DERIVATIVES VÀ COMMODITIES FUTURES

Một khí cụ (instrument) khác trong thị trường tài chánh là Derivatives; một loại hợp đồng tài chánh giữa hai hay nhiều bên mà giá trị phát sinh của nó tùy thuộc vào sự biến động của một tích sản (asset) khác như chứng khoán, hàng hoá, bất động sản hay ngoại tệ, v.v…

Chẳng hạn một người, thay vì mua thẳng 100 cổ phiếu của hảng ABC với giá 50 dollar/share, có thể chọn trả trước 800 dollars, với hạn kỳ một tháng cho đại lý chứng khoán (brokers), để được quyền mua 100 cổ phiếu . Nếu trong thời hạn một tháng, cổ phiếu ABC tăng lên đến 75 dollars, người đó có quyền bán 100 cổ phiếu đó với giá mới 75 dollars, trả thêm cho brokers 4200 dollars, kiếm lời 1700 dollars. Ngược lại nếu trong hạn một tháng, cổ phiếu tụt giá xuống 25 dollars, người đó không phải mua 100 cổ phiếu, mà chỉ bị mất số tiền đã trả trước 800 dollars thôi.

Đó là một ví dụ về derivatives; một loại hợp đồng tài chánh giữa người mua cổ phiếu và brokers dựa trên sự lên xuống của cổ phiếu hảng ABC trong hạn kỳ một tháng. Đây là loại option derivatives, cho người mua cổ phiếu quyền mua 100 cổ phiếu nhưng không trách nhiệm phải mua ( no obligation to purchase) số cổ phiếu đó. Ý nghĩa, và cũng là ưu điểm, của derivatives trong ví dụ vừa nêu là tỉ số giữa vốn bỏ ra và lợi nhuận thu được. Thay vì phải bỏ ra 5000 dollars để mua 100 cổ phiếu, người mua trong ví dụ vừa nói chỉ bỏ ra 800 dollars, nhưng thu lời về 1700 dollars. Đó chính là điểm hấp dẩn của derivatives, trở thành phương tiện giúp giới đầu tư hạn chế mức rủi ro của mình.

Trong thực tế, derivatives rất đa dạng, những dạng thông thuờng là options, futures, warrants và convertible bonds. Ví dụ đưa ra ở trên thuộc về dạng options. Ngoài ra còn vô số những dạng khác biến thiên tuỳ theo từng ngân hàng đầu tư.

Một loại hình khác thông dụng trong thị trường tài chánh và mang tính chất của derivatives gọi là Commodities Futures; là những hợp đồng mua bán một sản phẩm hay dịch vụ nào đó được ký kết trong hiện tại dựa trên sự phỏng đoán (speculations) giá cả của sản phẩm hay dịch vụ đó, tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi đến hạn kỳ, nếu giá cả của mặt hàng gia tăng, người bán mặt hàng đó được lợi; ngược lại nếu giá cả xuống thấp, thì người mua thu lợi. Trên thị trường quốc tế, những sản phẩm được mua bán nhiều nhất theo lối này là dầu hoả, vàng , ngủ cốc,v.v… Trong thời gian vừa qua, giá dầu thô đột ngột tăng cao phần nào cũng là do lối mua bán theo commodities futures này; người ta cho rằng sự phỏng đoán (speculation) đã đóng góp đến 60% vào việc tăng giá dầu thô trên thị trường quốc tế.

Trên thực tế việc giao dịch theo lối commodities futures này diễn ra như sau:

1.-Nước đang phát triển (originators) đồng ý bán sản phẩm tương lai của mình cho môt khách hàng qua trung gian của một cơ quan gọi là Special Purpose Vehicle (SPV) theo một giá thỏa thuận .

2.-SPV sẽ phát hành chứng khoán nợ cho nhà đầu tư( investors), và sau đó khi đến hạn, chuyển nguyên liệu cho khách hàng.

3.- Khách hàng sẽ trả tiền cho một cơ quan tài chánh uỳ nhiệm (trustee); cơ quan này sẽ trả lời và vốn lại cho nhà đầu tư (investors). Số còn thừa, nếu có, sẽ chuyển lại cho nước bán hàng (originator).

4.-Để giảm mức rủi ro, người ta thường đòi hỏi áp dụng nguyên tắc overcollateralization 5:1; nghĩa là nước đang phát triển chỉ được vay trước 1 dollar cho mỗi 5 dollars sản phầm tương lai.[iv]

Tất cả những hình thức giao dịch tài chánh trên đây đều bắt nguồn từ Derivatives mà ra.
Việc xử dụng Derivatives, từ lâu, đã gây ra nhiều lo ngại trong giới tài chánh; có người, như ông Warren Buffett đã gọi nó là “ Financial weapon of mass destruction”. Một tác giả nổi tiếng khác, Paul B. Farrell, trong một bài báo trên Marketwatch, lại gọi derivatives là “ ticking bomb” và ước tính rằng tổng trị giá trên giấy tờ (notional values) của derivatives lên đến 516 ngàn tỉ dollars !(Xin nhớ rằng tổng sản phẩm nội địa của Mỹ là gần 15 ngàn tỉ dollars)[v].

Derivatives là một loại chợ đen vượt ra ngoài mọi sự kiểm soát và điều tiết của chính quyền; là một khí cụ chế ra tiền nằm bên ngoài hệ thống ngân hàng thông thường. Đó là điểm nguy hiểm của Derivatives.

Nổi lo ngại này phát sinh từ tính chất quá phức tạp và khó kiểm soát của derivatives. Ngay từ năm 1998 dưới thời của cựu TT Bill Clinton, nhiều ngưòi trong chính phủ đã quan tâm đến việc kiểm soát thị trường derivatives. Bà Brooksley E.Born, người đứng đầu Uỷ Ban Mậu Dịch Commodity Futures(Commodity Futures Trading Commission), tại một cuộc họp của Nhóm Công Tác về Thị Trường Tài Chánh( President’s Working Group on Finanical Markets) của TT Phủ, có sự hiện diện của Alan Greenspan, chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ LB; Robert E. Rubin, Bộ trưởng Ngân Khố; và Arthur Levin Jr. Chủ tịch Uỷ ban Hối Đoái và Chứng Khoán ( Securities and Exchange Commission), đã cương quyết đòi hỏi phải đặt thị trường Derivatives dưới sự kiểm soát chặt chẻ. Bà Born đã vận động Quốc Hội ủng hộ cho đề nghị của Bà. Nhưng vì ba người kia : Greenspan, Rubin và Levin, lại vận động cho việc không kiểm soát Derivatives, và cuối cùng phe đa số này thắng, bà Born thua và sau đó lặng lẽ từ chức. Kể từ đó thị trường Derivatives được Alan Greenspan buông lỏng hoàn toàn, vì theo Ông, Derivatives là một phương cách tài chánh mới mẻ và hữu ích cho giới đầu tư, cần được để cho tự điều tiết (self-regulated) lấy tốt hơn là sự can thiệp của chính quyền.[vi]


CREDIT DEFAULT SWAPS.
(BẢO HIỂM CHỨNG KHOÁN)


Sau Derivatives, đến một khí cụ tài chánh khác cũng đóng góp phần quan trọng vào cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay; đó là CREDIT DEFAULT SWAPS. Đây là một loại bảo hiểm dành cho các chứng khoán (securities) hay trái phiếu (bonds).

Khi mua chứng khoán, cổ phiếu hay trái phiếu người ta chấp nhận hai rủi ro: rủi ro về lãi suất và rủi ro bị chạy làng (default risk). Rủi ro về lãi suất tăng hay giảm thì không ai bảo hiểm; nhưng còn rủi ro bị chạy làng thì có nhiều công ty tài chánh và ngân hàng đứng ra bảo hiểm và loại bảo hiểm đó có tên là CREDIT DEFAUTL SWAPS (CDS); có ý nghiã như là một sự đánh đổi (swapping) cho rủi ro mất tiền. Người có cổ phiếu hay trái phiếu trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền nhỏ hàng năm để bảo hiểm cho cổ phiếu hay trái phiếu mình đang có, nếu trong trường hợp chủ cổ phiếu bị khánh kiệt (bankcrupt) thì hảng bảo hiểm sẽ trả thay cho. Tuy nhiên, CDS lại là khí cụ tạo ra nhiều vấn đề tài chánh như sau: