ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 03/02/2020

Thị trường lao động Mỹ sụt giảm sau khi có dữ liệu về nền kinh tế và chu kỳ tiêu dùng trong tháng Mười Hai. Cùng với sự bùng phát toàn cầu của bệnh viêm phổi trong những tháng gần đây, triển vọng kinh tế toàn cầu đã suy yếu và ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu lao động ngành tư nhân ADP và bảng lương phi nông nghiệp chính thức của Mỹ trong tuần này. Hiện giờ, thị trường dự kiến số lượng việc làm ADP của Mỹ giảm xuống 155.000 và bảng lượng non-farm dự kiến kết thúc cùng mức hoặc thấp hơn so với số liệu việc làm ADP trong tháng Một. Các nhà đầu tư lo ngại về những kỳ vọng và sự thiếu hụt tâm lý đầu tư, vì vậy chỉ số Dow tương lai dự kiến giảm theo thanh khoản toàn cầu. Nhu cầu hàng hóa giảm khiến tiền tệ hàng hóa và giá dầu giảm theo. Vốn có thể tiếp tục đổ về vàng và đồng yên.

Trong phiên Âu, chúng tôi đang theo dõi báo cáo PMI sản xuất cuối cùng trong tháng Một của Đức và Eurozone. Tối nay, PMI sản xuất ISM và Markit trong tháng Một của Mỹ đáng được chú ý hơn. Nếu dữ liệu này đánh bại kỳ vọng thị trường thì đô la Mỹ và chỉ số Dow tương lai có thể biến động ngắn hạn. Tuy nhiên, triển vọng đầu tư tổng quan, chỉ số USD index và chỉ số Dow Jones sẽ hạn chế tăng.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng
- 08:30 PMI sản xuất trong tháng Một của Trung Quốc **
- 15:55 PMI sản xuất cuối cùng trong tháng Một của Đức ***
- 16:00 PMI sản xuất cuối cùng trong tháng Một của Eurozone **
- 16:30 PMI sản xuất trong tháng Một của Anh ***
- 21:45 PMI sản xuất Markit cuối cùng trong tháng Một của Mỹ ***
- 22:00 Chi tiêu xây dựng trong tháng Mười Hai của Mỹ *
- 22:00 PMI sản xuất ISM trong tháng Một của Mỹ **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1105/1.1115
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1050/1.1040

Đồng euro và đồng bảng Anh tăng khi Thủ tướng Anh đem thái độ tích cực đến Brexit, tâm lý đầu tư được thúc đẩy. Trong phiên Âu hôm nay, các nhà đầu tư theo dõi báo cáo PMI sản xuất cuối cùng trong tháng Một của Đức và Eurozone. Thị trường giúp đồng EUR tăng. Tuy nhiên, cần theo dõi hiệu suất dữ liệu kinh tế Mỹ tối nay, đồng USD có thể tăng so với đồng EUR.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.3210/1.3220
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3135/1.3125

Anh đã chính thức rời khỏi EU và bước vào giai đoạn chuyển đổi từ EU. Về mặt kỹ thuật, đồng GBP trên mức kháng cự 1.3200. Nếu dữ liệu kinh tế Mỹ đánh bại kỳ vọng thị trường vào tối nay thì đồng GBP sẽ giảm so với đồng USD.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6725/0.6735
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6680/0.6670

RBA đã quyết định chính sách tiền tệ, thị trường dự kiến họ sẽ giữ nguyên lãi suất. Nhưng vào cuối năm ngoái, Chủ tịch RBA cho biết ông có dự định cắt giảm lãi suất xuống thấp hơn tỷ lệ mục tiêu 0.5%. Mức lãi suất tương lai của đồng AUD cho thấy RBA có thể cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu. Nếu RBA giữ nguyên lãi suất và báo hiệu triển vọng kinh tế lạc quan, thì đồng AUD có cơ hội phục hồi so với đồng bạc xanh.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.95/109.05
Ngưỡng hỗ trợ: 108.20/108.10

Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm khi các trung tâm tài chính sụt giảm vào quý đầu tiên. Thị trường đang theo dõi dữ liệu kinh tế của Mỹ vào tối nay. Về mặt kỹ thuật, nên để mắt đến chỉ số Dow vì nếu chỉ số này giảm thì xu hướng của USDJPY sẽ giảm theo.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3260/1.3270
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3220/1.3210

Các trung tâm tài chính dự đoán kinh tế toàn cầu sụt giảm trong quý I, nhu cầu dầu thô và giá dầu thô giảm ảnh hưởng gián tiếp đến đồng CAD. Các thành viên OPEC hiện đang tìm thời gian để tổ chức cuộc họp để bàn luận về nguồn cung dầu. Nếu như họ không có dự định cắt giảm sản lượng thì giá dầu thô tiếp tục giảm so với đồng CAD. Cần chú ý ngắn hạn đến hiệu suất của PMI sản xuất tối nay của Mỹ sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến đồng USD. Ngoài ra, Cần chú ý đến biến động giá dầu thô và hoạt động giao dịch đồng CAD.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 51.85/52.15
Ngưỡng hỗ trợ: 50.35/50.05

Các trung tâm tài chính đang báo hiệu sự sụt giảm trong nền kinh tế toàn cầu, các thành viên OPEC và phi OPEC không có dự định cắt giảm sản lượng. Điều đó cùng với sự sụt giảm nhu cầu dầu thô theo mùa khiến giá dầu giảm thấp hơn, cần chú ý ngắn hạn đến dữ liệu của Mỹ vào tối nay sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến biến động của giá. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ mục tiêu đầu tiêu là 50.35 và 50.05. Tuy nhiên, các nhân tố kể trên chưa được giải quyết nên giá dầu thô sẽ tiếp tục giảm.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1594/1596
Ngưỡng hỗ trợ: 1576/1574

Nền kinh tế toàn cầu suy yếu và chính sách tiền tệ giảm giúp vàng có cơ hội tăng giá. Cần để mắt đến PMI sản xuất của Mỹ vào tối nay cũng như cách nó ảnh hưởng đến biến động của giá vàng. Nếu dữ liệu của Mỹ suy yếu và chỉ số Dow giảm thì vàng tiếp tục tăng. Thị trường tin rằng giá vàng hạn chế giảm nhờ những vấn đề kinh tế toàn cầu.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28495/28600
Ngưỡng hỗ trợ: 28130/28065

Các trung tâm tài chính dự đoán sự sụt giảm trong nền kinh tế toàn cầu vào đầu quý I và tin rằng chỉ số Dow Jone cũng giảm. Nếu dữ liệu kinh tế Mỹ tối nay khiến các nhà đầu tư thất vọng thì chỉ số Dow sẽ tiếp tục giảm. Chỉ số này đang nằm trong chu kỳ điều chỉnh sụt giảm và dự kiến kiểm tra mức hỗ trợ quan trọng là 28130.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific