Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 5 của 5
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật

      Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật
      (Vietstock) – Một kịch bản thường thấy là thị trường sẽ giao dịch bi quan khi tin CPI xuất hiện, nhưng sau đó có những phiên hồi phục nhẹ trước dòng tiền bắt đáy ngắn hạn. Chúng tôi cũng đã đề cập đến hiện tượng “pullback kỹ thuật” và rõ ràng cần phải để ý nhiều hơn đến hoạt động đầu tư trong những phiên như thế này.
      I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
      Các dấu hiệu cho một sự ổn định của các nền kinh tế lớn trên thế giới chưa rõ ràng, trong khi áp lực lạm phát lên kinh tế vĩ mô trong nước vẫn chưa được dỡ bỏ và lãi suất có thể sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
      Tín hiệu khả quan của kinh tế toàn cầu chưa rõ ràng
      Tâm lý lạc quan của giới đầu tư trên thế giới đã được khôi phục ít nhiều trước những thông tin về tiến triển trong việc nâng trần nợ quốc gia của Hạ viện Mỹ, cũng như sự đồng thuận của Châu Âu trong kế hoạch giải cứu Hy Lạp lần hai. Đây là những thông tin tích cực hiếm hoi trong thời điểm tâm lý bi quan của giới đầu tư thế giới đang ở mức rất cao
      Điều này được thể hiện khá rõ qua diễn biến tăng điểm của thị trường chứng khoán Mỹ và việc giá vàng đã liên tiếp giảm sau những đợt tăng mạnh, trong khi giá dầu tăng nhẹ.
      Tuy nhiên, những diễn biến tiếp theo là khó đoán được trong bối cảnh những bất đồng chính trị vẫn tăng cao. Ngày 22/07/2011, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ kế hoạch nâng trần nợ và cắt giảm mạnh chi tiêu. Như vậy, nguy cơ vỡ nợ của Chính phủ Mỹ vẫn còn là điều đáng lo ngại.
      Trong khi đó, khủng hoảng nợ công của hệ thống tài chính Châu Âu vẫn có khả năng sụp đổ dây chuyền, nếu các vấn đề khúc mắc trong cuộc giải cứu Hy Lạp chưa thực sự được giải quyết.
      Sự ổn định kinh tế toàn cầu vẫn còn trông chờ vào những dấu hiệu khả quan của các nền kinh tế Mỹ và Châu Âu.
      Lạm phát trước áp lực tăng giá thực phầm
      Sau hai tháng giảm tốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2011 tại những thành phố lớn đã tăng trở lại. Với trọng số lớn nhất, sự tăng giá mạnh của nhóm Thực phẩm đã đóng góp đáng kể vào sự gia tăng của nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống nói riêng và chỉ số giá tiêu dùng nói chung tại hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM.
      Theo phân tích của chúng tôi, biến động giá thực phẩm tiếp tục là một thách thức không nhỏ trong việc kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm 2011.
      Có thể thấy rằng đây là thông tin không mấy tích cực đối với giới đầu tư trong viễn cảnh kinh tế vĩ mô trong nước còn nhiều bất ổn. Với mức lạm phát cao như vậy, có lẽ mong muốn về việc giảm mặt bằng lãi suất sẽ vẫn còn xa.
      Lãi suất Trái phiếu Chính phủ đã “rục rịch” tăng
      Trong phiên đấu thầu ngày 21/07, lãi suất trúng thầu Trái phiếu Chính phủ đã tăng nhẹ trở lại. Lãi suất Trái phiếu Chính phủ trúng thầu tăng lên 12.34% và 12.5% ở các kỳ hạn 3 năm, 5 năm so với mức lãi suất 12.2% và 12.3% ở phiên đấu thầu gần đây nhất vào ngày 14/07/2011. Khối lượng trúng thầu cũng chỉ ở mức 1,255/4,000 tỷ đồng trái phiếu.
