Vinashin ảnh hưởng ra sao đến thị trường
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 20 của 52

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Không phát hiện được tập đoàn "nói dối"

      Phần những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân, theo báo cáo, do công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay, nhiều dự án chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi.

      Đáng chú ý, “ khi tập đoàn kiến nghị cho mua tàu cũ vận chuyển hành khách Bắc - Nam, Thủ tướng Chính phủ không đồng ý và chỉ cho chủ trương là thực hiện đóng mới. Việc tập đoàn mua tàu cũ (Hoa Sen) là cố ý làm trái với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về đầu tư”, báo cáo nêu rõ.

      Theo dự kiến của Chính phủ, năm 2010, Vinashin sẽ tiếp tục thua lỗ, trong bối cảnh đến tháng 6/2010, tống số nợ của tập đoàn đã là 86 nghìn tỷ đồng.

      Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo tập đoàn, theo Chính phủ, là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu của những khó khăn, yếu kém đã nêu trên.

      Một trong nhiều biểu hiện đó là nhiều năm liền Vinashin báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng.

      “Khuyết điểm này của lãnh đạo tập đoàn làm cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không phù hợp, không kịp thời”, Chính phủ nhấn mạnh.

      Nguyên nhân tiếp theo được chỉ ra là “việc quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ với tập đoàn kinh tế nói chung và Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, lúng túng. Bộ Giao thông Vận tải chưa phát hiện kịp thời những yếu kém trong hoạt động và cố ý làm trái của tập đoàn để chủ động, đề nghị các cơ quan chức năng và báo cáo Thủ tướng ngăn chặn, xử lý.

      Mặt khác, “các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc tập đoàn báo cáo không trung thực”, báo cáo nêu rõ.

      Đồng tình với… sai trái

      Vẫn nằm trong nguyên nhân của yếu kém, Chính phủ nhìn nhận mô hình tập đoàn đang triển khai thí điểm, nhưng ở Vinashin trong thời gian dài (từ khi còn là tổng công ty) tập trung các chức danh Bí thư **** ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc vào một người. “Mà người này, những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng”, Chính phủ đánh giá.

      Trong khi đó, **** ủy, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, các phó tổng giám đốc yếu kém, đấu tranh, không thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao về lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, ngược lại còn đồng tình với những việc làm sai trái của người đứng đầu tập đoàn, báo cáo chỉ rõ.

      Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho Vinashin, Chính phủ báo cáo rõ với Quốc hội là “tuy khó khăn phức tạp rất lớn, nhưng vẫn còn đang kiểm soát được”.

      Chính phủ cũng cho biết, trong tháng 10/2010 sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu tổ chức, ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính của tập đoàn.

      Phần “một số bài học kinh nghiệm”, theo Chính phủ, thì chủ trương tách bạch rõ chức năng quản lý sản xuất kinh doanh và giao cho doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn kinh tế quyền tự chủ, tự quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo toàn vốn, về hiệu quả sản xuất kinh doanh, về thực thi pháp luật, là phù hợp và cần thiết trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng phải đảm bảo được một số điều kiện. Như hoàn thiện khuôn khổ pháp luật trong sản xuất kinh doanh, bố trí đủ mạnh hội đồng quản trị, quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu…

      Sáng nay (20/10), tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ tám, trong phần báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011, Thủ tướng cũng đã dành ít phút nói về Vinashin. Ông đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.

      "Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói.

      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    2. #2
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Tât cả chỉ vì tham nhũng và tiền
      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    3. #3
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      "Vinashin phá sản theo kiểu Việt Nam"


      Trao đổi với báo chí sáng nay, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng về mặt khoa học Nhà nước đã cho Vinashin phá sản, có chăng chỉ chưa tuyên bố chính thức.

      Những rối ren tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang là chủ đề sau khi Chính phủ gửi báo cáo chi tiết tới các đại biểu Quốc hội chiều qua.

      - Với khoản nợ lên tới hơn 85.000 tỷ đồng và không có khả năng chi trả, theo ông, tại sao không để Vinashin tuyên bố phá sản?

      - Đứng về mặt khoa học kinh tế thì Nhà nước đã cho Vinashin phá sản rồi, có điều không tuyên bố thôi. Việc chuyển đổi một số ngành nghề kinh doanh sang doanh nghiệp khác, cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình quản lý, tính toán lại nợ… là những biểu hiện.

      Tuy nhiên, Vinashin là một tập đoàn nhà nước mà Chính phủ là chủ sở hữu. Nên cách ứng xử phải khác. Tập đoàn ấy còn liên quan đến 7 vạn lao động đang làm việc tại đây. Thêm vào đó, phải đặt việc phá sản trong bối cảnh của năm 2010 khi mà quỹ bảo hiểm thất nghiệp mới hình thành năm 2009 và hiện giờ thì vẫn chưa đủ thời gian để hình thành nguồn để chi trả.

      Khi tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp không chịu trách nhiệm về những khoản lỗ, cũng như các vấn đề gì nảy sinh tiếp theo với doanh nghiệp nhưng với Vinashin thì không thể làm thế. Với cách phá sản đặc thù của Vinashin, người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo… và Chính phủ vẫn đảm bảo được sự ổn định vĩ mô.

      - Trong quá trình tái cơ cấu, Vinashin chuyển một số khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines khiến nhiều người lo ngại đây là hình thức chuyển nợ cho doanh nghiệp nhà nước khác trả thay Chính phủ. Ông nghĩ sao?

      - Cũng không hẳn thế. Việc chuyển nợ kèm theo nhiều việc khác là hình thức để chuyên môn hóa cho Vinashin. Trước đây, mọi người cứ phê phán Vinashin kinh doanh đa ngành, rời xa ngành chính thì bây giờ tách ra chỉ tập trung vào chuyên môn của họ thôi. Các ngành khác thì chuyển sang doanh nghiệp có lợi thế hơn trong kinh doanh.

      - Nhưng khi chuyển như vậy thì bản thân các khoản nợ cũng chưa rõ ràng, tại sao không kiểm toán trước rồi mới chuyển?

      - Giống như nhà có 3 người con, một người bị bệnh thận, ông bố bảo 2 người còn lại góp tiền để đưa đi thay thận. Lúc đó thì không nên hỏi kiểu: “Nếu con bỏ ra 10 triệu đồng nhỡ em không trả được thì sao?”. Cùng một chủ sở hữu cả nên cũng không cần thiết phải làm việc đó.

      - Trong vụ việc tại Vinashin, báo cáo giám sát của Quốc hội đã có cảnh báo nhưng rồi những sự việc sai phạm vẫn tiếp diễn. Trách nhiệm của Quốc hội đến đâu?

      - Trong báo cáo giám sát về quản lý vốn của tập đoàn năm 2009, tổ giám sát có nói rõ là phải tiến hành cơ cấu lại và ban hành luật quản lý vốn và tài sản nhà nước. Tuy nhiên, khi biểu quyết thì Quốc hội không thông qua. Ở đây, Quốc hội cũng có lỗi.

      - Như vậy thì trách nhiệm của tổ giám sát ra sao?

      - Việc đưa ra vấn đề đúng nhưng không thuyết phục được Quốc hội thì phải xem xét lại phương pháp thuyết phục của người được giao nhiệm vụ đó. Phương pháp thuyết phục có thể chưa đúng. Một ví dụ hiển nhiên là thấy đèn đỏ phải dừng lại theo luật để đảm bảo an toàn cho mình và nhiều người khác, nhưng nhiều người vẫn vượt qua đèn đỏ.

      Hoàng Ly

      Vnexpress
      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    4. Những thành viên sau đã cám ơn :
      blackhole (21-10-2010)

    5. #4
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      106
      Được cám ơn 10 lần trong 6 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi stockwizard Xem bài viết
      "Vinashin phá sản theo kiểu Việt Nam"


      Trao đổi với báo chí sáng nay, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng về mặt khoa học Nhà nước đã cho Vinashin phá sản, có chăng chỉ chưa tuyên bố chính thức.

      Những rối ren tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang là chủ đề sau khi Chính phủ gửi báo cáo chi tiết tới các đại biểu Quốc hội chiều qua.

      - Với khoản nợ lên tới hơn 85.000 tỷ đồng và không có khả năng chi trả, theo ông, tại sao không để Vinashin tuyên bố phá sản?

      - Đứng về mặt khoa học kinh tế thì Nhà nước đã cho Vinashin phá sản rồi, có điều không tuyên bố thôi. Việc chuyển đổi một số ngành nghề kinh doanh sang doanh nghiệp khác, cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình quản lý, tính toán lại nợ… là những biểu hiện.

      Tuy nhiên, Vinashin là một tập đoàn nhà nước mà Chính phủ là chủ sở hữu. Nên cách ứng xử phải khác. Tập đoàn ấy còn liên quan đến 7 vạn lao động đang làm việc tại đây. Thêm vào đó, phải đặt việc phá sản trong bối cảnh của năm 2010 khi mà quỹ bảo hiểm thất nghiệp mới hình thành năm 2009 và hiện giờ thì vẫn chưa đủ thời gian để hình thành nguồn để chi trả.

      Khi tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp không chịu trách nhiệm về những khoản lỗ, cũng như các vấn đề gì nảy sinh tiếp theo với doanh nghiệp nhưng với Vinashin thì không thể làm thế. Với cách phá sản đặc thù của Vinashin, người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo… và Chính phủ vẫn đảm bảo được sự ổn định vĩ mô.

      - Trong quá trình tái cơ cấu, Vinashin chuyển một số khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines khiến nhiều người lo ngại đây là hình thức chuyển nợ cho doanh nghiệp nhà nước khác trả thay Chính phủ. Ông nghĩ sao?

      - Cũng không hẳn thế. Việc chuyển nợ kèm theo nhiều việc khác là hình thức để chuyên môn hóa cho Vinashin. Trước đây, mọi người cứ phê phán Vinashin kinh doanh đa ngành, rời xa ngành chính thì bây giờ tách ra chỉ tập trung vào chuyên môn của họ thôi. Các ngành khác thì chuyển sang doanh nghiệp có lợi thế hơn trong kinh doanh.

      - Nhưng khi chuyển như vậy thì bản thân các khoản nợ cũng chưa rõ ràng, tại sao không kiểm toán trước rồi mới chuyển?

      - Giống như nhà có 3 người con, một người bị bệnh thận, ông bố bảo 2 người còn lại góp tiền để đưa đi thay thận. Lúc đó thì không nên hỏi kiểu: “Nếu con bỏ ra 10 triệu đồng nhỡ em không trả được thì sao?”. Cùng một chủ sở hữu cả nên cũng không cần thiết phải làm việc đó.

      - Trong vụ việc tại Vinashin, báo cáo giám sát của Quốc hội đã có cảnh báo nhưng rồi những sự việc sai phạm vẫn tiếp diễn. Trách nhiệm của Quốc hội đến đâu?

      - Trong báo cáo giám sát về quản lý vốn của tập đoàn năm 2009, tổ giám sát có nói rõ là phải tiến hành cơ cấu lại và ban hành luật quản lý vốn và tài sản nhà nước. Tuy nhiên, khi biểu quyết thì Quốc hội không thông qua. Ở đây, Quốc hội cũng có lỗi.

      - Như vậy thì trách nhiệm của tổ giám sát ra sao?

      - Việc đưa ra vấn đề đúng nhưng không thuyết phục được Quốc hội thì phải xem xét lại phương pháp thuyết phục của người được giao nhiệm vụ đó. Phương pháp thuyết phục có thể chưa đúng. Một ví dụ hiển nhiên là thấy đèn đỏ phải dừng lại theo luật để đảm bảo an toàn cho mình và nhiều người khác, nhưng nhiều người vẫn vượt qua đèn đỏ.

      Hoàng Ly

      Vnexpress
      Đúng là chỉ có ở Việt Nam. Cái gì cũng phát mình ra, phát mình ra đủ thứ mô hình trên đời rồi tự vỗ ngực khen hay.

      Đẻ ra thứ quái thai VNS mà ai cũng biết là nó không sống sót được. Nhưng vẫn tiếp tục nuôi. Chẳng lẻ đây là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 4 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 4 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Siết tín dụng có ảnh hưởng đến thị trường?
      By stockwizard in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 9
      Bài viết cuối: 22-10-2010, 11:41 AM
    2. Xu hướng thị trường sắp tới sẽ ra sao?
      By thanhstock in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 209
      Bài viết cuối: 19-08-2009, 08:47 AM
    3. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 08-06-2008, 10:34 PM
    4. Kiều hối cuối năm và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán
      By PhungLong in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-09-2006, 12:57 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình