ATFX - Phân tích thị trường ngày 29/03/2021

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc xanh vào thứ Sáu. Trong khi đó, giá vàng tăng trở lại trên mức 1730 USD/oz nhưng vẫn đang hướng tới mức giảm ba tuần liên tiếp khi đồng USD mạnh lên và lợi suất kho bạc Mỹ tăng, giá dầu thô mở rộng mức tăng và giao dịch cao hơn 4% ở mức 60.9 USD/thùng.

Mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào báo cáo việc làm của Mỹ trong tuần này, cũng như các cuộc khảo sát PMI sản xuất trên toàn cầu và một cuộc họp OPEC+ dự kiến ​​sẽ đưa ra công bố về kế hoạch sản xuất từ tháng 5. Dữ liệu chính cần theo dõi bao gồm cập nhật GDP quý 4 của Vương quốc Anh, lạm phát và niềm tin kinh doanh của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tại Châu Á, Nhật Bản sẽ công bố dữ liệu sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ.

Hôm nay, thị trường tập trung vào Chỉ số Sản xuất của Fed tại Dallas và Thành viên FOMC - Waller phát biểu.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

15:30 Phê duyệt thế chấp tại Vương quốc Anh **
21:30 Chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas trong tháng 4 **
22:00 Thành viên FOMC - Waller phát biểu

EUR/USD

Kháng cự: 1.1833/1.1854
Hỗ trợ: 1.1758/1.1740

EUR/USD giảm xuống dưới mức 1.18 trong phiên giao dịch châu Á. Khi nỗi sợ hãi Covid tiếp tục xuất hiện ở EU, thì phe bán có thể đẩy tỷ giá EUR/USD giảm xuống dưới mức hỗ trợ 1.1758/1.1740. Ngược lại, nếu cặp tỷ giá này phải phá vỡ trên mức 1.18 thì nó có cơ hội tăng lên 1.1833/1.1854.

GBP/USD

Kháng cự: 1.3812/1.3837
Hỗ trợ: 1.3733/1.3708

GBP/USD đã giảm xuống từ mức 1.38 trong phiên giao dịch Châu Á sáng nay và không thể kéo dài đà phục hồi của tuần trước. Tuy nhiên, đà tăng vẫn còn khi chỉ báo RSI duy trì ổn định ở mức 50. Nếu phá vỡ trên mức 1.38 thì tỷ giá có cơ hội tăng lên 1.3812/1.3837.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7654/0.7680
Hỗ trợ: 0.7594/0.7567

AUD/USD vẫn chịu áp lực dưới mức 0.7650. Các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas. Cặp tiền vẫn giảm và thiếu động lực tăng giá để có thể phục hồi. Nếu phá vỡ dưới mức 0.76 thì tỷ giá sẽ giảm về 0.7594/0.7567.

USD/JPY

Kháng cự: 109.83/109.94
Hỗ trợ: 109.46/109.35

USD/JPY giữ vững trên mức 109.50 trong đầu phiên giao dịch châu Á. Bất chấp thảm họa dịch bệnh và lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đè nặng lên thị trường, USD/JPY vẫn lạc quan do tỷ giá được hỗ trợ trên đường MA 10 và 20. Tuy nhiên, chỉ báo RSI đang đứng trong vùng quá mua, do đó tỷ giá có thể điều chỉnh về mức 109.46/109.35.

USD/CAD

Kháng cự: 1.2638/1.2662
Hỗ trợ: 1.2550/1.2526

USD/CAD đã bật lên từ đường MA 10 và 20 và từ chối đóng cửa thấp hơn trong phiên giao dịch châu Á sáng nay. Thị trường sẽ tập trung vào chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas và phát biểu của thành viên FOMC - Waller. Tiềm năng tăng giá của cặp tiền này mạnh hơn, nên nếu nó phá vỡ trên mức 1.26 thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.2638/1.2662.

Dầu thô kỳ hạn tháng 5 của Mỹ

Kháng cự: 61.30/61.94
Hỗ trợ: 59.70/59.06

Giá dầu thô đã mở rộng mức tăng để giao dịch cao hơn 4% ở mức khoảng 60.9 USD/thùng vào thứ Sáu tuần trước. Theo biểu đồ H4, giá dầu đã hình thành đáy kép tại vùng hỗ trợ. Để kéo dài đà tăng, cặp tiền này phải vượt qua mức 61 USD/thùng. Nếu phá vỡ mức này thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 61.30/61.94.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1734/1740
Hỗ trợ: 1720/1714

Giá vàng đã tăng trở lại trên mức 1730 USD/oz nhưng vẫn đang hướng tới mức giảm ba tuần liên tiếp, do đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ tăng. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang di chuyển trong phạm vi, trong khi chỉ báo RSI cho thấy đà tăng giá suy yếu khi nó lệch xuống dưới mức 50. Do đó, giá vàng có thể giảm về hỗ trợ 1720/1714.

Hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 33246/33520
Hỗ trợ: 32802/32527

Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas và bài phát biểu của Waller - thành viên FOMC. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow tương lai đang điều chỉnh sau khi đạt mức 33000 điểm. Nếu nó không thể lấy mức này, thì nó sẽ tiếp tục điều chỉnh về 32802/32572.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific