Đu tháng 12/2009, S Giao dch chng khoán Tp.HCM (HOS E) đã có công văn chp thun v nguyên tc cho Công ty c phn Dược phm Vin Đông được niêm yết 8.910.000 c phiếu trên HOSE.
Theo thông tin từ Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông, Công ty đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để chào sàn vào cuối tháng 12 này. Như vậy, cổ phiếu ngành dược sẽ đón nhận thêm một nguồn hàng mới, tăng thêm cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp dược.
Ngành dược luôn được đánh giá cao về sự ổn định, xuất phát từ nhu cầu của xã hội đối với các sản phẩm, dịch vụ của ngành này. Theo thống kê, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2008 của Việt Nam đạt tới 1,4 tỷ USD, bình quân mỗi người dân chi cho tiền thuốc 16,45 USD/năm, tăng 22,8% so với năm 2007.
Hiện có khoảng 400 doanh nghiệp (DN) dược phẩm nước ngoài đang tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tạo nên một áp lực không nhỏ cho các công ty nhập khẩu trong nước. Mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi từ ngày 1/1/2009, thị trường dược Việt Nam mở rộng cửa theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, các DN nước ngoài được nhập khẩu trực tiếp thuốc vào thi trường, dù chưa được phân phối thuốc trực xếp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường dược Việt Nam vẫn được đánh giá là còn nhiều tiềm năng, khi lượng thuốc của gần 200 DN dược phẩm trong nước sản xuất mới đáp ứng được hơn 60% nhu cầu. Hơn nữa, việc mở cửa ngành dùng cũng tạo điều kiện để nguồn vốn đầu tư chảy vào ngành này nhiều hơn.
Theo dự báo của Cục Quân lý dược (Bộ Y tế), đến năm 2010, mức chi tiêu cho dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt từ 25 USD đến 30 USD/người. Tốc độ tăng trường của ngành dược cũng cao hơn các ngành khác, đạt khoảng 20%.
Sự ổn định và tiềm năng tăng trường chính là cơ sở để cổ phiếu ngành dược chiếm được niềm tin của các nhà đầu tư. Hiện nay, các tên tuổi quen thuộc của ngành dược như Traphaco, Dược Hậu Giang, lmexpharm, Domesco... đã tham gia thị trường chứng khoán. Trong tháng 12 này, Công ty Dược Viễn Đông cũng chính thức chào sàn, góp thêm một mặt hàng chất lượng để nhà đầu tư lựa chọn.
Trong giai đoạn thị trường biến động vừa qua, cổ phiếu ngành dược vẫn giữ được tính ổn định ở mức cao. Sau giai đoạn sụt giảm theo xu hướng chung của thị trường, nhóm cổ phiếu ngành dược sớm bắt nhịp và phục hồi với tốc độ nhanh hơn so với các nhóm ngành khác.
Các chỉ tiêu cơ bản của nhóm cổ phiếu ngành dược cũng cho thấy, vì sao nhà đầu tư dài hạn đặt niềm tin vào nhóm này. Hiện chỉ số EPS của các DN dược ở mức khá cao trên 5.000 dồngtcổ phiếu; các chỉ số tài chính khá an toàn; tăng trưởng ổn định; hiệu quả sử dụng vốn tốt và ít sử dụng các công cụ nợ...
Tuy nhiên, ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dược phẩm Viễn Đông cho rằng, DN dược không thể chủ quan chỉ trông đợi ở lợi thế về sự ổn định. Để cạnh tranh tốt và giữ vững đà tăng trưởng, đảm bảo cổ phiếu ngành dược là mặt hàng chất lượng trên thị trường, DN dược phải có tầm nhìn dài hạn trong việc nghiên cứu, phát triển và mở rộng hợp tác.
Cũng theo ông Dũng, thời gian qua, Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông đã chủ động liên kết với các hãng dược lớn nước ngoài để trở thành nhà phân phối tại Việt Nam và nhận chuyển giao công nghệ về phục vụ sản xuất.
Từ đầu năm 2009 đến nay, Công ty Dược Viễn Đông đã ký hợp đồng phân phối độc quyền các sản phẩm của GL Rapha, thuộc Tập đoàn GL Corporation (Hàn Quốc), nhà sản xuất Sopharma (Bulgaria), Orasure Technologies... Công ty Dược Viễn Đông cũng đã đạt được các thoả thuận nhượng quyền sản xuất trên 100 sản phẩm dược từ Châu Âu, Mỹ cho Nhà máy Lili of France đang khẩn trương hoàn thành.
Đây là nhà máy chuẩn GMP - WHO, có tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng, dự kiến khánh thành giai đoạn 1 vào quý 1/2010. Điều đặc biệt nhất lại Công ty Dược Viễn Đông đã đầu tư khá sớm cho việc nghiên cứu phát triển, có rất nhiều dự án nghiên cứu khoa học đã được triển khai như dự án nghiên cứu hoạt chất mới như chống lão hóa; tăng tuần hoàn não; giảm mỡ máu; an thần - không gây nghiện...
Đặc biệt, theo báo cáo của Ban dự án Fludon H1, Công ty đã nghiên cứu thành công săn phẩm Fludon H1 có tác dụng đặc hiệu trên Virus cúm A/H1N1 tương đương với Tamiflu, dự kiến sản phẩm này sẽ được bán trên thị trường vào năm 2010. .
“Năm 2008, Công ty Dược Viễn Đông đạt doanh thu 645 tỷ đồng, bằng 129% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế thực hiện là 26 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch. Năm 2009, Công ty đặt mục tiêu đạt lợi nhuận trên 76 tỷ đồng. Với chiến lược tập trung, tầm nhìn dài hạn đồng thời là Công ty tiên phong trong việc nghiên cứu hoạt chất mới và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, Dược Viễn Đông đã duy trì được mức tăng trường tốt ngay trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, chúng tôi tin tưởng rằng, Dược phẩm Viễn Đông sẽ vững vàng khi lên sàn, cổ phiếu Dược Viễn Đông sẽ trở thành một lựa chọn tốt đối với nhà đầu tư” ông Dũng nhận định.
Bá Kiên
Theo Đu tư