Chúng tôi đã tăng doanh số 70% trong ba tháng như thế nào?
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 9 của 9

    Threaded View

    1. #4
      Ngày tham gia
      Aug 2004
      Bài viết
      10
      Được cám ơn 6 lần trong 6 bài gởi

      Mặc định

      Hạnh phúc không từ trên trời rớt xuống
      Hạnh phúc, không từ dưới đất chui lên
      Hạnh phúc tượng hình.
      Từ máu rớm kẽ bàn tay
      Từ những mất mát của ngày hôm qua
      Hôm nay
      Và cả ngày mai nữa
      Hạnh phúc tượng hình từ những trăn trở
      Từ những mảnh trời đôi lúc rất bơ vơ
      Đời không phải là thơ.
      Hạnh phuc tượng hình
      Từ tình yêu cuộc sống
      Như đã nói, nếu bạn đủ khả năng cắt giảm nhân sự mà vẫn đảm bảo được khối lượng, công việc, điều này sẽ đem lại những lợi ích lớn hơn việc tiết kiệm được một số chi phí nào đó
      Quá trỉnh cắt giảm nhân sự là cơ hội cực lớn để cải tổ bộ máy. Xin mọi người nhớ hai quốc gia phát triển nhanh nhất sau thế chiến 2 là Mỹ, Nhật Bản. Các bạn có thấy kỳ lạ không? Nếu sau thế chiến Mỹ nhanh chóng vươn lên thành cường quốc kinh tế quân sự số 1 thế giới là đều có thể hiểu được, Nước Mỹ gần như đứng ngòai cuộc chiến tranh thế giớ thứ hai, giữ được trọn vẹn con người, nguyên khí, tài sản. Nhưng nước Mỹ lại là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến này. Ngòai những tài sản hữu hình cướp bóc được của phe phát xít thua trận (thực chất số tài sản này bao gồm cả những tài sản phe phát xít cướp được của những nước khác), cái mà nước Mỹ được lợi nhất, đó là chất xám. Sau thế chiến thứ nhất và thứ hai, với đặc thù vị trí địa lý của mình, cùng với một chính sách chiêu hiền đãi sĩ đáng hâm mộ, nước Mỹ đã có đươc rât nhiều những nhà bác học giỏi nhất của thê giới, với các quốc tịch khác nhau. Chính họ đã làm nòng cốt cho quá trình phát triển kinh tế thần kỳ của người Mỹ.
      Tuy nhiên người ta vẫn tư hỏi tại sao quốc gia phát triển còn lại sau Mỹ là Đức và Nhật Bản, hai quốc gia chịu những tổn thất nặng nề sau khi trở thành kẻ thất bại trong cuộc chiến. Đặc biệt là Nhật Bản. quốc gia này đã trở thanh một mảnh đất hoang tàn đúng nghĩa sau thế chiến hai. Sau cuộc chiến này 34% máy móc, 25% công trình xây dựng , 81% tàu biển đã bị phá hủy. Nước Nhật chìm trong khủng hỏang trầm trọng, sản lượng công nghiệp chỉ còn 10% so với truớc chiến tranh. Thế nhưng chỉ sau 7 năm chỉnh đốn và xây dựng, bắt đầu từ năm 1952, nước Nhật đã có những bước phát triển thần ký trong 22 năm liền tới 1973. Sản lượng bình quân tăng 10% mỗi năm, đời sống không ngừng cải thiện và vươn lên thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới.
      Đã có rất nhiều nhà Nhật bản học trên khắp thế giới nghiên cứu về giai đọan thần kỳ này của Nhật Bản. Quá trình hồi sinh này là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, nhưng tất cả đều đồng ý một điểm, quá trình công nghiêp hóa vĩ đại của Nhật Bản có sự đóng góp rất lớn của sự hoang tàn sau chiến tranh. Trong quá trình xây dựng lại những nhà máy của mình người Nhật đã ngay lập tức áp dụng những cải cách khoa học tốt nhất. Chính điều này đã giúp Nhật Bản có một năng suất vượt trội so với các cường quốc kinh tế khác không bị ảnh hưởng đổ nát nhìêu trong cuộc chiến tranh, nên quá trình thay đổi công nghệ cũng diễn ra chậm hơn.
      Điều này cũng tương tự với doanh nghiệp của bạn, những đợt đại suy thóai chính là cơ hội lớn để bạn cải cách doanh nghiệp của mình, mạnh tay cắt bỏ những ung nhọt vẫn tồn tại đâu đó trên cơ thể đầy lở loét của bạn. Sau đó băng bó những vết thương lại và nằm chờ.
      Tất nhiên tôi sẽ không điên rồ khuyên bạn đập hết toàn bộ nhà xưởng của bạn, sa thải tòan bộ nhân viên của bạn, nhưng tôi khuyên bạn trong những giây phút khó khăn này hãy nghĩ về nước Nhật. Phải chăng trong tận cùng của đổ nát luôn có một thứ gì chờ đợi một chu kỳ mới để tái sinh?
      Lợi ích thứ hai của quá trình cắt giảm nhân sự đó là bạn thổi được một làn hơi mới đầy sức sống vào doanh nghiệp đang cằn cỗi của mình. Nghe thật kỳ lạ? Nhưng điều này là sự thật. Quá trình cắt giảm nhân sự của doanh nghiệp cũng đồng thời đẩy nhanh quá trình thăng tiến của những người còn lại. Việc tồn tại trong cơn lũ mất việc và còn được thăng tiến sẽ tạo ra những động lực nhất định với những người còn lại được chọn mặt gửi vàng. Hãy tin vào sức trẻ, và mạnh dạn trao cơ hội, con người là sinh vật thông minh nhất trên trái đất, tôi chắc chắn với hạnh phúc được thăng tiến họ sẽ nhanh chóng tự trang bị mình những kiến thức phù hợp với vị trí mới của mình.
      Ngòai ra hãy dành một số lượng chi phí từ việc cắt giảm nhân sự để gia tăng mức thu nhập cho phần còn lại. Tôi đề nghị là 50/50 nếu với mức này doanh nghiệp bạn không còn thua lỗ. Đối với phần đông người lao động, động lực lớn nhất đơn giản là tiền. Tôi sẽ rất hâm mộ bạn nếu bạn là một người chủ tốt, biết lo lắng cho nhân viên, bạn sẽ ở bên cạnh họ lúc họ khó khăn, tới thăm họ lúc họ nằm trong bệnh viện, cầm tay họ hướng dẫn công việc, và luôn vẽ cho họ tin tưởng vào một tương lai tươi sáng với doanh nghiệp của bạn. Nhưng sự hâm mộ đó sẽ giảm đi rất nhiều nếu bạn luôn nhăm nhăm tìm cách sử dụng họ với giá rẻ nhất có thể. Và cũng xin nói thẳng , hãy tin rằng luôn luôn có những người rất thông minh trong hệ thống nhân viên của bạn, ngang, và có thể thông minh hơn bạn. Đừng bao giờ nghĩ cách lừa gạt số đông. Hãy trở thành một ông chủ sòng phẳng. Đừng chỉ cho người ta niềm hạnh phúc được thăng chức trong lúc doanh nghiệp đang cắt giảm nhân sự mà quên đi việc tăng lương cho tương xứng với vị trí mới của người ta. Bạn phải làm điều này. Và bạn phải làm điều này vì chính bạn, xin nhấn mạnh, vì chính bạn chứ không vì ai cả, càng không vì những thứ như tình thương hay sự tử tế chẳng hạn!
      Vì sao?
      Bởi đơn giản khi bạn cho người ta một vị trí mới, hoặc chỉ là giữ người ta lại trong lúc sa thải những người khác. Chắc chắn họ sẽ rất vui vẻ làm việc, vì nghĩ rằng sự đóng góp của mình trong bao lâu nay được bạn, tức là ông chủ thừa nhận. Thế nhưng chỉ một thời gian rất nhanh sau đó thôi, người lao động sẽ phát hiện ra rằng họ đang phải thực hiện một số lượng công việc nhiều hơn cũ, với một trách nhiệm cao hơn cũ, nhưng với một mức lương như cũ. Sự hòai nghi và bất mãn sẽ phát sinh. Đừng quên ngay cả khi mới cắt giảm được sự thua lỗ, doanh nghiệp của bạn tới lúc này vẫn chỉ là một con bênh mới mở mắt được sau nhiều ngày hôn mê sâu, thời điểm này tính quan trọng của từng cá thể trong bộ máy của bạn tăng lên rất nhiều, do họ sẽ phải kiêm nhiệm công việc của những người ra đi. Sự bất mãn nếu có sẽ là liều thuốc độc đưa bạn tới cái chết một cách nhanh nhất.
      Đến đây nếu bạn đã nảy sinh ý nghĩ cắt giảm nhân sự bỗ máy của mình, tôi sẽ đưa cho bạn một số nguyên tắc cắt giảm nhân sự cơ bản nhất. Có một vài trong số những nguyên tăc này khá mâu thuẫn với nhau, và bạn sẽ phải dung hòa chúng sao nó việc cắt giảm của bạn có lợi nhất.
      Cắt giảm những thành phần đang bất mãn không hài lòng với công việc. Doanh nghiệp bạn đang yếu, và những cá thể này là những virus độc hại. Ngay cả khi sự bất mãn này là hợp lý, và bạn đã có những sai lầm trong quá trình quản trị, thì hành động đầu tiên tôi khuyên bạn vẫn là sa thải họ thật nhanh có thể. Những sai lầm của bạn sẽ được nghiền ngẫm và sửa chữa sau. Nếu bạn mong mình thành một người tốt, hãy gấp ngay cuốn sách này lại và quẳng nó vào thùng rác, tôi đang hướng dẫn để bạn có thể thoát khỏi sự khó khăn cho doanh nghiệp của mình một cách nhanh nhất. Sẽ có một số mâu thuẫn mang tính bản chất, như giữa nóng và lạnh, giữa trái tim nồng nàn và lý trí tỉnh táo, và đôi lúc là giữa khao khát trở thành một con người tử tế và một nhà lãnh đạo thành công.
      Cắt giảm những người có mức lương cao nhất có thể. Mục tiêu lớn nhất của việc cắt giảm là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, do vậy những người hưởng lương cao nhất là những người đầu tiên bạn sẽ nghĩ đến. Tuy nhiên để làm được việc này bạn phải đảm bảo có những người khác có thể gánh vác công việc cho vị trí này với một chi phí rẻ hơn. Đồng thời thông thường họ là người nắm những vị trí quan trọng, bạn phải tự tin khi họ ra đi sẽ không đem theo những khách hàng hay bí quyết kỹ thuật mà không ai có thể thay thế. Trong trường hợp có một số vị trí quá quan trọng với bạn, tôi đề nghị bạn trước khi cắt giảm bộ phận này hãy ngồi lại và đề nghị nhân viên quan trọng ấy giảm lương. Nếu như việc giảm lưong với các bộ phận lao động phổ thông khác gần như là bất khả thi thì việc giảm lương với với những nhân viên cao cấp lại có thể diễn ra.
      Tập trung cắt giảm những người có thâm niên làm việc ít hơn. Giữ lại nhưng người có thâm niên lâu hơn. Ngòai yếu tố tình cảm và sự cống hiến, việc sa thải những người mới cũng tốn chi phí ít hơn so với những người làm việc lâu năm.
      Thay vì dung từ sa thải nhân viên, hãy cố gắng để họ tự rời bỏ bạn. Nếu bạn có thể tìm kiếm giúp họ một công việc để họ thay đổi là tuyệt vời nhất. Và khi không thể làm điều này hãy cô gắng để họ nộp cho bạn lá thư xin nghỉ việc. Bạn đã lấy đi của họ công việc, lấy đi của họ miếng cơm manh áo, xin đừng lấy nốt của họ sự tự tôn vào bản thân mình. Để làm điều này có thể bạn phải có những cư xử không hợp lý. Họ có thể căm ghét hoặc khinh thường bạn. Nhưng có thể khi họ nghĩ lại họ sẽ hiểu, vì sao bạn phải làm thế.
      Xem doanh nghiệp của mình như một cỗ máy, từng nhân viên là những chi tiết, và bạn đang tìm cách bỏ một số chi tiết mà không ảnh hưởng đến quá trình họat động của máy. Ở đây bạn không được quyền có cảm xúc. Sẽ có những người bạn tôn trọng nhưng họ không phù hợp với kế hoạch của bạn, và sẽ có những người bạn ít tôn trọng hơn nhưng họ lại hữu ích cho bạn trong thời điểm này.
      Để thực hiện được những điều này yêu cầu bạn phải có một cặp mắt nhìn người sắc sảo, cảm nhận được những thứ sau lưng mà tầm nhìn của cặp mắt không thể quét tới. Bạn cũng có thể sẽ bị stress nặng nề sau quá trình cắt giảm này, bạn sẽ thấy mình thật tồi tệ và thiếu trái tim. Nhưng đây là công việc bạn phải làm. Và để bạn có thêm động lực để thực hiện những việc này tôi có thể kể cho bạn những thứ Năm nay phát có được sau quá trình cắt giảm này. Chúng tôi đã cắt giảm 1/3 nhân sự từ 12 người còn 8 người trong khi 8 người này phục vụ một lượng doanh số vượt tới 70% so với truớc đó. Cùng lúc với viêc này, tất cả 8 người này đều được tăng lương từ 15-50%. Và với mức lương này tạm thời họ đã duy trì được cuộc sống dẫu vẫn vô cùng khó khăn.

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Ecoink (19-01-2016)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 27-07-2012, 09:38 AM
    2. Doanh nghiệp đã sử dụng vốn của cổ đông như thế nào?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 19-10-2011, 09:17 PM
    3. Nhung bac nao di tren 30% 1 thang nhu e thi vao day ban cach go nao!
      By thichhangnong in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 17-11-2010, 10:07 AM
    4. Ai trong tình trạng như tôi
      By bank in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 13-02-2006, 02:28 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình