Sự thay đổi mô hình lớn nhất trong vĩ mô toàn cầu trong ba năm qua

Trong bối cảnh, tỷ trọng lợi nhuận doanh nghiệp trong GDP đã tăng lên trong 40 năm qua, trong khi tỷ trọng tiền lương đã giảm cho đến gần đây. Đồng thời, bất bình đẳng thu nhập gia tăng mạnh và dịch chuyển giữa các thế hệ giảm. Mặc dù những xu hướng này có tính chất toàn cầu, nhưng Mỹ chắc chắn đã đi đầu.


Theo thời gian, những xu hướng này ngày càng trở nên không bền vững. Những lời kêu gọi hành động ngày càng lớn hơn và tiếng nói tập thể bắt đầu đến với các nhà hoạch định chính sách. Khi gánh nặng của cuộc suy thoái COVID-19 giáng xuống nặng nề nhất đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, các nhà hoạch định chính sách đã bắt tay vào hành động.

Ở cấp độ vĩ mô, họ rõ ràng đang hướng tới một nền kinh tế có áp lực cao. Rút kinh nghiệm của chu kỳ vừa qua, họ tin rằng một nền kinh tế như vậy sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế bao trùm và toàn diện, giúp giảm tác động của suy thoái đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn và giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập lâu nay.

Điểm tin chính

Nông sản

• Kết thúc tuần giao dịch 07 – 13/06, sắc đỏ chiếm ưu thế bảng giá nông sản .Đậu tương trải qua tuần giảm giá mạnh thứ 2 tỉnh từ đầu năm cho tới nay, với mức giảm 4.75%, về mức 1508.50 cent/gia. Đà bán thảo được duy trì khi bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố báo cáo cho thấy triển vọng Cung-cầu của mặt hàng này sẽ bình ổn và cân đối hơn. Ngoài ra, nhu cầu ép dầu đậu tương giảm mạnh cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu của mặt hàng ngũ cốc này, kéo theo đó là áp lực lên giá đậu tương trong phiên cuối tuần
• Dầu đậu tương giảm rất mạnh 6.11%, về mức 66.98 cent/pound và gần như xoá đi toàn bộ mức tăng của tuần trước đó. Sức ép của các nhà máy lọc dầu lên chính phủ đã khiến cho tổng thống Biden thông báo nới lỏng các yêu cầu bắt buộc trong việc pha trộn nhiên liệu sinh học Thông tin này đã củng cố cho việc như cầu của dầu đậu tương sẽ giảm xuống trong tương lại và khiến cho giá tiếp tục giảm mạnh bên cạnh áp lực từ đà giảm của dầu cọ Malaysia. Giá khô đậu tương cũng giảm 3.26%, xuống mức 383.3 USD/tấn, theo đà giảm chung của nhóm đậu tương. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn giữ được mức hỗ trợ quan trọng và giúp giả tăng nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần.
• Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 7 là mặt hàng duy nhất tăng trong tuần vừa qua. Tuy nhiên, mức tăng này không đáng kể và chỉ đạt 0.26%, đẩy giá lên 684.50 cent/gia Giá ngô chủ yếu có các phiên tăng giảm xen kế tạo ra biên độ đi ngang từ đầu tuần. Mặc dù triển vọng các yếu tố Cung-cầu đã giúp giá tăng lên vùng 700 nhưng ảnh hưởng từ việc cắt giảm yêu cầu trong pha chế sinh học khiến cho ngô giảm mạnh vào phiên cuối tuần
• Lúa mì đóng cửa tuần giảm 1.02%, về mức 680.75 centgia. Tuần vừa qua cũng đã đánh dấu việc giá ngô đã vượt lên trên giá lúa mì. Sản lượng dự báo lúa mì trong niên vụ tới của các nước liên tục tăng lên nhờ thời tiết thuận lợi là nguyên nhân chính lý giải cho mức giảm này.
Nguyên liệu

• Cà phê trên hai sản đồng loạt giảm khi kết thúc tuần vừa rồi. Lo ngại về nguồn cung ở các nước sản xuất chính là Brazil, Colombia và Việt Nam đã giúp giá tăng trong các tuần trước đó. Vì thế, khi các tin tức liên quan đến nguồn cung không còn quá ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, khiến cho đà tăng bị chững lại và giá Cà phê trên hai sàn bước vào xu thế giảm điều chỉnh.
• Giá bông tăng trái chiều với toàn bộ các mặt hàng còn lại trong nhóm nguyên liệu công nghiệp chủ yếu nhờ các số liệu tồn kho bông niên vụ 20/21 và 21/22 của Mỹ đều bị giảm trong bảo cáo Cung – cầu Nông nghiệp tháng 6
• Giá đường giảm gần 1%, trái chiều với diễn biến của dầu thô, khi mà thời tiết ở khu vực miền nam Brazil có mưa trở lại, giúp cải thiện mùa vụ mía đường trong niên vụ tới. Cũng có lời đồn giá vận chuyển cao làm ảnh hưởng đến nhu cầu giao ngay. Một số khách hàng sẵn sàng hoãn giao dịch và đợi giá vận chuyển giảm.
• Giá cacao tiếp tục giảm mạnh khi thời tiết thuận lợi ở các nước xung quanh vịnh Ghine vẫn đang hỗ trợ tốt cho sản lượng và gây sức ép lên giá.
• Giá cao su Nhật Bản giảm sau khi xuất hiện thông tin chính phủ đang xem xét duy trì một số hạn chế trong thời gian dài hơn để ngăn cản sự lây nhiễm của virus corona. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 1,4 JPY hay 0,6% xuống 238 JPY/kg. Tính chung cả tuần cao su giảm 2,1%, giảm tuần thứ hai liên tiếp.
Kim loại

• Diễn biến trái chiều tiếp tục duy trì ở thị trưởng kim loại quý. Bạc vẫn giữ được đả tăng với mức tăng 0.9% lên 28.146 USD/ounce trong khi Bạch kim tiếp tục giảm 1.14% về 1151.1 USD/ounce Các tin tức cơ bản trong tuần vừa rồi không còn ảnh hưởng quá mạnh đối với thị trường kim loại quý. Thị trường vẫn cần động lực mạnh hơn để bứt phá. Sắc xanh vẫn giữ được ở thị trường Bạc khi phe mua đang tích cực đưa giá vượt ngưỡng kháng cự 28.34 USD/ounce. Trong khi đó, các nhà đầu tư không còn quá hứng thú với việc mua vào nên xu hướng giảm đang hình thành ngày một rõ ràng ở thị trường Bạch kim.
• Nhóm kim loại cơ bản vẫn tiếp tục duy trì được đã tăng từ những tuần trước đó. Giá Đồng gần như không thay đổi so với mức tham chiếu của tuần trước, tăng 0 19% lên 4.5375 USD/pound Giả Quặng sắt tăng mạnh 5.65% lên 210.15 USD/tấn. Bất chấp các nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát giá, Đồng và Quặng sắt vẫn được hỗ trợ nhờ vào nhu cầu sản xuất cao.
• Thêm vào đó, việc giá tăng phi mã trong năm nay khiến cho hai mặt hàng kim loại cơ bản thu hút giới đầu tư, vì vậy yếu tố đầu cơ trong giá Đồng và Quặng sắt ngày càng cao. Lực mua vào mạnh đẩy giá liên tục tăng vượt qua các mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
• Lo ngại về nguồn cung quặng sắt toàn cầu khan hiếm cũng thúc đẩy việc tăng giá. Quặng sắt nhập khẩu tại Trung Quốc đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ ngày 19/5 trên 200 USD/tấn.
Năng lượng

• Tuần vừa rồi, dầu WTI phá vỡ thành công kháng cự 70 USD/thùng, và là tín hiệu xác lập xu hướng giá quay trở lại giao dịch trong khoảng giá trước đại dịch Kết thúc tuần vừa rồi, giá dầu WTI tăng 1.85% lên 70.91 USD/thùng, dầu Brent tăng 1.11% lên 72.69 USD/thùng
• Việc cả 3 tổ chức lớn là EIA, OPEC, IEA liên tục đưa ra các nhận định tích cực về thị trường dầu đã hỗ trợ đã tăng của giá. Các chỉ số giao thông thực tế tại Mỹ và các nước châu Âu cũng chỉ ra rằng nhu cầu di chuyển thực tế đã quay trở lại thời điểm trước khi dịch COVID-19 diễn ra. Trong khi đó, việc các nước châu Á như Ấn Độ và Singapore nới lỏng các biện pháp phong tỏa do tình hình dịch được cải thiện cũng cho thấy triển vọng phục hồi nhu cầu nhiên liệu tại khu vực này.
• Bên cạnh đó, việc các thành viên OPEC+ tuân thủ vững các thỏa thuận trong suốt thời gian vừa rồi cho thấy khả năng cao nhóm sẽ không vội vàng gia tăng sản lượng trong thời gian tới. Trong khi đó, đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran kéo dài đến tháng 8 làm cho tác động từ phía Iran gia tăng sản lượng trong năm nay suy yếu dần.
• Giá khí tự nhiên gia tăng mạnh 6.43% trong tuần vừa rồi do dự báo thời tiết nắng nóng kéo dài tại Mỹ làm tăng tiêu thụ nội địa để chạy hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) gia tăng kết hợp với lượng tồn kho giảm dưới mức trung bình 5 năm từ tháng 3 cũng là yếu tố thúc đẩy giá tăng

Chi tiết: https://vct.com.vn/tin-tuc-hang-hoa-ngay-14-6-2021/

Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Đầu tư hàng hoá thực : Dầu Thô, Bạc, Đồng, Quặng Sắt, Ca Cao, Cao Su,...
Giao dịch 2 chiều – T0 - Không lãi vay Margin – Không thuế TNCN
Z a l o : 033 796 8866