TTCK Việt Nam đã có đợt phục hồi mạnh mẽ trong tuần qua. Vậy đợt phục hồi này có thể kéo dài bao lâu? Có dấu hiệu cho thấy đa số các loại chứng khoán sẽ tăng mạnh ít nhất là tới 17/7/2008. Động lực cho đợt tăng giá này là tâm lý cổ phiếu giá rẻ của các nhà đầu tư.[/I][/B]


[/I][/B]


[/I][/B]


Kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn kéo theo áp lực quá lớn từ nguồn giải chấp chứng khoán của các NHTM, giá các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ dường như đã giảm quá mạnh, vượt sức tưởng tượng của nhiều nhà đầu tư. Từ 10/2007 đến nay, giá chứng khoán trên cả 2 sàn HOSE và HASTC đã mất tương ứng 66,9% và 72,62%.





Quan sát biểu đồ, có nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư ngày càng tin rằng giá cổ phiếu thực sự đang rất rẻ:







· Giai đoạn số (1) diễn ra từ 24/1-1/2/2008, VN-Index đã giảm 30,82%, Hastc-Index giảm 30,97% so với mức cao nhất cuối năm 2007. Thị trường xuất hiện thông tin NHNN sẽ sửa đổi QĐ03 (hạn chế cho vay chứng khoán). Thị trường kỳ vọng việc sửa đổi sẽ nới lỏng cho vay chứng khoán, áp lực giải chấp chứng khoán sẽ bớt đi. Trên sàn HOSE, chênh lệnh cung-cầu giai đoạn này đạt bình quân hơn 3,7 triệu đơn vị/phiên, VN-Index có 6 ngày tăng liên tiếp. Trên sàn HASTC, chênh lệnh cung-cầu đạt bình quân hơn 480 ngàn đơn vị/phiên, Hastc-Index có 4 ngày tăng liên tiếp. Khi thông tin chính thức được công bố sẽ sửa đổi QĐ03 theo hướng thắt chặt cho vay hơn, thị trường lại đi vào chu kỳ giảm giá tiếp theo với cung áp đảo cầu.





· Giai đoạn số (2) diễn ra từ 5/3-10/3/2008, VN-Index đã giảm 20,32%, Hastc-Index giảm 26,74% so với mức thấp nhất của giai đoạn (1). Chính phủ quyết định để SCIC mua lại các cổ phiếu tốt. Thị trường kỳ vọng hành động của SCIC sẽ giúp giải quyết vấn đề giải chấp chứng khoán. Trên sàn HOSE, chênh lệnh cung-cầu giai đoạn này đạt bình quân hơn 22 triệu đơn vị/phiên, VN-Index có 3 ngày tăng giá liên tiếp. Trên sàn HASTC, chênh lệnh cung-cầu đạt bình quân hơn 4,1 triệu đơn vị/phiên, Hastc-Index cũng có 3 ngày tăng liên tiếp. Khi nhận thấy hành động của SCIC không đáp ứng được mong đợi, thị trường tiếp tục giảm giá.


· Giai đoạn số (3) diễn ra từ 25/3-8/4/2008, VN-Index đã giảm 18,43%, Hastc-Index giảm 16,31% so với mức thấp nhất của giai đoạn (2). UBCK quyết định hạ biên độ dao động sàn HOSE xuống 1%, HASTC xuống 2%. NHNN yêu cầu các ngân hàng quốc doanh và vận động các ngân hàng thương mại cổ phần ngừng giải chấp. Sàn HOSE, chênh lệnh cung-cầu giai đoạn này đạt bình quân hơn 30,2 triệu đơn vị/phiên, VN-Index có 11 ngày tăng giá liên tiếp. Sàn HASTC, chênh lệnh cung-cầu đạt bình quân hơn 6,8 triệu đơn vị/phiên, Hastc-Index cũng có 9 ngày tăng liên tiếp. Khi thời hạn đề nghị ngừng giải chấp của NHNN đối với các NHTM kết thúc, một lượng lớn cổ phiếu giải chấp tiếp tục được tung ra, thị trường đi vào chu kỳ giảm giá mới.


Sức cầu của thị trường (thể hiện ở số chênh lệch cung-cầu bình quân phiên) ngày một mạnh mẽ hơn sau mỗi giai đoạn tăng giá (1), (2), (3). Có thể có nhiều lời giải thích khác nhau nhưng câu trả lời hợp lý nhất là: Tâm lý cho rằng các cổ phiếu đang quá rẻ ngày một tăng lên sau mỗi lần thị trường phục hồi. Các nhà đầu tư mua vào mạnh mẽ khi họ kỳ vọng vào việc thị trường giải quyết được áp lực giải chấp. Tại thời điểm hiện nay, nguồn giải chấp chứng khoán niêm yết lớn từ các NHTM có nhiều dấu hiệu cho thấy là đang duy trì ở mức thấp và đang cạn dần (chúng tôi đã trình bày vấn đề này trong báo cáo nhận định thị trường của tuần trước). Vậy thị trường sẽ dịch chuyển như thế nào trong thời gian tới?


Bắt đầu từ 11/6/2008 đến nay, VN-Index và Hastc-Index đã trải qua một quá trình tích luỹ (*) bao gồm 3 sóng tăng giá ngắn hạn (các sóng tăng giá ngắn hạn bao gồm đầy đủ các ngày “tích luỹ-tham gia công chúng-phân phối” trải dài trong 3 thời kỳ: 12/6-18/6, 20/6-26/6, 26/6-2/7/2008). Bắt đầu từ 2/7/2008, sóng tăng giá thứ 4 hình thành. Tuy nhiên khi xem xét ngày tích luỹ của sóng thứ 4, cầu của các nhà đầu tư đã trở nên quá mạnh. Có thể coi quá trình tham gia công chúng của một xu hướng dài hạn hơn các sóng đã bắt đầu từ 3/7/2008, “niềm tin vào việc các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ cần giải chấp đã cạn, và chúng quá rẻ” lớn đến mức khiến các nhà đầu tư theo sau đã tranh mua gần như tất cả những gì có thể (không cần xem xét xem công ty đó tốt hay xấu).(*) Quá trình tích luỹ: các nhà đầu tư đi trước thị trường mua vào trong thời điểm này và từng bước tích luỹ được lòng tin và lượng tiền đủ lớn của các nhà đầu khác tham gia vào thị trường, giúp cho xu hướng thị trường lên chậm trước bước vào thời kỳ tham gia công chúng (giá chứng khoán tăng nhanh do có quá nhiều nhà đầu tư theo sau tham gia vào thị trường.


Điều duy nhất khiến chúng tôi lo lắng lúc này là khối lượng giao dịch hiện nay chưa giảm xuống mức thấp như tháng 4. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ việc biên độ rộng hơn kéo theo các nhà đầu tư lướt sóng. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý chung khi những người lướt sóng bán ra lượng cổ phiếu lớn khi đạt được kỳ vọng lợi nhuận cần thiết. Vì vậy trong ngắn hạn, chúng tôi đưa ra 2 khả năng cho TTCk Việt Nam:ü Các nhà đầu tư tiếp tục duy trì thái độ trong xu hướng đánh giá của mình về các loại cổ phiếu/chứng chỉ quỹ trên thị trường (tình huống hợp lý là như vậy), TTCK Việt nam có được động lực rất lớn để tăng, giúp cho Vn-Index và Hastc-Index vượt qua các ngày phân phối ngắn, khi những nhà đầu tư lướt sóng tạm thời chốt lời. Một giai đoạn phục hồi thứ 4 sẽ lớn hơn và lâu hơn giai đoạn thứ 3. Lấy cột mốc 3/7/2008 là ngày mà các nhà đầu tư gần như hết nghi ngờ về khả năng bán tiếp khối lượng lớn nguồn giải chấp, TTCK Việt Nam cần tăng mạnh ít nhất là đến 17/7/2008 mới có thể vượt qua giai đoạn tăng giá thứ (3) trên biểu đồ (tháng 4/2008).


ü Hành động chốt lời trong ngắn hạn của những người lướt sóng làm ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường. Thị trường không tăng mạnh liên tiếp đến 17/7/2008. Một số ngày giá VN-Index và Hastc-Index tăng chậm, nhưng xu hướng chung trong ngắn hạn vẫn là tăng.


Nhìn chung, tâm lý cổ phiếu giá rẻ đang có sức mạnh lớn nhất trong tâm lý của thị trường từ đầu 2008 đến nay, nó nhiều khả năng đủ sức lấn át những diễn biến bất lợi khác. Lúc đó, khả năng (1) dễ xảy ra hơn.


Một số ý kiến khác cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn và chưa rõ ràng, sắp tới các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ lên tâm lý của các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, không phải đến bây giờ thị thường mới nhìn nhận những khó khăn của nền kinh tế, kết quả kinh doanh không tốt cũng đã được tính đến khi các công ty công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm trong tháng 4/2008, thế nhưng thị trường vẫn có được đợt tăng giá dài và mạnh trong tháng 4.



Một lo lắng khác là UBCK có thể mở rộng biên độ sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư. Nhìn lại quá khứ, chúng ta nhận thấy trong lần mở rộng độ gần nhất (ngày 19/6/2008), thị trường cũng chỉ hoài nghi tạm thời trong 3 ngày giao dịch trước khi tiếp tục đẩy mạnh mua vào. Như vậy, nếu 2 sàn HOSE và HASTC mở rộng biên độ về mức cũ thì thị trường cũng hoàn toàn có thể vượt qua sự hoài nghi ngắn hạn một khi điều đó xảy ra.







Phạm Xuân Lành[/I][/B][/I][/B][/I][/B]