      Tuy nhiên, trong phiêu đấu thầu trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội (được Chính phủ bảo lãnh) ngày 22/07 đã không có trái phiếu trúng thầu và lãi suất đăng ký thấp nhất ở các kỳ hạn 3 năm và 5 năm đều ở mức 12.84%.
      Đây là một chỉ dấu quan trọng cho thấy vẫn còn nhiều e ngại về lạm phát trong thời gian tới và có thể mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
      Chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng tiếp tục được duy trì
      Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, giảm lãi suất ở mức phù hợp, bảo đảm thanh khoản của hệ thống tín dụng, kiểm soát nợ xấu.
      Như vậy, có thể hiểu chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng sẽ tiếp tục được duy trì, và việc tiếp cận nguồn vốn vẫn là vấn đề nan giải đối với giới đầu tư cũng như doanh nghiệp.
      II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
      Kết thúc tuần giao dịch hai sàn tiếp tục đà sụt giảm, VN-Index sụt giảm 1.33% về mức 409.20 điểm, HNX-Index cũng đã mất 0.92% đứng tại 70.88 điểm.
      (1) Các cổ phiếu trong nhóm Mid Cap có một tuần giao dịch sôi động giúp chỉ số VS-Mid Cap ”một mình một ngựa” tăng 0.18% trong tuần qua. Chỉ số này cũng chính là nền cho phiên tăng điểm mạnh nhất của hai sàn, giúp níu kéo giới đầu tư tham gia thị trường.
      Các chỉ số Market Cap còn lại đều quay đầu giảm điểm, trong đó VS-Small Cap giảm điểm mạnh nhất 2.03%, tiếp theo là VS-Large Cap giảm 1.86% và VS-Micro Cap giảm nhẹ nhất 1.83%.
      (2) Thanh khoản trên hai sàn khá tốt trong những phiên đầu tuần, nhưng sau đó sụt giảm cùng với đà giảm điểm của thị trường
      Trên HOSE, khối lượng trung bình một phiên giao dịch đã giảm 31.2% so với trung bình tuần trước, tương ứng với chỉ còn 18.9 triệu cổ phiếu. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trong phiên 22/07 đạt 12.65 triệu cổ phiếu cũng đã xác lập kỷ lục khối lượng khớp lệnh thấp nhất trong vòng 28 tháng qua, kể từ ngày 16/03/2009.
      Trên HNX, khối lượng giao dịch trung bình tăng nhẹ 0.67%, đạt 19.4 triệu cổ phiếu so với trung bình khối lượng giao dịch tuần trước.
      (3) Giao dịch thỏa thuận tăng đột biến ở một số mã như: HBB hơn 7.4 triệu cổ phiếu được giao dịch với giá trị hơn 56 tỷ đồng, STB 1.56 triệu cổ phiếu tương ứng 21.8 tỷ đồng và GMD 1.7 triệu cổ phiếu tương ứng với 41.8 tỷ đồng.
      (4) Mặc dù đang phải đối mặt với những khó khăn mang tính hệ thống nhưng những thông tin tốt từ kết quả kinh doanh cũng như VCB đang đám phán bán 15% cho đối tác nước ngoài, tin đồn thâu tóm... đã giúp nhóm cổ phiếu Ngân hàng có một tuần giao dịch sôi động. Chỉ số VS-Banking tăng 1.4% trong tuần qua.
      (5) Khối ngoại hoạt động tích cực trở lại khi có 4 phiên mua ròng liên tiếp với tổng giá trị 52.2 tỷ đồng, trong đó khối ngoại mua ròng 58.3 tỷ đồng trên HOSE trong khi bán ròng nhẹ 6.1 tỷ đồng trên HNX
      Khối ngoại mua ròng ”không biết mệt mỏi” FPT trong tuần với tổng giá trị mua ròng 33.2 tỷ đồng. Bên cạnh đó họ còn ”chuyền tay” 1 triệu cổ phiếu này. Đến nay, FPT đã có liên tiếp 12 phiên được khối ngoại mua ròng với tổng giá trị mua ròng lên đến 123 tỷ đồng.
