có nhà đầu cơ nào sử dụng cả nhà nước, mà lại không chỉ ở một quốc gia, để đầu cơ? Đã có nhà đầu cơ nào được Giáo Hoàng - người đứng đầu Nhà thờ Thiên Chúa giáo - dùng làm ví dụ để răn dạy con chiên của Chúa? Có đấy, nhưng đó chỉ có thể là Ivar Kreuger.



      Trong thế giới đầu cơ có không ít tráng ca và cũng đầy bi kịch. Số phận của nhà đầu cơ người Thụy Điển Ivar Kreuger hội tụ đủ cả hai phần ấy. Trong nhân gian, con người tự tìm đến cái chết bởi nhiều động cơ khác nhau. Trong trường hợp Ivar Kreuger thì nguyên cớ xô đẩy đến cái chết liên quan mật thiết đến đầu cơ tới mức có thể coi đó là chuyện sinh nghề, tử nghiệp.

      Que diêm làm nên sự nghiệp

      Ivar Kreuger sinh ngày 2.3.1880 ở Kalmar (Thụy Điển). Thật ra thì dòng họ Kreuger từ Mecklenburg (nước Đức ngày nay) di cư sang Thụy Điển từ thế kỷ 17. Cha của Ivar là chủ một hãng sản xuất diêm. Ivar Kreuger học rất giỏi và trở thành kỹ sư xây dựng năm mới có 20 tuổi. Chàng thanh niên này bôn ba gần như khắp thế giới để chứng tỏ tài năng với việc xây dựng nhiều công trình khách sạn, nhà ở và công xưởng ở Mỹ, Nam Phi, Anh, Ấn Độ và Mexico.

      Khoảng cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ trước, Kreuger trở về Thụy Điển và cùng với người bạn là Paul Toll thành lập công ty xây dựng Kreuger & Toll. Năm 1913, Kreuger tiếp quản công ty của người cha. Sản xuất diêm khi ấy là một ngành rất phát triển. Cho tới thời điểm ấy, đầu cơ là khái niệm hoàn toàn xa lạ đối với anh chàng kỹ sư xây dựng này. Ivar Kreuger tiếp tục phát triển và bành trướng công ty sản xuất diêm của người cha. Nhưng nếu như chỉ có như vậy thôi thì Ivar Kreuger đâu có đến nỗi phải sinh nghề tử nghiệp.

      Điều giúp Ivar Kreuger trở nên nổi tiếng thế giới và về sau cũng khiến con người này thân bại danh liệt là việc dấn thân vào thế giới tài chính. Không biết có phải vì tò mò hay bởi muốn thể hiện, không rõ có phải vì cầu danh hay cầu lợi mà Kreuger đã biến cuộc chơi trong thế giới tài chính thành cuộc chơi của cuộc đời mình. Mục tiêu của Kreuger rất rõ ràng: dùng tiền để mua về độc quyền sản xuất và tiêu thụ diêm ở các nước khác. Độc quyền đó sẽ đem lại cho Kreuger lợi nhuận khổng lồ, những mối quan hệ cần thiết phải có trong giới chính trị và kinh tế ở các nước khác để rồi tiền và quan hệ sẽ lại giúp củng cố độc quyền đã có. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng thực chất thì việc đó chẳng khác gì đầu cơ vào nhà nước, thao túng quyền lực của nhà nước. Bản chất toàn bộ hoạt động đầu cơ trong sự nghiệp của Ivar Kreuger là một cuộc chơi bạc với nhà nước. Xưa nay, chơi với nhà nước như vậy chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua. Không phải Kreuger không ý thức được điều đó, nhưng nhà đầu cơ này tin vào bản lĩnh của mình và dựa vào đánh giá của mình là nhà nước không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào kế hoạch tài chính của Kreuger.

      Không phải anh ta hoàn toàn không có lý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia ở Châu Âu rất thiếu tiền trong khi ở bên kia Đại Tây Dương lại dư giả rất nhiều tiền. Nhưng cung và cầu không gặp được nhau vì khoảng cách địa lý, thiếu thông tin và thiếu trung gian môi giới đáng tin cậy. Kreuger phát hiện ra điều đó và hình thành một chiến lược kinh doanh rất đơn giản: Kreuger đứng ra vay tiền ở Mỹ dưới dạng tiền hoặc trái phiếu - vì là một doanh nhân thành đạt nên các ngân hàng ở Mỹ rất tin tưởng – rồi sau đó cho chính phủ ở nhiều quốc gia Châu Âu vay. Đổi lại, các chính phủ này dành cho Kreuger độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm. Cứ như vậy, Kreuger vay được rất nhiều tiền và giành được độc quyền về diêm ở nhiều quốc gia Châu Âu, chiếm lĩnh ba phần tư thị trường diêm thế giới. Tổng số tiền Kreuger cho chính phủ các nước vay lên tới 387 triệu USD ngày ấy, tương đương với 30 tỷ euro ngày nay - bằng số tiền mà cả EU đang huy động để cứu trợ Hy Lạp, trong đó có nước Đức với 125 triệu USD, Pháp 75 triệu USD, Hungari với 36 triệu USD và Ba Lan với 32,4 triệu USD. Ở thời đỉnh điểm, tập đoàn của Kreuger có tới 400 công ty con, không chỉ trong ngành sản xuất diêm, mà còn cả trong xây dựng, sản xuất giấy, luyện kim. Kreuger có rất nhiều bất động sản và thậm chí còn sở hữu cả ngân hàng.

      Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên

      Xưa nay “chơi bạc” với nhà nước chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua

      Nhưng đúng ở đời này, người tính không bằng trời tính. Kreuger nắm bắt được nhu cầu cho vay tiền của các ngân hàng ở Mỹ và đầu cơ vào nhu cầu cần tiền của các chính phủ ở Châu Âu. Chiến lược của Kreuger tưởng rất hoàn hảo mà lại đầy rủi ro. Điều mà nhà đầu cơ này không tính được hết và không lường được trước là nhà nước rất muốn vay và có thể vay tiền bằng mọi giá nhưng nếu nhà nước không muốn trả lại hoặc không có khả năng trả lại thì Kreuger chẳng thể làm gì nhà nước được.

      Cụ thể, các chính phủ muốn vay tiền, nhưng lại không muốn mua số trái phiếu mà Kreuger phát hành cho các ngân hàng ở Mỹ. Rồi cuộc đại khủng hoảng kinh tế trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 cũng bất ngờ và rất tai hại. Trong bối cảnh ấy và dưới tác động của cuộc khủng hoảng ấy, độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm mà Kreuger có được chẳng giúp Kreuger kiếm được nhiều lời lãi đến mức có thể trả được những khoản nợ mà lẽ ra các chính phủ phải trả.

      Tình thế của Kreuger ngày càng thêm khó khăn. Kreuger buộc phải sử dụng phương cách cổ điển mà rất đắc dụng từ trước tới tận ngày nay để che giấu thua lỗ là gian lận sổ sách. Trong suốt thời gian khá dài, Kreuger đã lừa dối các chủ nợ của mình bằng cách ấy. Họ có chút nghi ngờ, nhưng chưa hẳn đã mất hết lòng tin vì dù sao ngành sản xuất diêm vẫn đang sinh lãi. Kreuger là khách hàng lớn của họ. Và Kreuger lại rất kín đáo và tế nhị, rất khôn khéo và biết cách thuyết phục. Một trong những triết lý kinh doanh của Kreuger mà ông ta biến thành câu cửa miệng là: “Im lặng, im lặng nhiều hơn, im lặng nhiều hơn nữa”. Nhưng nước dù có nhỏ từng giọt xuống thì rồi cũng sẽ đến lúc có giọt làm tràn cốc. Đầu tháng 3.1932, các chủ nợ của Kreuger tụ tập ở Paris và triệu Kreuger từ Mỹ sang Paris để làm rõ đen trắng mọi chuyện. Sáng ngày 12.3.1932, trong khi họ ngồi chờ Kreuger trong một khách sạn ở Paris thì người cộng sự thận cận nhất của Kreuger phát hiện ra Ivar Kreuger đã chết bởi một phát súng lục bắn từ dưới cằm lên. Khẩu súng còn ở ngay cạnh đó.

      Kreuger tự tử hay bị sát hại - câu hỏi đó vẫn chưa ai trả lời nổi cả sau gần 80 năm. Nhiều giải thiết đã được đặt ra. Thị trường chứng khoán bị chấn động và dư luận đồn thổi đủ mọi chuyện khác nhau. Chỉ biết rằng khoản tiền mà Kreuger phải trả cho các chủ nợ ở thời điểm đó vào khoảng 1 tỷ USD. Những chính phủ nợ tiền của Kreuger đều im hơi lặng tiếng như thể chẳng dính líu gì. Tin tức về cái chết của Kreuger được bưng bít trong thời gian nửa ngày - đủ để đa số những cổ phiếu của tập đoàn này được bán đi trước khi chúng bị sụt giá thê thảm. Cái chết của Kreuger đồng nghĩa với sự sụp đổ của toàn bộ tập đoàn này. Con người được mệnh danh là “Vua diêm” hay “Nhà đầu cơ đánh bạc với nhà nước” này không có gia đình riêng, mất hết cả những gì người cha gây dựng nên được, lại còn bị tạp chí Time Magazine coi là “kẻ dối trá lớn nhất thế giới”. Trong một Enzyklika - tuyên cáo quan điểm và chính sách - , Giáo hoàng ngày ấy là Pius XI đã đề cập đến Ivar Kreuger với câu: “Tình yêu đồng tiền là gốc rễ của mọi cái xấu xa”. Không biết ở thế giới bên kia, nhà đầu cơ nổi tiếng và tai tiếng này ngẫm nghĩ như thế nào về câu đó.
      Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
      Xã hội khốn nạn dạy anh khôn

    4. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (05-08-2013)

    5. #23
      Ngày tham gia
      Oct 2012
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Những kinh nghiệm và định hướng trong tương lai

      Bài viết rất hay, nhưng liệu có áp dụng ở nước Việt Nam không ? Đó vẫn là một câu hỏi chưa có đáp án chính xác.
      Trích dẫn Gửi bởi 1nightdream Xem bài viết
      Ivar Kreuger - Số phận bi tráng và hào hùng của một nhà đầu cơ

      Đã có nhà đầu cơ nào sử dụng cả nhà nước, mà lại không chỉ ở một quốc gia, để đầu cơ? Đã có nhà đầu cơ nào được Giáo Hoàng - người đứng đầu Nhà thờ Thiên Chúa giáo - dùng làm ví dụ để răn dạy con chiên của Chúa? Có đấy, nhưng đó chỉ có thể là Ivar Kreuger.



      Trong thế giới đầu cơ có không ít tráng ca và cũng đầy bi kịch. Số phận của nhà đầu cơ người Thụy Điển Ivar Kreuger hội tụ đủ cả hai phần ấy. Trong nhân gian, con người tự tìm đến cái chết bởi nhiều động cơ khác nhau. Trong trường hợp Ivar Kreuger thì nguyên cớ xô đẩy đến cái chết liên quan mật thiết đến đầu cơ tới mức có thể coi đó là chuyện sinh nghề, tử nghiệp.

      Que diêm làm nên sự nghiệp

      Ivar Kreuger sinh ngày 2.3.1880 ở Kalmar (Thụy Điển). Thật ra thì dòng họ Kreuger từ Mecklenburg (nước Đức ngày nay) di cư sang Thụy Điển từ thế kỷ 17. Cha của Ivar là chủ một hãng sản xuất diêm. Ivar Kreuger học rất giỏi và trở thành kỹ sư xây dựng năm mới có 20 tuổi. Chàng thanh niên này bôn ba gần như khắp thế giới để chứng tỏ tài năng với việc xây dựng nhiều công trình khách sạn, nhà ở và công xưởng ở Mỹ, Nam Phi, Anh, Ấn Độ và Mexico.

      Khoảng cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ trước, Kreuger trở về Thụy Điển và cùng với người bạn là Paul Toll thành lập công ty xây dựng Kreuger & Toll. Năm 1913, Kreuger tiếp quản công ty của người cha. Sản xuất diêm khi ấy là một ngành rất phát triển. Cho tới thời điểm ấy, đầu cơ là khái niệm hoàn toàn xa lạ đối với anh chàng kỹ sư xây dựng này. Ivar Kreuger tiếp tục phát triển và bành trướng công ty sản xuất diêm của người cha. Nhưng nếu như chỉ có như vậy thôi thì Ivar Kreuger đâu có đến nỗi phải sinh nghề tử nghiệp.

      Điều giúp Ivar Kreuger trở nên nổi tiếng thế giới và về sau cũng khiến con người này thân bại danh liệt là việc dấn thân vào thế giới tài chính. Không biết có phải vì tò mò hay bởi muốn thể hiện, không rõ có phải vì cầu danh hay cầu lợi mà Kreuger đã biến cuộc chơi trong thế giới tài chính thành cuộc chơi của cuộc đời mình. Mục tiêu của Kreuger rất rõ ràng: dùng tiền để mua về độc quyền sản xuất và tiêu thụ diêm ở các nước khác. Độc quyền đó sẽ đem lại cho Kreuger lợi nhuận khổng lồ, những mối quan hệ cần thiết phải có trong giới chính trị và kinh tế ở các nước khác để rồi tiền và quan hệ sẽ lại giúp củng cố độc quyền đã có. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng thực chất thì việc đó chẳng khác gì đầu cơ vào nhà nước, thao túng quyền lực của nhà nước. Bản chất toàn bộ hoạt động đầu cơ trong sự nghiệp của Ivar Kreuger là một cuộc chơi bạc với nhà nước. Xưa nay, chơi với nhà nước như vậy chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua. Không phải Kreuger không ý thức được điều đó, nhưng nhà đầu cơ này tin vào bản lĩnh của mình và dựa vào đánh giá của mình là nhà nước không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào kế hoạch tài chính của Kreuger.

      Không phải anh ta hoàn toàn không có lý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia ở Châu Âu rất thiếu tiền trong khi ở bên kia Đại Tây Dương lại dư giả rất nhiều tiền. Nhưng cung và cầu không gặp được nhau vì khoảng cách địa lý, thiếu thông tin và thiếu trung gian môi giới đáng tin cậy. Kreuger phát hiện ra điều đó và hình thành một chiến lược kinh doanh rất đơn giản: Kreuger đứng ra vay tiền ở Mỹ dưới dạng tiền hoặc trái phiếu - vì là một doanh nhân thành đạt nên các ngân hàng ở Mỹ rất tin tưởng – rồi sau đó cho chính phủ ở nhiều quốc gia Châu Âu vay. Đổi lại, các chính phủ này dành cho Kreuger độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm. Cứ như vậy, Kreuger vay được rất nhiều tiền và giành được độc quyền về diêm ở nhiều quốc gia Châu Âu, chiếm lĩnh ba phần tư thị trường diêm thế giới. Tổng số tiền Kreuger cho chính phủ các nước vay lên tới 387 triệu USD ngày ấy, tương đương với 30 tỷ euro ngày nay - bằng số tiền mà cả EU đang huy động để cứu trợ Hy Lạp, trong đó có nước Đức với 125 triệu USD, Pháp 75 triệu USD, Hungari với 36 triệu USD và Ba Lan với 32,4 triệu USD. Ở thời đỉnh điểm, tập đoàn của Kreuger có tới 400 công ty con, không chỉ trong ngành sản xuất diêm, mà còn cả trong xây dựng, sản xuất giấy, luyện kim. Kreuger có rất nhiều bất động sản và thậm chí còn sở hữu cả ngân hàng.

      Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên

      Xưa nay “chơi bạc” với nhà nước chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua

      Nhưng đúng ở đời này, người tính không bằng trời tính. Kreuger nắm bắt được nhu cầu cho vay tiền của các ngân hàng ở Mỹ và đầu cơ vào nhu cầu cần tiền của các chính phủ ở Châu Âu. Chiến lược của Kreuger tưởng rất hoàn hảo mà lại đầy rủi ro. Điều mà nhà đầu cơ này không tính được hết và không lường được trước là nhà nước rất muốn vay và có thể vay tiền bằng mọi giá nhưng nếu nhà nước không muốn trả lại hoặc không có khả năng trả lại thì Kreuger chẳng thể làm gì nhà nước được.

      Cụ thể, các chính phủ muốn vay tiền, nhưng lại không muốn mua số trái phiếu mà Kreuger phát hành cho các ngân hàng ở Mỹ. Rồi cuộc đại khủng hoảng kinh tế trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 cũng bất ngờ và rất tai hại. Trong bối cảnh ấy và dưới tác động của cuộc khủng hoảng ấy, độc quyền về sản xuất và tiêu thụ diêm mà Kreuger có được chẳng giúp Kreuger kiếm được nhiều lời lãi đến mức có thể trả được những khoản nợ mà lẽ ra các chính phủ phải trả.

      Tình thế của Kreuger ngày càng thêm khó khăn. Kreuger buộc phải sử dụng phương cách cổ điển mà rất đắc dụng từ trước tới tận ngày nay để che giấu thua lỗ là gian lận sổ sách. Trong suốt thời gian khá dài, Kreuger đã lừa dối các chủ nợ của mình bằng cách ấy. Họ có chút nghi ngờ, nhưng chưa hẳn đã mất hết lòng tin vì dù sao ngành sản xuất diêm vẫn đang sinh lãi. Kreuger là khách hàng lớn của họ. Và Kreuger lại rất kín đáo và tế nhị, rất khôn khéo và biết cách thuyết phục. Một trong những triết lý kinh doanh của Kreuger mà ông ta biến thành câu cửa miệng là: “Im lặng, im lặng nhiều hơn, im lặng nhiều hơn nữa”. Nhưng nước dù có nhỏ từng giọt xuống thì rồi cũng sẽ đến lúc có giọt làm tràn cốc. Đầu tháng 3.1932, các chủ nợ của Kreuger tụ tập ở Paris và triệu Kreuger từ Mỹ sang Paris để làm rõ đen trắng mọi chuyện. Sáng ngày 12.3.1932, trong khi họ ngồi chờ Kreuger trong một khách sạn ở Paris thì người cộng sự thận cận nhất của Kreuger phát hiện ra Ivar Kreuger đã chết bởi một phát súng lục bắn từ dưới cằm lên. Khẩu súng còn ở ngay cạnh đó.

      Kreuger tự tử hay bị sát hại - câu hỏi đó vẫn chưa ai trả lời nổi cả sau gần 80 năm. Nhiều giải thiết đã được đặt ra. Thị trường chứng khoán bị chấn động và dư luận đồn thổi đủ mọi chuyện khác nhau. Chỉ biết rằng khoản tiền mà Kreuger phải trả cho các chủ nợ ở thời điểm đó vào khoảng 1 tỷ USD. Những chính phủ nợ tiền của Kreuger đều im hơi lặng tiếng như thể chẳng dính líu gì. Tin tức về cái chết của Kreuger được bưng bít trong thời gian nửa ngày - đủ để đa số những cổ phiếu của tập đoàn này được bán đi trước khi chúng bị sụt giá thê thảm. Cái chết của Kreuger đồng nghĩa với sự sụp đổ của toàn bộ tập đoàn này. Con người được mệnh danh là “Vua diêm” hay “Nhà đầu cơ đánh bạc với nhà nước” này không có gia đình riêng, mất hết cả những gì người cha gây dựng nên được, lại còn bị tạp chí Time Magazine coi là “kẻ dối trá lớn nhất thế giới”. Trong một Enzyklika - tuyên cáo quan điểm và chính sách - , Giáo hoàng ngày ấy là Pius XI đã đề cập đến Ivar Kreuger với câu: “Tình yêu đồng tiền là gốc rễ của mọi cái xấu xa”. Không biết ở thế giới bên kia, nhà đầu cơ nổi tiếng và tai tiếng này ngẫm nghĩ như thế nào về câu đó.

    6. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (09-08-2013)

    7. #24
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Một điều chắc chắn là không thể áp dụng triệt để 100% được vì thể chế và luật pháp cũng như yếu tố lịch sử rất khác nhau. Tuy nhiên mình thấy có một ý hoàn toàn có thể học hỏi được ngay: Xưa nay “chơi bạc” với nhà nước chẳng khác gì sử dụng con dao hai lưỡi và gần như chưa có khi nào thấy nhà nước bị thua

      Sự phá sản của nhiều doanh nghiệp bị chính quyền địa phương thiếu nợ nhưng không trả hiện nay là một thí dụ vô cùng điển hình
      Last edited by tradingpro8x; 17-10-2012 at 08:28 AM.

    8. #25
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Hetty Green - Mụ phù thủy Phố Wall



      Thế giới đầu tư tài chính khắc nghiệt, đặc biệt là ở Phố Wall, dường như lâu nay chỉ dành cho đàn ông. Thế nhưng, có một phụ nữ đã ghi danh của mình tại đây từ rất sớm.
      Thế giới đầu tư tài chính khắc nghiệt, đặc biệt là ở Phố Wall, dường như lâu nay chỉ dành cho đàn ông. Thế nhưng, có một phụ nữ đã ghi danh của mình tại đây từ rất sớm.

      Hetty Green là người phụ nữ duy nhất trong hai trăm năm đầu tiên của lịch sử nước Mỹ thành đạt trong thế giới Phố Wall
      Đầu thế kỷ 20, ở nước Mỹ có một bài hát rất được ưa chuộng về một người phụ nữ không được ưa chuộng. Đó là bài hát “If I were as rich as Hetty Green” (tạm dịch là: Giá tôi giàu như Hetty Green). Tên của bà không chỉ đơn thuần là Hetty Green, mà còn luôn đi cùng với một biệt danh. Biệt danh đó cũng độc nhất vô nhị: Mụ phù thủy Phố Wall. Ở Phố Wall, số người thành công và có cá tính không ít, nhưng chỉ có một phù thủy.

      Bài hát ấy và cái biệt danh ấy đủ để khái quát toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh, đầu cơ của bà. Bà được coi là người phụ nữ giàu nhất thế giới và cũng bị ghét, bị ganh tỵ nhất thế giới. Bà nổi tiếng về tài đầu cơ, về khả năng kiếm tiền, nhưng đồng thời cũng cả về tính tiết kiệm đến keo kiệt bủn xỉn. Bà là hiện thân của khá nhiều nghịch lý ở nước Mỹ và trong thế giới đầu cơ thời đó. Ngày nay, ở nước Mỹ có không ít công trình công cộng và nhân đạo mang tên bà, cho dù cái biệt danh nói trên đã bị thời gian phủ bụi đến mức chỉ còn thoang thoảng như một giai thoại trong lịch sử Phố Wall.

      Có thể nói, Hetty Green là người phụ nữ duy nhất trong hai trăm năm đầu tiên của lịch sử nước Mỹ thành đạt trong thế giới Phố Wall – nơi đến tận bây giờ vẫn được coi là chỉ dành cho đàn ông là chính. Cho dù mức độ giàu có ngày càng tăng, nhưng Hetty Green vẫn chỉ luôn vận bộ váy áo cũ, luôn ăn ở tiệm ăn rẻ tiền với món ăn rẻ tiền, ở thuê trong căn hộ thuộc loại xoàng xĩnh cho dù sở hữu không biết bao nhiêu bất động sản. Nét mặt bà luôn nghiêm nghị, khó chịu và rất hiếm khi thấy bà cười. Tạp chí Broadway Magazine bầu bà là “người phụ nữ ít hạnh phúc nhất”. Bà đam mê kiếm tiền và kiếm được rất nhiều tiền, nhưng gần như lại không sử dụng số tiền ấy cho chính mình. Tài kiếm tiền, tính tiết kiệm thái quá và diện mạo bề ngoài là gốc rễ của cái biệt danh nói trên.

      Những gì hậu thế kể về bà đều giống như huyền thoại, không biết cái gì là thật và cái gì chỉ là lưu truyền. Thông tin về bà hiện tại không thống nhất, thậm chí còn có phần trái ngược nhau, làm cho chuyện về bà càng thêm bí hiểm. Chẳng hạn như việc bà có được hay không được thừa kế khoản tiền hơn 7 triệu USD của cha cũng chẳng bao giờ có thể được xác minh rõ.

      Chỉ biết rằng Henrietta Howland Robinson Green, tên họ khai sinh là Robinson, tên gọi thân mật là Hetty sinh ngày 21-11-1834 ở New Bedford/Massachusetts, mất ngày 3-7-1916 ở New York City. Bố mẹ bà là chủ của một hạm đội tàu thuyền săn cá voi và là triệu phú. Năm lên sáu, Hetty đã đọc báo chí kinh tế và đã mở tài khoản riêng, năm 13 tuổi đã phụ trách toàn bộ mảng việc kế toán trong công ty của bố mẹ, hay nói cách khác, bà liên quan đến tiền và chứng khoán từ rất sớm. Bố bà mất năm 1846. Có người cho rằng bà được thừa kế tài sản của bố, có người lại bảo bà chỉ được hưởng khoản tiền hàng tháng nhất định. Điều chắc chắn là năm 1868, Hetty chuyển sang nước Anh và kết hôn với triệu phú Edward Green. Họ có với nhau một con trai và một con gái.

      Nước Anh cũng là nơi bà thành công với phi vụ đầu cơ đầu tiên: mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Thời đó, chính phủ Mỹ của tổng thống Abraham Lincoln trang trải tài chính cho cuộc nội chiến bằng phát hành trái phiếu chính phủ. Năm 1865, nội chiến kết thúc nhưng gần như tất cả - trừ Hetty Green - các nhà đầu tư và đầu cơ đều không tin rằng chính phủ tuy thắng trận nhưng không thể phục hồi được kinh tế và phát triển đất nước. Vì thế, giá trái phiếu tiếp tục giảm. Hetty dùng tất cả tiền bạc mua về tất cả trái phiếu có thể mua được bất chấp mọi can ngăn, cười chê và nhạo báng. Và rồi chuyện xảy ra đúng như dự đoán của Hetty. Nước Mỹ không chỉ tái thống nhất mà còn dần phục hồi. Trái phiếu chính phủ Mỹ lại tăng giá, giúp cho Hetty trong vòng không đầy một năm kiếm được 1,25 triệu USD. Thành công đó còn giúp Hetty tự tin đủ mức để trở lại Mỹ với mục đích chinh phục Phố Wall.

      Vụ đầu cơ nổi tiếng thứ hai của Hetty là đầu tư vào các công ty xe lửa ở Mỹ. Hetty cho rằng sau chiến tranh, nhu cầu tái thiết cơ sở hạ tầng rất lớn và cấp thiết mà xe lửa sẽ được dành ưu tiên hàng đầu. Hetty tập trung mua cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp vào tất cả các hãng xe lửa, dù đó là xây dựng các tuyến đường sắt hay vận hành mạng lưới xe lửa trên khắp nước Mỹ. Kết quả là chỉ trong vòng có vài năm, Hetty tăng được gấp bốn lần số vốn bỏ ra.

      Từ sau vụ này, Hetty Green chuyên tâm vào đầu cơ chứng khoán ở Phố Wall. Hàng ngày, người ta thấy Hetty trong bộ váy áo thường màu đen, nhàu cũ, đi bằng phương tiện giao thông công cộng từ căn hộ ở thuê đến Ngân hàng Chemical National Bank ở bên cạnh Phố Wall. Khi mua hay bán, khi nghiên cứu hay biết tin thắng đậm, người ta đều thấy nét mặt bà vẫn đăm đăm cau có, ít nói, hiếm khi cười. Hetty Green không liên minh, liên kết với ai, không đánh bóng tên tuổi mình bằng các hoạt động xã hội hay từ thiện như nhiều nhà triệu phú khác. Các con bà sau này dùng tiền bà để lại để làm từ thiện và các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng tại quê hương bà. Để bất cứ lúc nào cũng có thể thực hiện thành công các phi vụ đầu tư và đầu cơ quy mô lớn, Hetty Green luôn trữ sẵn hàng chục triệu USD tiền mặt hoặc bất động sản dễ bán. Thành công của Hetty Green ở Phố Wall được coi là bằng chứng sống động nhất - mà từ cách đây hơn một thế kỷ - là phụ nữ cũng có thể đầu tư và đầu cơ hiệu quả chẳng kém gì đàn ông ở Phố Wall, và thế giới đầu cơ không phải là thế giới của riêng đàn ông. Khi qua đời vì bị nhồi máu cơ tim, bà để lại tài sản ngang bằng với John D. Rockefeller và J.P. Morgan. Nếu tính về giá trị của đồng tiền thì với số tiền đó ở thời điểm bây giờ, Hetty Green còn giàu hơn cả Warren Buffett.

      Nổi tiếng không kém tài kinh doanh là những mẩu chuyện về tính tiết kiệm đến keo kiệt bủn xỉn của bà. Chẳng hạn như còn lưu truyền câu chuyện về việc bà thức trắng cả đêm để tìm một cái tem 20 xu, về bà không cho đốt nến cắm trên bánh sinh nhật lần thứ 21 mà gỡ ra cất đi để dùng cho sinh nhật lần sau, về chỉ dùng 200 USD trong số tiền 1.200 USD bố cho để mua váy mặc trong lễ trưởng thành, về chỉ chi 30 xu cho một bữa ăn, về uống sữa lạnh để tiết kiệm tiền khí bếp. Nhưng nổi tiếng nhất là chuyện khi cậu con trai đi trượt tuyết bị tai nạn, bà không cho đi chữa chạy trong bệnh viện tốt nhất mà chỉ đến bệnh viện dành cho người nghèo để tiết kiệm, với kết quả là cậu ta bị nhiễm trùng tới mức phải cưa chân. Bà tự biện minh cho mình bằng lập luận rằng, ở nơi đó không mất tiền thật nhưng đâu phải vì thế mà việc chữa chạy không tốt. Người ta cũng còn kể lại câu chuyện có lần một cô gái lấy hết can đảm để hỏi bà làm thế nào để trở nên giàu có như bà. Hetty Green nhìn cô gái trẻ như quan tòa nhìn tội phạm rồi nói: “Bằng cách đừng bỏ nhiều tiền ra mua quần áo như cháu”. Cái biệt danh nổi tiếng “Mụ phù thủy Phố Wall” bao hàm sự nể phục và ganh tỵ, ghen ăn tức ở của các đồng nghiệp nhưng cũng còn bởi những cá tính của chính bà.

      Không phải ai khác mà chính bà đã tổng kết bí quyết thành công của mình như sau: “Tôi mua vào khi chứng khoán rẻ và chẳng ai muốn mua chúng. Tôi giữ chúng lại cho tới khi giá chúng tăng cao và ai cũng muốn mua chúng”. Nghe thì thật đơn giản và đúng là bản chất của đầu cơ, nhưng mấy ai đã làm được như vậy. Chắc chắn chỉ có phù thủy thì mới làm lần nào thắng lần ấy - như Hetty Green.

    9. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (09-08-2013)

    10. #26
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      John Law: Cứu nhân hay tội đồ?



      Nếu như vào năm 1997, George Soros được cho là gắn liền với sự điêu đứng của nhiều nền kinh tế châu Á, thì cách đó gần 300 năm, nước Pháp đã phải điêu đứng vì một tội đồ tài năng.
      Nếu như vào năm 1997, George Soros được cho là gắn liền với sự điêu đứng của nhiều nền kinh tế châu Á, thì cách đó gần 300 năm, nước Pháp đã phải điêu đứng vì một tội đồ tài năng.

      John Law với thân thế khá đặc biệt đã làm khuynh đảo cả nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ của nước Pháp trong thế kỷ 18

      Trong thế kỷ 18, ở nước Pháp xảy ra chuyện có một không hai trong lịch sử: một người nước ngoài, mà lại là một tội phạm của nước Anh người Scotland, được tin dùng và có quyền thế tới mức làm khuynh đảo cả nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ của đất nước. Đó là John Law, một lý thuyết gia về tài chính tiền tệ, một trong những tác giả đầu tiên của đồng tiền giấy, một nhà phát minh ra nhiều sản phẩm tài chính và đồng thời là một nhà đầu cơ quy mô và liều lĩnh hiếm thấy so với không chỉ đương thời mà cả với hiện tại.

      John Law sinh năm 1671, là con thứ năm trong một gia đình làm nghề kim hoàn và kinh doanh cho vay tiền ở Edingburgh. Năm 17 tuổi ông đã đến học ở London và ngay từ thời đó đã là một tay cờ bạc có tiếng. Nhờ khả năng tính toán và suy xét rất nhanh, quyết đoán, chịu khó nghiên cứu và quan sát tỷ mỷ, John Law tích lũy được từ rất sớm những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các phi vụ đầu cơ sau này.

      Đẹp trai, to cao (cao 1,80 m), khỏe mạnh, ăn vận sang trọng, cử chỉ và thái độ lịch thiệp, lại chơi bạc rất tài, John Law không chỉ giỏi chinh phục phụ nữ mà còn được phụ nữ rất ngưỡng mộ, nhiều mệnh phụ phu nhân theo đuổi, nhưng các đức ông chồng lại thù ghét và cánh đàn ông thì ganh tỵ. Một trong số những ông chồng bị cắm sừng là Beau Wilson đã thách thức John Law đấu kiếm và đã bị tử nạn. John Law bị buộc tội giết người và kết tội bị treo cổ. Trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm trên cơ sở kháng án, John Law vượt ngục chạy sang châu Âu lục địa, bôn ba và học ở nhiều nước Châu Âu, sau đó trở về Scotland - lúc đó còn độc lập, và lại chạy sang châu Âu lục địa trước khi Scotland bị sáp nhập vào Anh để tránh bị trị tội.

      Ngay từ năm 1705, Law đã công bố tác phẩm duy nhất và đồng thời cũng mang lại danh tiếng cho ông: “Quan sát tiền tệ và thương mại cùng với một khuyến nghị kiếm tiền cho quốc gia”. Law có nhiều quan điểm táo bạo và thức thời, nhưng đều không được các chính phủ sử dụng. Law là kẻ thù không đợi trời chung của đồng tiền kim loại quý được lưu hành (bằng bạc hoặc vàng) và là tín đồ của tiền giấy.

      Law cho rằng, để phát triển kinh tế, quốc gia nào cũng cần tiền. Nhưng vì vàng và bạc đều thuộc loại hiếm, không thể là vô tận nên cần sử dụng loại tiền giấy. Law đề xướng một mô hình hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trên cơ sở đồng tiền giấy được đảm bảo bằng đất đai. Ngay từ thời đó, Law đã nhận ra được tầm quan trọng mang tính quyết định của hệ thống ngân hàng và tín dụng đối với sự phát triển kinh tế và kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, phải mãi 200 năm sau mới có người tiếp tục phát triển ý tưởng đó của ông.

      Paris là nơi phát tích của John Law. Nhờ tài đánh bạc, Law trở nên rất giàu, thậm chí còn được cho rằng là người giàu nhất thế giới. Nhưng đánh bạc chỉ là năng khiếu và công việc thường nhật, không phải tham vọng cuộc đời của Law. Ông muốn thực hiện những tư tưởng của mình và để đạt được mục tiêu đó thì cần phải có quyền lực, hoặc thân quen với thế lực có quyền lực. Nước Pháp thời ấy là nơi thích hợp hơn cả.

      Vua Pháp Ludwig XVI (1638-1715) nổi tiếng về ăn chơi xa xỉ, sau khi qua đời để lại khoản nợ 2,8 tỷ Livres. Bá tước Orleans, người chấp chính thay cho vua mới, tìm cách giải quyết khoản nợ này không thành công. Đó chính là thời điểm Law được giới thiệu tiếp kiến bá tước Orleans. Có thể bá tước Orleans tin tưởng Law, cũng có thể ông ta không còn sự lựa chọn nào khác khi chấp nhận khuyến nghị của Law: “Tôi có một kế hoạch sẽ khiến cả Châu Âu phải ngạc nhiên. Nó sẽ làm thay đổi nước Pháp. Sự thay đổi này còn sâu sắc hơn cả việc phát hiện ra Châu Mỹ hay đưa vào sử dụng công cụ tài chính tín dụng”.

      Đề nghị đầu tiên của Law là được thành lập một ngân hàng tư nhân nhưng có quyền phát hành tiền giấy, đó là ngân hàng Banque Generale, ngân hàng đầu tiên ở Pháp, sau này đổi tên thành Banque Royal sau khi được nhà nước mua lại. Tiền giấy do ngân hàng Banque Generale phát hành được đảm bảo bằng cam kết của nhà nước và được người Pháp tin dùng. Để hỗ trợ cho việc chấp nhận và sử dụng tiền giấy, Law thuyết phục được bá tước Oreans áp dụng biện pháp hành chính: không sử dụng tiền kim loại nữa mà thay thế bằng tiền giấy. 250 năm sau, chính phủ Mỹ cũng áp dụng đúng mô hình này khi quyết định hủy bỏ chế độ bản vị vàng của đồng đô-la Mỹ (năm 1973).

      Đề nghị thứ hai của Law và cũng là thành phần thứ hai trong hệ thống tài chính của Law là thành lập Công ty Occident, một công ty thương mại có quyền quản lý và khai thác tài nguyên của vùng hạ lưu sông Mississipi (bang Louisiana ngày nay của Mỹ). Law cho rằng, ở đó có rất nhiều vàng cho dù không có trong tay bằng chứng xác thực và Law phát minh ra cái gọi là “cổ phiếu nhân dân”. Bất kể người dân Pháp nào cũng đều có thể mua cổ phiếu của Occident. Công ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho việc khai thác vàng ở Louisiana, như vậy triển vọng cổ tức rất sáng sủa. Mệnh giá cổ phiếu là 500 Livres.

      Dân Pháp, từ người có học đến vô học, từ quý tộc đến gia nhân, từ chính trị gia đến nông dân, đổ xô đi mua cổ phiếu. Họ chẳng hề quan tâm đến một thực tế là, ở Louisiana khi đó chỉ có khoảng 500 người Pháp và 500 người da đỏ. Cổ phiếu này được ưa chuộng tới mức giá của nó có lúc lên tới 12.000 Livres/cổ phiếu. Law không chỉ lạm dụng lòng tin của triều đình mà còn khai thác triệt để tính hám lợi của con người. Law rất thành công trong việc khắc đậm vào đầu óc các nhà đầu tư rằng, có thể làm giàu không chỉ bằng lao động chăm chỉ mà còn cả bằng đầu cơ. Làn sóng đầu cơ này đã phá tan những xiềng xích xã hội ở Pháp và khơi dậy ước vọng kiếm được tiền, trở nên giàu có một cách nhanh chóng.

      Khi biết ở Louisiana không có vàng, Law tìm cách trấn an cổ đông để kéo dài thời gian, trong đó có cách tập hợp người ăn mày, cho vác cuốc xẻng đi từ trung tâm Paris ra cảng La Roche - bến cảng đi sang Mỹ - để tạo ấn tượng công ty đang làm ăn phát đạt. Thế nhưng, cổ đông không thể chờ mãi. Họ thất vọng và giận dữ, tranh nhau bán tống bán tháo cổ phiếu. Tháng 2 năm 1720, hệ thống tài chính của Law bị sụp đổ, làn sóng đầu cơ cổ phiếu ở Pháp lắng xuống. Tháng 11 năm ấy, đồng tiền giấy và cả ngân hàng đều bị xóa sổ, nước Pháp đưa vào sử dụng lại đồng tiền kim loại. Cho tới cuối đời, Law vẫn tin vào học thuyết và hành động của mình, cho rằng mình là nạn nhân của các âm mưu lật đổ, chống đối của những kẻ ghen ăn tức ở. Law chạy trốn sang Venice (Italia), lại kiếm tiền bằng trò cờ bạc và chết tại đây vào tháng 2 - 1729 vì viêm phổi.

      Law là bằng chứng đầu tiên về việc: người ta có thể kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cũng có thể bị mất hết vì đầu cơ. Ông đã làm thay đổi xã hội Pháp đến mức thi hào Voltaire trong “Tùy bút về thương mại và xa xỉ” đã coi Law là “số phận của nước Pháp”. Cũng có không ít ý tưởng của Law mà mãi nhiều thế kỷ sau hậu bối mới thấy hết giá trị. Vì thế, cuộc tranh luận Law là cứu nhân hay lừa đảo ở nước Pháp thời ấy vẫn còn kéo dài đến ngày nay.

    11. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (09-08-2013)

    12. #27
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Lý Gia Thành: Từ cậu bé mồ côi trở thành ‘siêu tỉ phú’

      Lý Gia Thành - một cái tên không còn xa lạ, đặc biệt là đối với những người làm kinh doanh. Từ một người làm công cho công ty sản xuất đồng hồ, đến một nhân viên chào hàng cho nhà máy sản xuất đồ nhựa, Lý Gia Thành bằng tài năng “siêu nhân” cùng sự cố gắng không biết mệt mỏi, đã từng bước tạo dựng được cho mình một thương hiệu riêng biệt.
      Lý Gia Thành - một cái tên không còn xa lạ, đặc biệt là đối với những người làm kinh doanh. Từ một người làm công cho công ty sản xuất đồng hồ, đến một nhân viên chào hàng cho nhà máy sản xuất đồ nhựa, Lý Gia Thành bằng tài năng “siêu nhân” cùng sự cố gắng không biết mệt mỏi, đã từng bước tạo dựng được cho mình một thương hiệu riêng biệt .



      “Siêu tỉ phú” là danh hiệu mà người hâm mộ dành cho Lý Gia Thành. Vậy bí quyết nào đã giúp ông đạt được những thành công như thế?
      Có rất nhiều lí do tạo nên sự thành công trong sự nghiệp kinh doanh của vị doanh nhân kiệt xuất này, trong đó hoàn cảnh cũng là một yếu tố cần bàn đến. Lý Gia Thành sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mất sớm, là con trai trưởng trong nhà, năm 14 tuổi cậu bé Lý Gia Thành đã sớm phải từ bỏ nghiệp học để lao vào kiếm sống, tuy nhiên với tố chất thiên bẩm của một người làm nên nghiệp lớn, Lý Gia Thành luôn chứng tỏ được bản lĩnh và ý chí cầu tiến mãnh mẽ của mình.

      Những năm lăn lộn làm thuê kiếm sống, Lý Gia Thành đã chiêm nghiệm và tích lũy được vốn kinh nghiệm đáng kể trong nghề kinh doanh, công việc chào hàng là cơ hội để ông tiếp xúc với nhiều người, nhiều môi trường khác nhau, điều đó đã giúp ông rèn giũa được một trực giác nhạy bén và một tầm nhìn quán chiếu.

      Để có được những thành công như ngày hôm nay ông đã phải lăn lộn, vất vả, trải qua nhiều chặng đường gian khổ khó khăn, từng bước khẳng định tên tuổi và thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình. Ở bất kì lĩnh vực nào, Lý Gia Thành cũng cho thấy một con người đầy bản lĩnh và quyền lực. Là một người có tài, ông luôn biết mở ra con đường mới dựa trên khă năng của bản thân, không ngại dấn thân vào những khó khăn gian khổ, ngược lại luôn lấy đó làm mảnh đất tốt để rèn luyện trí lực và tầm nhìn.

      Trong quan niệm kinh doanh của Lý Gia Thành, ông cho rằng : phải luôn chứng mình được mình “mạnh” – đó mới là cái gốc để có được những “bạn chơi” tốt. Biết cân bằng bản thân trong mọi trường hợp, đồng thời học cách “luyện gan” để đủ sức đương đầu với khó khăn và thực hiện những mục đích lớn.

      Khả năng dùng người cũng là một thế mạnh của ông. Lý Gia Thành luôn ý thức sâu sắc tài năng chính là thứ vốn quý, người làm kinh doanh giỏi chính là người biết phát huy tốt nhất tài năng của người dưới quyền, trọng dụng và tạo điều kiện để họ thể hiện hết năng lực. Chân thành, tin tưởng khiến họ luôn cảm thấy yên tâm mà dốc sức cho mục đích của doanh nhân. Mất đi lòng tin của cấp dưới đồng nghĩa với việc tự mình chặn đứt con đường tương lai của mình.

      Cái đạo dùng người của Lý Gia Thành còn thể hiện ở chỗ khiến cho họ tự biết cái giá của sự trung thành, người thành thực bao giờ cũng có cơm ăn. Với ông, chân thành trong ứng xử đối với mọi người luôn là yếu tố quan trọng để “đắc nhân tâm”, xem họ như người thân “cùng hưởng lợi nhuận”, “thà mình chịu thiệt, không để thiệt người”, không dồn người khác vào con đường chết, đó là phương châm trong cách đối nhân xử thế, cũng là quan niệm trong kinh doanh của ông.

      Biến sự trải nghiệp thành kinh nghiệm cũng là bài học được ông đúc rút lại trong suốt cuộc đời làm kinh doanh. Lý Gia Thành chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa khả năng phân tích thị trường nhạy bén của phương Tây và phong cách giao dịch mềm dẻo nhưng chắc chắn của phương Đông. Ông cũng nổi tiếng vì sự giản dị, trung thực và thẳng thắn, cẩn trọng nhưng cũng liều lĩnh, thông minh và đầy tham vọng. Theo ông, người lãnh đạo là người luôn biết học hỏi để tự bồi dưỡng khă năng gánh vác những trách nhiệm nặng nề. Phải luôn nhận thức được việc gì đúng, việc gì sai, việc gì nên làm, việc gì không nên. Chỉ có như vậy mới tránh khỏi rơi vào những sai lầm đôi khi nghiêm trọng tới mức hủy diệt.

      Với ông, may mắn ko phải là yếu tố ngẫu nhiên, may mắn cũng là sản phẩm của trí tuệ, và người khôn ngoan là người luôn biết chú ý đến “khi nào” chứ không phải là “làm thế nào” và “tại sao”, biết chớp thời cơ và tận dụng triệt để nó. Luôn phải giữ “cá tính” cho thương hiệu, đi con đường do mình tạo ra, đồng thời khẳng định được cái “đúng” của mình trong suy nghĩ của người khác. Kiên trì, nhẫn nại, nghiên cứu nắm vững xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu từ đó khiến người khác từ “tâm phục” đi tới “phục tùng”.

      Một điều tối kị đối với người làm kinh doanh đó là nóng vội, bất kể làm việc gì Lý Gia Thành cũng suy xét rất kĩ lưỡng. Ông luôn biết lắng nghe ý kiến người khác. “Thiện mưu sự, tất thành công”, chỉ khi nào nhận thấy sự phán đoán của mình là xác đáng, khi đó mới nên hành động. Ngoài ra ông còn cho rằng đối với người làm kinh doanh, can đảm chính là vốn quý, phải biết cách nắm vững chữ “ổn”, không chuẩn bị, tất không lâm trận.

      Một bài học nữa trong “đạo” làm kinh doanh của Lý Gia Thành đó là, biết dùng tiền của người khác để làm giàu cho mình, “trong biến loạn, nổi cơ đồ”. Nhiều khi sự bất ổn của xã hội lại tạo ra cái “lợi” của cá nhân. Điều quan trọng là : xây dựng được những chiến lược đầu tư hoàn hảo, biết cách tạo ra những cỗ máy “tiền đẻ tiền”.

      Sự thành công hôm nay của Lý Gia Thành chính là một “minh chứng” cho triết lí kinh doanh của ông. Lý Gia Thành cho rằng: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…”.

      Lấy tư tưởng của người theo đạo Nho để quản lý doanh nghiệp; Lấy lòng từ thiện của người theo đạo Phật để đối xử với nhân tài; Lấy trạng thái tâm lý ổn định để phát triển sự nghiệp; Lấy tâm hồn gần gũi đối xử với đối thủ. Đó chính là sự đúc rút ngắn gọn mà Lí Gia Thành đã chiêm nghiệm bằng cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp làm kinh doanh của ông.

      Trở thành giám đốc từ khi tuổi đời còn rất trẻ, trải qua nhiều gian truôn và từng bước xây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình đạt đến đỉnh cao vinh quang như ngày hôm nay, ông đã phải đổ không ít công sức mồ hôi, thậm chí cả máu và nước mắt. Nắm giữ chức vụ cao nhất tại hai hai tập đoàn lớn là Hòa Ký Hoàng Phố và Trường Giang Thực Nghiệm, tham gia hoạt động kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng ở vào tuổi 82 Lý Gia Thành vẫn khao khát được cống hiến hết mình như thời trai trẻ.

      Năm 2001, ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á.

      Năm 2006, tại Singapo, Tạp chí Forbes trao tặng ông giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, đây là giải thưởng tôn vinh những nhà kinh doanh xuất sắc và có cống hiến cả đời cho ngành kinh doanh.

      Năm 2007, tạp chí nổi tiếng Forbes của Mỹ đã bầu chọn Lý Gia Thành là nhân vật thứ 9 giàu có nhất trên thế giới, với giá trị tài sản khoảng 23 tỷ USD.

      Theo xếp hạng của Forbes năm 2008, Lý Gia Thành đứng thứ 11 trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản 26,5 tỉ USD.

      Vẫn giữ vững “phong độ” như thế đến năm 2009, Lý Gia Thành tiếp tục nằm trong top 10 của danh sách này.

      Ông trùm tư bản Lý Gia Thành đã xây dựng một đế chế đặt nền móng cho ngành thương mại Hồng Kông và góp phần giúp nơi này hội nhập với thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông giống như một cuốn phim dài tập chưa có hồi kết mà mỗi tập phim vị tỷ phú Hồng Kông lại mang đến những điều bất ngờ thú vị - đó là những dự án bạc tỷ và triết lý kinh doanh đầy xúc cảm của mình.

      Người dân Hồng Kông gọi ông là siêu nhân, còn giới doanh nhân thế giới gọi ông là người có năng lực tuyệt vời, tầm nhìn xa và thành tựu siêu phàm. Tuy nhiên dù với cách gọi như thế nào thì điều đó cũng là để khẳng định những gì mà Lý Gia Thành đã làm được. Những quan niệm về “đạo” trong kinh doanh của ông sẽ luôn là một pho tri thức quý giá đáng được nghiên cứu đối với tất cả mọi người, đặc biệt đối với những người đam mê và yêu thích kinh doanh.

    13. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (05-08-2013)

    14. #28
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Wolfgang Foettl - kẻ gây ra bê bối tài chính lớn nhất trong lịch sử nước Áo



      Cái tên Wolfgang Floettl gắn liền với vụ bê bối tài chính lớn nhất trong lịch sử nước Áo, đồng thời cũng là vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay ở nước này.


      Trong thế giới đầu tư tài chính có không ít nhà đầu tư ghi danh sử sách nhờ những thương vụ đầu tư xuất chúng. Thế nhưng, cũng có những kẻ lưu manh muôn thuở bởi những vụ bê bối làm rung chuyển kinh tế thế giới.

      Wolfgang Floettl nổi danh nhờ cha cấp tiền, che đậy cho tình trạng làm ăn lãi giả, lỗ thật sau khi thành lập quỹ đầu tư Ross Capital Markets

      Trong thế giới đầu cơ thịnh trị một nguyên tắc bất thành văn: kẻ thắng được tất và người thua mất hết. Kẻ thắng không chỉ được lợi và danh, được quyền giáo huấn đối thủ và đối tác, được tôn thờ và ngưỡng mộ, mà gần như câu nói nào cũng được coi như chân lý. Người thua không chỉ khuynh gia bại sản và tai tiếng, phải cắn răng ngậm miệng chấp nhận sự nhạo báng, chê bôi của mọi người. Trong thế giới ấy, ranh giới giữa thành công và thất bại rất mong manh, giữa nổi tiếng và tai tiếng cũng vậy, giữa tột đỉnh vinh quang và vòng lao lý cũng thế, giữa được coi là thiên tài và bị nhìn nhận là cũng chẳng khác. Wolfgang Floettl là một ví dụ điển hình. Nhà đầu cơ người Áo này thuộc diện trứ danh trong thế giới đầu cơ không phải nhờ thành công mà là thất bại.

      Cha nào con nấy

      Nó đi vào lịch sử nước Áo như một vết nhơ mà chắc chắn phải mất khá nhiều thời gian nữa mới có thể xóa nhòa được. Vụ bê bối này đặt người Áo trước những câu hỏi về luân lý, đạo đức và luật pháp mà không thể dễ dàng có được câu trả lời thỏa đáng.

      Vụ việc xảy ra với Ngân hàng Lao động và Kinh tế Áo (Bawag). Cái tên này có từ năm 1963. Từ khi được thành lập vào năm 1922 đến khi đổi tên thành Bawag, nó mang tên gọi “Ngân hàng Công nhân”, chủ sở hữu là Liên hiệp công đoàn Áo, với tiêu chí hoạt động là “hậu thuẫn cuộc đấu tranh giải phóng của giới thợ”. Vậy mà rồi nó biến dạng thành nơi cung cấp tiền cho các hoạt động đầu cơ. Quá trình ấy và kết cục bi thảm của nó là sản phẩm của hai cha con Walter Floettl và Wolfgang Floettl.

      Các công đoàn viên Áo góp tiền lập nên ngân hàng này và họ đặt ra ba nhiệm vụ cho ngân hàng: cấp tín dụng với lãi suất thấp cho công nhân; trả lãi cao cho tiền gửi của họ; và kinh doanh có lãi cao.

      Những nhiệm vụ ấy rất nặng nề và thậm chí bất khả thi đối với đại đa số ngân hàng trên thế giới vì cái này triệt tiêu cái khác. Vậy mà Walter Floettl (người cha) trong suốt bao năm đứng mũi chịu sào ở Bawag lại sử dụng chính ngân hàng này làm tiền đề cho cuộc sống vương giả của mình.

      Ông ta hiểu rằng, muốn duy trì được địa vị lãnh đạo ở ngân hàng để tiếp tục biến ngân hàng này thành con bò sữa thì chỉ có thể đầu cơ chứ chẳng có chiến lược kinh doanh nào khác giúp Bawag đạt được đồng thời cả ba mục tiêu nói trên. Muốn đầu cơ thì phải có người thân tín ở đúng thủ đô của thế giới đầu cơ đương thời là Phố Wall. Wolfgang Floettl được cử sang Mỹ du học chính là vì thế.

      Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Wolfgang Floettl tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp Howard và làm thuê cho ngân hàng đầu tư Kidder, Peabody & Co. Rồi anh này cưới được cô cháu gái của cựu tổng thống Mỹ D. Eisenhower. Năm 1987, Wolfgang Floettl thành lập quỹ đầu tư Ross Capital Markets và nhanh chóng nổi danh là doanh nhân trẻ thành đạt và nhà quản lý quỹ có năng khiếu kinh doanh bẩm sinh.

      Mãi về sau, các nhà điều tra mới tìm ra bí quyết nổi danh của anh chàng này: người cha đã bí mật chuyển cho người con hơn 2 tỷ Euro (giá trị quy đổi vào thời điểm tiến hành điều tra vụ bê bối năm 2008).

      Điều đó có nghĩa là Wolfgang kinh doanh bằng tiền của Bawag và được người cha che đậy cho hết tình trạng lãi giả, lỗ thật. Những mối quan hệ chính trị, tài chính và kinh tế mà nhà vợ đưa lại đã chứng tỏ là vô cùng quý giá đối với nhà đầu cơ đầy tham vọng và liều lĩnh này.

      1,5 tỷ Euro là số tiền “bốc hơi” sau 3 thương vụ đầu tư bất thành của Wolfgang Foett

      Các công cụ phái sinh mà Wolfgang thường dùng là quyền chọn (option) và hoán đổi (swap). Phương cách mà Wolfgang hay dùng là các thiên đường thuế và những công ty ma đăng ký ở vùng Ca-ri-bê. Triết lý kinh doanh mà Wolfgang thực thi là lấy đầu cơ nuôi đầu cơ. Số tiền lớn kể trên thật ra đã bị mất toi từ lâu, nhưng chúng vẫn tồn tại trên sổ sách của những công ty ma và từ đó hiện diện trong bảng cân đối tài sản của Bawag.

      May hơn khôn

      Tham lam và liều lĩnh đến như vậy mà điều kỳ lạ là gia đình Floettl vẫn gặp may. Người cha hạ cánh an toàn cho dù thất bại trong việc đưa người con thành người kế vị trong Bawag. Người kế nhiệm Walter Floettl là Helmut Elsner, không hiểu vì lý do hay động cơ gì, vẫn tiếp tục sử dụng Wolfgang Floettl và chiến lược kinh doanh của người tiền nhiệm. Ông ta vẫn tiếp tục cung cấp tiền cho Wolfgang Floettl đầu cơ. Sau này, Elsner đã phải cay đắng thú nhận rằng: “Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời tôi là đã tin tưởng cha con Floettl”. Khi đó thì mọi chuyện đều đã quá muộn và ông này đã phải trả giá đắt với bản án tù 9 năm rưỡi.

      Những năm tháng Helmut Elsner quản lý Bawag cũng là thời kỳ đưa Wolfgang Floettl đi vào lịch sử thế giới đầu cơ với phi vụ đầu cơ thất bại nổi tiếng nhất. Từ năm 1995 đến năm 2000, Wolfgang Floettl tiến hành ba phi vụ đầu cơ thì cả ba lần đều thất bại và biến 1,5 tỷ Euro (quy đổi giá trị năm 2008) thành mây khói.

      Trong đó đáng kể nhất là phi vụ đầu cơ vào đồng yên Nhật. Trong 2 năm 1997 và 1998, Wolfgang Floettl đầu cơ tất cả tiền bạc có được vào khả năng đồng yên mất giá. Thực tế cho thấy không phải đồng yên mà là đồng đô la Mỹ mới bị mất giá và Wolfgang Floettl bị lỗ 638 triệu USD. Wolfgang Floettl phải bán gần hết tài sản của mình để bù lỗ một phần cho ngân hàng.

      Ngay từ năm 2000, Bawag trên thực tế đã không còn khả năng thanh toán. Nhưng thực trạng đó được che đậy bằng mọi thủ thuật cho tới mãi năm 2005. Vụ bê bối được đưa ra ánh sáng bởi một mắt xích trong hệ thống che đậy của Bawag mà Wolfgang Floettl và Helmut Elsner dựng lên và hoạt động suốt bao năm bị đứt. Đó là công ty môi giới chứng khoán Refco ở Phố Wall.

      Tháng 10/2005, Refco tuyên bố phá sản. Mấy ngày trước đó, Bawag còn cho công ty này vay 350 triệu USD. Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản Refco người ta phát hiện ra việc công ty này làm giả sổ sách để phục vụ cho mục tiêu che đậy thua lỗ của Wolfgang Floettl. Cổ đông Refco khởi kiện Bawag. Ngày 5/6/2006, Bawag thỏa thuận trả cho các cổ đông của Refco gần 1 tỷ Euro để tránh bị đưa ra tòa. Đến lúc đó, chính phủ, dư luận và bộ máy tư pháp ở Áo không thể đứng ngoài cuộc được nữa. Số phận của Wolfgang Floettl và của cả Bawag đã được định đoạt. Sau 354 ngày xét xử, tòa án tuyên phạt bỏ tù Wolfgang Floettl 2 năm rưỡi.

      Kể từ đó Wolfgang Floettl không còn cơ hội để trở lại thế giới đầu cơ nữa, nhưng dấu ấn và tiếng xấu vẫn còn được lưu lại trong lịch sử đầu cơ.
      Last edited by tradingpro8x; 31-10-2012 at 08:45 AM.

    15. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (05-08-2013)

    16. #29
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật PTKT và cuộc sống

      Chỉ có thể phán một câu: "Tai tiếng làm nên tên tuổi"

    17. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tradingpro8x (06-08-2013)

    18. #30
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      154
      Được cám ơn 42 lần trong 30 bài gởi

      Wink

      ôi giới PTKT cũng áp dụng cách như showbiz àhhhhhhhhhhhhhh

    19. #31
      Ngày tham gia
      Aug 2013
      Bài viết
      16
      Được cám ơn 5 lần trong 4 bài gởi

      Mặc định

      Ở đâu có anh hùng
      Ở đó co mấy tên khùng và điên.

      Câu này hơi chuẩn. Mấy tay giàu cỡ bự này thì độ liều của mấy chả cũng được ví như mấy tên khùng đó chứ. Lúc ai không dám làm, hắn sẽ đóng vai anh hùng, trở thành thằng khùng và sau đó là hênh quá, giàu to luôn... hớ hớ....

    20. #32
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán

      Đôi khi mấy tay Lỳ Liều Láo Lếu lại thành danh vì ... ít suy nghĩ còn mấy bác cứ phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản nhiều vào thì lạo nghèo đói suốt đời. Thế mới có câu "Có chí làm quan, có gan làm giàu" chứ

    21. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tradingpro8x (06-08-2013)

    22. #33
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán

      Thuật ngữ chuyên ngành tài chính gọi vụ này là "Hay không bằng hên" đó

    23. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tigeran (09-08-2013)

    24. #34
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT chứng khoán bằng MetaStock

      Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật Candlesticks cho các bác

      "Chuồn chuồn (Dragonfly Doji) bay thấp thì mua, bay cao thì bán, bay vừa ngồi xem"

      Last edited by tigeran; 09-08-2013 at 02:50 PM.

    25. #35
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán

      Gửi các chuyên gia phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản cái hình sau làm kinh nghiệm


    26. Có 2 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
      tigeran (03-09-2013), tuannguyen314169 (18-05-2016)

    27. #36
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật: Những kinh nghiệm và định hướng trong tương lai

      Sir John Templeton: Những câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư chứng khoán vĩ đại nhất thế kỷ

      Gửi các đại ca phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản tham khảo



      Thị trường giá lên sinh ra trong bi quan, lớn lên trong nghi ngờ, trưởng thành trong lạc quan và chết đi trong sự thỏa mãn.

      John Marks Templeton sinh ngày 29/11/1912 ở thị trấn Winchester thuộc bang Tennessee (Hoa Kỳ).

      John Templeton bắt đầu sự nghiệp ở Wall Street vào năm 1937 và thành lập hệ thống các quỹ đầu tư thuộc dạng lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Năm 1992, ông bán công ty này cho tập đoàn Franklin Group với giá 440 triệu USD.

      Tạp chí Money Magazine số tháng 01/1999 gọi John Templeton “có lẽ là nhà đầu tư cổ phiếu vĩ đại nhất thế kỷ” (arguably the greatest global stock picker of the century).

      Là một công dân gốc Anh, John Templeton được Nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước hiệp sĩ (Knight Bachelor) vào năm 1987, vì những đóng góp thiện nguyện của ông, trong đó có việc hiến tặng cho Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Oxford, nay là Trường Templeton thuộc Đại học Oxford, vào năm 1983.

      Phần dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những câu nói nổi tiếng của Sir John Templeton, một góc nhìn về triết lý đầu tư và triết lý sống của nhà đầu tư huyền thoại này.

      1. Xét về dài hạn, triển vọng của thị trường chứng khoán là tăng giá mạnh mẽ, nếu như bạn mua cổ phiếu để nắm giữ trong một thế kỷ.

      For the long-term, the outlook is tremendously bullish if you buy stocks blindly to keep for a century.

      2. Ý tưởng không đánh thuế thu nhập đối với người trên 65 tuổi thì sao? Lúc đó, họ sẽ tiếp tục làm việc, khỏe khoắn hơn và không phải làm người thừa trong xã hội. Và rồi họ sẽ có thêm thu nhập và đóng góp cho hoạt động từ thiện.

      How about no income tax at all on people over 65? People would continue working, remain healthier, not be an economic and social drain on society. Then the elderly would also have more disposable income to help charitable activities.

      3. Trong sự nghiệp 45 năm làm công việc tư vấn đầu tư, sự khiêm tốn khiến tôi cần phải đa dạng hóa hoạt động đầu tư trên toàn thế giới để giảm thiểu rủi ro. Công việc này cũng khiến tôi ngày càng trở nên khiêm tốn hơn, vì thống kê cho thấy nếu tôi khuyên khách hàng mua cổ phiếu này thay cho cổ phiếu kia thì họ sẽ có kết quả tốt hơn nêu phớt lờ lời khuyên của tôi đi. Ở khía cạnh khác, sự hiểu biết khiêm tốn của tôi khuyến khích tôi lắng nghe một cách cẩn trọng hơn và khôn ngoan hơn.

      In my 45-year career as an investment counselor, humility did show me the need for worldwide diversification to reduce risk. That career did help me to become more and more humble because statistics showed that when I advised a client to buy one stock to replace another, about one-third of the time the client would have done better to ignore my advice. In other endeavors, humility about how little I know has encouraged me to listen more carefully and more wisely.

      4. Hãy đa dạng hóa hoạt động đầu tư của bạn.

      Diversify your investments.

      5. Thị trường giá lên sinh ra trong bi quan, lớn lên trong nghi ngờ, trưởng thành trong lạc quan và chết đi trong sự thỏa mãn.

      Bull-markets are born on pessimism, grow on skepticism, mature on optimism and die on euphoria.

      6. Đạo đức và giáo lý là nền tảng của mọi thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

      High ethics and religious principles form the basis for success and happiness in every area of life.

      7. Nếu chính phủ khuyến khích dân chúng sống cao cả hơn thì sẽ giúp giảm được chi phí y tế.

      If governments encourage people to become more spiritual there will be a reduction in healthcare costs.

      8. Tôi tin rằng con cháu chúng ta một, hai thế kỷ sau sẽ nhìn lại chúng ta với sự nuối tiếc tương tự như chúng ta nhìn về những nhà khoa học cách đây hai thế kỷ.

      I'm really convinced that our descendants a century or two from now will look back at us with the same pity that we have toward the people in the field of science two centuries ago.

      9. Ba đứa con của tôi là bác sỹ. Chúng hiểu biết về cơ thể người ít nhất là gấp 100 lần so với ông nội tôi, nhưng về tâm hồn thì không thể bằng.

      Three of my children are medical doctors; they know at least a hundred times as much about your body as my grandfather knew, but they don't know much more about soul than he did.

      10. Nói với độc giả là hãy sử dụng nó hoặc là sẽ mất nó. Nếu bạn không sử dụng cơ bắp thì nó sẽ yếu, còn không sử dụng não thì nó sẽ chết đi.

      Tell your readers to use it or lose it. If you don't use your muscles, they get weak. If you don't use your mind it begins to fail.

      11. Chỉ có duy nhất một thứ quan trọng hơn việc học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ, đó là không học hỏi từ quá khứ.

      Only one thing is more important than learning from experience, and that is not learning from experience.

    28. #37
      Ngày tham gia
      Feb 2013
      Bài viết
      757
      Được cám ơn 276 lần trong 204 bài gởi

      Mặc định

      hiện tại đang nằm ở đâu?
      giữa giữa mất niền tin và nghi ngờ .....??

    29. #38
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Mình nghĩ là các chuyên gia phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản mất niềm tin lun rùi bác ui chứ không còn nghi ngờ gì nữa
      Last edited by tigeran; 04-09-2013 at 10:28 AM.

    30. #39
      Ngày tham gia
      Feb 2013
      Bài viết
      757
      Được cám ơn 276 lần trong 204 bài gởi

      Mặc định

      căng vậy???!!

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Mình nghĩ là các chuyên gia phân tích kỹ thuật và phânt ích cơ bản mất niềm tin lun rùi bác ui chứ không còn nghi ngờ gì nữa

    31. #40
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định Những điều chưa biết về Haym Salomon - Broker chứng khoán đã cứu sống nước Mỹ

      Đây là người tìm ra nguồn tiền để duy trì cuộc cách mạng giải phóng nước Mỹ và cũng là người cứu rỗi nước Mỹ trong những ngày đầu khó khăn.



      Bạn biết đến Hancock và Washington, Franklin và Jefferson. Tốt hơn nữa, bạn biết Greene và Knox, Henry và Hale. Tuy nhiên, cái tên sau đây có thể xa lạ đối với bạn: Haym Salomon.

      Thế nhưng, đây lại chính là người đã sắp xếp nguồn tài chính để giữ cho Quân đội Lục địa (Continental Army) sống sót qua những ngày đen tối nhất. Đây là người tìm ra nguồn tiền để duy trì cuộc cách mạng khi rất nhiều người đã sẵn sàng chấp nhận thất bại. Ông cũng là người cốt cán trong việc thành lập Bank of North America – ngân hàng quốc gia đầu tiên của nước Mỹ.

      Mặc dù ít được nhắc đến, đóng góp của Salomon vào cuộc chiến và vào quá trình gây dựng nước Mỹ là cực kỳ quan trọng.

      Haym Salomon sinh ra tại Ba Lan vào năm 1740, trong một gia đình người Do Thái. Ông đi du lịch vòng quanh các thủ đô ngân hàng và tài chính của Tây Âu, học hỏi nhiều điều bổ ích. Cuối cùng, Salomon đến New York trong tình trạng không xu dính túi.

      Mặc dù vậy, những kiến thức về tiền bạc cùng với khả năng nói được nhiều thứ tiếng châu Âu khiến Salomon trở nên rất hữu ích đối với các nhà giao dịch nước ngoài. Ông trở thành nhân viên môi giới tài chính (financial broker) trong cộng đồng thương nhân ở New York.

      Salomon cũng có mối quan hệ mật thiết với Alexander MacDougall. Là thương nhân hoạt động trên biển trong suốt thời kỳ chiến tranh Pháp và người da đỏ, MacDougall là thủ lĩnh của nhóm Sons of Liberty ở New York và ưa thích việc kết du với những người như Salomon.

      Mùa hè năm 1776, Sons of Liberty cố gắng thiêu rụi New York City bởi không muốn thành phố này trở thành nơi ẩn nấp cho quân đội Anh đang đóng quân ở đây. Nhóm đã phá hủy khoảng 1/4 các nhà tòa trước khi bị hạ gục.

      Tháng 9 năm đó, Salomon bị quân đội Anh bắt và giam giữ trong 18 tháng. Tuy nhiên, ông đã thuyết phục thành công rằng ông có thể giúp ích cho quân đội Anh với vai trò làm phiên dịch. Cuối cùng, Salomon trở thành người phụ trách liên lạc giữa quân đội Anh và bộ phận lính đánh thuê Hessian.

      Salomon sử dụng vai trò này để thâm nhập vào hệ thống máy móc của kẻ địch và làm xói mòn sự trợ giúp của Đức dành cho Anh. Khi sự việc bị phát hiện, Salomon bị bắt một lần nữa. Lần này, ông lấy đồng tiền vàng được giấu kỹ trong quần áo ra hối lộ viên cai ngục và trốn thoát. Ông chạy tới Philadelphia. Một lần nữa, Salomon đến một thành phố của Mỹ trong tình trạng khánh kiệt và phải bắt đầu lại từ đầu.

      Tuy nhiên, Salomon nhanh chóng gây dựng lại cơ đồ. Năm 1781, 3 năm sau khi đến Philadelphia, Salomon đã có được vị trí ở “trái tim tài chính” của cuộc cách mạng Mỹ. Chính phủ Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha sử dụng Salomon làm người môi giới cho các khoản vay.

      Những khoản vay khổng lồ được thực hiện qua công ty môi giới của Salomon được chuyển đổi thành những đồng tiền hết sức cần thiết cho chính phủ và quân đội Mỹ. Mức phí mà Salomon đưa ra rất thấp, thậm chí gần như bằng 0. Hoạt động môi giới của Salomon phát triển tới qui mô lớn đến nỗi ông là người gửi tiền lớn nhất tại Bank of North America.

      Salomon dàn xếp một số khoản vay quan trọng nhất cho cuộc chiến. Khi George Washington nhìn thấy cơ hội giăng bẫy và phá hủy Lord Cornwallis ở Yorktown, Salomon đã cung cấp số tiền cần thiết. Washington không thể bao vây Cornwallis bởi không có tiền để nuôi sống quân đội. Salomon lại trợ giúp 20.000 USD trong bối cảnh Kho bạc Mỹ trống rỗng.

      Chỉ trong một ngày, quân đội Pháp và Anh với số tiền cần thiết đã đến và bao vây thành phố này. Cornwallis bị cắt nguồn viện trợ và ngay lập tức đầu hàng. Chiến tranh kết thúc, các thuộc địa đã giành chiến thắng.



      Trong những năm 1780, nước Mỹ đã là một quốc gia độc lập nhưng một lần nữa lại lâm vào cảnh thiếu tiền. Mỹ đã vay mượn quá nhiều từ châu Âu và gần như toàn bộ các thương nhân nổi tiếng ở thuộc địa. Một lần nữa, Salomon là vị cứu tinh khi tìm kiếm nguồn tiền về cho nước Mỹ.

      Truyền thuyết kể rằng sau chiến tranh, George Washington hỏi Haym Salomon ông muốn được đền đáp thứ gì cho những điều tuyệt vời mà ông đã làm. Salomon nói ông không muốn điều gì cho bản thân, chỉ muốn người Do Thái được nhìn nhận theo cách khác. Người ta cho rằng Washington đã sắp xếp 13 ngôi sao biểu trưng cho 13 cựu thuộc địa thành hình Lá chắn David – một biểu tượng của người Do Thái. Có thể quan sát điều này trên đồng bạc xanh:



      Haym Salomon sẽ cố gắng xây dựng lại cơ đồ một lần nữa khi ông biết rằng khoản nợ mà ông cho nước Mỹ vay không thể được trả lại sớm. Tuy nhiên, năm 1785, ông qua đời vì bệnh lao ở tuổi 44. Tính đến thời điểm này, ông có tài sản trị giá 350.000 USD và khoản nợ chưa được trả trị giá khoảng 600.000 USD.

      Không giống như phần lớn các anh hùng trong cuộc cách mạng đã đem lại độc lập cho nước Mỹ, Salomon không tới từ Anh hay các thuộc địa của Mỹ. Ông cũng không phải là một chính khách, một người lính hay một địa chủ sở hữu nhiều đất đai.

      Tuy nhiên, nếu như không có Salomon cùng những kỹ năng môi giới tài ba của ông, quân đội của Washington đã không thể chiến đầu. Nước Mỹ cũng khó có thể tồn tại trong những ngày đầu thành lập.

      Haym Salomon là nhà tài trợ khi nước Mỹ khánh kiệt. Ông chính là broker đã giải cứu nước Mỹ.
      Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
      Xã hội khốn nạn dạy anh khôn

    32. Có 3 thành viên đã cám ơn 1nightdream :
      sgnvina (17-09-2013), tigeran (20-09-2013), tradingpro8x (04-11-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Công cụ phân tích kỹ thuật trong kinh doanh vàng
      By mrtran88 in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 15-09-2012, 04:37 PM
    2. Những kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật được chia sẻ tại buổi ofline CLB PTKT
      By tigeran in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 06-07-2010, 09:08 AM
    3. Kinh nghiêm xài SMA trong Phân tích kỹ thuật
      By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2010, 04:55 PM
    4. Kinh nghiêm xài SMA trong Phân tích kỹ thuật
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2010, 04:52 PM
    5. Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 08-04-2010, 12:18 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình