Xử lý sai phạm kiểu " giơ cao đánh khẽ" ở Tập đoàn Sông Đà Gần đây, dư luận bức xúc về việc những sai phạm của lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà mặc dù đã được UBKT Trung ương kết luận, yêu cầu xử lý nhưng lại bị “phớt lờ”, chìm xuồng, rơi vào trình trạng để “con voi chui lọt lỗ kim”.


Để giữ nghiêm kỷ luật ****, kỷ cương phép nước, dư luận đòi hỏi vụ việc cần phải được các cơ quan pháp luật và cơ quan có trách nhiệm vào cuộc xử lý nghiêm túc và rốt ráo…



>> VIDEO: Sai phạm nghiêm trọng ở Tập đoàn Sông Đà
>> Chuyện lạ ở Tập đoàn Sông Đà: 62 tuổi vẫn được bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị
Sai phạm nối tiếp sai phạm
Đầu tháng 10/2010, Ủy ban kiểm tra Trung ương (Khóa X) họp kỳ họp thứ 33, trong đó có xem xét xử lý kỷ luật đối với một số **** viên giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có sai phạm. Trong đó, có vụ việc sai phạm ở Tập đoàn Sông Đà. Theo kết luận của UBKT Trung ương khoá X, cả Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Lê Văn Quế và Tổng giám đốc Tập đoàn Sông Đà, ông Dương Khánh Toàn đều có những vi phạm trong việc tổ chức đấu thầu và quản lý dự án HH4-Song Da Twin Tower do tập đoàn làm chủ đầu tư với tổng đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. UBKT trung ương kết luận, ông Lê Văn Quế đã vi phạm các quy định hiện hành khi chỉ định thầu tới 5 trong số 14 gói thầu, gây thiệt hại 3,144 tỷ đồng.Ngoài ra, ông Quế còn thiếu kiểm tra để Tổng giám đốc Dương Khánh Toàn ban hành văn bản vượt thẩm quyền; cử ông Toàn đi học không đúng quy chế. Vì vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Quế. Bản thân ông Dương Khánh Toàn cũng có một số sai phạm song Ủy ban KTTU yêu cầu rút kinh nghiệm, đồng thời đề nghị **** ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương không đưa ông Dương Khánh Toàn vào danh sách nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Tuy nhiên, sau khi có kết luận của UBKT Trung ương, lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà không những không sửa sai mà tiếp tục có những sai phạm như tiếp tục chỉ định thầu, điều chuyển cán bộ sai nguyên tắc khi cơ quan kiểm toán vào làm việc. Riêng trong 2 tháng cuối năm 2010, lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà tiếp tục “bật đèn xanh” chỉ định nhà thầu triển khai ồ ạt gói thầu trị giá 80 tỷ đồng và tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan rốt ráo thực hiện các công việc của gói thầu chỉ định sai. Tổng cộng 5 gói thầu, số tiền chỉ định thầu trái pháp luật lên đến hơn 527 tỷ đồng. Ông Quế còn quyết định lựa chọn 2 nhà thầu cùng thực hiện một gói thầu, điều mà pháp luật tuyệt đối cấm. Tại Quyết định 74/TCT-HĐQT, ông Quế đã chọn hai nhà thầu là Công ty TNHH Thang máy Thăng Long và nhà thầu liên danh Công ty CP thang máy TID và Cty cổ phần thang máy và xây dựng Tài Nguyên. Theo ước tính ban đầu, việc chọn nhà thầu tùy tiện này đã gây thiệt hại hơn 3,144 tỷ đồng cho Công ty.
Không dừng lại ở đó, vi phạm của ông Quế không chỉ có những việc chỉ định thầu trái luật hay chọn hai nhà thầu cùng thực hiện một gói thầu, mà còn những việc trái pháp luật đến khó tin khác là chọn nhà thầu không đủ năng lực và để cho nhà thầu “làm hết bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu”.
Để đối phó với cơ quan chức năng, lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà còn vội vàng điều động hàng loạt cán bộ chủ chốt chuyển công tác. Đó là một số cán bộ được cho là nắm giữ nhiều thông tin như ông Phan Vũ Hùng (Ban Thiết bị), ông Đàm Khắc Tiến bị điều động công việc đi nơi khác (ông Hùng được điều đi Thủy điện Hương Sơn; ông Tiến điều động sang Ban Điều hành dự án Thủy điện Xecaman 3 tại nước ngoài).
Theo một số cán bộ thuộc Tập đoàn, ông Lê Văn Quế hiện 64 tuổi nên hình thức xử lý có thể sẽ chỉ là “về hưu an toàn” cho dù những sai phạm của ông này có dấu hiệu của tội “Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tòa nhà HH4 - Sông Đà Twin Tower (ảnh: Sodaco)

Bao che hay coi thường kỷ luật ****, pháp luật Nhà nước?
Dư luận cho rằng việc xử lý như trên là có dấu hiệu bao che, thiếu nghiêm minh, chưa tương xứng với sai phạm và hậu quả lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà gây ra. Là **** viên vi phạm kỷ luật của **** thì phải chịu kỷ luật **** nhưng đồng thời ông Quế, ông Toàn còn là công dân có trách nhiệm chấp hành pháp luật, khi đã vi phạm pháp luật thì hai ông còn phải bị xử lý bằng luật pháp mới công bằng và nghiêm túc. Mức độ vi pháp pháp luật liên quan đến số tiền sai phạm nhiều tỷ đồng như vậy là hết sức nghiêm trọng, phải bị xử lý theo Luật Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành của nước ta. Việc ông Quế vi phạm Luật Đấu thầu, sai phạm liên quan đến số tiền hơn 3 tỷ đồng mà chỉ bị xử lý khiển trách, không thấy truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường vật chất thì hết sức vô lý.
So sánh vụ việc với những sai phạm ở Tập đoàn Vinashin, dư luận cho rằng, nếu như sự việc ở Vinashin được xử lý đúng cả về kỷ luật ****, đưa cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra, làm rõ và Bộ Chính trị có kết luận, Chính phủ đề ra chủ trường tái cơ cấu cùng với việc tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm người đứng đầu vi phạm thì Tập đoàn Sông Đà cũng là một tập đoàn Nhà nước thì vụ việc lại chưa được xử lý nghiêm. Tập đoàn Sông Đà hiện nay, cũng là một tập đoàn kinh tế lớn, tại sao UBKT Trung ương **** đã có kết luận, sai phạm đã rõ và rất nghiêm trọng nhưng lại không được xử lý, không có những giải pháp khắc phục hậu quả phù hợp? Tại sao mấy tháng trôi qua sau khi cơ quan chức năng có kết luận nhưng dư luận trong cán bộ, nhân viên vẫn bức xúc, chưa đồng tình? Có thể thấy là do sai phạm đã rõ nhưng chưa xử lý, cán bộ sai phạm pháp luật song việc xử lý “hậu thanh tra, kiểm tra” có dấu hiệu “giơ cao đánh khẽ”, làm cho sự việc chìm xuồng. Đại hội **** lần thứ XI vừa qua đã tiếp tục nhấn mạnh phải đẩy mạnh phòng chống tham nhũng và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Đã đến lúc những sai phạm ở Tập đoàn Sông Đà cần có một cuộc “giải phẫu”.
Theo Tuổi trẻ Thủ đô số ra ngày 21-1-2011