Cơn bão Lehman – một năm nhìn lại

Một năm sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, người ta bắt đầu mổ xẻ nguyên nhân của cuộc đại suy thoái và hiệu quả những chính sách mà chính phủ đã áp dụng trong một năm qua.

Khi nhìn lại nguyên nhân gây nên cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu, Wharton's Jeremy Siegel – giáo sư về tài chính của Trường Wharton thuộc Đại Học Pennsylvania đã đưa ra nhận định rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ và Bộ tài chính Mỹ đã phạm một trong những sai lầm về chính sách tồi tệ nhất lịch sử khiến mọi việc đi ngoài tầm kiểm soát.

Một năm sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, người ta bắt đầu mổ xẻ nguyên nhân của cuộc đại suy thoái và hiệu quả những chính sách mà chính phủ đã áp dụng trong một năm qua. Ông Jeremy J. Siegel cho biết, nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng chúng ta nên chú trọng vào những động thái đã cứu giúp nền kinh tế toàn cầu khỏi “cơn bão lớn” vừa qua.

Nguyên nhân sâu xa của cuộc suy thoái là sự bùng nổ của thị trường bất động sản trong những năm đầu của thế kỷ 21. Các công ty tài chính đã bỏ qua những dấu hiệu rõ ràng của thị trường nhà đất bong bóng đồng thời bỏ qua những nguy cơ trong những văn kiện thế chấp nhà đất.

Rút cục thì, số phận của các công ty tài chính lại rơi vào tay những CEO – những người vốn đã bị “lóa mắt” bởi cái gọi là “món hời” mà thị trường bất động sản bong bóng mang lại. Kết quả là mọi việc đã đi ngoài tầm kiểm soát của họ. Người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản để làm tài sản đảm bảo.

Alan Greenspan – cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ và người kế nhiệm, ông Ben Bernanke, cũng có lỗi khi không thể lường trước được nguy cơ này. Không những thế, Fed thậm chí còn không hề có động thái hay thậm chí không đưa ra lời cảnh báo nào nhằm ngăn chặn cuộc đại suy thoái qua.

Sự sụp đổ của đại gia Lehman đã khiến thị trường tài chính Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng hiếm có trong lịch sử nước này. Một năm trước, các nhà đầu tư đặt câu hỏi: “Nếu Lehman không còn ở vị trí thứ nhất thì ai sẽ là người thay thế?” Và kết quả là, đã có sự di chuyển mạnh mẽ từ nguồn vốn cá nhân sang trái phiếu chính phủ - động thái làm tê liệt thị trường vốn, đóng băng nguồn vay đồng thời đẩy nguy cơ vỡ nợ lên mức cao. Sự rối loạn của thị trường tín dụng chính là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mặc dù, Fed không thể nhìn trước được cuộc đại suy thoái này nhưng nếu các ngân hàng trương ương làm chậm lại dòng chảy nguồn vốn Fed đồng thời dân dần tiết chế hệ thống ngân hàng thì có lẽ đã phần nào ngăn chặn được “cơn bão” này.

Những phương thức quyết đoán cứu nền kinh tế

Suy thoái kinh tế trên thực tế đã xảy ra nhưng Bernanke và các đồng nghiệp của ông ở châu Âu và châu Á đã có những biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn nó.

Nhìn lại, điều quan trọng nhất để ngăn ngừa một cuộc đại suy thoái tương tự là thành lập các thủ tục nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh khoản. Các công ty tài chính lớn cũng nên có quỹ vốn quản trị rủi ro tăng cường khả năng chống đỡ khi chính phủ không thể “ra tay”.

Nguồn: http://vfinance.vn/

Link gốc: http://vfinance.vn/m33/sm33/e301/kin...m_nhin_lai.htm