Siết chặt biên độ giá cổ phiếu để cứu chứng khoán![/b][/b]Tại sao phí giao dịch vẫn giữ nguyên?[/b]

[/b][/b]
[/b]Khi cơ quan quản lý giảm biên độ xuống 1% (HoTC) và 2% (HaTC) mà không "bắt" các cty CK giảm phí giao dịch thì với 1 giao dịch lớn cũng mất 0.2% rồi (giao dịch ít thì mất cao hơn 0.3% 0.4% ..) , cả mua và bán đã mất ít nhất 0.4% phí rồi. Với thị trường tồi tệ thế này đồng thời biên độ nhỏ như vậy, NẾU CHĂNG có ai đó may mắn thắng được 1% hay 2% thì cũng “biếu” các cty CK 1/5 lợi nhuận nghĩa là 20% lợi nhuận (1/5 = 0.4%/2%), khác gì đánh thuế 20%, còn nếu có thắng được 4% thì cũng mất 10% lợi nhuận rồi. Trong khi dự thảo thuế trước kia là thu thuế 25% rồi sau đó giảm xuống 20% (tính trên tổng lãi sinh ra), nhưng phần tính thuế đó còn xét trên cả 1 thời gian dài đầu tư chứ không phải là 1 thời gian ngắn. Dù thời gian thực hiện của giải pháp này ngắn hay dài thì xét chung trên 1 lần giao dịch (từ khâu mua CK rồi bán đi để thu lợi nhuận) NĐT vẫn “luôn” mất đi nhiều % lợi nhuận (trong trường hợp lãi) cho các Cty CK. Nghĩa là dù ngắn hay dài thì TRONG GIAI ĐOẠN ÁP DỤNG PHƯƠNG ÁN NÀY cũng phải có người mua và người bán, vậy những người như họ sẽ tự nhiên sẽ phải đóng phí cao (xét trên % lợi nhuận như phân tích trước đó của tôi) cho các cty CK. Ở đây không hề có ý nói tới những NĐT lướt sóng hay dài hạn, không hề có ý ủng hộ lướt sóng hay dài hạn (đó là cách đầu tư của từng cá nhân) mà tôi đang nói khách quan 1 NĐT nào đó, bởi lẽ trong bối cảnh này thì với biên độ nhỏ như thế thì phí giao dịch tính ra lại quá lớn (xét trên %).



Như trước đây thì 1% và 2% tương đương với 5% và 10% và phí vẫn thế, vậy mà giờ đây giảm biên độ xuống 1% và 2% thì dĩ nhiên phí sẽ cao lên (khi xét trên % lợi nhuận thu được, chưa nói đến thua lỗ). Giả sử xét trên sàn Ho, đầu tư 1 tỷ, với biên độ 5% nếu bạn thắng được 17% (gấp 3.4 lần biên độ) chẳng hạn thì thực tế bạn đang thắng 16.6% (tôi giả sử đầu tư lớn hơn 1 tỷ để phí là thấp nhất 0.2%, vậy cả mua và bán là mất 0.4%, nên thắng 16.6%), nhưng khi xét tương ứng với biên độ 1% hiện nay thì thực chất với mức lỡi 3.4 lần biên độ thì bạn lãi 3.4% , vậy phí mới sẽ là 0.4/3.4 = 5 * 0.4/17 , BẰNG 5 LẦN PHÍ CŨ[/b] !!!




Như thế giảm biên độ đi 5 lần xuống còn 1% thì phí cũng phải giảm tương ứng 5 lần thì mới thực sự phản ánh đúng lợi nhuận (nếu có) của nhà đầu tư, và cũng phản ánh đúng những gì nhà đầu tư phải trả cho cty CK[/i][/b]. Điều này có thể bị các cty CK phản đối vì cho là nếu giảm 5 lần phí thì phí sẽ quá thấp và là điều phi lý, nhưng nếu không sẽ không phản ánh đúng những gì “thu được và phải mất” của rất rất nhiều NĐT[/i][/b] (trong khi số lượng cty CK thì chỉ là con số bé xíu so với số NĐT).





Nhiều người có cảm giác lượng phí này không quá nhiều nhưng nhìn kỹ sẽ thấy sự chênh lệch là 5 LẦN (500%) như tôi nói ở trên, và điều này đôi khi làm cho nhiều người cũng lầm tưởng như sau: “1 nhà đầu tư A dùng 10 triệu đầu tư và đã mất đi 5 triệu tức là 50% trong giai đoạn vừa rồi” và cũng tương tự “1 NĐT B dùng 1 tỷ đầu tư và đã mất 500 triệu tức là 50% trong giai đoạn vừa rồi” thì nhiều người lại cho rằng NĐT A thua quá nhẹ so với NĐT B. Rõ ràng nếu ai đầu tư CK thì cũng hiểu đây là cách hiểu sai. Vậy, nếu chỉ nhìn vào LƯỢNG tiền phí thì sẽ có người cho những điều tôi nói là hơi quá (vì họ cũng đang nghĩ như cách nghĩ về so sánh NĐT A và B) nhưng nếu nhìn trên % thì mới thấy chênh lệch quá lớn[/b] (5 LẦN[/b]) !!!Mong cùng các NĐT bàn luận về vấn đề này để quyền lợi của các NĐT được đảm bảo (trong mọi tình huống có sự thay đổi).

ntquang_jp