Tài liệu học chứng khoán
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 8 của 8

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      667
      Được cám ơn 43 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định Tài liệu học chứng khoán

      Có một ít kiến thức sưu tầm trên mạng về kiến thức chứng khoán post lên đây cho các bác tham khảo.............. Mỗi ngày e sẽ post lên một bài các bác nào có tài liệu hay thì share cho mọi người cùng học hỏi nha.................!

      I/ CHỈ SỐ CƠ BẢN

      1/EPS - EARNINGS PER SHARE - LÃI CƠ BẢN TRÊN 1 CỔ PHIẾU


      EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư?

      Tôi muốn biết P/E và EPS là chữ viết tắt của thuật ngữ gì, và các thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán.

      Trả lời:

      EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.

      Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

      EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

      Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.

      EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.

      Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.


      2/PE - PRICE/EPS - GIÁ HIỆN TẠI / EPS


      Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS

      Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.

      P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.

      Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

      Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá


      3/ROE & ROA - TỶ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG


      ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)

      ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

      Công thức:

      ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản

      ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

      Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

      Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.

      Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.

      ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty)

      ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

      Công thức:

      ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường

      Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

      Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

      Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

      - ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. - ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

    2. Có 11 thành viên đã cám ơn vitbay01 :
      Baggio (22-08-2012), BuiHoangQuyen (17-08-2015), hoanock (20-02-2013), HOSE888888 (12-02-2013), jindoitto (21-05-2013), minhtannguyen91 (04-04-2018), mrszzunc (05-09-2012), ngochieu07 (01-05-2013), stockswave (19-08-2012), thinhmaiduc (20-06-2013)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2012
      Bài viết
      56
      Được cám ơn 8 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      Cảm ơn chủ thớt có công sưu tầm!

    4. #3
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      667
      Được cám ơn 43 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định

      Tiếp Tục nữa này mấy bác:

      4) P/B - PRICE/BOOKVALUE - GIÁ HIN TI/GIÁ S SÁCH

      Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

      Công thức tính như sau:


      P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)


      Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ VND, tổng nợ 150 tỷ VND, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ . Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau: P/B = 75.000/25.000 = 3


      Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.


      Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.


      Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.


      Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.


      Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.


      Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.


      Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.



      5) BETA - H
      S BETA

      Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường.


      Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1 sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường.


      Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.



      6) H
      S THANH KHON

      Hệ số thanh khoản được tính dựa trên khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của 1 cổ phiếu so với khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu đó, và khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của cố phiếu đó so với giao dịch của những cổ phiếu còn khác.


      Công thức

      A = (Khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần)/khối lượng đang lưu hành


      B = So sách Khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của tất cả các cổ phiếu và sắp xếp theo thứ tự tăng dần.


      Hệ số thanh khoản = (A + Bx2)/3



      7) ĐÁY C
      PHIU

      Đáy cổ phiếu: tìm ra những cổ phiếu giảm nhiều nhất (hoặc tăng ít nhất trong giai đoạn toàn thị trường đều tăng) trong 1 khoảng thời gian xác định. Những cổ phiếu có mức giảm phần trăm nhiều nhất sẽ được ưu tiên hiển thị trước.

      Chọn khoảng thời gian thích hợp (6 tháng trước, 9 tháng, 3 tháng, 1 tháng...) để tìm ra những cổ phiếu có giá đóng cửa(bình quân) giảm nhiều nhất (tăng ít nhất).

      Ví dụ: để tìm ra cổ phiếu có mức giảm % nhiều nhất từ 6 tháng trở lại đây bạn hãy thực hiện như sau "chọn 6 tháng trước" sau đó bạn sẽ xem thấy danh sách những mã cổ phiếu có mức giảm nhiều nhất được sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ cổ phiếu STB đứng vị trí thứ 1 nghĩa là cổ phiếu STB có mức giá giảm nhiều nhất trong tất cả các mã cổ phiếu được niêm yết.


      Giá hiện tại: giá đang giao dịch trên thị trường

      Giá thấp nhất trong 6 tháng(ví dụ bạn đang chọn 6 tháng): mức giá thấp nhất trong 6 tháng trở lại đây và ngày thấp nhất cũng được hiển thị.

      Giá cao nhất trong 6 tháng(ví dụ bạn đang chọn 6 tháng): mức giá cao nhất trong 6 tháng trở lại đây và ngày cao nhất cũng được hiển thị.
      Last edited by lesino; 20-08-2012 at 05:17 PM.

    5. Có 2 thành viên đã cám ơn vitbay01 :
      jindoitto (21-05-2013), NOQUIT (02-05-2018)

    6. #4
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      667
      Được cám ơn 43 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định

      Hôm nay e sẽ giới thiệu các bác một số cách phân tích biểu đồ....! Có gì sai sót mong các bác đừng ném đá

      II/ TÍN HIỆU BIỂU ĐỒ

      1/BOLLINGER BANDS - DẢI BOLLINGER


      Giới thiệu

      Được John Bollinger phát triển, Bollinger Bands là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu.
      1. Một đường trung bình ở giữa
      2. Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
      3. Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)

      Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Sử dụng standard deviation đảm bảo các đường bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.



      Sử dụng
      Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động quan trọng.
      Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

      Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

      Double tín hiệu mua : một tín hiệu Double Bottom Buy được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên trên đường bollinger giữa.

    7. Có 2 thành viên đã cám ơn vitbay01 :
      bmw6754321 (09-11-2017), jindoitto (19-07-2014)

    8. #5
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      667
      Được cám ơn 43 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định


      2/ĐƯỜNG TRUNG BÌNH (MOVING AVERAGES)


      Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giátheo thời gian. Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong mộtkhoảng thời gian “x”.



      Giống như mọi công cụ, nó được sử dụng để hỗ trợ chúng ta tiênđoán giá trong tương lai. Nhìn vào độ dốc của đường trung bình bạn có thể đoángiá sẽ biến đổi như thế nào.

      Như tôi đã nói, đường trung bình làm phẳng hoạt động của giá. Cónhiều kiểu đường trung bình khác nhau, và mỗi kiểu có các mức làm phẳng riêng.Nói chung, đường trung bình phẳng hơn thì phản ánh sự biến động giá chậm hơn.Đường trung bình nhấp nhô hơn thì phản ánh sự biến động giá nhanh hơn.

      5.1 Đường trung bình đơn giản (Simple MovingAverage - SMA)

      Một đường trung bình đơn giản là kiểu đường trung bình đơn giảnnhất. Một cách cơ bản, một đường trung bình đơn giản được tính bằng cách tínhtổng các giá đóng trong số khoảng thời gian “x” và chia cho “x”. Có lầm lẫnkhông? Cho phép tôi giải thích. Nếu bạn vẽ một đường trung bình đơn giản cho sốkhoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 1 giờ, bạn sẽ cộng giá đóng của 5 giờ vàchia cho 5 và như vậy bạn có một đường trung bình đơn giản.

      Nếu bạn vẽ đường trung bình đơn giản cho khoảng thời gian là 5trên một biểu đồ 10 phút, bạn sẽ cộng giá đóng của 50 phút và sau đó chia cho5.

      Hầu hết các công cụ vẽ đồ thị sẽ thực hiện tất cả việc tính toáncho bạn. Chúng ta phải biết cách tính toán một đường trung bình đơn giản bởi vìđiều này quan trọng để bạn hiểu các một đường trung bình được tính toán. Nếubạn hiểu cách mỗi đường trung bình được tính toán, bạn có thể đưa ra quyết địnhcủa riêng bạn nên chọn kiểu nào thì tốt hơn.

      Giống như bất kỳ công cụ khác, các đường trung bình hoạt độngnhư một bộ delay (làm trễ). Bởi vì bạn đang lấy giá trị trung bình của giá, bạnthực sự chỉ đang xem dự báo giá tương lai và không phải là một cái nhìn chắcchắn của tương lai.


      Đây là một ví dụ về cách các đường trung bình làm phẳng hoạtđộng giá cả. Trên đồ thị trên, bạn có thể thấy 03 đường SMA khác nhau. Như bạnnhìn thấy, đường SMA cho khoảng thời gian dài hơn là đường chậm trễ hơn so vớigiá. Chú ý rằng đường 62SMA cách xa hơn giá hiện thời so với các đường 30 và 5SMA. Bởi vì với đường 62 SMA bạn tính tổng giá đóng của 62 khoảng thời gian vàchia cho 62. Việc bạn sử dụng số khoảng thời gian cao hơn làm việc phản ánh sựbiến động giá chậm hơn.

      Đường SMA trong đồ thị này hiển thị cho bạn cảm nhận chung vềthị trường theo thời gian. Thay vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của thị trường,đường trung bình cho chúng ta một các nhìn rộng hơn và chúng ta có thể đưa radự đoán giá tương lai.

      5.2 Đường trung bình lũy thừa (ExponentialMoving Average - EMA)

      Mặc dù đường SMA là một công cụ tuyệt vời nhưng có một điểmkhuyết lớn. Đừơng SMA rất dễ bị vô hiệu hóa. Hãy để tôi đưa một ví dụ về điềunày :

      Chúng ta vẽ một đường SMA với thời gian là 5 trên đồ thị ngàycủa EUR/USD và các giá đóng của 5 ngày vừa qua như sau :
      Day 1: 1.2345
      Day 2: 1.2350
      Day 3: 1.2360
      Day 4: 1.2365
      Day 5: 1.2370


      Đường SMA sẽ được tính như sau :
      (1.2345+1.2350+1.2360+1.2365+1.2370)/5= 1.2358


      Đủ chính xác không? việc gì nếu giá ngày thứ 2 là 1.2300? Kếtquả của đường SMA sẽ thấp hơn một ít và điều này mang đến cho bạn ý nghĩgiá đang đi xuống, trong khi đó thực tế ngày 2 có thể chỉ là một sự kiện tạimột thời gian.

      Với điều này, tôi đang cố gắng nói rằng đôi khi đường SMA có thểquá đơn giản. Nếu có một cách khác để bạn có thể loại bỏ xung nhọn để bạn sẽkhông sai lầm. Có một cách, nó được gọi là đường trung bình lũy thừa (EMA)

      Đường EMA chịu ảnh hưởng nhiều hơn đối với các khoảng thời gianmới nhất. Trong ví dụ trên, đường EMA sẽ đặt nặng vào ngày 3 đến ngày 5, nghĩalà xung nhọn của ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và sẽ không ảnh hưởng đường trungbình nhiều. Đường EMA chú trọng hơn vào hành động hiện giờ của những người giaodịch.



      Khi giao dịch, nhìn xem những người giao dịch đang làm gì quantrọng hơn là xem họ đã làm gì trong tuần qua hoặc tháng qua.

      5.3 Cái nào tốt hơn : SMA hay EMA?

      Trước tiên hãy bắt đầu với một đường EMA. Khi bạn muốn một đườngtrung bình phản ánh hoạt động giá nhanh hơn thì một đường EMA với số khoảngthời gian ngắn là cách tốt nhất. Điều này có thể giúp bạn nắm bắt xu hướng giárất sớm và kết quả là lợi nhuận cao hơn.

      Thực vậy, bạn nắm bắt một xu hướng sớm hơn, bạn có thể giao dịchtrên xu hướng đó dài hơn và thu vào nhiều lợi nhuận! Mặt trái đối với một đườngtrung bình biến động nhấp nhô là bạn có thể bị đánh lừa, bởi vì đường trungbình phản ánh quá nhanh đối với giá cả và bạn có thể nghĩ rằng một xu hướng mớiđang hình thành nhưng thực tế nó có thể chỉ là một xung nhọn.

      Với một đường SMA, khi bạn muốn một đường trung bình phẳng hơnvà phản ánh chậm hơn hoạt động giá cả, thì một SMA với số khoảng thời gian dàihơn là cách tốt nhất. Mặc dù nó chậm phản ánh hoạt động giá, nó sẽ giúp bạnkhông bị sai lầm. Mặt trái là nó có thể làm bạn quá chậm và bạn có thể lỡ mấtmột cơ hội giao dịch tốt.

      SMA EMA

      Ưu: Hiển thị một đồ thị loại trừ các dấu hiệu giả Biến động nhanh,tốt để hiển thị
      các đảo giá vừa xảy ra

      Khuyết: Biến đổi chậm, điều này có thể Dễ đưa ra các dấu hiệu giả hơn mang đến các báo hiệu mua hoặc bán trễ và đưa ra các báo hiệu sai lầm.

      Vậy thì cái nào tốt hơn? Thật khó để bạn quyết định. Nhiều ngườigiao dịch vẽ nhiều đường trung bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họcó thể sử dụng đường SMA với số khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quátvà sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểmtốt để giao dịch.

      Thực tế, nhiều hệ thống giao dịch được xây dựng dựa trên “Cácgiao chéo đừơng trung bình”. Sau phần này, chúng ta sẽ xem một ví dụ về cách sửdụng các đường trung bình như là một phần của hệ thống giao dịch.

      Tóm tắt:

      · Một đừơng trung bìnhlà cách làm phẳng hoạt động giá cả

      · Có nhiều kiểu đườngtrung bình. Hai kiểu thông dụng nhất là SMA và EMA

      · SMA là dạng đườngtrung bình đơn giản nhất, nhưng dễ bị ảnh hưởng (tổn thương) đối với các xungnhọn.

      · Đừơng EMA đặt nặng đốivới giá mới xảy ra và do đó chỉ cho chúng ta thấy những người giao dịch hiệnđang làm gì.

      · Biết được những ngườigiao dịch hiện đang làm gì quan trọng hơn là biết họ đã làm gì tuần qua hoặctháng qua.

      · Các đường SMA phẳnghơn so với các đường EMA

      · Các đường trung bìnhvới số khoảng thời gian dài hơn thì phẳng hơn so với số khoảng thời gian ngắn

      · Các đường trung bìnhnhấp nhô thì phản ánh hoạt động giá nhanh hơn và có thể nắm bắt các xu hướngsớm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh nhanh nên chúng có thể dễ bị ảnh hưởngđối với các xung và có thể đánh lừa bạn.

      · Các đường trung bìnhphẳng phản ánh hoạt động giá chậm hơn nhưng sẽ giúp bạn tránh các xung và khôngsai lầm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh chậm nên có thể làm bạn giao dịchchậm và bỏ lỡ các cơ hội tốt.

      · Cách tốt nhất để sửdụng các đường trung bình là vẽ nhiều kiểu khác nhau trên một đồ thị để bạn cóthể thấy cả biến đổi theo khoảng thời gian dài và biến đổi theo khoảng thời gianngắn.

      SỬ DỤNG

      Tín hiệu mua: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn.

      · Đường Giá vượt lênđường SMA20

      · Đường Giá vượt lênđường SMA50

      · Đường SMA20 vượt lênSMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong dài hạn)

      · Đường Giá vượt lênđường SMA20 và đường SMA20 vượt lên SMA50 (xu hướng tăng giá thể hiện rõ khi 3đường chạm nhau và hướng lên)


      Tínhiệu bán: tínhiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn xuống lên đường dài hạn.

      · Đường Giá vượt xuốngđường SMA20

      · Đường Giá vượt xuốngđường SMA50

      · Đường SMA20 vượt xuốngSMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm trong dài hạn)

      · Đường Giá vượt xuốngđường SMA20 và đường SMA20 vượt xuống SMA50 (xu hướng giảm giá thể hiện rõ khi3 đường chạm nhau và hướng xuống)


    9. Có 2 thành viên đã cám ơn vitbay01 :
      dothanhtai92 (25-08-2012), jindoitto (19-07-2014)

    10. #6
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      667
      Được cám ơn 43 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định

      PSAR - PARABOLIC SAR


      PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend. Nhược điểm của nó là chỉ báo up hay down. Nó không thể hiện tình trạng non-trend của thị trường. Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn.
      • PSAR đảo chiều vượt dưới đường giá (tín hiệu mua)
      • PSAR đảo chiều vượt trên đường giá (tín hiệu bán)

      PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend. Nhược điểm của nó là chỉ báo up hay down. Nó không thể hiện tình trạng non-trend của thị trường. Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn.
      Vì vậy, đã có rất nhiều bài viết về cách phối hợp ADX cùng với PSAR để sử dụng ưu điểm của cả 2 chỉ số, loại bỏ nhược điểm của cả 2. John Murphy nổi tiếng cũng đã từng gợi ý về cách dùng DMI (ADX, +/-DI) với PSAR. Tuy vậy, việc xác định ranh giới giữa up, down và sideway vẫn còn rất mơ hồ, khó nắm bắt. (ADX và PSAR)

      Chúng ta phải luôn bám sát PSAR vì PSAR là nhạy nhất. Nó sẽ cảnh báo sự thay đổi của trend đầu tiên.
      Khi PSAR đột ngột đảo chiều, câu hỏi là trend đã thực sự thay đổi chưa? Nếu đã, thì là up (trong trường hợp đang down), down (trong trường hợp đang up) hay sideway? Thường thì sau một trend, thị trường phải sideway, rồi mới chuyển sang trend ngược lại, hoặc tiếp tục trend cũ. Vấn đề là sideway kéo dài bao lâu? Có thể chỉ một vài phiên để retest, khẳng định mốc mới; có thể là lâu hơn.

    11. Có 2 thành viên đã cám ơn vitbay01 :
      jindoitto (19-07-2014), minhtannguyen91 (04-04-2018)

    12. #7
      Ngày tham gia
      May 2012
      Bài viết
      7
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      Trích mà ko ghi nguồn!

    13. #8
      Ngày tham gia
      May 2013
      Bài viết
      12
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định Xem bieu do gia cua HNX ca HOSE o dau?

      Cho minh hoi, xem cac bieu do gia cua HNX va HOSE o trang nao vay?

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Xin tài liêu về phân tích chứng khoán
      By johanncruyf in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 11-04-2012, 12:10 PM
    2. Ai có tài liệu về phân tích chứng khoán mới mới không?
      By angle1088 in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 18-09-2009, 04:02 PM
    3. Tài khoản chứng khoán tại BSC - Liệu có bị lợi dụng không?
      By crazycoder in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2007, 02:02 PM
    4. co bac nao co tai lieu ve kinh doanh chung khoan gui cho em nha
      By xuannamox in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 04-05-2007, 08:34 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình