Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, gần như toàn thị trường phủ kín sắc đỏ sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 tăng 0.1% sau khi không thay đổi hồi tháng 7, trái ngược hoàn toàn với dự báo giảm 0.1% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Chỉ số USDindex tăng 1.41% cho thấy đồng bạc xanh mạnh lên, khiến hàng hoá trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.

Dẫn đầu đà giảm là nhóm kim loại; trong đó giảm mạnh nhất là Hợp đồng Palladi Tháng 12 (PAZ22) giảm -7.72%; tiếp đó là Hợp đồng Bạch Kim Tháng 10 (PLV22) giảm -3.02%, Hợp đồng Bạc Tháng 12 Năm 22 (SIZ22) cắt đứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp, giảm -2.77%; Hợp đồng Đồng Tháng 12 Năm 22 (HGZ22) giảm -2.19%.

Lo ngại về việc Fed tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất làm gia tăng nguy cơ suy thoái và đông đô la mạnh hơn làm chi phí nắm giữ vật chất tăng lên đã gây ra áp lực đối với giá kim loại quý.

Trong các mặt hàng năng lượng, Xăng và Dầu WTI có sự tăng giảm trái chiều, trong khi Hợp đồng xăng RBOB tháng 10 (RBV22) đóng cửa tăng +1.98% thì Hợp đồng Dầu Thô WTI Tháng 10 (CLV22) giảm -0.21%.

Sự sụt giảm của giá dầu thô đã được hỗ trợ bởi một báo cáo của OPEC hôm thứ Ba, dựa trên dự báo trước đó của các nhà xuất khẩu dầu mỏ về sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2022 và 2023 cho thấy các nền kinh tế lớn đang phát triển tốt hơn hơn dự kiến ​​bất chấp những khó khăn như lạm phát gia tăng.

Giá Xăng tăng trước thông tin Kho dự trữ xăng được dự báo là giảm 858.000 thùng so với mức tăng 333.000 thùng trong tuần trước.

Nhóm mặt hàng nghuyên liệu Hợp đồng Bôn Tháng 12 Năm 22 (CTZ22) dẫn đầu đà giảm -3.21% khi thị trường tiếp tục phản ứng với việc số liệu về sản lượng và tồn kho cuối kỳ trở nên tích cực hơn trong báo cáo cung – cầu tháng 09. Đồng Dollar Mỹ quay đầu tăng mạnh, khiến cho bông trở nên đắt đỏ hơn đối với các khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó hạn chế lực mua, đồng thời gây áp lực lên giá.