CDS (credit default swap) là một khái niệm còn khá mới đối với nhiều nhà đầu tư, ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chỉ số CDS có nhiều ý nghĩa đối với thị trường vốn, đặc biệt tại các nước mới nổi, quan sát chỉ số này cho thấy nhiều tương quan với chỉ số Vnindex khiến nó được khá nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp và tổ chức xem như chỉ báo thị trường.
CDS là sản phẩm thanh khoản nhất trên thị trường tín dụng phái sinh (credit derivative market), trong giao dịch này, một bên (bên tìm kiếm bảo vệ tín dụng hay là bên Mua bảo hiểm) trả một khoản phí cho bên kia (bên bán bảo hiểm) đổi lại sẽ nhận một khoản thanh toán bất thường nếu xảy ra những “sự cố tín dụng” trong thời gian hiệu lực của hợp đồng . Mặc dù các “sự cố tín dụng” này có thể được các bên tham gia định nghĩa với nhau, tuy nhiên các kiểu điển hình của nó theo định nghĩa của ISDA là: phá sản(bankrupcy), chậm trả nợ (insolvency), hạ bậc tín nhiệm (credit downgrade) ,hay không thể thanh toán theo tiến độ.
Trên thế giới, CDS đã tồn tại từ năm 1994 và được sử dụng mạnh sau năm 2003. Tại thời điểm cuối năm 2007, tổng giá trị tài sản CDS bảo lãnh (notional value) trên thị trường là 62,2 nghìn tỷ USD, giữa năm 2010 giá trị này giảm còn 26.3 nghìn tỷ, đến cuối tháng 2 năm 2016 giá trị này đạt 14.56 nghìn tỷ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, CDS được cho là một trong các yếu tố chính gây khủng hoảng thị trường tín dụng và sụp đổ của ngân hàng Bear Stearns.
Một số đặc điểm của CDS:
+ CDS tương tự một hợp đồng bảo hiểm cho các rủi ro vỡ nợ hay các biến cố rủi ro tín dụng của tài sản nó bảo lãnh (trái phiếu ).
+ Bên Mua sẽ trả cho bên bán phí defaul Swap (CDS premium or CDS spread), được thể hiện dạng điểm phần trăm (basis points).
+ CDS Spread này thể hiện mức đọ rủi ro tín dụng của tài sản bên dưới ( trái phiếu, cổ phiếu), khi CDS spread lớn có nghĩa là tài sản được bảo hiểm đang chịu rủi ro cao và ngược lại.
+ CDS được giao dịch liên tục trên thị trường , người mua CDS không nhất thiết phải là người sở hữu tài sản được bảo vệ nên CDS có thanh khoản và tính đầu cơ cao.
+ CDS thường được giao dịch bởi các tổ chức định chế lớn như Ngân hàng, ,quỹ phòn vệ, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, do qui mô và độ phức tạp của nó. Các quỹ phòng vệ có thể sử dụng CDS như là đánh cược vào kỳ vọng t
+ Ở thị trường mới nổi, kỳ hạn phổ biến của CDS thường là 1,2,3,5 và 10 năm và dựa trên trái phiếu chính phủ.
Mối quan hệ giữa chỉ số CDS và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bằng phương pháp hồi quy, với biến số là CDS 5Y(chỉ số CDS 5 năm) của Việt Nam và hàm số là các chỉ số VNindex và HNXindex, rượu chứng thấy rằng CDS và các chỉ số có mối tương quan ngược chiều và CDS có ảnh hưởng rất lớn tới các chỉ số.( Độ tương quan -76%).
Thông thường CDS 5Y nhỏ hơn 250 được xem là bình thường. Trên 250 được xem là rủi ro. Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, họ thường theo dõi rất chặt chỉ số CDS 5Y, khi chỉ số này vượt 250 thì rủi ro tăng lên, hành động bán giảm tỷ trọng sẽ được kích hoạt, nên nếu quan sát ta có thể thấy giá trị giao dịch giao dịch của nhà đầu từ nước ngoài sẽ có xu hướng bán ròng trong các thời điểm CDS liên tục vượt 250. Đặc biệt là bán ròng rất lớn trên thị trường trái phiếu.
Hiện giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm chưa tới ¼ giá trị giao dịch toàn thị trường, nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của nhà đâu tư, do vậy việc nghiên cứu và hiểu mối tương quan giữa CDS và các chỉ số có thể giúp cho chúng ta thấy được xu hướng hành động của nhà đầu tư nước ngoài.
Rượu Chứng hy vọng những trao đổi trên đây có thể giúp quý vị có thêm thông tin và cơ sở để đưa ra các kế hoạch giao dịch tốt hơn.
Trân trọng./.
Trong bài viết sử dụng các nguồn tài liệu: IMF working paper (WP/04/07 – Equity Prices, Credit Default Swaps, and Bond Spreads in Emerging Markets – Jorge A. Chan Lau and Yoon Sook Kim), số liệu từ *****.vn do Rượu chứng tổng hợp và phân tích.
Biểu đồ: Mối tương quan giữa chỉ số CDS 5Y và Vnindex, HNX index giai đoạn từ 24/3/2015-13/5/2016 (hình)