Dược Viễn Đông-TP Hồ Chí Minh
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 6 của 6
    1. #1
      Ngày tham gia
      Dec 2007
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Dược Viễn Đông-TP Hồ Chí Minh



      Các bác có thông tin gì về thằng này không ạ? Sao giá tham khảo OTC của nó trên các báo cao thế ạ?, thấp hơn Traphaco không đáng kể. Bác nào biết nhiều thông tin về thằng này, làm ơn chỉ giáo ạ.

      Cảm ơn các bác

    2. #2
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      38
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Hôm nay DHCD bất thường, bác nào có đi họp về em này thì update dùm với, nghe nói em nó chuyển bĩ lên sàn và bị chia chát gì đây. SBS đang tư vấn cho em này đấy.


    3. #3
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      38
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Update thêm về DVD đây, bác nào còn tin gì thì báo cho ae với,

      Thứ Sáu, 16/10/2009, 22:33
      Dược Viễn Đông phát hành cp tăng VĐL lên 119,1 tỷ đồng
      Sáng 15/10, CTCP Dược phẩm Viễn Đông tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm 2009 tại TPHCM. Đại hội thông qua báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2009 và mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010; báo cáo kế hoạch phân phối lợi nhuận, thù lao cho HĐQT, Ban Kiểm soát; bầu bổ sung thành viên HĐQT…
      Đặc biệt, các cổ đông thông qua nội dung sửa đổi và bổ sung điều lệ Công ty theo điều lệ mẫu, thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và tiến hành niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM trong năm 2009.
      Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT Dược phẩm Viễn Đông cho biết, nằm trong phương án tăng vốn điều lệ lên 190 tỷ đồng, tháng 11/2009, Công ty sẽ phát hành 3 triệu cổ phần phổ thông cho cổ đông chiến lược, nâng vốn điều lệ từ 89,1 tỷ đồng lên 119,1 tỷ đồng. Dự kiến tháng 2/1010, Công ty tiếp tục phát hành 7,09 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên, nâng vốn điều lệ lên 190 tỷ đồng.
      Trong bối cảnh khó khăn của năm 2008, Công ty vẫn đạt doanh thu 645 tỷ đồng, bằng 129% kế hoạch. Tính đến 30/9/2009, Dược Viễn Đông đã đạt doanh thu 567 tỷ đồng, bằng 78% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng, bằng 79% kế hoạch năm; lợi nhuận bình quân trên mỗi cổ phiếu đạt 5.800 đồng.
      Viễn Đông là tập đoàn dược phẩm có thế mạnh về kênh phân phối, chuyển giao công nghệ và nhượng quyền các sản phẩm uy tín từ châu Âu và Mỹ. Công ty cũng đang xúc tiến hoàn thành nhà máy liên doanh Lili of France với tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng tại Bắc Ninh để tăng cường kết hợp giữa nghiên cứu và sản xuất dược phẩm.
      Huy Hào
      ĐẦU TƯ


      http://www.vietstock.com.vn/tianyon/...&ChannelID=113

    4. #4
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      38
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Cổ phiếu Dược – nhiều cơ hội sinh lời


      Nhóm cổ phiếu Dược niêm yết trên sàn HOSE và HNX từ lâu được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ đối với nhà đầu tư.

      Do đặc thù của ngành liên quan đến chăm sóc sức khỏe, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người nên thị trường luôn ổn định, kể cả trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Với tốc độ tăng trưởng cao, CP dược có khả năng đem lại lợi nhuận tốt dù “song” không lớn.

      Tăng trưởng ổn định

      Một nghiên cứu của tổ chức Business Monitor Intemational cho thấy chuyển biến đáng chú ý trong ngành dược năm 2008 là nỗ lực nâng cao tỷ trọng sản phẩm nội địa thay thế dần sản phẩm nhập khẩu. Quy mô sản lượng dược sản xuất trong nước tăng liên tục từ năm 2000 đến nay với mức tăng bình quân trên 20%/năm.

      Người dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm nội địa. Thị trường nội địa tăng trưởng cao là cơ hội tốt cho các DN sản xuất thuốc, vì năng lực mới đáp ứng được trên 40% nhu cầu, còn lại là thị phần thuốc nhập khẩu.

      Hiện tại cả nước có 171 DN sản xuất dược phẩm, trong đó hơn 90 DN sản xuất tân dược, còn lại các DN sản xuất đông dược. Ngoài ra có 6 DN sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế. Đa số những DN dược có thương hiệu lớn đều đã niêm yết CP trên TTCK và nhờ đó huy động được lượng vốn lớn cho đầu tư sản xuất.

      Thực tế trong chu kỳ TTCK điều chỉnh sâu và mạnh như năm 2008, nhóm CP các DN thiết yếu, trong đó có ngành dược, thu hút được sự quan tâm của NĐT và mức giảm không mạnh so với mặt bằng chung. Hầu hết công ty dược niêm yết đều đạt lợi nhuận khả quan, tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

      Tuy nhiên không phải tất cả DN này đều nhận được sự quan tâm của thị trường, do đó tốc độ tăng trưởng về giá CP khác nhau. Hiện tại mức P/E bình quân của ngành vào khoảng 14,1 lần, P/B 3.1 lần, ROA 15% , ROE 21.7%, tỷ lệ sở hữu nước ngoài chiếm 31,6%, mức lãi ròng trên doanh thu bình quân ngành khoảng 11,6%.

      Thêm nhiều lựa chọn

      Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN dược. Đáng chú ý nhất là chính sách quản lý giá của chính phủ. Các DN dược phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý dược dựa trên chi phí sản xuất từng năm. Nếu có biến động mạnh về giá nguyên liệu thì có thể đề nghị điều chỉnh giá thuốc và phải chờ được chấp thuận.

      Năm 2008, giá dược liệu biến động mạnh, nhiều DN buộc phải tăng giá thuốc vượt mức đăng ký. Hiện nay, trên 90% nguyên liệu sản xuất tân dược nhập, nên DN dược phải chịu những rủi ro đặc thù như biến động tỷ giá, giá nguyên liệu… DN dược phẩm phân phối qua các kênh chính là hệ thống bệnh viện, cơ sở điều trị và kênh bán lẻ. Chi phí thực bán hàng và marketing của các DN luôn duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 30% giá thành.

      Do mức độ cạnh tranh cao nên các DN có hệ thống phân phối mạnh giành lợi thế rất lớn. Chính vì đặc điểm này, thông tin CTCP Dược phẩm Viễn Đông sắp lên sàn HOSE đang gây được sự chú ý của nhiều NĐT, bởi DN này có hệ thống phân phối rất mạnh. Hiện CTCP Dược phẩm Viễn Đông có các công ty thành viên tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM.

      Ngoài ra, có gần 20 chi nhánh tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tại ĐHCĐ vừa tổ chức tên Tp.HCM. CTCP Dược phẩm Viễn Đông đã quyết định phương án phát hành CP tăng vốn điều lệ lên 190 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, phát hành 3 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông chiến lược, với tổng trị giá phát hành theo mệnh giá 30 tỷ đồng, thực hiện chào bán từ tháng 11/2009, mức giá không thấp hơn 70.000 đồng/cp.

      Toàn bộ số CP này sẽ được niêm yết (bổ sung) trên sàn HOSE, sau khi kết thúc đợt phát hành. Giai đoạn 2, phát hành 7.09 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên.

      Trong chu kỳ tăng trưởng chung của thị trường từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10 vừa qua, dòng vốn liên tục quay vòng qua các nhóm ngành có chu kỳ kinh doanh hưởng lợi theo chu kì phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng. Do đó đây có thể là điều kiện tốt để kiểm chứng mức độ quan tâm thực sự của thị trường đối với CP ngành dược.

