Bloomberg: Cổ phiếu dược Việt Nam quá hấp dẫn
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 3 của 3
    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2017
      Bài viết
      79
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Bloomberg: Cổ phiếu dược Việt Nam quá hấp dẫn

      Bloomberg: Cổ phiếu dược Việt Nam quá hấp dẫn

      Trong khi thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng và người dân ngày càng chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe, nhu cầu dược phẩm tăng dẫn tới doanh thu ngành dược liên tục tăng. Cùng với độ mở ngày càng rộng của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành dược đang nổi lên là một trong những món hời đối với nhà đầu tư nước ngoài.

      Với sự góp mặt của công ty dược Nhật Bản Taisho, cổ phiếu Dược Hậu Giang đã tăng 40%. Hãng dược Nhật Bản mới đây lại vừa đăng ký mua vào thêm 1tr cổ phiếu DHG để nâng tỷ lệ nắm giữ lên 35%

      Trong khi tầng lớp thu nhập trung bình mới nổi tại Việt Nam ngày càng chú ý đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhu cầu nắm giữ cổ phiếu ngành dược của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tuy nhiên, room dành cho khối ngoại hiện còn rất hạn chế.

      Theo báo cáo của BMI Research, quy mô thị trường dược Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 4,2 tỷ USD trong năm 2015 lên 7,2 tỷ USD vào năm 2020 và sau đó duy trì tốc độ tăng trưởng thường niên 2 con số cho đến năm 2025. Sáng lập viên Mekong Capital cũng cho rằng ngành dược Việt nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trong khoảng 10-15% mỗi năm.

      Cổ phiếu Traphaco – công ty dược lớn thứ 2 niêm yết trên sàn – đã tăng 70% trong năm 2016. Vài cái tên khác trong top 5 cũng tăng đáng kể: Cổ phiếu Imexpharm tăng 40% và dược Cửu Long tăng mạnh 135%. Trong năm này, chỉ số VN Index tăng 12%.

      Mặc dù giá tăng mạnh nhưng cổ phiếu của những công ty này vẫn đang được định giá thấp so với thế giới. P/E của DHG là 19,4 lần, DBD là 12 lần và CDP là 8,43 lần. Trong khi đó, chỉ số P/E ngành dược của Thái Lan ở mức 14 lần và Hàn Quốc là 37,9 lần.

      “So với cổ phiếu ngành dược tại các thị trường mới nổi, cổ phiếu ngành dược Việt Nam vẫn khá rẻ”. Giám đốc phân tích của Maybank Kim Eng nhận định.

      Dược Hậu Giang, Imexpharm và Domesco đều đã kín room cho nhà đầu tư nước ngoài. Khối lượng cổ phần khối ngoại nắm giữ tại Traphaco là 45%. Trong khi ấy room dành cho nước ngoài ở Bidipha và Codupha vẫn còn khá lớn

      Đặc tính chung của cổ phiếu ngành dược là khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên tương đối thấp do nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu dược thường muốn nắm giữ dài hạn chứ không thích lướt sóng.

      Tổng giám đốc Mekong Capital – Chris Freund nhận định cổ phiếu ngành dược đang khá hấp dẫn ở thời điểm hiện tại và các nhà đầu tư chiến lược thường ưa thích trả giá cao hơn cho khối lượng cổ phiếu chiếm tỷ lệ lớn. “Tôi hy vọng sẽ được nhìn thấy nhiều thương vụ mua bán cổ phiếu hơn trong vòng 12 tháng tới”.

    2. #2
      Ngày tham gia
      Aug 2018
      Bài viết
      42
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      Hèn gì tây lông mua nhiều thế

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Bài viết
      77
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Cổ phiếu ngành dược có còn hấp dẫn?

      Có nhiều cổ phiếu dược mới lên sàn tạo thêm nhiều lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư

      Triển vọng ngành dược

      Theo IMS dự báo, tăng trưởng ngành dược Việt Nam đạt từ 8-9% trong giai đoạn 2017-2021. Năm 2016, ngành dược tăng trưởng 9%, tổng tiêu thụ đạt 76 nghìn tỷ đồng, trong đó, thuốc nhập khẩu chiếm tới 63% giá trị tiêu thụ. Tính đến 15/09/2017, tổng giá trị nhập khẩu dược phẩm Việt Nam đạt 1.936 tỷ đồng, tăng trưởng 6,5%.

      Năm 2017 và 2018 các doanh nghiệp ngành dược lên sàn khá rầm rộ, trong số đó có 3 công ty dược thuộc loại lớn nhất Việt Nam lên sàn là DVN, DBD và Codupha, mang lại thêm lựa chọn cho nhà đầu tư. Hiện nay mức P/E của ngành dược Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

      Nhiều cổ phiếu dược đang được giao dịch tại mức P/E hấp dẫn như TRA (24,27), DHG (18,6), DBD (12,3), CDP (8,3). Mức P/E này thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của các cổ phiếu dược trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (31,09).

      Một số cổ phiếu tiêu biểu

      CTCP Dược Hậu Giang (HoSE: DHG)
      là doanh nghiệp dẫn đầu ngành dược về quy mô, với doanh thu 2017 đạt 4560 tỷ.

      Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trung bình lần lượt là 16%/năm và 11%/năm từ năm 2017- 2020. Có cổ đông lớn Taisho, câu chuyện nới room cho nhà đầu tư nước ngoài của DHG tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Taiso (Nhật Bản) vừa đăng ký mua vào them 1tr cổ phiếu để nâng tỷ lệ nắm giữ lên 35%

      CTCP Dược - Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định (Hose: DBD-Bidiphar) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành dược Việt Nam về chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất, danh mục thuốc đa dạng và có tiềm năng tăng trưởng cao. Năm 2017 DBD đạt doanh thu 1460 tỷ và lợi nhuận 203,5 tỷ.

      Đáng chú ý, DBD là doanh nghiệp sản xuất thuốc ung thư duy nhất tại Việt Nam và là một trong hai doanh nghiệp nội địa sở hữu công nghệ sản xuất thuốc đông khô. 2 dòng sản phẩm chủ lực của DBD là thuốc ung thư và thuốc đông khô, chiếm khoảng 27% tổng doanh thu.

      Công suất sản xuất 2 dòng sản phẩm này tiếp tục tăng nhờ đầu tư nhà máy Bidiphar công nghệ cao. Nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh, đặc biệt trong phân khúc thuốc ung thư. Số ca nhiễm bệnh mới được dự báo tăng lên tới 190.000 người vào năm 2020. Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của công ty đến từ đóng góp của 3 nhà máy mới, xây dựng theo tiêu chuẩn PICs hoặc EU-GMP.

      CTCP Codupha (upcom: CDP) là doanh nghiệp hiện có thị giá thấp nhất và chỉ số P/E hấp dẫn nhất trong số các cổ phiếu lớn ngành dược, CDP còn là cổ phiếu nằm trong top 5 DN dược trong nước có doanh thu lớn nhất Việt Nam.

      Tính ra đến nay CDP có hơn 40 năm tuổi đời, hệ thống kho thuốc và chi nhánh của công ty đã bao phủ tới các nhà thuốc, cơ sở y tế trên toàn quốc, giảm được các khâu phân phối trung gian, giảm giá thành sản phẩm tới tay khách hàng. Thế mạnh của Codupha là hệ thống kho thuốc đạt chuẩn GSP được trang bị dây chuyền bảo quản lạnh, hệ thống phương tiện giao hàng đạt chuẩn GDP, hệ thống quản lý chất lượng đạt ISO 9001-2008 và đội ngũ nhân sự có trình độ, kinh nghiệm. CDP đã phân phối trực tiếp thuốc tới 59/64 tỉnh thành, trong đó có những địa bàn mà nhiều công ty phân phối khác (kể cả công ty phân phối đa quốc gia) chưa xây dựng được kho thuốc và hệ thống phân phối như: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó, CDP là một trong số 6 công ty dược được Nhà nước giao đảm trách Chương trình dự trữ và lưu thông thuốc quốc gia, các thuốc cần kiểm soát đặc biệt.

      Với lợi thế có hệ thống phân phối thuốc được xây dựng có quy mô lớn, bài bản, doanh thu thuần năm 2017 đạt 3646 tỷ (tăng 14% so với 2016 và vượt 13% kế hoạch). Năm 2018 Đại hội cổ đông CDP đã thông qua kế hoạch doanh thu 3580 tỷ, lợi nhuận sau thuế 29,4 tỷ và cổ tức tối thiểu 12%.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Cổ phiếu ngành dược có còn hấp dẫn?
      By biangon in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-02-2019, 04:39 PM
    2. Cổ phiếu ngành dược có còn hấp dẫn?
      By biangon in forum SÀN OTC CỔ PHIẾU
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-02-2019, 04:36 PM
    3. Cổ phiếu ngành dược có còn hấp dẫn?
      By biangon in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-02-2019, 04:35 PM
    4. Bloomberg News: Việt Nam hấp dẫn đầu tư thế giới
      By meoden1211 in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 28-10-2010, 10:14 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình