Philippines quyết không thỏa hiệp với Trung Quốc
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Philippines quyết không thỏa hiệp với Trung Quốc

      Philippines vừa tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thỏa hiệp nào với Bắc Kinh, trước khi tòa án quốc tế về Luật Biển khẳng định những quyền lợi hàng hải của Manila trên biển Đông.


      Xem bài viết: Philippines quyết không thỏa hiệp với Trung Quốc

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Hồ Huy Anh (12/06/2014 13:48)

      KIỆN TRUNG QUỐC

      Chúng ta cần thẳng thắn nhận định là trước hết Việt Nam chúng ta muốn đạt được mục tiêu thực tế nào, rồi sau đó chúng ta có thể suy tính ít nhất hai hành động cụ thể về pháp lý quốc tế, và cuối cùng có thể chọn một trong hai hoặc chọn cả hai.

      (1) Nếu muốn dùng việc xét xử của một tòa án quốc tế để thách thức việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa, chúng ta cần kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Công lý Quốc tế - International Court of Justice (ICJ). Lý do là vì chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) nói chung không được coi là một vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật biển - International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS) mà sẽ được nói đến trong (2).

      Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần thấy là Trung Quốc dựa trên tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) làm cơ sở cho quyền đặt giàn khoan dầu HD-981, chứ không dựa trên "đường chín đoạn" (nine-dash line) mà thường được các báo chí nhắc đến. Hơn nữa, nếu muốn biết địch biết ta để chuẩn bị phản biện, chúng ta cần đọc kỹ công hàm đề ngày 8/6 mà Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 9/6, qua đó Trung Quốc không chỉ dựa duy nhất vào công hàm (hay công thư) của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 mà còn dựa vào những cái gọi là "chứng cứ" khác *.

      Do đó, trong vụ kiện này, chúng ta sẽ cần nộp cho ICJ các bằng chứng chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa - và cả các bằng chứng chủ quyền trên quần đảo Trường Sa (1 phát súng bắn 2 mục tiêu), kể cả các đảo mà Trung Quốc đang chiếm. Trung Quốc chắc chắn sẽ không đồng ý ra ICJ vì Trung Quốc đã không cam kết điều ước quốc tế chấp nhận quyền tài phán của ICJ trong bất kỳ tranh chấp nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn dùng sự trợ giúp của ICJ để chứng minh cho thế giới thấy rõ mong muốn chân thành của Việt Nam là giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa bình và công bằng. Trung Quốc dĩ nhiên sẽ phải tránh né việc chúng ta thách thức họ chứng minh chủ quyền của họ với bằng chứng ngược lại mà như chúng ta đã biết là không có giá trị, và như vậy, chúng ta sẽ thắng thêm ở mặt trận PR quốc tế.

      (2) Ngoài cách ở trên, chúng ta còn có thể kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật biển - International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS) - tức là cơ quan trọng tài của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển - United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).

      Như chúng ta đã thấy, Philippines đã khởi xướng kiện và Trung Quốc đã từ chối không tham gia. Tuy nhiên, việc chúng ta kiện Trung Quốc ra trước ITLOS sẽ hỗ trợ Philippines trong việc bắt bí "đường chín đoạn" của Trung Quốc và các vấn đề khác có liên quan đến UNCLOS. Ví dụ như nhờ Philippines đặt ra thách thức pháp lý đối với tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Tây của Philippines, ITLOS mới đây đã yêu cầu Trung Quốc gửi bằng chứng của họ trong vòng 6 tháng (hoặc đến ngày 15 tháng 12) để bảo vệ sự tuyên bố chủ quyền này. Để gỡ bí, Trung Quốc lên tiếng rằng họ không chấp nhận và không tham gia vào trường hợp trọng tài ITLOS có liên quan đến Philippines.

      Nếu chúng ta kiện Trung Quốc ra trước ITLOS và dù có thể đoán được Trung Quốc sẽ lên tiếng tương tự như đã lên tiếng về quá trình sử dụng UNCLOS của Philippines, ​​chúng ta có thể tiến hành ít nhất là giai đoạn pháp lý giống như trường hợp Philippines đã thực hiện bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Có lẽ ITLOS sẽ không giúp được cho Việt Nam một giải pháp cho việc tranh chấp nguy hiểm hiện nay với Trung Quốc về các vị trí của giàn khoan dầu HD-981, ngoại trừ trường hợp các trọng tài của ITLOS quyết định rằng tất cả các quần đảo Hoàng Sa là "đá" như quy định tại Điều 121(3) ** của UNCLOS và do đó không được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, bằng cách đưa ra thách thức riêng của chúng ta về mặt pháp lý đối với "đường chín đoạn", chúng ta có thể mở ra triển vọng rằng tuyên bố chủ quyền "lãnh thổ mở rộng" của Trung Quốc sẽ hoàn toàn không có giá trị.




      Xem bài viết: Philippines quyết không thỏa hiệp với Trung Quốc

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. 'Tôi không cay cú với đại biểu Dương Trung Quốc'
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 13-06-2014, 05:32 PM
    2. Kiện Trung Quốc: Yếu tố quyết định thành bại là nhân chứng
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 02-06-2014, 10:05 PM
    3. Máy bay, tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 07-05-2014, 09:24 PM
    4. Trung Quốc - Cường quốc không có đồng minh
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 13-08-2012, 10:50 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình