Tình hình hiện nay
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 4 1 2 3 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 80

    Chủ đề: Tình hình hiện nay

    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Tình hình hiện nay

      Mình lập ra topic này để giúp anh em cập nhật liên tục tin tức hàng ngày về thị trường tài chính

    2. Có 2 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
      Tomty (01-02-2020), trongth (16-01-2020)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Ông Trần Trương Mạnh Hiếu (KIS): “Tăng trưởng kinh tế sẽ là yếu tố quyết định của thị trường chứng khoán 2020”

      “Như chúng ta đã thấy, sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2018 thì nền kinh tế Việt Nam đã có sự chững lại và giảm tốc trong năm 2019. Qua đó, thị trường cũng chịu ảnh hưởng tương tự khi đạt đỉnh trong năm 2018 và dao động với biên độ hẹp trong năm 2019. Vì thế, yếu tố này vẫn là yếu tố tác động chính đến thị trường trong năm tới.” ông Trần Trương Mạnh Hiếu - Trưởng nhóm Phân tích Thị trường CTCK KIS Việt Nam chia sẻ.

      Theo ông Hiếu, thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ có được những điểm sáng nhất định trong năm 2020.

      Thứ nhất, các yếu tố vĩ mô 2019 được cải thiện khá nhiều so với cuối năm 2018, như tình hình xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp vẫn tăng tốt hay lạm phát vẫn được kiềm chế ở mức thấp.

      Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt khi hai bên đạt được thỏa thuận ở giai đoạn 1, theo đó Mỹ sẽ không tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc sẽ mua lượng lớn nông sản Mỹ. Đây sẽ là tín hiệu vô cùng tích cực cho thấy triển vọng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2020.

      Thứ ba, Việt Nam vẫn là điểm đến đầy tiềm năng với nhà đầu tư nước ngoài và dòng vốn quốc tế vẫn là động lực không nhỏ giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung và chứng khoán nói riêng tăng trường.

      Tuy nhiên, vẫn còn đó một số vấn đề gây ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường như cơ chế thu hút dòng vốn nước ngoài chưa được hoàn thiện, nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn chuyển mình với tốc độ tăng trưởng chững lại... đây có thể là những nguyên nhân làm đà tăng của thị trường không thực sự mạnh như giai đoạn trước đây.

      Qua đó, ông Hiếu dự đoán VN-Index có thể đạt vùng 1,000 - 1,050 điểm và HNX-Index có thể đạt vùng 108 - 110 điểm trong năm 2020 với mức thanh khoản được cải thiện. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân có thể đạt 4,500 - 5,500 tỷ đồng.

      “Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ là yếu tố quyết định tác động mạnh đến TTCK trong năm tới”, ông Hiếu nói thêm.

      Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam vẫn cần phải hoàn thiện một số vấn đề để có thể phát triển tốt hơn khi thị trường vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và còn rất sơ khai. Đầu tiên, thị trường cần hoàn thiện khung pháp lý để có thể vận hành và phát triển bền vững tránh những hành động thao túng.

      Tiếp theo là cần những cơ chế đặc biệt để khơi thông dòng vốn từ khối ngoại đi vào thị trường.

      Và cuối cùng, cần phát triển đa dạng các sản phẩm trên thị trường để phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là các sản phẩm phòng ngừa rủi ro với chi phí thấp hơn.

    4. #3
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Năm 2020, HVG đặt mục tiêu chuyển lỗ ngàn tỷ thành lãi sau thỏa thuận với Thaco

      Theo Báo cáo thường niên của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG), năm 2019 Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, doanh thu thuần sụt giảm đáng kể, Công ty báo lỗ hơn 1,000 tỷ đồng. Tuy vậy, năm 2020, Công ty vẫn đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 760 tỷ đồng.
      Kết năm 2019, HVG mang về 4,106 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 49% so với năm trước, đồng thời thực hiện 94% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, lỗ ròng của Công ty lên tới 1,075 tỷ đồng. Ở năm trước, lãi ròng của HVG cũng chỉ vỏn vẹn 1.5 tỷ đồng.
      Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Công ty đạt 8,025 tỷ đồng, giảm gần 7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt 5,753 tỷ đồng, giảm 14%; tài sản dài hạn đạt 2,272 tỷ đồng, tăng 19%.

      Mặt dù kết quả kinh doanh sụt giảm, HVG vẫn mạnh tay đặt kế hoạch “khủng cho năm sau với chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 12,524 tỷ đồng, gấp 3 lần so với kết quả thực hiện năm trước, chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế đạt 790 tỷ đồng. Đây cũng là kế hoạch cao nhất từ trước đến nay của Công ty.

      Mảng chế biến cá, thức ăn thủy sản và chăn nuôi sẽ là những mảng đóng góp chính vào lợi nhuận của Công ty. Trong đó, mảng chăn nuôi được kỳ vọng sẽ có biên lợi nhuận cao nhất, hơn 20%.

      Việc đặt kế hoạch cao như vậy không hẳn là không có cơ sở khi đơn vị này vừa đạt được Hợp tác chiến lược với CTCP Sản xuất Chế biến và Phân Phối Nông nghiệp Thadi, một đơn vị thuộc CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco, OTC: THA). Cụ thể, Thadi sẽ đầu tư vào HVG để đổi lấy 35% cổ phần và tham gia vào quá trình quản trị, đồng thời hỗ trợ HVG trong các hoạt động tái cấu trúc, chấn chỉnh lại chiến lược. Thadi cũng hỗ trợ HVG về những vấn đề khó khăn tài chính trong thời gian sắp tới.
      Bên cạnh đó, Thadi cũng đầu tư vào liên doanh chăn nuôi *** giống (quy mô dự kiến 45,000 con trong năm 2020 với tổng giá trị đầu tư 2,000 tỷ đồng) cùng HVG, trong đó Thadi chiếm 65%.
      Sau khi ký kết thỏa thuận, Thadi đã chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) sau khi mua thành công gần 54 triệu cp HVG, nâng tỷ lệ sở hữu tại HVG từ 0% lên 24.28%. Được biết, giao dịch này đã được thực hiện từ ngày 08 - 10/01/2020.

    5. #4
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      3
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      chiến tranh thương mại mỹ trung ảnh hưởng nhiều thật. Giờ thêm Mỹ - Iran nữa

    6. #5
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Dầu khởi sắc khi các thỏa thuận thương mại thúc đẩy triển vọng nhu cầu

      Các hợp đồng dầu thô tương lai khởi sắc vào ngày thứ Năm (16/01), khi thông tin Thượng viện Mỹ chấp thuận thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada, cùng với việc ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vào ngày thứ Tư (15/01), đã thúc đẩy triển vọng nhu cầu năng lượng, MarketWatch đưa tin.

      “Giá dầu thô được hỗ trợ bởi việc ký kết thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh có thể có nghĩa là nhiều dầu của Mỹ hơn sẽ được nhập vào Trung Quốc, ngoài triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu được cải thiện trong năm nay, điều này còn thể hiện tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ cải thiện”, Marshall Steeves, Chuyên gia phân tích thị trường năng lượng tại IHS Markit, nhận định.

      “Việc Thượng viện Mỹ chấp thuận thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada vào ngày thứ Năm đã góp phần nới rộng đà tăng trước đó, theo lý thuyết”, ông Steeves cho hay.

      Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 trên sàn Nymex tiến 71 xu (tương đương 1.2%) lên 58.52 USD/thùng, sau khi dao động tại mức cao là 58.87 USD/thùng.

      Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn cộng 62 xu (tương đương 1%) lên 64.62 USD/thùng.

      Theo thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 dài 96 trang được ký kết hôm thứ Tư (15/01), Trung Quốc cam kết sẽ mua ít nhất 52.4 tỷ USD sản phẩm năng lượng của Mỹ trong 2 năm tới.

      Căng thẳng quốc tế về chính sách thương mại là một trong những rào cản lớn nhất của các hàng hóa như dầu thô, vốn có xu hướng tăng giá trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế khỏe mạnh có thể thúc đẩy tiêu dùng mạnh hơn.

      Ngoài những tiến triển xung quan vấn đề thương mại, nhà đầu tư năng lượng cũng cân nhắc đến những dấu hiệu về sự gia tăng nguồn cung các sản phẩm xăng dầu. Vào ngày thứ Tư (15/01), dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn xung xăng tăng 6.7 triệu thùng và nguồn cung các sản phẩm chưng cất vọt 8.2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10/01/2020, cao hơn rất nhiều so với dự báo trước đó. Tuy nhiên, nguồn cung dầu thô tại Mỹ đã giảm 2.5 triệu thùng trong tuần trước, dữ liệu từ EIA cho thấy.

      Trong khi đó, trong một báo cáo định kỳ hàng tháng công bố vào ngày thứ Năm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã không thay đổi dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Cơ quan này ước tính tăng trưởng nhu cầu đạt 1 triệu thùng/ngày trong năm 2019 lên tổng nhu cầu thế giới là 100.3 triệu thùng/ngày. Trong năm 2020, IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu là 1.2 triệu thùng/ngày, nâng tổng nhu cầu lên 101.5 triệu thùng/ngày.

      Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 2 tiến 1.1% lên 1.6548 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 mất 1% còn 1.86 USD/gallon.

      Các hợp đồng khí thiên nhiên suy giảm trong ngày thứ Năm khi EIA ghi nhận rằng nguồn cung khí thiên nhiên sụt 109 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 10/01/2020, cao hơn dự báo giảm 92 tỷ feet khối từ cuộc thăm dò của Platts.

      Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 2 mất 2% còn 2.077 USD/MMBtu.

    7. #6
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Kinh tế Đức có năm tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2013

      Nền kinh tế Đức tăng trưởng 0.6% trong năm 2019, theo văn phòng thống kê liên bang Destatis của Đức. Con số này cho thấy sự suy giảm mạnh về tăng trưởng và là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2013.

      Đà tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trùng khớp với các dự báo từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Con số GDP cả năm 2019 cho thấy tăng trưởng giảm tốc từ mức 1.5% của năm 2018 và mức 2.2% trong năm 2017.

      “Dù vậy, nền kinh tế Đức vẫn ghi nhận năm tăng trưởng thứ 10 liên tiếp. Đây là giai đoạn tăng trưởng dài nhất của Đức. Tuy nhiên, tăng trưởng đã mất đà trong năm 2019”, Destatis cho biết. “Tăng trưởng của năm 2019 chủ yếu được hỗ trợ bởi chi tiêu tiêu dùng”.

      “Kim ngạch xuất khẩu của Đức tiếp tục tăng trưởng trong năm 2019 mặc dù chậm hơn so với nhứng năm trước đó”.

      Destatis cho biết thành quả kinh tế tăng trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng lại giảm đáng kể trong các ngành sản xuất hàng hóa. Sự suy giảm về tăng trưởng kinh tế là một phần của xu hướng tại Đức trong những năm trở lại đây và được khuếch đại bởi căng thẳng thương mại toàn cầu – một yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, vốn đã từng là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đức. Ngành xe hơi Đức cũng chịu nhiều áp lực do doanh số bán xe hơi giảm tốc và sự chuyển dịch sang hoạt động sản xuất các phương tiện thân thiện với môi trường hơn.

      2019 là một năm cực kỳ gian truân đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu – vốn thường được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

      Dù sao thì Đức vẫn chưa rơi vào suy thoái – được định nghĩa là 2 quý liên tiếp có tăng trưởng âm – và con số GDP công bố trong tháng 11/2019 cho thấy tăng trưởng chỉ ở mức 0.1% trong quý 3/2019. Trước đó, kinh tế Đức thậm chí còn tăng trưởng âm 0.2% trong quý 2/2019.

      Theo những tính toán tạm thời, Destatis cho biết Chính phủ Đức có thặng dư ngân sách trong năm 2019 lên đến 49.8 tỷ Euro (tương đương 55.4 tỉ USD), năm thứ 8 liên tiếp. Tuy vậy, con số này không cao bằng con số thặng dư ngân sách kỷ lục 62.4 tỷ Euro trong năm 2018.

      Dữ liệu tăng trưởng GDP mới nhất có khả năng làm dấy lên những lời kêu gọi Chính phủ Đức tăng chi tiêu công để thúc đẩy kinh tế.

      Những người đối lập với Chính phủ liên minh – do Thủ tướng Angela Merkel dẫn dắt – cáo buộc rằng Chính phủ Đức bị ám ảnh với chính sách “schwarze Null”, trong đó duy trì ngân sách cân bằng và không tạo thêm nợ mới. Thậm chí đồng minh của bà Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn cáo buộc Đức hơi quá tôn sùng chính sách ngân sách cân bằng.

    8. #7
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định CTD năm 2019: Lãi ròng giảm 53%, cổ phiếu giảm 66%

      Quý 4/2019, CTD tiếp tục trải qua một quý có kết quả kinh doanh sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần giảm 4.5% về mức 7,471 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng giảm đến gần 27%, chỉ đạt hơn 233 tỷ đồng.

      Kết quả trên là do biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp co lại và chi phí quản lý vẫn tăng mặc cho doanh thu suy giảm.

      Theo đó, biên lợi nhuận gộp của CTD trong quý 4/2019 ở mức 4.51%, thấp hơn đáng kể so với mức 5.23% của cùng kỳ năm trước, nhưng đã cải thiện so với hai quý liền trước đó. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 12% lên mức 134 tỷ đồng.

      Tổng kết cả năm 2019, CTD đạt doanh thu thuần 23,733 tỷ đồng và lãi ròng 711 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 17% và 53% so với năm trước. Qua đó, hãng xây dựng này chỉ thực hiện 88% kế hoạch doanh thu và chỉ 55% chỉ tiêu lợi nhuận ròng được cổ đông giao phó.

      Tính đến ngày 31/12/2019, Công ty có tổng tài sản gần 16,199 tỷ đồng, giảm gần 4% so với đầu năm. Các khoản mục tài sản có giá trị lớn nhất là tiền mặt và tiền gửi (4,042 tỷ đồng), các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng (8,416 tỷ đồng).

      Trong 8,416 tỷ đồng phải thu khách hàng ngắn hạn thì phía CTD đã trích lập dự phòng hơn 188 tỷ đồng, giá trị còn lại là gần 8,228 tỷ đồng. Trong đó, riêng khoản phải thu đối với Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An là gần 1,053 tỷ đồng.

    9. #8
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Kido báo lỗ ròng quý 4/2019

      Theo báo cáo tài chính quý 4/2019 hợp nhất mới công bố của CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC), trong quý 4, Công ty ghi nhận lãi cổ đông công ty mẹ âm hơn 2 tỷ đồng.

      Quý 4/2019, doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ, đạt gần 2,131 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp tăng mạnh 54% so cùng kỳ, đạt hơn 394 tỷ đồng.

      Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4 của KDC lần lượt tăng 19% và 38% so với cùng kỳ dẫn đến lãi sau thuế quý 4 của Kido sụt giảm 45%, xuống chỉ còn hơn 33 tỷ đồng.

      Đáng chú ý, phần lãi thuộc cổ đông công ty mẹ của Công ty ghi âm hơn 2 tỷ đồng.

      Cả năm 2019, KDC ghi nhận doanh thu thuần đạt 7,210 tỷ đồng, giảm 5.2% so với năm ngoái chủ yếu là do doanh thu ở phân khúc phổ thông giảm. Trong đó, doanh thu từ ngành dầu chiếm 79% doanh thu DBC và ngành lạnh chiếm 19%.

      Qua đó, lợi nhuận gộp Công ty năm 2019 tăng 26% và biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện mạnh từ 17% lên 23% so với năm 2018.

      Kết thúc năm 2019, lợi nhuận sau thuế của KDC đạt gần 200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lãi cổ đông công ty mẹ chiếm gần 68.5 tỷ đồng.

      Hiện tại, KDC đang giao dịch quanh mức 18,450 đồng/cp (10h ngày 21/01/2020), giảm 11% qua 1 năm với khối lượng giao dịch bình quân 87,348 cp/phiên.

    10. #9
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Bất động sản 2020: Bình mới rượu cũ?


      Năm 2019, thị trường bất động sản có nhiều biến động không mấy tích cực. Trong đó, những vướng mắc về vấn đề pháp lý cũng như việc siết chặt vốn vay khiến nguồn cung sụt giảm mạnh và giá bất động sản tăng cao đã góp phần làm diễn biến của thị trường bất động sản không đồng thuận với nền kinh tế.
      https://vietstock.vn/2020/01/bat-don...220-727495.htm

    11. #10
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2020 giảm 11.8% so với tháng trước

      Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2020 ước tính giảm 11.8% so với tháng trước và giảm 5.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 12.9% (khai thác dầu thô giảm 10.7%; khai thác than giảm 18.4%); chế biến, chế tạo giảm 4.8%; sản xuất và phân phối điện giảm 3.5%; riêng cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1.6%.

      Trong các ngành công nghiệp cấp II, chỉ một số ngành có chỉ số sản xuất tháng Một tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Khai thác quặng kim loại tăng 34.3%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 30.2%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 15%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị tăng 11.3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 10.1%. Đa số các ngành giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa... giảm 10.4%; sản xuất thiết bị điện giảm 11.1%; sản xuất trang phục giảm 13.3%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 15.1%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 17%; khai thác than cứng và than non giảm 18.4%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 21%; sản xuất xe có động cơ giảm 25.2%.

      Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 1/2020 tăng so với cùng kỳ năm trước: Thép thanh, thép góc tăng 23.5%; điện thoại di động tăng 10.4% (điện thoại thông minh giảm 5.4%); phân u rê tăng 4.4%; sữa tươi tăng 3.7%; Alumin tăng 2.8%. Một số sản phẩm giảm mạnh: Dầu mỏ thô khai thác và giày dép da cùng giảm 10.7%; phân hỗn hợp NPK giảm 11.5%; quần áo mặc thường giảm 12.1%; thức ăn gia súc giảm 12.5%; tivi giảm 14%; sắt thép thô giảm 15.1%; sữa bột giảm 18.4%; than sạch giảm 18.5%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 18.8%; khí hóa lỏng LPG giảm 21.2%; xe máy giảm 22%; đường kính giảm 30.4%; ô tô giảm 38%.

      Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/1/2020 tăng 0.5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2.1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2.5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0.8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3.5%. Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 2.3% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 2.3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1.3%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 0.2%.

    12. #11
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định CPI tháng 01/2020 tăng cao nhất trong 7 năm gần đây

      Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2020 tăng 1.23% so với tháng 12/2019 và tăng 6.43% so với tháng 01/2019, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 01 trong 7 năm gần đây.

      Trong mức tăng 1.23% của CPI tháng 01/2020 so với tháng 12/2019 có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 2.29%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán (lương thực tăng 0.79%; thực phẩm tăng khá cao 2.6% làm CPI chung tăng 0.59%; ăn uống ngoài gia đình tăng 2.26% làm CPI chung tăng 0.2%).

      Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1.47%, chủ yếu do nhu cầu sửa chữa nhà cuối năm tăng làm cho giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0.64% và giá dịch vụ sửa chữa nhà tăng 0.71%; đồng thời giá gas trong nước điều chỉnh tăng vào thời điểm 1/1/2020 làm chỉ số giá gas tăng 14.08% (làm CPI chung tăng 0.17%).

      Nhóm giao thông tăng 0.69% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 31/12/2019 và điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 16/1/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 1.29% (tác động làm CPI chung tăng 0.05%); bên cạnh đó, nhu cầu đi lại và bảo dưỡng phương tiện cuối năm tăng nên giá dịch vụ giao thông công cộng và giá bảo dưỡng phương tiện tăng lần lượt 1.78% và 0.42%.

      Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.65%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.33%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.27%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.25%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.17%; giáo dục tăng 0.02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.92%.

      Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0.03%. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2020 tăng 6.43%.

      Lạm phát cơ bản tháng 1/2020 tăng 0.76% so với tháng 12/2019 và tăng 3.25% so với cùng kỳ năm trước.

    13. #12
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Ngành du lịch, bán lẻ lao đao vì vắng khách Trung Quốc

      Lệnh cấm đoàn khách du lịch nước ngoài do ảnh hưởng virus corona gây bệnh viêm phổi cấp đã giáng một cú sốc mạnh đến ngành du lịch Đông Nam Á và thế giới do nhiều nơi phụ thuộc vào nguồn du khách Trung Quốc.

      https://vietstock.vn/2020/01/nganh-d...775-728378.htm

    14. #13
      Ngày tham gia
      Sep 2008
      Bài viết
      8,360
      Được cám ơn 2,998 lần trong 1,683 bài gởi

      Mặc định

      hồi trước có nhiều lão làng hoa tiêu , giờ biến đâu hết nhẻ các chế ?????
      không có gì là mãi mãi !!!!!


    15. #14
      Ngày tham gia
      Sep 2008
      Bài viết
      8,360
      Được cám ơn 2,998 lần trong 1,683 bài gởi

      Mặc định

      cá nhân tui dự cảm chợ chứng năm nay sẽ xuống và đi ngang để hấp thụ hết hàng bự dẫn dắt chợ đã nhớn trước tuổi trong 2019 ,sang 2021 có thể sẽ tăng ít nhưng bền vững ! nền kinh tế hơi nóng rồi , đầu cơ bđs làm méo mó chất lượng tín dụng nên rất khó để suy đoán chiều hướng tăng trưởng ! phái sinh cũng làm méo nhiều dự đoán ! quan điểm của tôi là ace thận trọng , chỉ giao dịch khi họ chán và khi họ máu là nhường, tích tiểu thành đại , không nhảy nhót nhiều tốn phí và tránh xa các con cò rỉa môi giới ! chúc ace win win !!!!!!
      không có gì là mãi mãi !!!!!


    16. #15
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định PMI tháng 1 đạt 50.6 điểm, đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng

      Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1 vẫn cao hơn ngưỡng 50 điểm khi đạt 50.6 điểm, sau khi đạt 50.8 điểm trong tháng 12 năm ngoái. Chỉ số này cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất vào đầu năm 2020 tiếp tục cải thiện ở mức khiêm tốn.



      http://fili.vn/2020/02/pmi-thang-1-d...61-725306.htm#

    17. #16
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      64
      Được cám ơn 15 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định TCM đi viện rùi

      TCM toang thật rồi ông giáo ơi. Bác nào nắm con này thì không cầm nhiễm corona cũng cho vào bệnh viện luôn

      Giá cổ phiếu TCM đã có sự sụt giảm rất mạnh trong suốt 12 tháng qua. Các nhà đầu tư đang khá phân vân về việc có nên bắt đáy TCM ở thời điểm hiện nay hay chưa.



      Sau khi tạo đỉnh trong vùng 32,000-32,500 vào đầu năm 2019 thì giá cổ phiếu đã có một đợt lao dốc mạnh và liên tục trong gần 12 tháng. Đến cuối năm 2019, cổ phiếu TCM đã giảm gần 40% giá trị và khiến cho nhiều nhà đầu tư cảm thấy khó hiểu.

      Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này người viết không đề cập đến các yếu tố cơ bản mà chỉ tập trung vào những tín hiệu kỹ thuật thuần túy.

      https://vietstock.vn/2020/02/tcm-da-...585-728225.htm


    18. #17
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Bất động sản đình trệ vì Corona

      https://vietstock.vn/2020/02/bat-don...220-729738.htm

      condotel, bđs du lịch, nghỉ dưỡng thì toang thật!... riêng bđs nhà ở thì nhu cầu phải nói là còn "đông như quân mông" nên cũng chả phải kinh!


    19. #18
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      57
      Được cám ơn 12 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định Báo cáo về Thị trường Chứng khoán (TTCK) tháng 1 và triển vọng tháng 2 năm 2020 - BSC

      BSC đưa ra hai kịch bản tháng 2 như sau: (1) VN-Index dần thoát ly khỏi xu hướng tiêu cực, tích lũy trên 925 điểm và có thể tăng dần trên 950 điểm vào cuối tháng; (2) VN-Index có thể đóng cửa dưới 900 điểm nếu diễn biến dịch bệnh tiêu cực và áp lực thoái vốn từ khối ngoại tiếp diễn.

      https://vietstock.vn/2020/02/thang-2...145-729779.htm


    20. #19
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      63
      Được cám ơn 12 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định Virus corona dạy ta điều gì?


      Các đợt giảm giá thường được gây ra bởi những sự cố bất ngờ. Nhà đầu tư cần biết một số kỹ thuật phản ứng điển hình trong những tình huống này.
      https://vietstock.vn/2020/02/virus-c...355-729063.htm

    21. #20
      Ngày tham gia
      Jan 2020
      Bài viết
      54
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Năm mới chưa mở hàng, cò nhà đất đã nghỉ phép vô thời hạn

      Thời điểm sau Tết, các sàn và văn phòng môi giới thường có xu hướng làm muộn hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, năm nay bị ảnh hưởng của dịch corona, nhân viên môi giới nhà đất lại kéo dài thêm kỳ nghỉ.

      Anh Đỗ Thanh Tùng, một môi giới nhà đất dự án ở Nguyễn Xiển (Hà Nội), cho hay, sau mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) anh lên Hà Nội để chuẩn bị đi làm thì nhận được lệnh của sếp: “Tiếp tục nghỉ, bao giờ đi làm thông báo sau”.

      Hơn 30 tuổi, gắn bó chục năm với nghề, anh Tùng cảm thấy buồn khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới bất động sản nhưng những người làm nghề môi giới như anh cũng gặp rắc rối.

      Theo anh Tùng, vấn đề dịch bệnh lây nhiễm khiến cho người dân lo lắng. Họ không còn tâm trí nhiều cho bất động sản, cộng với thời điểm sau Tết khiến cho thị trường đã ảm đạm lại càng thê thảm hơn. “Mình gọi điện mời cà phê hỏi thăm chúc Tết đầu năm mà khách hàng đã từ chối ầm ầm. Ai cũng lo dịch bệnh”, anh Tùng cho biết.



      Nhóm dự án của anh Tùng gồm 20 người nhưng sau năm qua chỉ còn bám trụ lại 5 người. Phần lớn môi giới đã bỏ việc đi làm nghề khác. Những ai đã gắn bó nhiều năm như anh Tùng thì vẫn cố sống chết với nghề này. Tuy nhiên, anh Tùng cho rằng, phải chờ ít nhất 3 tháng nữa thị trường mới có thể bắt đầu.

      Khổ nhất phải kể tới nhóm môi giới bán dự án nghỉ dưỡng, condotel. Trong bối cảnh ảm đạm như hiện nay, hầu như khách hàng không ai mặn mà tìm hiểu dự án. Chị Quỳnh Mai, một nhân viên sales tại Cầu Giấy, cho hay, năm ngoái sau vụ condotel Cocobay đã khiến thị trường lao đao thì nay dịch corona lại làm thêm một cú giáng nữa. Các nhà đầu tư hầu như không còn chút quan tâm tới phân khúc nghỉ dưỡng lúc này.

      Từ khi đi làm sau Tết tới giờ, cả văn phòng môi giới chưa kịp khởi động đã phải tạm nghỉ. “Sếp mình cho nhân viên ở nhà trông con, ai rảnh muốn đi đâu thì đi”, chị Mai chia sẻ.

      Trao đổi với phóng viên, một giám đốc marketing dự án tại Hà Nội tâm sự, mọi kế hoạch mở bán sau Tết dù đã lên lịch đã phải huỷ vào phút chót. Ngay cả sự kiện đầu năm nội bộ của tập đoàn cũng đã huỷ. Theo vị giám đốc này, hai dự án lớn ở Hà Nội có kế hoạch ra mắt đã tạm dừng hoạt động tổ chức sự kiện. “Mặc dù đã làm việc với các nhà thầu đối tác, thuê địa điểm nhưng bên mình buộc phải huỷ hết các sự kiện”, ông cho hay.

      Tương tự, một sàn môi giới bất động sản lớn ở Hà Nội cũng cho biết, hai sự kiện mở bán dự án chung cư sau Tết đã tạm hoãn mặc dù đã chuẩn bị xong hết. Các nhân viên tổ chức sự kiện của sàn đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh để báo cáo lãnh đạo kế hoạch trong năm. Hiện sàn này cũng đã cho nhân viên nghỉ thêm nếu có yêu cầu.

      Trong lúc được nghỉ vô thời hạn, nhiều nhân viên môi giới tranh thủ chạy Grab để kiếm thêm, người ở nhà trông con. Trong khi đó, số ít môi giới có điều kiện đã đi du lịch nước ngoài. Với các công ty bất động sản không thể cho nhân viên nghỉ nhiều thì các phòng ban đều có kế hoạch tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Tình hình hiện nay? Part 13
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 620
      Bài viết cuối: 16-03-2023, 08:25 AM
    2. Tình hình HNX hiện nay
      By sacomreal in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 21-04-2016, 04:22 PM
    3. Tình hình hiện nay? - Part 6
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 3000
      Bài viết cuối: 18-06-2013, 10:30 AM
    4. Tình hình hiện nay?
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 8806
      Bài viết cuối: 11-07-2012, 08:53 AM
    5. Tinh Hinh Hien Nay
      By tientrivietnam in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 04-11-2010, 09:39 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình