Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/09
(Vietstock) – Thị trường có cơ hội tăng trưởng theo xu hướng phân hóa trong những phiên giao dịch tới, trước khi bị hãm lại do một đợt chốt lời mới (đặc biệt trên HNX) hay tâm lý chuyển sang bi quan trước tình hình thế giới.
I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 13/09/2011
Diễn biến giao dịch: VN-Index tăng nhẹ 0.65% lên mức 462.93, HNX-Index bứt phá mạnh 2.28% lên 78.53 điểm với hàng loạt cổ phiếu tăng trần và dư mua lớn cuối phiên. Trong khi đó, chỉ số VS 100 đã giảm nhẹ 0.22% khi hầu hết các cổ phiếu Mid Cap đóng cửa giảm giá.
Thanh khoản gia tăng trở lại sau khi sụt giảm phiên giao dịch cuối tuần trước và duy trì ở mức rất cao. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng lần lượt 6.1% trên HOSE lên 45 triệu đơn vị và 14.4% trên HNX lên 65 triệu đơn vị.

Khối ngoại đi ngược xu hướng khi đẩy mạnh bán ròng 59 tỷ đồng trên cả hai sàn chủ yếu gồm 58.2 tỷ đồng trên HOSE. TTP bất ngờ bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, tiếp đến là FPTVIC. Ngược lại, họ đẩy mạnh mua ròng MSNDPM.
Triển vọng thị trường: BVH, MSN tiếp tục gây nhiễu chỉ số thị trường, và nếu không có ảnh hưởng của hai cổ phiếu này thì VN-Index đã kết thúc phiên với sắc đỏ. Trong khi đó nhóm Micro Cap tăng 2.57% đã ”nâng đỡ” chỉ số HNX-Index.
Sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu ngày càng được thể hiện rõ nét, đặc biệt là trên sàn HNX.
Bên cạnh nhóm cổ phiếu chứng khoán, dòng tiền đầu cơ đã chuyển dịch sang nhóm cổ phiếu dòng họ ”P” và cuốn thêm các dòng họ ”Sông Đà” và nhiều cổ phiếu Micro Cap khác. Điều này đã khiến cho chỉ số ngành Xây dựng có phiên tăng điểm mạnh 2.09%.
Dòng tiền vào các mã Bất động sản phân hóa khá mạnh khi chủ yếu tập trung các công ty hạng nhỏ và vừa. Điều này cũng thể hiện tính đầu cơ rất cao trong giai đoạn này, đáng chú ý khi PVAHQC có dư mua trần hàng triệu đơn vị. VSP vẫn tăng trần bất chấp có thông tin lỗ 6 tháng sau soát xét tiếp tục tăng lên mức 252 tỷ đồng.
Phân tích chỉ số độ rộng cho thấy thị trường tiếp tục khá cân bằng và an toàn. Khối lượng khớp lệnh duy trì ở mức cao liên tục cho thấy có cơ sở để tin rằng một mặt bằng giá mới đã hình thành.
Lực cầu vẫn đang hưng phấn cho thấy khả năng thị trường sẽ tiếp tục có cơ hội tăng trưởng theo xu hướng phân hóa trong những phiên giao dịch tới, trước khi bị hãm lại do một đợt chốt lời mới (đặc biệt trên HNX) hay tâm lý chuyển sang bi quan trước tình hình thế giới.
Các cổ phiếu chưa tăng mạnh trong thời gian qua rất có thể sẽ thu hút sự dịch chuyển của dòng tiền đầu cơ.
Chứng khoán thế giới hôm nay có phiên lao dốc khi xuất hiện thêm các thông tin bi quan về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp chỉ còn là vấn đề thời gian. Thủ tướng nước này sau đó đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ bác bỏ tin đồn về việc nước này vỡ nợ và rút khỏi Eurozone, đồng thời cam kết sẽ trả hết nợ và tiến hành các bước cải cách để trở lại đà tăng trưởng từ năm 2013.
Thị trường tài chính châu Âu đang có dấu hiệu tiêu cực khi đồng EUR rớt xuống mức thấp 6 tháng so với USD và mức đáy 10 năm so với JPY trong phiên giao dịch sáng nay, trong khi chi phí bảo hiểm CDS của các quốc gia và ngân hàng châu Âu đang tăng lên mức cao kỷ lục.
Có thông tin cho thấy các ngân hàng châu Âu chưa hề đánh giá lại (marked to market) các khoản nợ liên quan đến Hy Lạp. Điều này có nghĩa là nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng này sẽ phát sinh (thêm) các khoản thua lỗ khổng lồ và tất yếu phải cần được bơm thêm vốn để đảm bảo an toàn hoạt động. Hai ngân hàng Mỹ có thể bị ảnh hưởng lớn nhất là Citigroup và JPMorgan Chase.
Tuy vậy, mối e ngại không chỉ đến từ các khoản cho vay, mà còn là rủi ro hệ lụy phát sinh sau đó do nền kinh tế lục địa già rơi vào suy thoái.
Phân tích kỹ thuật: VN-Index – Duy trì trên SMA 300. Mặc dù đã tăng trưởng rất mạnh trong các phiên giao dịch trước nhưng VN-Index vẫn tiếp tục bứt phá trong phiên ngày 12/09/2011 giúp nâng số phiên duy trì bên trên SMA 300 lên 2 phiên.
Khối lượng tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40 triệu đơn vị/phiên) khiến cho đà tăng mặc dù được đánh giá là khá nóng nhưng vẫn có khả năng duy trì tiếp tục. ADX tiếp tục tăng trưởng và đạt mức cao nhất trong vòng gần 1 năm qua (38). Điều này chứng tỏ xu hướng tăng trưởng thực sự đang rất mạnh.
Chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm cho rằng chỉ cần chỉ số VN-Index duy trì được trên vùng 440 – 455 điểm thêm 2 – 3 phiên nữa thì nguy cơ giảm sâu sẽ giảm bớt và có thể giá sẽ tiếp tục chinh phục vùng 520 – 550 điểm.

HNX-Index – Có khả năng vượt đỉnh cũ. Tính đến phiên giao dịch ngày 12/09/2011, chỉ số đã bắt đầu đi vào vùng đỉnh cũ: vùng 78 – 82 điểm. Đây có thể coi là bài test lớn nhất trong vòng 6 tháng qua của HNX-Index.
Một số chỉ báo dao động (momentum) đã duy trì khá lâu trong vùng overbought. Nếu như có thể vượt qua được vùng vùng 78 – 82 điểm, chỉ số này sẽ có cơ hội mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới mạnh và bền vững hơn.

VIETSTOCK INDEX
VS 100: Trong 2 phiên gần đây chỉ số này hình thành hai mẫu hình spinning top liên tiếp cho thấy các mã cổ phiếu chủ chốt hầu như không tăng mạnh trong những phiên vừa qua.
Hai đường MA quan trọng là SMA 50 và SMA 100 sắp cho tín hiệu mua dài hạn. Đây có thể là tín hiệu đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng mới cho thị trường.

VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 12/09/2011, VS-A/D HOSE đạt mức 1.67, tức số mã tăng giá bằng 1.67 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 1.87, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 1.87 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá.
VS-A/D HNX đạt 6.23 lần và VS-U/D HNX bằng 58.93 lần. Điều này cho thấy hoạt động đầu cơ lại tiếp tục tập trung trên HNX.
Chỉ số VS-Arms VN duy trì ở mức 0.54. Xét theo sự biến động của nhóm chỉ số VS-Market Strength thì khả năng thị trường sẽ tiếp tục phân hóa mạnh.

II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES
Ngắn hạn – Dao động trong kênh ngắn hạn. Quan sát biến động của DJIA trong vòng 4 tuần qua cho thấy một đặc điểm khá rõ nét là chỉ số này đang dao động trong một kênh sideway khá ổn định với cận trên là ngưỡng Fibo 161.8% và cận dưới là Fibo 261.8%.
Theo quan điểm của giới phân tích kỹ thuật, kênh sideway này sẽ khó bị phá vỡ trong tuần này do các chỉ số dao động đều đang ở mức trung bình nên khó có khả năng cho tín hiệu bán mạnh được.

Dài hạn – Sức ép sẽ rất lớn. Sức ép của nhóm MA dài hạn sẽ gia tăng rất mạnh trong thời gian tới khi mà khoảng cách giữa chỉ số với những đường này đã thu hẹp rõ rệt.
Một điểm đáng lo ngại nữa là khối lượng vẫn không có dấu hiệu tăng trưởng trong các phiên điều chỉnh. Điều này chứng tỏ dòng tiền bắt đáy không thực sự cao nên khả năng tạo breakpoint không thực sự cao.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 12/09/2011

Phòng Nghiên cứu Vietstock



Xem bài viết: Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/09