      Ở chiều ngược lại, STB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần với tổng giá trị 13 tỷ đồng.
      Khối ngoại mua - bán rất sôi động ở VIC thông qua giao dịch khớp lệnh với tổng giá trị mua - bán trong tuần tương ứng là 183.3 tỷ - 192.3 tỷ đồng. Tổng cộng trong tuần, khối ngoại vẫn bán ròng cổ phiếu VIC với giá trị hơn 9 tỷ đồng.
      III. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 25/07 – 29/07/2011
      Phiên tăng điểm mạnh giữa tuần với “động cơ” mới là Mid Cap đã giúp bầu không khi thị trường bớt nhàm chán. Niềm hy vọng phục hồi tiếp tục được khơi dây trong giới đầu tư nhưng đã nhanh chóng bị nhấn chìm trong hai phiên giao dịch cuối tuần.
      Lo ngại CPI tháng 7 tiếp tục tăng cao khiến chính sách tiền tệ thắt chặt một cách thận trọng nhiều khả năng sẽ được duy trì trong thời gian tới. Như đề cập ở trên, giá cả các mặt hàng thực phẩm tiếp tục là một thách thức không nhỏ trong 6 tháng cuối năm.
      Ước tính mới nhất của Vietstock cho thấy CPI tháng 7 của cả nước có thể sẽ tăng vào khoảng 1.2% so với tháng 6. Với số liệu này, CPI tháng 7 cả nước sẽ tăng 14.65% so với đầu năm 2011 và tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước.
      Tuần giao dịch tới, thông tin CPI sẽ tiếp tục làm đau đầu giới đầu tư khi khả năng có con số CPI thấp được công bố là khá thấp. Một kịch bản thường thấy là thị trường sẽ có những phiên giao dịch bi quan khi tin CPI xuất hiện, nhưng sau đó có những phiên hồi phục nhẹ trước dòng tiền bắt đáy ngắn hạn.
      Chúng tôi cũng đã đề cập đến hiện tượng “pullback kỹ thuật” và rõ ràng cần phải để ý nhiều hơn đến hoạt động đầu tư trong những phiên như thế này.
      Một diễn biến khác liên quan đến ngành bất động sản mà chúng tôi cho rằng nên được theo dõi sát sao là việc “giải cứu” thị trường bất động sản. Như nhận định trước đây của chúng tôi, việc phân loại các phân khúc và dự án nào được hưởng lợi sẽ là công việc khó khăn của ngành xây dựng và ngân hàng.
      Chúng tôi đã thấy thông tin Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng đang phối hợp để thực hiện việc phân loại này. Điều quan trọng là vẫn chưa có một mốc thời gian cụ thể được xác định, và xem ra để thống nhất các tiêu chí và việc phân loại thì cũng đã hết năm 2011.
      Phân tích kỹ thuật: VN-Index – MACD lại tiếp tục đi xuống. Lo ngại về hiện tượng pullback(*) của giới phân tích trong các phiên giao dịch trước là hoàn toàn hợp lý. Mặc dù không có những phiên đột biến giảm bất ngờ nhưng sự điều chỉnh từ từ của VN-Index đã bào mòn lòng kiên nhẫn của giới đầu tư.
      Hiện tại giá vẫn đang ở bên dưới vùng 420 – 425 điểm và MACD tiếp tục đi xuống. Một điểm đáng chú ý nữa là ADX liên tục mạnh lên trong những phiên gần đây (giá trị hiện tại là 17) chứng tỏ xu hướng giảm nhiều khả năng đang mạnh lên.
      Những tín hiệu trên cho thấy giá có thể sẽ giảm mạnh vào đầu tuần sau. Chúng tôi cho rằng vẫn nên duy trì sự thận trọng trong giai đoạn này, thay vì đẩy mạnh bắt đáy.
      (*) Pullback là hiện tượng xảy ra sau khi giá phá vỡ một ngưỡng chống đỡ quan trọng nào đó và hồi phục nhẹ trở lại. Điểm đáng chú ý là mặc dù hồi phục nhưng giá không thể vượt lên trên ngưỡng chống đỡ cũ (hiện đang đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự mạnh).

      HNX-Index – Khả năng về lại vùng đáy cũ 66 – 68 điểm là khá cao. Như vậy là khối lượng lại tiếp tục sụt giảm mạnh. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phục hồi khi mà giá đang chịu lực cản rất lớn từ ngưỡng Fibo Retracement 61.8%.
      Mặc dù các chỉ báo dao động (momentum) đã xuống mức rất thấp nhưng điều này chỉ có ý nghĩa là HNX-Index có thể đang tạo đáy chứ không chứng minh được xu hướng giảm giá sắp kết thúc.
      Bollinger Bands vẫn tiếp tục co thắt mạnh và có thể bung nén trong vài phiên tới. Do giá vẫn còn nằm bên dưới đường middle nên khả năng sụt giảm vào đầu tuần sau đang lớn hơn.

      VIETSTOCK INDEX
      VS 100: Lần thứ 5 trong vòng 1 tháng qua giá đã test lại ngưỡng Fibo Retracement 50.0% đến 5 lần. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của ngưỡng này như thế nào. Nếu trong vài phiên tới giá phá vỡ ngưỡng này thì có thể khởi đầu cho một đợt điều chỉnh mới.
      Từ đây, chúng ta có thể thấy hầu hết các cổ phiếu chủ chốt trên thị trường đều đang đi vào giai đoạn quyết định xu hướng. Nên tiếp tục thận trọng và quan sát trong những phiên tới.

      VS-Market Cap: VS-Mid Cap đã đạt vị trí dẫn đầu trong tuần qua. Đây là điều đã được dự đoán từ trước sau khi chỉ số này thiết lập breakaway gap trong phiên giao dịch ngày 20/07/2011.
      Một bất ngờ khác là VS-Micro Cap cũng tiến lên vị trí thứ 2. Đây là kết quả của quá trình rớt liên tục trong giai đoạn trước và sự dịch chuyển về gần vùng đáy cũ (60 – 61.5) của chỉ số này.

      (*) VS 100, VS-Sector Index, VS-Market Cap là các chỉ số thuộc hệ thống VS-Index do Vietstock phát triển với nhiều ưu điểm nổi trội.
      VS 100 được tính toán dựa trên 100 cổ phiếu dẫn đầu trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Các cổ phiếu này được chọn lọc một cách kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí cơ bản, vốn hóa thị trường và có tính đại diện cho từng ngành...
      VS 100 có trọng số tính toán dựa trên số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floated), giúp khắc phục nhược điểm của hầu hết các bộ chỉ số trên thị trường hiện nay.
      VS-Sector Index là hệ thống 24 Chỉ số Ngành do Vietstock xây dựng, cũng được dựa trên số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floated).
      VS-Market Cap gồm VS-Large Cap, VS-Mid Cap, VS-Small Cap và VS-Micro Cap giúp phân tích hướng đi của dòng tiền và hạn chế tín hiệu nhiễu của các chỉ số thị trường VN-Index và HNX-Index.
      IV. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG TUẦN 18/07 – 22/07/2011

      Phòng Nghiên cứu Vietstock



      Xem bài viết: Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post abcabc

      Các bạn hiểu sai nghĩa từ Pullback rồi.
      (*) Pullback là hiện tượng xảy ra sau khi giá phá vỡ một ngưỡng chống đỡ quan trọng nào đó và hồi phục nhẹ trở lại. Điểm đáng chú ý là mặc dù hồi phục nhưng giá không thể vượt lên trên ngưỡng chống đỡ cũ (hiện đang đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự mạnh)."


      Xem bài viết: Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post trần văn đệ

      Mỹ ko nâng được trần nợ, EU đang chìm đắm trong nợ công,VN thì lạm phát tăng - vĩ mô còn bất ổn - DN quý 2 chắc chắn là kém - thanh khoản thấp - v.v....chắc chắn ttck khó lên


      Xem bài viết: Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Lqh

      Quả là bây giờ ttck gặp khó khăn lớn.

      Ở đây tôi ko muốn nói đến LẠM PHÁT cao, dẫn đến chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho ttck muốn ngẹt thở, vì cái này người ta nói hàng ngày, nói hoài đến nỗi mấy bà con tiểu thương ngoài chợ trước đây chẳng quan tâm đến nó bây giờ cũng làu làu CPI tháng này tăng bao nhiêu.

      Nếu so với thời gian năm 2008, khi CPI t5 tăng vọt lên gần 2% làm cho ttck giảm nặng suốt hơn 1 tháng, nhưng chỉ đến cuối t7 là tăng liền một mạch +200 điểm đến tận cuối t10 mới dứt thì năm nay đúng là chúng ta gặp hạn nặng.

      Theo tử vi thì năm Tân Mão thường là may mắn, có gặp hạn là chuyện thường tình rồi sau đó lại hên, được quí nhân phù trợ mang tiền đến cứu giúp, làm ăn lại đề huề no đủ thế mà sao từ đầu năm đến giờ chúng ta cứ lỗ hoài ko có thu lại là bao, dù có cố xoay xở đủ kiểu, mua bán T+1,2,3,4 cũng ko lại?

      Hôm nay xem lại chuyện bà con mua-bán thời gian qua mới thấy rằng tại mình cả mà thôi: mất niềm tin.

      Năm 2008, lúc tt xuống có lo, nhưng khi hồi phục là bà con mua vào ào ạt, nhà nhà người người đều mua, tích lũy lợi nhuận cao để làm ăn tiếp cho nên tt lên được vững vàng; Còn nay, xuống dài dài nhưng lên được 1 phiên là bà con tranh nhau bán ngay hôm sau, làm sao mà lên được. Vậy thì điều đó là cái gì?

      Thưa bà con đó là “Sự MấT NIềM TIN” vào ttck của chúng ta. Nói có sách mách có chứng tôi chỉ cho bà con thấy: ngày 5/7 khi chỉ số cả 2 sàn đều tăng mạnh với số lệnh bán/mua tại HOSE là 13.122/16.000, tại HNX là 10.288/15.967; thế mà ngay hôm sau đã là 14.967/11.551 (HOSE) & 17.237/11.905 (HNX); Còn mới đây thôi khi ngày 20/7 tt lên khá tốt với số lệnh bán/mua tại HOSE là12.238/13.663, tại HNX là 12.011/12.483 thì ngay hôm sau đã là 14.733/12.012 (HOSE) & 14.549/9.620.

      Thật là đáng ngại khi mà mọi người đều có ý định thoát khỏi tt??? Tôi hi vọng đó có thể chỉ là hành động chốt lời vào từng thời điểm, vì trước đó cung rất hạn chế? Nhưng nếu cứ tiếp diễn như thế này thì tt chưa biết sẽ tụt đi đâu??? Chắc xuống sông Sài-gòn, rồi ra biển?

      Tóm lại, chưa có gì để chúng ta có thể tin vào sự hồi phục và đi lên của ttck. Đành phải tiếp tục chời đợi và “chụp giựt” cơ hội T+ vậy. Chúc ai đó thành công. GOOD LUCK.


      Xem bài viết: Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật

    5. #5
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post thanh_trinh1981

      Hi Các NĐT...

      Hãy giữ vững niềm tin với TTCK...Dù cho phía trước vẫn còn nhiều chông gai. Tất cả những khó khăn rồi cũng sẽ qua...Tương lai sẽ bù đắp cho những ai có niềm tin & Luôn đồng hành cùng TT.

      - Gía vàng đang quá cao...!!!

      - Gía BĐS vẫn cao, thanh khoản lại khó...chưa kể phải trải qua những thủ tục hành chính rườm rà & phiền toái.

      - Gía CP đang bị định giá quá thấp. Đây là cơ hội cho những NĐT có nguồn tài chính nhàn rỗi, mua tích lũy & nắm dữ ĐT trung hạn.

      * Hãy lựa chọn CP tốt "Mã dẫn dắt TT" Mua & nắm dữ...Tránh đòn bẩy & bán khống. Goodluck


      Xem bài viết: Vietstock Weekly 25 - 29/07: Cẩn trọng những phiên hồi phục kỹ thuật

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 20
      Bài viết cuối: 27-06-2011, 08:21 AM
    2. Vietstock Weekly 20 – 24/06: Thận trọng với xu hướng điều chỉnh
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 43
      Bài viết cuối: 20-06-2011, 08:51 AM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 11-11-2009, 09:37 AM
    4. Những chữ cái quan trọng trong sự suy thoái và phục hồi kinh tế
      By VFinance in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 14-08-2009, 11:26 AM
    5. Phân tích kỹ thuật trong Vietstock
      By billionare in forum Thông báo - Góp ý
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 07-01-2009, 10:29 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình