Thời gian đầu tư trung hạn (3 tháng) như Dr. Vu đề cập từ hồi tháng 8 sắp đến giai đoạn gặt hái kết quả. Với kết quả kìm chế lạm phát ở mức thấp, lãi suất cho vay dần được cơ cấu lại theo hướng giảm dần là những điều kiện để doanh nghiệp dần phục hồi. Sức sống trẻ của khoảng 90 triệu người dân Việt Nam là nguồn lực vô cùng lớn để phát triển kinh tế cả về mặt lực lượng lao động và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đâu đó có những lời phản biện rằng có lẽ không có "cớ chế này nọ" mà để kinh tế tự nó vận động phát triển theo quy tắc cung cầu thì sẽ tốt hơn nhiều so với hiện tại. Với tiềm lực vô cùng lớn của dân số trẻ thì sự phục hồi mạnh mẽ là điều không sớm thì muộn. Vấn đề còn lại là cơ chế sẽ như thế nào để thúc đẩy nguồn tiềm lực ấy. Hạt giống có tốt mà gieo trên những mảnh đất thiếu chất dinh dưỡng thì cũng không thể phát triển tốt được. Sự hồi phục là điều không thể khác được khi quy luật tự nhiên của mọi vật chất là sự biến chuyển, thay đổi, có tăng có giảm. Vấn đề chỉ còn là thới gian với mốc là cuối năm 2013 hay từ 2014! Kế hoạch kinh tế 5 năm đến 2015 không thể chấp nhận sự đi xuống của kinh tế như vậy được, và lẽ đương nhiên rằng nếu thị trường không biến chuyển thì NN sẽ có những biện pháp kích thích kinh tế quyết liệt hơn vào năm 2014.

Quay trở lại tình hình kinh tế trong nước với những BCTC qúy III của các doanh nghiệp. Dr. Vu tin tưởng rằng sẽ tốt hơn nhiều so với hai quý đầu năm. Điều này sẽ được phản ánh mạnh mẽ ở những doanh nghiệp:
+ Được hưởng lợi từ những chính sách của Nhà nước
+ Có tổng nợ lớn
+ Tái cấu trúc mạnh mẽ
+ Bị ảnh hưởng bởi việc tái cơ cấu rút bớt tỉ trọng của các qũy ETF.
+ Cổ phiếu mang tính đầu cơ cao và giảm nhiều (thị giá thường thấp)
Có thể kể đến như: KBC, HQC, LCG, SAM, OGC, BVH, HAG, IJC, ITA, REE, FLC, VCG, SCR, SHB, SHS.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước mới là vấn đề quyết định cho sự hồi sinh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Và thời điểm đó bắt đầu đến bằng việc xây dựng những nền móng vững chắc từ quý III năm 2013 này. Các yếu tố bất ngờ từ bên ngoài là điều cần để tâm khi mà kinh tế trong nước chưa vững chắc (thể hiện ở tăng trưởng GDP, FDI, PMI, CPI...). Sự hồi sinh này sẽ bắt nguồn từ những cổ phiếu mang tính đầu cơ cao chứ không phải các cổ phiếu Blue Chips mang tính phòng thủ cao.
Một điều mà thời nay đầu tư CK cần phải nhớ đó là không còn giống thời xưa nữa khi mà sự thận trọng bao trùm ở nền kinh tế ("chim sợ cành cong" sau những ngày tháng khủng hoảng và thất bại) và cả chính trị. Kinh tế sẽ không có những gói kích cầu lớn. Thị trường sẽ lên từ từ, sẽ xen kẽ điều chỉnh ở quanh những mốc kháng cự.

Những ngày giao dịch cuối tháng 9, đầu tháng 10 bắt đầu phản ánh rõ nét điều này. Có lẽ điều này đã đến sớm hơn nếu như không có những ảnh hưởng từ gói kích thích kinh tế QE3 và khả năng bùng nổ chiến tranh ở Syria. Ngay sau khi cuộc họp của FED diễn ra và tuyên bố giữ nguyên gói QE3 thì gánh nặng rủi ro gần như được tháo bỏ. Thị trường sẽ không có những đợt rút vốn ở cổ phiếu Blue Chips do Nhà đầu tư NN thực hiện nữa mà thay vào đó lại là sự đổ vốn vào thị trường khi gói QE3 được bàn luận là trì hoãn đến năm 2014. Như vậy, có thể nói những rủi ro đối với thị trường CK Việt Nam đang ở mức rất thấp. Dr. Vu tin tưởng rằng, sự phục hồi của nền kinh tế trong nước trong quý III này sẽ dần bù đắp những rủi ro nếu có từ các vấn đề về QE3 hay bất ổn chính trị ở US, Tây Nam Á (Syria, Palestine, Iran,..). Một rủi ro có thể tới trong tương lai gần là vấn đề trần nợ công của US cần được theo dõi cẩn thận! Việc tái cơ cấu của các quỹ là không lường trước được. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu của Việt Nam đang ở mức rất thấp và đáng để đầu tư mặc dù những rủi ro về chính sách và cơ chế là cũng không nhỏ!

Tình hình giao dịch trên sàn HOSE và HNX đang dần sôi động trở lại, thanh khoản được duy trì khá tốt khoảng 1-2 tuần nay. Dòng tiền đầu cơ đổ vào khá dồi dào và bắt đầu có sự luân phiên giữa các dòng cổ phiếu. Thị trường tăng, đáy sau cao hơn đáy trước, lượng chặn mua khá dày ở các bước giá sau, khi thị trường điều chỉnh. Thị trường cần một vài phiên tiếp cần mốc 500 trước khi bứt phá đến mục tiêu kháng cự gần nhất HOSE 520, HNX 63. Nếu không có gì bất ổn từ kinh tế thế giới, các mốc quan trọng này sẽ nhanh chóng đạt được trong tháng 10 và 11 này!
Những dấu hiệu nhận biết cho một thị trường tăng bền vững:
1. Thanh khoản ổn định (HOSE trên 40tr, HNX trên 25tr)
2. Biện độ điều chỉnh nhẹ, thanh khoản tăng khi điều chỉnh, đáy sau cao hơn đáy trước
3. Dòng tiền xoay vòng giữa các cổ phiếu.
4. Lượng đặt mua nhiều hơn đặt bán.

Khuyến nghị: mua và nắm giữ các cổ phiếu có thị giá thấp hơn định giá của cổ phiếu. Bán ra tại ngưỡng kháng cự mạnh, mua khi điều chỉnh. Quan sát cổ phiếu có lượng đặt mua cao hơn bình thường, thanh khoản tăng dần để đón sóng của từng cổ. Mua phản ứng nhanh (để có sẵn cổ phiếu trong tài khoản) những cổ phiếu super penny (thị giá thấp hơn 3k) khi có giá tốt, chờ sóng lên để lướt sóng (dự kiến khi các midcap tăng đến các mức kháng cự mạnh).
Good luck to all!