Chứng khoán Tuần 24 - 28/02: Ngân hàng trụ đỡ - Hấp thụ tốt cổ phiếu chốt lời

Tâm lý giới đầu tư thận trọng trở lại khiến cho thanh khoản sụt giảm mạnh. Áp lực chốt lời tiếp tục diễn ra ở những phiên cuối tuần, nhưng nhóm cổ phiếu Ngân hàng là trụ đỡ và thị trường hấp thụ tốt.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 24 - 28.02.2014
Giao dịch: Chốt lời cuối tuần - Cổ phiếu nhóm Ngân hàng làm trụ đỡ. VN-Index khép lại tuần giao dịch với mức tăng 2.79% lên 586.48 điểm; trong khi đó HNX-Index tăng mạnh hơn với 3.68% lên 83.12 điểm; còn VS 100 tăng 3.5% lên 96.16 điểm và VN30 tăng 2.8% lên 657.17 điểm.
Các nhóm Market Cap đều tăng điểm trong tuần qua, trong đó dẫn đầu là VS-Large Cap với 3.35%, tiếp theo là nhóm VS-Micro Cap tăng 2.51%, nhóm VS-Small Cap tăng 1.18%. và nhóm VS-Mid Cap tăng 0.68%.
Thanh khoản thị trường sụt giảm trở lại so với tuần trước đó. Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm 10.8% đạt tổng cộng 747.6 triệu đơn vị. Trong khi đó, khối lượng giao dịch trên sàn HNX cũng giảm 16.6%, đạt 432.2 triệu đơn vị.
Ở những phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số thị trường đã tăng điểm mạnh trở lại sau khi tuột dốc ở những phiên cuối tuần trước đó. Động lực tăng trưởng chính của thị trường chủ yếu đến từ đà tăng của các mã cổ phiếu bluechip chủ chốt như PVD, MSN, FPT, VIC, VCB, HAG... Đóng góp vào đà tăng của các mã cổ phiếu nói trên tiếp tục có sự trợ lực không nhỏ từ khối ngoại khi họ mua ròng hầu như tất cả các phiên.
Tuy nhiên, ở những phiên giữa tuần, chỉ số thị trường đã sụt giảm trở lại trước áp lực thoát hàng gia tăng mạnh. Tâm lý giới đầu tư cũng thận trọng trong các phiên này khi lượng cổ phiếu kỷ lục tuần trước đó về tài khoản và khiến cho thanh khoản sụt giảm dưới mức trung bình 20 phiên.
Phiên giao dịch cuối tuần, áp lực bán ra tiếp tục tăng mạnh nhưng nhờ dòng tiền đánh xoay vòng các mã cổ phiếu bluechip đã giúp cho thị trường giữ vững được sắc xanh. Đáng chú ý là các mã cổ phiếu Ngân hàng gây chú ý ở những phiên cuối tuần khi được dòng tiền đổ vào mạnh và giúp thị trường chống đỡ khá tốt.
Nhà đầu tư nước ngoài: Mua ròng 266.4 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng ở hầu hết các phiên trong tuần qua. Hoạt động mua ròng của họ tiếp tục giúp nâng đỡ thị trường và củng cố niềm tin cho giới đầu tư.
Trên sàn HOSE, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 229.6 tỷ đồng, tập trung mạnh nhất ở MSN với 105.6 tỷ đồng, HSG (47.7 tỷ đồng), DXG (47.2 tỷ), VCB (43 tỷ) và NBB (30.1 tỷ). Giao dịch bán ròng mạnh nhất diễn ra ở HAG với 126.4 tỷ đồng, KBC (60.5 tỷ), DRC (16.3 tỷ).
Trên HNX, khối ngoại mua ròng với 36.8 tỷ đồng, chủ yếu ở PVS với 25 tỷ đồng, SHB (5.9 tỷ), VND (1.4 tỷ), LAS (5 tỷ). Trong khi đó, họ lại bán ròng mạnh nhất ở HLD với 2.3 tỷ đồng.
Khối tự doanh CTCK: Bán ròng 63.8 tỷ đồng. Tính đến phiên giao dịch Thứ Năm (27/02), khối tự doanh các CTCK đã mua ròng tổng cộng 1.6 triệu đơn vị, tuy nhiên bán ròng về mặt giá trị với giá trị 63.8 tỷ đồng.
Hai phiên giao dịch đầu tuần, khối tự doanh CTCK mua ròng tổng cộng 70.1 tỷ đồng. Lực mua vào các phiên này là các mã cổ phiếu bluechip khi giá mua vào bình quân trong phiên đều đạt trên 23,400 đồng/cp.
Tuy nhiên, hai phiên giao dịch thứ Tư và thứ Năm, họ lại đẩy mạnh bán ròng với giá trị tổng cộng 134 tỷ đồng. Lực bán ra trong các phiên này vẫn là các mã cổ phiếu bluechip khi giá bán ra bình quân đều đạt trên 38,200 đồng/cp.
Cổ phiếu đáng chú ý: Số ngành tăng điểm áp đảo trong tuần qua với 18/24 ngành. DV chuyên môn – KHCN dẫn đầu đà tăng với 8%, tiếp theo là Chứng chỉ quỹ tăng 5.46%, Khai khoáng tăng 5.01%.
Các nhóm cổ phiếu nóng tăng điểm trong tuần này gồm có nhóm Khai khoáng với 5.01%, tiếp theo là Ngân hàng tăng 4.7% và Bất động sản tăng 3.1% và Xây dựng tăng 2.6%.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là UDC tăng 34.7%, PXS tăng 20.9%, BMI tăng 20.7%. Trên sàn HNX, cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý là PHH tăng 32.8%.
UDC tăng 34.7%. UDC tăng mạnh trong tuần qua nhưng không có thông tin nào liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã đổ mạnh vào mã cổ phiếu này -tính từ ngày 24/02, mã cổ phiếu này đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp.
Kết quả kinh doanh của UDC trong năm 2013 không mấy khả quan. Theo đó, tổng doanh thu năm 2013 của công ty đạt 346.3 tỷ đồng, giảm 20.2% so năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt chỉ vỏn vẹn 616 triệu đồng, trong khi năm 2012 đạt 3.8 tỷ đồng.
PXS tăng 20.9%. PXS tăng mạnh trong tuần qua có thể xuất phát từ thông tin kết quả kinh doanh khả quan. Theo BCTC mới công bố, doanh thu hợp nhất trong năm 2013 của PXS đạt hơn 1,000 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế trong năm đạt 76.39 tỷ đồng, tăng 13%.
BMI tăng 20.7%. BMI tăng mạnh trong tuần qua nhưng không có thông tin nào liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã đổ mạnh vào mã cổ phiếu này trong tuần qua.
Theo BCTC quý 04/2013, tổng doanh thu năm 2013 của công ty đạt 110.5 tỷ đồng, tăng 3.3% so năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 238.7 tỷ đồng, sụt giảm 2.4% so với cùng kỳ năm trước.
PHH tăng 32.8%. PHH tăng mạnh trong tuần qua có thể xuất phát từ thông tin kết quả kinh doanh khả quan. Theo BCTC mới công bố, doanh thu hợp nhất trong năm 2013 của PHH đạt hơn 851 tỷ đồng, tăng 6.2% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 12.9 tỷ đồng, trong khi năm 2012 chỉ đạt vỏn vẹn 324.5 triệu đồng.
Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là SEC giảm 7.5%. Trên sàn HNX, không có cổ phiếu nào giảm điểm nổi bật.
SEC giảm 7.5%. SEC giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ thông tin Điện Gia Lai muốn thoái hết 18.3% vốn tại SEC. Cụ thể công ty này thông báo đăng ký bán hết 5,097,976 cp, chiếm tỷ lệ 18.3% vốn của SEC từ ngày 18/02 đến 18/03 để cơ cấu danh mục đầu tư.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA