Phục hồi kinh tế: Pháp và Đức đang tiến triển tốt hơn các nước khác

Trong bài viết này, tác giả sẽ tổng hợp lại số liệu về Tổng thu nhập quốc nội GDP trong quý hai của bốn cường quốc Châu Âu và Vương Quốc Anh.

Sự ngạc nhiên lớn nhất đối với châu Âu trong quý này là Đức và Pháp đã phát triển trở lại, mỗi nước đạt tăng trưởng 0,3% trong quý này. Trong quý một của năm nay, nền kinh tế Đức đã suy giảm 3,5% và Pháp giảm 1,3%, còn trong năm ngoái nền kinh tế Đức và Pháp lần lượt giảm 5,9% và 2,6%.

Trong khi cả hai nước này đều mong muốn dẫn đầu châu Âu trong công cuộc phục hồi kinh tế, cùng với xu hướng chu kỳ tăng trưởng và sự mất cân bằng nội lực không đáng kể thì tốc độ và phạm vi phục hồi của các quốc gia này đã khiến các chuyên gia kinh tế hết sức ngạc nhiên. Ngược lại với dự đoán rằng châu Âu sẽ phục hồi chậm hơn Mỹ, các số liệu cho thấy con số sụt giảm của châu Âu trong quý hai chỉ là 0,1% trong khi đó con số này của Mỹ là -0,25%.

Một điều quan trọng cần lưu ý đó là các yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng hiện tại đó là các chương trình kích thích và sự bổ sung tương lai chỉ là các yếu tố tạm thời. Các nhà phân tích chỉ ra rằng những dấu hiệu của sự phục hồi bền vững về sản lượng thương mại thế giới vẫn chưa chắc chắn.

Đức: Phân tích cho thấy sự phục hồi của Đức trong quý hai là do tiêu dùng công và đặc biệt là tiêu dùng cá nhân. Yếu tố này được ổn định bởi tỷ lệ lạm phát thấp và chương trình kích cầu cho ngành công nghiệp xe hơi hiệu quả. Một lộ trình công việc rõ ràng cũng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong khi hỗ trợ sức mua của các hộ gia đình. Cả hai biện pháp hỗ trợ này đều kết thúc trong quý ba vì vậy cần đảm bảo sự đánh giá lại sức mạnh của nền kinh tế trong năm 2010.

Xuất khẩu ròng là một chỉ số dương quan trọng, nhưng đó là do sự giảm sút trong nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. Xuất khẩu vẫn giảm sút nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý một, điều này phản ánh sự ổn định hóa thương mại thế giới và triển vọng tăng trưởng dương từ các các đơn đặt hàng nước ngoài. Đầu tư cũng tăng 0,8% sau khi giảm 7,7% trong quý một. Quan trọng là, hàng tồn kho tiếp tục giảm trong quý hai, đặt ra vấn đề là cần bổ sung thêm trong nửa cuối năm 2009. Các chỉ báo PMI sản xuất gần đây cũng hỗ trợ cho sự đánh giá khả quan này của nền kinh tế Đức.

Bên cạnh đó, các cải cách hạ thuế đã bắt đầu từ năm 2003 nhằm thu hút đầu tư của Đức cũng như khả năng cân bằng ngân sách của nước này đã cho thấy sự linh hoạt cần thiết để có thể điều chỉnh nhanh chóng trước các sự thay đổi bất ngờ, cho dù sự chuyên môn hóa và mô hình tăng trưởng kinh tế của nước này phụ thuộc vào nguồn cầu biến động theo chu kỳ từ bên ngoài rất lớn.

Pháp: mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn cung được cân bằng trong nước là một lợi thế cho Pháp trong suốt cơn suy thoái kinh tế toàn cầu khốc liệt. Sự an toàn xã hội rộng lớn này đã giúp ích rất lớn cho mục tiêu ổn định tự động. Các biện pháp tài khóa đã đặt mục tiêu ngắn hạn và bao gồm hầu hết việc tái chi tiêu. Mặc dù nguồn cầu trong nước đóng góp chậm nhưng tương đối khả quan vào phân tích GDP quý hai.

Xuất khẩu ròng là yếu tố đóng góp chính vào con số tăng trưởng 0,3% trong quý hai với tỷ lệ xuất khẩu vượt mức 1% và nhập khẩu tiếp tục giảm mặc dù với tốc độ chậm. Trong quý hai, đầu tư tiếp tục giảm mặc dù cũng với tốc độ chậm. Những sự đóng góp âm của hàng tồn kho kho sẽ khiến sự phục hồi của việc bổ sung hàng hóa vào quý tới. Chỉ số PMI tháng 8 của Pháp ở trên ngưỡng 50 cũng là yếu tố hỗ trợ sáng sủa hơn mặc dù các nhà quản lý của khối doanh nghiệp gần đây dự đoán rằng sẽ có sự cắt giảm mạnh trong việc chi vốn đầu tư.

Điểm yếu của nền kinh tế Pháp nằm ở chỗ tình hình thị trường lao động khá khó khăn và có vẻ sức mua sẽ giảm do nguy cơ lạm phát cao xuất phát từ giá năng lượng mùa thu năm ngoái bắt đầu đảo ngược.

Tây Ban Nha: Sự mất cân bằng trong cơ cấu của nước Tây Ban Nha đã khiến quốc gia này có chu kỳ hồi phục kinh tế không cùng mức độ với các nước châu Âu khác. Sự khác nhau trong chỉ số PMI của khu vực Châu Âu cho thấy Đức và Pháp đang cải thiện các chỉ số trong tháng 7 trong khi các chỉ số cơ bản ở Tây Ban Nha và I-ta-li-a giảm. GDP quý hai của nước này cho thấy trong quý hai GDP đã giảm 1%. Xuất khẩu ròng đã đóng góp tương đối khả quan nhưng phân tích cơ cấu GDP cho thấy đó là do sự giảm sút nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu. Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha ở mức cao, lên đến 17% vào cuối quý hai và có vẻ sẽ thúc đẩy tiêu dùng cá nhân trong tương lai gần.

Tây Ban Nha cần lấy lại được sự cạnh tranh của mình với châu Âu qua việc thúc đẩy sản lượng.

I-ta-li-a: GDP của I-ta-li-a giảm 0,5% trong quý hai sau khi giảm 2,7% trong quý đầu. Mặc dù chưa có phân tích cụ thể về cơ cấu GDP, xu hướng tăng trưởng đã chỉ ra thiếu sót vế sự năng động trong cơ cấu. Điều này không chỉ làm giảm sự phát triển của nền kinh tế và kích thích nợ tư mà còn ngăn cản nước này trong việc nhận thấy tiềm năng của quốc gia mình. Chính phủ các nước trong khu vực Châu Âu đề ra các biện pháp kích thích tiêu dùng và hỗ trợ đầu tư nhưng ở một mô hình kinh tế khiêm tốn hơn thì phụ thuộc vào các chính sách tài khóa. So sánh với các quý trước, xuất khẩu ròng được mong đợi là sẽ mang lại sự khả quan trong quý hai.

Anh: nền kinh tế Anh đã chứng kiến sự giảm sút thứ năm liên tiếp với việc GDP giảm 0,7% trong quý hai. So với năm ngoái, nền kinh tế đã sụt giảm 5,5%, sự giảm sút lớn nhất kể từ năm 1955. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 7,6% - mức cao nhất trong mười năm trong khi giá cả sản xuất giảm 1,2% vào cuối quý hai này. Hàng tồn kho có vẻ giảm bớt trong quý hai, thúc đẩy sản xuất và tiếp thêm niềm hy vọng cho phục hồi GDP. Các doạnh nghiệp có kế hoạch giữ mức cổ phiếu bằng với mức này cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu bán lẻ tăng 3,2% vào cuối quý hai nhờ thời tiết ấm áp hơn, vì vậy thật khó để có thể kết luận liệu sự cải thiện này có tiếp tục vào quý ba tới không.

Nguồn: http://vfinance.vn/

Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e248/kin..._nuoc_khac.htm