M&A - thời cơ đã đến
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 13 của 13
    1. #1
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      2,515
      Được cám ơn 191 lần trong 154 bài gởi

      Mặc định M&A - thời cơ đã đến



      M&A công việc nhiều thuận lợi trong bối cảnh kinh tế hiện nay! Có hai lợi ích nhìn thấy rõ:

      1. Kinh tế khó khăn doanh nghiệp NVV đang đứng trước nguy cơ phá sản cao. ----->>Cơ hội cho người có tiền

      2. TTCK đang dư thừa CP việc M&A sẽ giúp "Tổng hợp bớt các CP nhỏ kém thanh khoản lại"----->>Giảm cung và giảm thiểu rủi do cho nhà đầu tư.

      Xin thêm vài ý kiến của AE về vấn đề này []
      Cứ cổ phiếu tốt mà chơi

    2. #2
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      2,515
      Được cám ơn 191 lần trong 154 bài gởi

      Mặc định Re: M&A - thời cơ đã đến



      Tôi sưu tầm thêm bài này trên www.*****.net[h1](*****) - Báo cáo của BIDV nhận định rằng sắp
      tới NHNN sẽ phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực mua lại các
      ngân hàng nhỏ, tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền.[/h1]





      st1\:*{behavior:url(#ieooui) }





      Qua việc so sánh những bài học kinh nghiệm của Đài Loan và thực tế hoạt
      động ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, báo cáo đã rút ra kết luận là hệ
      thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước một áp lực cải cách rất lớn để
      để nâng cao năng lực hệ thống và đảm bảo phát triển bền vững.



      Bên cạnh đó, thị trường tài chính hiện đang có những điều kiện chín
      muồi cho hoạt động M&A (mua bán – sáp nhập) trong thời gian tới.


      Thứ nhất, thị trường đang
      tồn tại nhiều các ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng. Hoạt
      động trong một môi trường có mức độ cạnh tranh cao, tất yếu sẽ dẫn đến
      việc một số ngân hàng phải sáp nhập với nhau nhằm hình thành chỗ đứng
      vững chắc trên thị trường. [table]



      [img]http://images1.*****.vn/Images/Uploaded/Share/2008/12/20081211044351984/bidv.bmp" style="margin: 5px;" _fl="" width="300" align="center[/img]
      Nguồn: Tổ nghiên cứu BIDV
      [/table]



      Hơn nữa, áp lực của hội nhập thị trường quốc tế càng khiến nhu cầu
      củng cố vị thế cạnh tranh của các ngân hàng trở nên bức thiết.


      Thứ hai, một số ngân hàng
      nhỏ đã tập trung gia tăng tín dụng quá mức trong các năm trước, vượt
      quá khả năng huy động vốn và phải lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị
      trường liên ngân hàng.



      Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn huy động khó
      khăn, thanh khoản của các ngân hàng này suy giảm mạnh đe doạ đến an
      toàn hệ thống.



      NHNN sẽ phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực hơn mua lại
      các ngân hàng này, tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền.


      Theo quy định, đến ngày 31/12/2008, vốn điều lệ tối thiểu của các
      ngân hàng thương mại cổ phần phải đạt 1.000 tỷ đồng và đến ngày ngày
      31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng.


      Hiện tại, các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đang phải gấp
      rút tăng vốn để đáp ứng mục tiêu đề ra. Trong tình hình khó khăn của
      thị trường, cộng với sự sụt giảm mạnh của giá cổ phiếu ngân hàng, việc
      huy động thêm vốn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.



      Điều này buộc các ngân hàng nhỏ sẽ tìm kiếm cơ hội sáp nhập với nhau
      hoặc với ngân hàng lớn hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn. Những
      ngân hàng yếu kém sẽ phải rời khỏi cuộc chơi, qua đó nâng cao tính ổn
      định của cả hệ thống.


      Trong thời gian tới đây, tiêu chí cấp phép thành lập ngân hàng mới
      sẽ được điều chỉnh nhằm đảm báo các ngân hàng mới được thành lập thực
      sự mạnh về tiềm lực tài chính, có khả năng cạnh tranh cao hơn, do đó
      yêu cầu về vốn điều lệ nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn. Tiêu chí thành
      lập mới khó hơn sẽ thúc đẩy các tổ chức đầu tư tiến hành hoạt động
      M&A thay vì thành lập ngân hàng mới.


      Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài trước khi có thể thành lập được
      ngân hàng con tại Việt nam vẫn sẽ tích cực sử dụng M&A như một giải
      pháp để xâm nhập thị trường.



      Trong năm 2008, nhiều ngân hàng nước ngoài tiếp tục trở thành cổ
      đông chiến lược hoặc gia tăng tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng trong nước
      như: HSBC nâng tỷ lệ sở hữu tại Techcombank từ 10% lên 20%, Societe
      Generale mua 15% cổ phần của SeaBank… Đây cũng là điều kiện tốt giúp
      nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng trong nước khi có được kinh
      nghiệm, công nghệ từ phía ngân hàng nước ngoài.

      [img]http://images1.*****.vn/Images/Uploaded/Share/2008/12/20081211044351984/bidv2.bmp" style="margin: 5px;" _fl="" width="470" align="center[/img]
      Nguồn: Tổ nghiên cứu BIDV




      Có thể thấy, M&A là biện pháp cần thiết để xây dựng một hệ thống
      tài chính bền vững, có khả năng cạnh tranh cao của Việt nam.


      Với khung pháp lý hiện nay, các công ty vẫn có thể thực hiện M&A
      một cách thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn cần hoàn thiện hơn nữa hành lang
      pháp lý nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động M&A nói chung
      cũng như hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính.

      AE cho ý kiến nha![H]


      Cứ cổ phiếu tốt mà chơi

    3. #3
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      2,515
      Được cám ơn 191 lần trong 154 bài gởi

      Mặc định Re: M&A - thời cơ đã đến



      Các doanh nghiệp nên có cái nhìn mới hơn! M&A có thể sẽ đánh mất 1 thương hiệu nhưng sẽ là cơ hội cho 1 thương hiệu đích thực hơn mạnh thêm![:cungly]
      Cứ cổ phiếu tốt mà chơi

    4. #4
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      2,515
      Được cám ơn 191 lần trong 154 bài gởi

      Mặc định Re: Thương vụ M&A đầu tiên thành công của VNE



      Thiếu vốn VNE đành phải có thương vụ M&A đầu tiên

      Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) thông
      báo chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại CTCP Đầu tư và Thương mại VNECO
      Hà Nội và CTCP Địa ốc và Xây dựng Phúc Nguyễn.






      CTCP
      Đầu tư và Thương mại VNECO Hà Nội có vốn điều lệ thực góp là 136,89 tỷ
      đồng (vốn điều lệ đăng ký là 300 tỷ đồng). Trước khi chuyển nhượng,
      VNECO nắm giữ 83,02% vốn điều lệ thực góp của VNECO Hà Nội, tương ứng
      113,65 tỷ đồng.


      Theo hợp đồng chuyển nhượng, bà
      Nguyễn Thị Thu Hà mua 55,35% và ông Hồ Vĩnh Hoàng mua 27,67% vốn điều
      lệ thực góp của VNECO Hà Nội. Giá chuyển nhượng là 11.050 đồng/cp,
      tương ứng với tổng giá trị chuyển nhượng là 125,685 tỷ đồng.


      Công ty thứ hai được chuyển nhượng là CTCP Địa ốc và Xây dựng Phúc
      Nguyễn có vốn điều lệ thực góp là 190 tỷ đồng, trong đó phần vốn của
      VNECO là 170 tỷ đồng.


      Toàn bộ phần vốn của VNECO được chuyển nhượng cho ông Lý Quốc Cường với giá trị bằng vốn góp ban đầu (170 tỷ đồng).


      Như vậy, sau khi bán vốn tại hai công ty trên, tổng số Công ty con
      trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con của VNECO còn lại là 10 Công ty.


      Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/12, cổ phiếu VNE giảm 200 đồng xuống còn 6.500 đồng với 55.360 đơn vị được chuyển nhượng.

      Mời AE cho ý kiến

      Cứ cổ phiếu tốt mà chơi

    5. #5
      Ngày tham gia
      Dec 2006
      Bài viết
      38
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: Thương vụ M&A đầu tiên thành công của VNE



      Không hiểu sao VNE lại tăng trần. Với việc mua bán bên dưới chẳng ảnh hưởng đến VNE.

      [quote user="thanhromasd"]

      Thiếu vốn VNE đành phải có thương vụ M&A đầu tiên

      Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) thông
      báo chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại CTCP Đầu tư và Thương mại VNECO
      Hà Nội và CTCP Địa ốc và Xây dựng Phúc Nguyễn.






      CTCP
      Đầu tư và Thương mại VNECO Hà Nội có vốn điều lệ thực góp là 136,89 tỷ
      đồng (vốn điều lệ đăng ký là 300 tỷ đồng). Trước khi chuyển nhượng,
      VNECO nắm giữ 83,02% vốn điều lệ thực góp của VNECO Hà Nội, tương ứng
      113,65 tỷ đồng.


      Theo hợp đồng chuyển nhượng, bà
      Nguyễn Thị Thu Hà mua 55,35% và ông Hồ Vĩnh Hoàng mua 27,67% vốn điều
      lệ thực góp của VNECO Hà Nội. Giá chuyển nhượng là 11.050 đồng/cp,
      tương ứng với tổng giá trị chuyển nhượng là 125,685 tỷ đồng.


      Công ty thứ hai được chuyển nhượng là CTCP Địa ốc và Xây dựng Phúc
      Nguyễn có vốn điều lệ thực góp là 190 tỷ đồng, trong đó phần vốn của
      VNECO là 170 tỷ đồng.


      Toàn bộ phần vốn của VNECO được chuyển nhượng cho ông Lý Quốc Cường với giá trị bằng vốn góp ban đầu (170 tỷ đồng).


      Như vậy, sau khi bán vốn tại hai công ty trên, tổng số Công ty con
      trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con của VNECO còn lại là 10 Công ty.


      Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/12, cổ phiếu VNE giảm 200 đồng xuống còn 6.500 đồng với 55.360 đơn vị được chuyển nhượng.

      Mời AE cho ý kiến

      [/quote]

    6. #6
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      2,515
      Được cám ơn 191 lần trong 154 bài gởi

      Mặc định Re: Thương vụ M&A đầu tiên thành công của VNE

      Sao lại không ảnh hưởng, tiền trong thương vụ này sẽ được tái đầu tư vào cái khác ngon ăn hơn![:O] - Trái phiếu chẳng hạn!!!

      Cứ cổ phiếu tốt mà chơi

    7. #7
      Ngày tham gia
      Apr 2009
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Thương vụ M&A đầu tiên thành công của VNE

      dùng tiền này để đầu tư cái khác, thiếu gì cách


    8. #8
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Thương vụ M&A đầu tiên thành công của VNE



      Rõ ràng rút vốn ở công ty con biểu hiện:

      - Công ty mẹ thiếu vốn.

      - Vốn hoạt động không hiệu quả cần chuyển qua đầu tư cho lĩnh vực/công ty khác.

      Ở đây tôi nghĩ là phương án 2.

    9. #9
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      954
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Thương vụ M&A đầu tiên thành công của VNE



      Khi Nào VNE ngừng tăng hả các bác. Em VE1 toàn hold CP của VNE ước khoảng 8 tỷ. 1 ngày 5% x 8 tỷ = 300.000.000. Nếu VNE tăng 10 phiên nữa thì VE1 hoàn nhập dự phòng giảm giá CP là kg 3 tỷ.



      [table]


      12 |
      3,465 |
      12.1 |
      30 |
      12.2 |
      157,475 |
      VNE▲0.5 |
      12.2 |
      1,162
      [/table]


      Dư mua của VNE hôm nay trên 1.5 Triệu CP.


      Chúc mừng các cổ đông của VE1.








      www.tinnhanhmuaban.vn


      Thông tin nhanh, thành công lớn

    10. #10
      Ngày tham gia
      May 2009
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: M&A - thời cơ đã đến

      Đồng ý với bạn, tôi nghĩ M&A sẽ ngày càng phát triển.

      ps. 11/6 tại Hà Nội có hôi thảo chuyên về M&A đấy: www.mavietnam2009.com

    11. #11
      Ngày tham gia
      Oct 2006
      Bài viết
      237
      Được cám ơn 103 lần trong 58 bài gởi

      Mặc định

      Thị trường M&A khu vực châu Á: Nhộn nhịp hơn bao giờ hết

      Theo đánh giá của Trưởng nhóm đầu tư ngân hàng khu vực Châu Á, Nhật Bản của JPMorgan Chase & Co thì Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất Châu Á trong lĩnh vực sáp nhập và mua bán DN (M&A) vì các Cty của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang phát triển mở rộng và tìm kiếm các cơ hội thu mua lại hãng khác để thâm nhập những thị trường mới.

      http://www.vietstock.vn/ChannelID/77...o-gio-het.aspx

    12. #12
      Ngày tham gia
      May 2004
      Bài viết
      31
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      M&A “dậy sóng”

      Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã diễn ra ở Việt Nam tương đối lâu, song vẫn mang tính chất “ngầm”. Với thị trường niêm yết, hoạt động này chỉ thông qua 2 hình thức là chào mua công khai và sáp nhập doanh nghiệp thông qua hình thức hoán đổi cổ phiếu. Theo đánh giá của các chuyên gia ở lĩnh vực này, hoạt động M&A ở Việt Nam sẽ sớm “dậy sóng”.

      Sau khi chứng kiến số lượng các giao dịch M&A tăng lên đáng kể trong năm 2009, đặc biệt là giữa các công ty trong nước, ông Andy Ho - Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, rất lạc quan về triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam. “Hoạt động M&A trong thời gian tới ở thị trường Việt Nam sẽ còn sôi động hơn nữa” - đó là nhận định của ông với tư cách là một trong những diễn giả chính tại Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2010 do Báo Đầu tư phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Công ty tư vấn Avale tổ chức tại vừa qua.

      http://vietstock.vn/ChannelID/733/Ti...-day-song.aspx

    13. #13
      Ngày tham gia
      Oct 2006
      Bài viết
      237
      Được cám ơn 103 lần trong 58 bài gởi

      Mặc định

      Hoạt động M&A năm 2011: Sẽ tiếp tục khởi sắc

      http://vietstock.vn/ChannelID/764/Ti...-khoi-sac.aspx

      Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Tiến sỹ Luật học, Luật sư LÊ ĐÌNH VINH - chuyên gia tư vấn cao cấp, Phó tổng giám đốc Công ty Luật SMiC khẳng định, năm 2011, hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam sẽ tiếp tục khởi sắc.
      Ông có thể đánh giá khái quát về triển vọng của hoạt động M&A ở Việt Nam trong năm 2011?

      Nhìn khái quát, năm 2011 nổi lên 4 nhân tố thuận lợi đối với hoạt động M&A ở Việt Nam.

      Một là, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên các DN cùng những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam sẽ thúc đẩy hoạt động M&A phát triển.

      Hai là, môi trường pháp lý và môi trường đầu tư, kinh doanh đang trở nên thông thoáng, minh bạch hơn sau hơn 4 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

      Ba là, những nỗ lực của Chính phủ nhằm thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó hoạt động M&A sẽ đóng vai trò chủ đạo.

      Bốn là, sự gia tăng về số lượng và giá trị giao dịch M&A trong những năm gần đây cho thấy, thị trường M&A ở Việt Nam khá hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

      Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố tích cực kể trên, hiện Việt Nam vẫn còn thiếu một khung pháp lý đồng bộ, thuận tiện và an toàn cho các giao dịch M&A. Mặt khác, chu kỳ M&A toàn cầu (bắt đầu từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997) đang ở vùng đáy, cộng thêm những khó khăn hiện thời của kinh tế thế giới, khiến lượng vốn đổ vào hoạt động M&A chưa thể tăng mạnh trong tương lai gần.

      Đặt trong bối cảnh đó, hoạt động M&A ở Việt Nam trong năm 2011 sẽ tiếp tục khởi sắc, nhưng chưa thể có sự bùng nổ.

      Ông có thể phân tích rõ hơn về những nhân tố kể trên?

      Về tác động của khủng hoảng, do nền kinh tế nước ta có quy mô không lớn, đa phần DN là nhỏ và vừa, khả năng chống chọi với khủng hoảng có hạn. Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng và cắt giảm ưu đãi dành cho các DN khiến tình hình càng trở nên khó khăn. Do vậy, việc tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, cũng như đối với từng DN là điều khó tránh khỏi.

      Về pháp lý, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán và hàng loạt đạo luật được sửa đổi, bổ sung đã nới lỏng, hoặc dỡ bỏ các điều kiện gia nhập thị trường theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, tạo cơ hội để các công ty nước ngoài dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam.

      Trong lĩnh vực thu hút FDI, kinh nghiệm ở các nước cho thấy, tiếp sau trào lưu thành lập DN mới, M&A sẽ trở thành phương thức được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn. Xu hướng này đã diễn ra ở Nhật Bản, Hàn Quốc những năm 1980 và hiện đang diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

      Điều đáng lưu ý là, trong khi thị trường M&A thế giới trầm lắng, hoạt động M&A ở Việt Nam lại có tín hiệu gia tăng trong mấy năm trở lại đây. Điển hình là các vụ HSBC - Bảo Việt, Hà Tiên 1 - Hà Tiên 2, Ngân hàng Commonwealth Australia - VIB… Trong năm 2011, sự gia tăng này vẫn sẽ tiếp tục.

      Hoạt động M&A năm 2011 sẽ diễn ra sôi động ở những ngành, lĩnh vực nào?

      Năm 2011, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ vẫn sôi động, bởi nhiều DN trong lĩnh vực này đang đối mặt với những thách thức mang tính sống còn, buộc phải tái cấu trúc để tồn tại. Việc dỡ bỏ các quy định về giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng, chứng khoán ở Việt Nam cũng sẽ là động lực thu hút các ngân hàng, công ty nước ngoài tham gia thị trường này.

      Lĩnh vực bất động sản cũng hứa hẹn có nhiều khởi sắc, đặc biệt là việc sang nhượng các dự án đầu tư. Sau thời kỳ nở rộ, hiện nhiều chủ đầu tư không còn đủ năng lực tài chính để triển khai dự án, buộc phải tìm cách thoái vốn. Về trung và dài hạn, thị trường bất động sản vẫn rất hấp dẫn các DN trong và ngoài nước. Do vậy, việc tái cấu trúc các DN trong lĩnh vực này sẽ diễn ra mạnh mẽ trong một vài năm tới.

      Ngoài ra, lĩnh vực bán lẻ với sự xuất hiện của hầu hết các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới tại Việt Nam và các lĩnh vực như công nghệ thông tin, truyền thông, dược phẩm - y tế, chăm sóc sức khỏe… đang được mở cửa theo lộ trình cam kết gia nhập WTO cũng sẽ thu hút các công ty nước ngoài tham gia thông qua M&A để tận dụng thương hiệu, nguồn nhân lực và mạng lưới khách hàng sẵn có của DN trong nước.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. SDA- Đại gia một thời, sao giá rẻ vậy????????
      By thuathithuathangthithang in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-08-2009, 11:22 PM
    2. Bao giờ mới qua thời T+3
      By elegantgoat in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 6
      Bài viết cuối: 16-05-2009, 07:14 AM
    3. VNM bcs thoi nay?
      By masu in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 03-08-2008, 12:49 PM
    4. THỜI CỦA QUỸ ĐẦU TƯ.
      By khungbo in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 03-01-2006, 08:32 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình