Bài viết của Chapi2007 bên TTVNOL:
Chứng khoán VN phát triển từ sự trông đợi rút bỏ các yếu tố ngoại sinh negative liệu có bền vững?


Ngày hôm nay, 2/7, là ngày làm việc đầu tiên chúng ta vui mừng bắt đầu áp dụng 3 đạo luật mới: luật cư trú, luật thuế, luật công chứng mới. Từ hôm nay trở đi, người dân chỉ cần tạm trú 1 năm là được nhập hộ khẩu; từ hôm nay trở đi, người dân cần đóng dấu công chứng không phải chờ mỏi cổ ở vài ba phòng công chứng trong TP mà có thể về phường và công chứng tư nhân thuận tiện hơn nhiều; từ hôm nay doanh nghiệp tự tính thuế cho mình, chứ không phải đặt hết số phận mình vào một cán bộ thuế oai hơn cọp nào…


Rõ ràng là một bước tiến bộ thuận chiều với lợi ích người dân. Nhưng như thế cũng tức là chúng ta vui mừng với sự phát triển chỉ vì việc bỏ những hạn chế cũ. Tức là chẳng khác nào xe máy của bạn vọt đi chỉ vì bạn bỏ hòn gạch chặn bánh xe chứ không phải bạn vào số, rồ ga thật mạnh.


Yếu tố đó tôi gọi là ngoại sinh negative. Ngoại sinh vì nó không đến từ bên trong, negative (tiêu cực) bởi vì chúng ta không có tầm nhìn, đặt ra hạn chế rồi tự bỏ đi, rồi coi đó là phát triển. Liệu có bền vững không?


Tôi dẫn giải đến đây chắc các bạn đã hiểu tôi muốn nói đến chủ đề nào rồi. Có câu chuyện nào ngoài Chỉ thị 03 hạn chế NHTM cho vay cầm cố 3% và QĐ 1140 hạn chế tỷ lệ dự trữ/ dư nợ cho vay ngắn hạn 10%.


Nhớ lại những ngày đầu tiên 2001(?) tôi lên sàn CK của Bảo Việt ở phố Bà triệu. Hồi đó, công ty niêm yết chỉ có 4-5 mã. Lên gác 2, hàng trăm người quây vào một cái bảng điện tử. Tất cả đều mới mẻ, đều mơn trớn như nụ hôn đầu đời. Mỗi lần khớp lệnh tăng trần cả sàn rồ lên, các NĐT đấm tay lên trời như C. Ronaldo ghi bàn cho MU. Hoàn toàn không biết gì, tất cả đều quá mới, 100% người chơi lúc đó chẳng biết PE, EPS mô tê ra làm sao.


Thôi thì ngày đó đã xa, sau đó là cả một thời gian trầm lắng. Cơ quan quản lý CK đã có cả một thời gian khá dài để “tích lũy” điểm cho mình, và đúng là tăng vọt. Năm 2005 bắt đầu khởi sắc, năm 06 chứng kiến 2 đợt sóng lớn kéo dài sang cả năm 07. Khi VNI ghi bàn thắng số 1170, chúng ta có thể coi đó là điểm cho cơ quan quản lý CK. Lúc đó thị trường phát triển cả về chất và lượng từ những yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh có thể liệt kê sơ ở đây như sau:
- Khung khổ pháp luật liên quan đến hoạt động doanh nghiệp và chứng khoán được xây dựng và cải thiện;
- Cổ phần hóa bắt đầu khởi động một cách thực chất (hơn trước). Hầu hết các công ty niêm yết hiện nay đều được thành lập, cổ phần hóa, chuyển đổi, tăng vốn, IPO trong khoảng thời gian 2001-2006.
- Vốn nhàn rỗi tích lũy trong dân, trong khi làm giàu hợp pháp được khuyến khích;
- Kinh tế vĩ mô khả quan,
- Đầu tư nước ngoài tăng cao, khả năng gia nhập WTO
- Quản trị doanh nghiệp tiến bộ rất nhiều. Công khai minh bạch được cải thiện tương đối.
- Quản lý của nhà nước đối với thị trường có sự “tôn trọng” hơn. Xử lý hồ sơ xin niêm yết nhanh gọn hơn.
- Quy định bỏ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp niêm yết sau 31/12/06 giúp tăng cung cho thị trường một cách nhanh chóng.


Các yếu tố trên đến từ cả bên trong và bên ngoài, nhưng đều có điểm chung là sự phát triển tích cực, phát triển từ nội và ngoại lực tự nhiên, thực chất. Riêng yếu tố cuối cùng, chúng ta có thể ví giống như chuyện cười, chàng trai nhảy xuống cứu cô gái ngã xuống biển chửi “t... s… thằng nào đẩy tao xuống”.


Dù gì đó là chuyện của ngày hôm qua mà một bạn trên diễn đàn còn cho rằng “quên mùa xuân ấy đi”.


Đúng là quên thời kỳ đó đi, khi các cơ quan quản lý liên tiếp giáng xuống thị trường những quả búa tạ khổng lồ như thế này. Họ đặt ra các quy định hạn chế cầu thị trường, bất lợi như thế mà không hề cân nhắc đến xu hướng thị trường, lợi ích của nhà đầu tư trong nước.


Có vẻ, xã hội vẫn dị ứng khi nhìn vào một số nhà đầu tư phát lên nhanh chóng từ CK. Thuế 25% lơ lửng trên đầu.


IPO hàng khủng liên tiếp dội bom vào thị trường từ tháng 5-8. Chỉ thị 03 và Quyết định… được giới thiệu luôn cùng thời điểm.
Tại sao không ra chính sách cẩn thận hơn, trình tự hơn, có thăm dò lợi ích nhà đầu tư trong nước???


Thị trường hiện chẳng khác nào Tôn ngộ không dưới núi Ngũ hành sơn mà Phật tổ đè xuống. Làm sao lên nổi?


Sao chúng ta bắt đầu gia nhập WTO mà quy trình làm chính sách vẫn còn tính cách áp đặt, không khoa học, không tham vấn người bị ảnh hưởng…???


Hay dù cơ quan quản lý muốn chụp lên đầu Tôn ngộ không vòng kim cô để bất cứ khi nào cần là niệm thần chú?


Đó chính là chủ đề tôi muốn nói ở bài này. Chúng ta đều muốn NHNN rút lại hoặc sửa đổi CT 03 theo hướng (tăng %, hoặc có trình tự bậc thang khả thi hơn…) Nhưng giả dụ CT03 và QĐ … được bãi bỏ và thị trường VNI tăng được bao nhiêu. Và quay lại, đó có phải là sự phát triển lành mạnh của thị trường không? Hay sự phát triển trông đợi vào sự rút bỏ một quyết định không hợp lý của một cơ quan quản lý gián tiếp tác động lên thị trường…


Nghe nói mission của UBCK là làm cho thị trường CK trở thành “hàn thử biểu” cho nền kinh tế Việt Nam. Đúng là một mision tốt đẹp. Trên thế giới, thị trường ck ở các nước phát triển cũng đều đạt được điều đó. Nhưng để đạt điều đó, ít nhất hai yếu tố phải đạt được: 1, số lượng và tầm cỡ các công ty niêm yết đủ để đại diện cho khu vực kinh doanh của nền kinh tế; 2, xã hội hóa đầu tư chứng khoán, số lượng nhà đầu tư đông đảo (dù gián tiếp qua quỹ) và việc làm giàu qua sàn ck là bình thường. 3, thị trường ck vận hành với ít tác động từ các quy định hành chính, khi đó nó sẽ chỉ bị tác động bởi các luồng tiền, tình hình kinh tế, tỷ giá, lãi xuất…


Ở các nước phát triển, thống đốc ngân hàng trung ước, và bộ trưởng tài chính chỉ có 2 vũ khí trong tay: lãi xuất cơ bản và thuế. Và chỉ bằng 2 vũ khí này mà các nhà quản lý tác động lên thị trường một cách rất “thị trường”, tự nhiên, và quan trọng là tính công khai minh bạch, tiên liệu trước rất cao.


Còn chúng ta như thế nào, bạn thử tưởng tượng những người được hưởng lợi từ siêu lợi thế thông tin từ các cơ quan quản lý. Nếu bạn là “em họ thằng bạn con bà văn thư” cầm cái chỉ thị 03, hay là “chị của cô em dâu chú cô thư ký” của quan chức nào đặt bút ký cái QĐ bỏ cái chỉ thị đó (vd sau này)... thì bạn sẽ có khả năng lợi dụng (để mua bán trước TT) cái siêu lợi thế thông tin đó như thế nào.


Và như hôm nay, tôi cũng như các bạn, cũng đã cơ cấu lại danh mục của mình (CP của tôi trụ đến hôm nay thì không thể chịu được nữa) mà vẫn để lại mẩu *** bị kẹp của mình trên sàn. Dân đầu tư trong nước ít kinh nghiệm, ít vốn lại bị trói chân trói tay. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài giàu kinh nghiệm, lại trường vốn, tranh thủ vơ vét thật nhiều cổ phiếu giá thấp.


Thế cho nên, nếu VNI có lên thì cũng chỉ là từ sự trông đợi các quy định như trên được tháo bỏ, cả mở room cũng vậy thôi, thì có phải là một sự phát triển lành mạnh từ nội lực đáng có. Nhà đầu tư trong nước bị bất lợi đến bao giờ, lúc giá cao thì tha hồ mua vào, lúc giá thấp lại bị force bán ra.


Hôm nay, VNI giảm 30 điểm, nghe TV người ta hay nói mỗi khi có sự kiện khủng hoảng, thị trường này kia mất mấy trăm tỷ USD, vậy hôm nay các cơ quan quản lý có hỏi thị trường VN mất mấy trăm mấy nghìn VND không???


Đừng nhắc đến NĐT nội nữa. *** đang sưng







Gửi lúc20:50,02/07/07