Tác động của CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA đến tổng cầu của nền kinh tế???
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 4 của 4

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2011
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Smile Tác động của CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA đến tổng cầu của nền kinh tế???

      Tình hình là mình đang có việc cần phải tìm hiểu đến những tác động của chính sách tài khóa mà Chính Phủ VN đã thực hiện (tích cực tiêu cực...), do mình không hiểu biết rõ về lĩnh vực này nên bạn nào bik thì giúp mình với nha...Cảm ơn nhìu!!!!!!!!và bạn có thể phân tích những tác động đó được ko ah???

    2. #2
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      533
      Được cám ơn 49 lần trong 45 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi alehap12 Xem bài viết
      Tình hình là mình đang có việc cần phải tìm hiểu đến những tác động của chính sách tài khóa mà Chính Phủ VN đã thực hiện (tích cực tiêu cực...), do mình không hiểu biết rõ về lĩnh vực này nên bạn nào bik thì giúp mình với nha...Cảm ơn nhìu!!!!!!!!và bạn có thể phân tích những tác động đó được ko ah???
      Chính sách tài khóa gồm có Thuế (Tax) và Chi tiêu công (G); chính sách tiền tệ (NHNN) gồm: Cung tiền (MS) và lãi suất (r)!

      2 chính sách này thường phải kết hợp chặt chẽ với nhau để đi đến hiệu quả 1 định, thường thì bất kỳ chính sách nào cũng có 2 mặt của nó và không có chính sách nào là hoàn hảo cả, người ta thường phải sử dụng linh hoạt để đạt được 1 cái gì đó và phải hy sinh cái khác như: kìm chế lạm phát đồng nghĩa giảm tốc độ tăng trưởng.

      Chính sách tài khóa, tiền tệ trong thời gian vừa rồi là thắt chặt để kìm chế lạm phát bằng các biện pháp như: Giảm lượng cung tiền trong lưu thông bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, đẩy lãi suất huy động lên cao đồng thời giảm G: cắt giảm 1 loạt chi tiêu công và tăng thuế đối với những mặt hàng nhập khẩu tiêu dùng.

      Khi sử dụng chính sách này ưu điểm là sẽ dần dần kìm chế được lạm phát, còn nhược điểm sẽ gây ra nhập siêu (do đồng tiền nội tệ lên giá) bởi vậy phải tăng thuế nhập khẩu, nhược điểm nữa là nó đẩy các ngân hàng vào tình trạng mất thanh khoản do cung tiền giảm dẫn đến lãi suất huy động tăng ầm ầm kéo theo hệ lũy là lãi suất cho vay cũng tăng theo dần đến toàn bộ các doanh nghiệp "tèo". Một nhược điểm nữa là cắt giảm chi tiêu công cộng vẫn lãi suất tiền gửi cao dẫn đến người dân giảm chi tiêu tăng gửi tiền làm cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị chậm lại!
      Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi!

    3. Có 2 thành viên đã cám ơn BILLSTOCK68 :
      akai0330 (22-09-2012), alehap12 (12-09-2011)

    4. #3
      Ngày tham gia
      Sep 2011
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Thumbs down

      hi.Cám ơn bạn nhìu nhé...Mà cho mình hỏi thêm là 2 chính sách tài khóa và tiền tệ nó luôn song hành với nhau hay sao ah. Và bạn có thể cho mình biết thêm về các chính sách tài khóa mà hiện nay nhà nước ta đang triển khai ko ah?...Cám ơn nhé!!!

    5. #4
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      533
      Được cám ơn 49 lần trong 45 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi alehap12 Xem bài viết
      hi.Cám ơn bạn nhìu nhé...Mà cho mình hỏi thêm là 2 chính sách tài khóa và tiền tệ nó luôn song hành với nhau hay sao ah. Và bạn có thể cho mình biết thêm về các chính sách tài khóa mà hiện nay nhà nước ta đang triển khai ko ah?...Cám ơn nhé!!!
      Tài khóa và tiền tệ là 2 cái hoàn toàn độc lập, 1 thuộc chính phủ 1 của NHNN. Tuy nhiên để có được sự hiệu quả nhất trong điều hành vĩ mô nền kinh tế thì chúng phải kết hợp 1 cách rất "gắn bó" với nhau! Nếu ko có sự ăn ý trong chính sách thì "phá sản". Giống như chúng ta hô hào "kìm chế lạm phát" = cách thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng vẫn tăng giá xăng, dầu, tăng lương cơ bản... như đầu năm. May mà về sau quyết định không tăng giá điện và bung tiền mua $
      Hiện nay mục tiêu chính vẫn là kiềm chế lạm phát tuy nhiên nhìn thấy những tác động tiêu cực của nó - nhất là trò "loạn" lãi suất nếu kéo dài nó sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế (nền tảng là các doanh nghiệp làm ăn được mới đóng TAX cho chính phủ, các doanh nghiệp điêu đứng thì lấy gì để trả nợ ngân hàng, lấy gì để Chính phủ chi tiêu. Lúc đó chỉ còn nước đi vay hoặc in tiền ---> siêu lạm phát) nên khi 2 ghế BTC và NHNN được đổi thì họ đồng thanh "ko dùng chính sách thắt chặt" mà dùng "chính sách chặt chẽ" điều đó có nghĩa là chính sách tiền tệ dần dần sẽ được "nới" tuy nhiên kèm theo đó là "chặt chẽ" trong quản lý. Điển hình nhất là mới đây có thiết quân luật: Ai vượt trần là chảm!, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa gửi một lá thư đặc biệt tới hai vị lãnh đạo của ngành tài chính, yêu cầu cải tổ mạnh mẽ, trong đó có việc đưa lãi suất về 12%, thay đổi cách quản lý vàng và cắt giảm tới 20% ngân hàng cổ phần "để đỡ gây loạn lãi suất"!

      Khả năng tăng giá điện là thấp, tuy nhiên nó sẽ dần dần vận hành theo cơ chế thị trường là điều tốt, mọi người cũng nên quen với điều đó vì nó đỡ những bất ổn do "tâm lý" gây ra!

      Tôi thấy bây giờ đỡ giật đùng đùng hơn trước nhiều! Hy vọng 1 tương lai sáng sủa!
      Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi!

    6. Những thành viên sau đã cám ơn :
      alehap12 (13-09-2011)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 17-08-2011, 09:16 AM
    2. Những vấn đề của nền kinh tế
      By Cat Du in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 22-09-2010, 08:49 AM
    3. SGD - Thời của sóng sách đã đến !
      By vinhday007 in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 25
      Bài viết cuối: 15-07-2010, 03:57 PM
    4. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 20-10-2009, 02:30 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình