Sự thất thế của các ngân hàng Mỹ trên thị trường nước ngoài


Liệu các ngân hàng Mỹ hay các nhà môi giới có thể cạnh tranh được tại các thị trường nước ngoài?

Mặc
dù làn sóng mở rộng của Châu Á đã mở ra rất nhiều cơ hội tăng trưởng
cho nền công nghiệp dịch vụ tài chính Mỹ, phố Wall có vẻ ít chuẩn bị
cho việc nắm bắt bong bóng thương mại từ đất nước mình và các nước láng
giềng.

Các ngân hàng và giới môi giới Mỹ vốn dĩ vẫn thống lĩnh
thị trường vốn ở nước ngoài thì hiện nay đều đang phải đối mặt với
khủng hoảng tín dụng. Trong số đó có một số tên tuổi lớn trong danh
sách cần trợ giúp như CitiGroup, Bank of America BofA, tập đoàn quốc tế
Mỹ AIG.

Trước khi bức tranh tín dụng bắt đầu giảm vào năm
2007, những ngân hàng trên và cùng với các ngân hàng khác là những nhà
cung cấp tín dụng lớn nhất cho nền kinh tế còn non trẻ Trung Quốc. Các
công ty Mỹ là đối tác hàng đầu của các ngân hàng và giới môi giới Trung
Quốc. Trung Quốc đã từ từ nới lỏng các hàng rào cứng nhắc đối với tài
chính nước ngoài.

Trước khủng hoảng kinh tế Mỹ, BofA nắm giữ 16%
cổ phần của ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc. Còn Citigroup là một trong
những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc, sở hữu 20% cổ phần
trong ngân hàng phát triển Quảng Đông. Và một trong những chi nhánh
phát triển nhanh nhất của tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG có trụ sở tại Hồng
Kông.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc

Trung
Quốc đã khiến cả thế giới náo động khi chứng kiến sự tăng trưởng nhảy
vọt của quốc gia này. Tổng thu nhập quốc nội GDP của nước này hàng năm
đã tăng trưởng với tỷ lệ là 8% trong khi đó GDP của Mỹ đang giảm tại
mức 1% hàng năm.

Khu vực Châu Á, mà dẫn đầu là Trung Quốc,
đang thu hẹp khoảng cách trong các thương vụ sáp nhập và thu mua công
ty trong năm nay. Hơn 1.300 giao dịch trị giá 62 tỷ USD đã được công bố
ở Châu Á trong quý này, so sánh với 1.100 giao dịch trị giá 48,3 tỷ USD
được công bố ở Mỹ.

Theo nhận định của Dealogic thì các tập đoàn
Trung Quốc như Tập Đoàn Dầu khí Xa Bờ quốc gia Trung Quốc và tập đoàn
than khoáng sản Yanzhou đã thu được lợi nhuận trên khắp thế giới. Khối
lượng M&A (merger and acquisition) hàng năm của Mỹ giảm 47% và ở
châu Âu giảm 40% nhưng ở Châu Á con số này chỉ là 12%.

Trung
Quốc đã cho vay 852 tỷ usd trên toàn cầu trong năm tháng đầu năm. Lượng
cho vay của Trung Quốc đã khởi sắc vào tháng 7 khi các nhà điều hành
đã ban hành các hướng dẫn cho vay mới. Karen Tang tư vấn pháp luật cho
các viện tài chính của khu vực nhận định rằng sự cho vay tăng kỷ lục
này đã tạo ra những rủi ro mang tính hệ thống cho hệ thống ngân hàng
Trung Quốc.

Sự bùng nổ cho vay đã khiến Trung Quốc dường như đã
tìm thấy nền móng tài chính của chính mình và một làn sóng với các đối
tác mới mà hầu hết là với các ngân hàng Châu Âu. Trong tháng một,
Deutsch Bank AG công bố liên doanh với công ty chứng khoán Shanxi. Ngân
hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS AG mặc dù lỗ 18 tỷ USD năm ngoái nhưng vào
tháng tư vừa rồi đã mở rộng các đợt chào bán tại Trung Quốc.

Các
đối thủ nước ngoài đang lấp đầy chỗ trống của các ngân hàng Mỹ. BofA đã
bán 1/3 cổ phần của mình cho ngân hàng xây dựng Trung Quốc. Citigroup
dưới áp lực cũng đã phải bán 20% cổ phần cho ngân hàng phát triển Quảng
Đông và AIG tuyên bố sẽ bán tập đoàn quốc tế Mỹ thông qua một đợt chào
bán chứng khoán ra công chúng vào đầu năm tới.

Những dự báo về
tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và Châu Âu dường như ít khả quan hơn. Và Trung
Quốc sẽ là khách hàng lớn nhất của hệ thống tài chính thế giới. Nguồn: [url="http://vfinance.vn/">http://vfinance.vn/ Link gốc: