Source:
http://vneconomy.vn/2011033103501789...yen-so-huu.htm

Comment:
Đơn giản hóa tất cả các mối quan hệ kinh tế lại thì vấn đề tận cùng vẫn là quan hệ nhân quả TIỀN – HÀNG. Bài viết này đưa ra những kinh nghiệm về chính sách quản lý TIỀN rất hay nhưng lại quên nói đến các chính sách quản lý về HÀNG.

Ngoài những chính sách về tiền tệ đúng đắn thì các bạn phải biết rằng TQ đã trải qua những năm “nằm gai” để tích lũy một nội lực sản xuất rất lớn (nếu đi đúng bài thì cũng phải mất từ 5 – 10 năm). Chính vì vậy mà mới có thể bay cao bằng 2 đôi cánh của mình được.

Còn một điểm mới nữa mà TQ đã tạo ra cho mình là một thế trận chân kiềng: TIỀN – HÀNG – LÒNG DÂN. Thế trận này rất hay và ban đầu đã hóa giải được cơn sóng thần USD. (tham khảo http://vn.360plus.yahoo.com/Mr-TD)

TQ biết rằng lạm phát tại nước mình bắt đầu khi dòng vốn quốc tế ồ ạt chảy vào. Mối quan hệ ổn định TIỀN – HÀNG đang dần dần bị phá vỡ. Chính phủ không thể nào in NDT mãi được để đối ứng với lượng vốn nước ngoài đó (nhằm mục đích ổn định tỷ giá). Bởi vì, NDT sẽ nhanh chóng tăng lên và lạm phát xảy ra là điều mọi người đã thấy. Nhưng nếu không có lượng NDT đối ứng thì làm sao ổn định tỷ giá được ?

Để giải quyết bài toán hút tiền về (giảm lạm phát) đồng thời có NDT đối ứng với dòng vốn quốc tế, Chính phủ đã đẩy mạnh mua vàng từ TG về rồi bán lại cho nhân dân. Quy trình như sau:
NDT (Chính phủ bán Vàng) => USD (mua đô la đối ứng) => Vàng TG (Chính phủ mua vàng) => NDT (bán Vàng)

Với vòng tuần hoàn tiền như trên, lượng NDT sẽ không tăng lên trong lưu thông (tránh lạm phát) đồng thời có thể mua USD đối ứng. Hơn nữa, dự trữ của cải (Vàng) trong nhân dân được tăng lên => dân giàu lên thì lòng dân mới yên để dễ dàng hơn khi đối phó với khủng hoảng.

Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, những động thái tiếp theo của Chính phủ sẽ là chỉ báo cho giới hạn này.