      VN-Index thời kỳ này tăng trưởng 39,5% nhưng các CP ngành dược nhận được sự chú ý khác nhau. DHG là mã có tốc độ tăng giá cao nhất trong ngành với 54,2 1%, mạnh hơn bình quân chung. IMP tăng 35,6%, OPC tăng 29%, TRA tăng 31,2%. Ngược lại, DCL chỉ tăng 3,9%, DHT tăng 13,7%. Tuy nhiên, chính DHG, IMP là những mã có chỉ số P/E cao hơn hẳn so với bình quân chung của ngành, chứng tỏ thị trường đặt kỳ vọng tăng giá cao hơn các mã khác.

      Do vậy CP ngành dược vốn là nhóm đuợc kỳ vọng mang lại khả năng sinh lợi cao, đặc biệt trong trung hạn. Hiện nay, nhiều công ty dược nội địa đã vững vàng vượt qua khó khăn của thời kỳ suy giảm, bắt đầu trở lại đầu tư cho giai đoạn hậu khủng hoảng.



      Theo ĐTTC

    5. #5
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      135
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Cổ phiếu hiếm chuẩn bị lên sàn

      C phiếu ngành dược sp thêm hàng cht lượng (14/12, 08:24)
      [IMG]file:///C:/Users/LEMAIL%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.jpg[/IMG]
      Tin liên quan
      [IMG]file:///C:/Users/LEMAIL%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG]
      DN bt đng sn v đích sm
      [IMG]file:///C:/Users/LEMAIL%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG]
      VFC sp lên sàn – nhà đu tư ch đi “đt sóng” mi
      [IMG]file:///C:/Users/LEMAIL%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG]
      Đón "sóng" c phiếu bt đng sn
      Đu tháng 12/2009, S Giao dch chng khoán Tp.HCM (HOS E) đã có công văn chp thun v nguyên tc cho Công ty c phn Dược phm Vin Đông được niêm yết 8.910.000 c phiếu trên HOSE.
      Theo thông tin từ Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông, Công ty đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để chào sàn vào cuối tháng 12 này. Như vậy, cổ phiếu ngành dược sẽ đón nhận thêm một nguồn hàng mới, tăng thêm cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp dược.
      Ngành dược luôn được đánh giá cao về sự ổn định, xuất phát từ nhu cầu của xã hội đối với các sản phẩm, dịch vụ của ngành này. Theo thống kê, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2008 của Việt Nam đạt tới 1,4 tỷ USD, bình quân mỗi người dân chi cho tiền thuốc 16,45 USD/năm, tăng 22,8% so với năm 2007.
      Hiện có khoảng 400 doanh nghiệp (DN) dược phẩm nước ngoài đang tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tạo nên một áp lực không nhỏ cho các công ty nhập khẩu trong nước. Mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi từ ngày 1/1/2009, thị trường dược Việt Nam mở rộng cửa theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, các DN nước ngoài được nhập khẩu trực tiếp thuốc vào thi trường, dù chưa được phân phối thuốc trực xếp ở Việt Nam.
      Tuy nhiên, thị trường dược Việt Nam vẫn được đánh giá là còn nhiều tiềm năng, khi lượng thuốc của gần 200 DN dược phẩm trong nước sản xuất mới đáp ứng được hơn 60% nhu cầu. Hơn nữa, việc mở cửa ngành dùng cũng tạo điều kiện để nguồn vốn đầu tư chảy vào ngành này nhiều hơn.
      Theo dự báo của Cục Quân lý dược (Bộ Y tế), đến năm 2010, mức chi tiêu cho dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt từ 25 USD đến 30 USD/người. Tốc độ tăng trường của ngành dược cũng cao hơn các ngành khác, đạt khoảng 20%.
      Sự ổn định và tiềm năng tăng trường chính là cơ sở để cổ phiếu ngành dược chiếm được niềm tin của các nhà đầu tư. Hiện nay, các tên tuổi quen thuộc của ngành dược như Traphaco, Dược Hậu Giang, lmexpharm, Domesco... đã tham gia thị trường chứng khoán. Trong tháng 12 này, Công ty Dược Viễn Đông cũng chính thức chào sàn, góp thêm một mặt hàng chất lượng để nhà đầu tư lựa chọn.
      Trong giai đoạn thị trường biến động vừa qua, cổ phiếu ngành dược vẫn giữ được tính ổn định ở mức cao. Sau giai đoạn sụt giảm theo xu hướng chung của thị trường, nhóm cổ phiếu ngành dược sớm bắt nhịp và phục hồi với tốc độ nhanh hơn so với các nhóm ngành khác.
      Các chỉ tiêu cơ bản của nhóm cổ phiếu ngành dược cũng cho thấy, vì sao nhà đầu tư dài hạn đặt niềm tin vào nhóm này. Hiện chỉ số EPS của các DN dược ở mức khá cao trên 5.000 dồngtcổ phiếu; các chỉ số tài chính khá an toàn; tăng trưởng ổn định; hiệu quả sử dụng vốn tốt và ít sử dụng các công cụ nợ...
      Tuy nhiên, ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dược phẩm Viễn Đông cho rằng, DN dược không thể chủ quan chỉ trông đợi ở lợi thế về sự ổn định. Để cạnh tranh tốt và giữ vững đà tăng trưởng, đảm bảo cổ phiếu ngành dược là mặt hàng chất lượng trên thị trường, DN dược phải có tầm nhìn dài hạn trong việc nghiên cứu, phát triển và mở rộng hợp tác.
      Cũng theo ông Dũng, thời gian qua, Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông đã chủ động liên kết với các hãng dược lớn nước ngoài để trở thành nhà phân phối tại Việt Nam và nhận chuyển giao công nghệ về phục vụ sản xuất.
      Từ đầu năm 2009 đến nay, Công ty Dược Viễn Đông đã ký hợp đồng phân phối độc quyền các sản phẩm của GL Rapha, thuộc Tập đoàn GL Corporation (Hàn Quốc), nhà sản xuất Sopharma (Bulgaria), Orasure Technologies... Công ty Dược Viễn Đông cũng đã đạt được các thoả thuận nhượng quyền sản xuất trên 100 sản phẩm dược từ Châu Âu, Mỹ cho Nhà máy Lili of France đang khẩn trương hoàn thành.
      Đây là nhà máy chuẩn GMP - WHO, có tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng, dự kiến khánh thành giai đoạn 1 vào quý 1/2010. Điều đặc biệt nhất lại Công ty Dược Viễn Đông đã đầu tư khá sớm cho việc nghiên cứu phát triển, có rất nhiều dự án nghiên cứu khoa học đã được triển khai như dự án nghiên cứu hoạt chất mới như chống lão hóa; tăng tuần hoàn não; giảm mỡ máu; an thần - không gây nghiện...
      Đặc biệt, theo báo cáo của Ban dự án Fludon H1, Công ty đã nghiên cứu thành công săn phẩm Fludon H1 có tác dụng đặc hiệu trên Virus cúm A/H1N1 tương đương với Tamiflu, dự kiến sản phẩm này sẽ được bán trên thị trường vào năm 2010. .
      “Năm 2008, Công ty Dược Viễn Đông đạt doanh thu 645 tỷ đồng, bằng 129% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế thực hiện là 26 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch. Năm 2009, Công ty đặt mục tiêu đạt lợi nhuận trên 76 tỷ đồng. Với chiến lược tập trung, tầm nhìn dài hạn đồng thời là Công ty tiên phong trong việc nghiên cứu hoạt chất mới và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, Dược Viễn Đông đã duy trì được mức tăng trường tốt ngay trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, chúng tôi tin tưởng rằng, Dược phẩm Viễn Đông sẽ vững vàng khi lên sàn, cổ phiếu Dược Viễn Đông sẽ trở thành một lựa chọn tốt đối với nhà đầu tư” ông Dũng nhận định.
      Bá Kiên
      Theo Đu tư

    6. #6
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      135
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Nhờ Mod chuyển wa bên trang Ho dùm nha, khỏi tạo mới

      thanks............................................ ...

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình