Liệu các ngân hàng có đang quá thận trọng?

Những tranh luận gần đây cho rằng sự sụt giảm nguồn vốn tại những ngân hàng lớn như Goldman đã kéo theo sự giảm sút của lợi nhuận xuống và các ngân hàng cần nhiều đòn bẩy tài chính hơn.

Chỉ một năm sau khi Lehman Brother sụp đổ vì những khoản nợ ngập đầu của mình, phố Wall đang kêu gọi các công ty khác tham gia lại vào thị trường. Các chuyên viên phân tích nhận định rằng những gã khổng lồ như Goldman Sachs, Morgan Stanley hay JPMorgan Chase đang nắm giữ quá nhiều nguồn vốn và chính sự thận trọng quá mức này sẽ gây thiệt hại hàng tỷ USD lợi nhuận trong vốn các cổ đông của họ.

Đây được coi là một động thái đầy mưu mẹo nhằm cân bằng hệ thống. Các ngân hàng dđể dành một phần nguồn vốn để tránh những khoản lỗ. Họ cũng muốn dùng một phần dư trữ đó để tăng cổ tức, mua lại cổ phiếu hay đi vay mượn đầu tư.

Tuy nhiên, thị trường tín dụng và nền kinh tế nói chung lại đang ở giai đoạn rời rạc. Chính quyền Obama thì lại luôn muốn siết chặt những yêu cầu về vốn. Một nhà vận động tài chính đã từng nói rằng “Có hai lực lượng đối đầu: cơ quan điều chỉnh tỏ ra chặt chẽ hơn còn các nhà đầu tư lại đang cần nhiều nguồn vay hơn”.

Sự căng thẳng giữa Washington và phố Wall sẽ tác động tới mức độ rủi ro của hệ thống tài chính. Đây là yếu tố quyết định dẫn tới sự hồi phục. Nếu con lúc lắc đung đưa quá xa theo chiều hướng đầy rủi ro, các ngân hàng sẽ không thể đứng vững trước việc làm ăn thua lỗ và kéo nền kinh tế lại xuống đáy. Ngược lại, nền kinh tế sẽ bị chính các ngân hàng lấy đi khả năng tín dụng cần phải có.

Hãy xem xét trường hợp của Goldman. Tổng giá trị tài sản là 171 tỷ USD trong đó 19% là tiền mặt và các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao. Số dự trữ đó giúp công ty chống chọi với giai đoạn khủng hoảng nhưng mức lãi suất thu được lại gần như bằng không. Điều đó khiến người ta nghi ngờ những gì Goldman đã làm trước đó.

Theo báo cáo của Guy Moszkowski, chuyên viên phân tích của Bank of America Merril Lynch, nếu công ty này đổi 70 tỷ USD thành chứng khoán với mức thu lợi 2% thì lợi nhuận hàng năm có thể tăng 5% tức là tương đương khoảng 500 triệu USD.

Chính vì thế mà công ty sẽ phải đi vay nợ. Nhờ sự điều động các khoản nợ ngắn hạn và đầu tư vào chứng khoán lãi suất cao, các ngân hàng có thể mở rộng lợi nhuận của mình. Hiện nay, cứ tính trên 1 USD nguồn vốn đầu tư thì Goldman thu lại 14 USD trên giá trị tài sản, tức là gấp 14 lần so với số vốn bỏ ra. Không ai cho rằng Goldman và các ngân hàng lớn khác nên đi vay tối đa có thể trong giai đoạn bùng nổ khi mà giá trị thu về gấp 25 lần giá trị bỏ ra. Mặc dù vậy, trong một số năm đáng nói, Goldman cũng đã tăng giá trị tài sản gấp 20 lần. Như vậy, với mỗi lần đi vay nợ thêm, Goldman đã có thể tăng thêm 2 USD nữa vào lợi nhuận của mình.

Mặt khác, Goldman cũng bị ảnh hưởng bởi thị trường tín dụng. Ngân hàng này không phải lúc nào đi vay cũng thuận lợi trừ khi các nhà cho vay tin tưởng vào khả năng hoàn trả của Goldman. Giá trị của loại hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, một dạng chính sách bảo hiểm phá sản đã lên giá vào tháng 8 sau khi sụt giảm trong năm tháng liền. Theo chuyên gia tín dụng Tim Backshall của công ty nghiên cứu các công cụ phái sinh tín dụng Credit Derivatives Research thì đó là dấu hiệu cho thấy các nhà cho vay bị xao động trước nguy cơ gia tăng nợ.

Washington cũng chính là một trở ngại lớn khác. Trong một báo cáo đưa ra vào tháng 6 vừa qua, Bộ tài chính đã kêu gọi chuẩn đầu tư thận trọng hơn. Tổng thống Obama cũng khẳng định rằng những gã khổng lồ trong ngành ngân hàng sẽ phải đáp ứng những yêu cầu về vốn và tính thanh khoản nhiều hơn nhằm giúp họ mau chóng phục hồi và giảm thiểu khả năng phá sản.

Goldman có vẻ chưa sẵn sàng để chống đối lại cơn giận dữ của Washington. Trong cuộc họp tháng 7 vừa qua, phụ trách tài chính của Goldman David A. Viniar đã từng phát biểu với các chuyên gia phân tích rằng “Chúng ta không biết được những quy định mới sẽ ra sao, vì thế chúng ta vẫn phải đợi”.

Nguồn: http://vfinance.vn/

Link gốc: http://vfinance.vn/m33/sm33/e280/kin...than_trong.htm