Thưa các thành viên Vietstock, các bài viết của XLanh11 cần phải có các chart thì mới thấy rõ những điều mà tôi muốn nói. Hiện tôi không biết cách nào để đưa chart lên đây cả! Không biết có phải trên diễn đàn của Vietstock không được đưa hình ảnh lên! Tôi thường phải post chart và chi tiết bài viết thông quan qua một trang khác và bài viết của tôi cũng thường bị delete với lỗi " snd", tôi không biết tại sao? Nếu bạn nào có thể trả lời cho tôi về những điều này thì vui lòng email về: xlanh11@yahoo.com. Thanks.


Đây là nhận định thị trường tuần tới:

3 KỊCH BẢN CHO TTCK VIỆT NAM [/B][/B]


Dường như thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế đã qua. Niềm tin của các nhà đầu tư đang trở lại trên TTCK Việt Nam. Sau gần 30 ngày giảm giá liên tiếp, VN-Index và Hastc-Index đã có những ngày tăng giá đan xen với những ngày giảm giá. Câu hỏi đặt ra là thị trường liệu đã đi vào ổn định chưa?[/I][/B][/I][/B]Với các điểm Support số (3) ngày 11/6 và (4) ngày 20/6/2008, VN-Index và Hastc-Index đã hình thành xu hướng giá Trend-2. Cả 2 chỉ số chứng khoán đều biến động rất ít trong giai đoạn này. VN-Index tăng điểm bình quân 0,4%/phiên, Hastc-Indextăng điểm bình quân 0,28%/phiên. Trong khi đó, khoảng thời gian từ đầu tháng 5 đến trước khi hình thành điểm Support số (3), VN-Index giảm bình quân 1,44%/phiên (biên độ 2%), Hastc-Index giảm bình quân 1,57% (biên độ 3%).Quá trình hình thành xu hướng Trend-2 có những điểm giống với Trend-1 (cuối tháng 4, đầu tháng 5): Thị trường tương đối ổn định với những ngày lên giá và xuống giá đan xen nhau. Tuy nhiên, sau khi xu hướng Trend-1 bị phá vỡ (đầu tháng 5), VN-Index và Hastc-Index giảm mạnh. Vậy, với tình hình hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam có giữ được ít nhất là sự ổn định hay là sẽ tiếp tục giảm mạnh giống như tháng 5/2008?


So sánh điều kiện kinh tế vĩ mô thời điểm hiện nay với đầu tháng 5 cho thấy:Tình hình kinh tế trong nước tháng 5 rất căng thẳng với mức tăng CPI cao nhất trong nhiều năm (3,91%), nhập siêu kỷ lục (14,4 tỷ USD, cao hơn cả năm 2007). Nhiều thông tin quan trọng về dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán không được công bố đầy đủ. Các tổ chức nước ngoài liên tiếp đưa ra các báo cáo nhận định Việt Nam đang ở giai đoạn tiền khủng hoảng kinh tế. Niềm tin của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên sàn giao dịch chứng khoán, do gặp khó khăn về thanh khoản, các NHTM đẩy mạnh bán ra các chứng khoán giải chấp sau một thời gian tạm ngừng theo đề nghị của NHNN, nguồn cung lớn áp đảo sức mua khiến giá chứng khoán giảm mạnh.Tại thời điểm hiện nay, với những biện pháp trực tiếp và quyết liệt của chính phủ, nền kinh tế từng bước giải toả áp lực lo ngại khủng hoảng. Trong cuộc hội đàm với các nhà đầu tư nước ngoài do Credit Suisse tổ chức gần đây, NHNN đã công bố lượng dự trữ ngoại hối của Việt nam là 20,7 tỷ USD, thặng dư cán cân thanh toán tích luỹ 1 tỷ USD và chính phủ hoàn toàn không có ý định phá giá VNĐ. Tuyên bố này đã xoá tan những nghi ngờ của các nhà đầu tư về việc Việt Nam có thể sẽ không kiểm soát được VNĐ trong tình thế thâm hụt cán cân thanh toán ở mức cao, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng khi nguồn vốn FDI cam kết 6 tháng đầu năm đã lên đến 31,6 tỷ USD. Ở trong nước, chỉ số CPI tháng 6 chỉ còn tăng 2,14%, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm lên đến 6,7% (gần bằng mục tiêu 7%), đây là mức tăng trưởng khả quan nếu chúng ta nhìn vào những khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt.Trên sàn giao dịch chứng khoán, niềm tin của các nhà đầu tư đang trở lại, khối lượng đặt mua (cầu của thị trường) bình quân hiện nay trên sàn HOSE là: hơn 20 triệu đơn vị/phiên, gấp 6,3 lần so với tháng 5, trên sàn HASTC là hơn 7,3 triệu đơn vị/phiên, gấp trên 3 lần so với bình quân của tháng 5. Một vấn đề quan trọng khác là nguồn giải chấp chứng khoán phải bán của các NHTM có nhiều dấu hiệu đang cạn dần.


Các cổ phiếu vốn hoá lớn nhất là những cổ phiếu ảnh hưởng nhiều nhất đến các chỉ số VN Index và HASTC Index. Nhiều cổ phiếu trong số này có liên quan nhiều đến hoạt động giải chấp của các NHTM. Vì vậy, để đánh giá về áp lực giải chấp chứng khoán, chúng ta xem xét 2 chỉ số: 20 HO-Index phản ánh tình hình giao dịch cổ phiếu của 20 công ty vốn hoá lớn nhất sàn HOSE, 20 HA-Index phản ánh tình hình giao dịch cố phiếu của 20 công ty vốn hoá lớn nhất sàn HASTC.Khoảng thời gian từ điểm số(3) (ngày 11/6/2008) đến nay, thị trường có 2 ngày phân phối lớn: 18/6 và 26/6. Những ngày này tâm lý các nhà đầu tư ổn định, khối lượng đặt mua tích luỹ được một lượng tương đối, đảm bảo giao dịch thành công với khối lượng lớn nếu bên bán xả hàng ra. Chúng chính là cơ hội không thể tốt hơn để các NHTM bán ra thành công các chứng khoán phải giải chấp.Quy mô lệnh mua[/I][/B], Quy mô lệnh bán[/I][/B] chỉ ra rằng: Trước ngày 18/6 các tổ chức dường như là những người tham gia bán chính (quy mô lệnh bán luôn lớn hơn 4,000 đơn vị/lệnh), sau ngày này các cá nhân mới là những người bán chính trên thị trường (cỡ lệnh bán xoay quanh 2,000 đơn vị/lệnh). Ngày 18/6 là ngày xả hàng cũng như nhiều ngày xả hàng trong quá khứ như 8/4, 26/3, 10/3,…, một lượng lớn cổ phiếu cần giải chấp đã được bán thành công trong các ngày này.Sau ngày 18/6, quy mô lệnh bán giảm đột ngột[/I][/B]. Các nhà đầu tư lớn cần bán chứng khoán thu hẹp hành động bán[/I][/B] của mình. Thị trường có 6 ngày tích luỹ, cầu thị trường tăng dần, cung ngày một giảm. Đến ngày phân phối 26/6/2008, quy mô lệnh bán vẫn duy trì ở mức thấp đối với các cổ phiếu vốn hoá lớn nhất trên sàn HOSE (gần 2,000 đơn vị/lệnh). Tổng Khối lượng đặt bán cũng chỉ đạt hơn 9,6 triệu đơn vị, gần bằng một nửa so với ngày 18/6/2008. Trong khi tổng khối lượng đặt mua lên đến 18 triệu đơn vị (cao hơn 18,6%). Nếu tính chung cả sàn HOSE thì khối lượng đặt mua trong ngày 26/6 tăng 13,4% trong khi khối lượng đặt bán giảm 46,5%.


Rõ ràng, nếu bên bán thực sự có nhu cầu bán lớn thì thị trường khó có thể có khoảng thời gian tích luỹ một cách tự nhiên (hoàn toàn mang tính thị trường) lâu đến vậy[/I][/B] (từ đầu năm 2008 đến nay, các giai đoạn tích luỹ dài đều có sự can thiệp của các cơ quan quản lý). Thậm chí, trong ngày phân phối 26/6, lượng đặt bán cũng không áp đảo được lượng đặt mua, khối lượng giao dịch giảm 48,6% đối với các cổ phiếu vốn hoá lớn nhất và 35,45% đối với cả sàn HOSE trong ngày 26/6 so với 18/6.Tình hình giao dịch cổ phiếu của 20 công ty vốn hoá lớn nhất trên sàn HASTC cũng tương tự nhóm top 20 trên sàn HOSE, ngoại trừ vấn đề khối lượng giao dịch trong các ngày 18/6 và 26/6 là gần tương đương nhau (khoảng hơn 4,5 triệu đơn vị). Đây có lẽ xuất phát từ sự lo ngại của các nhà đầu tư đối với tính thanh khoản thấp thường thấy trên sàn HASTC, họ hạn chế tham gia giao dịch đối với các cổ phiếu này. Vì vậy, mức độ khác biệt của sàn HASTC là không rõ ràng giữa các ngày phân phối.


Nhìn tổng thể cả 2 sàn, sự khác biệt giữa 2 giai đoạn trước ngày 18/6 và sau đó (đặc biệt là so sánh với ngày 26/6) là điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh như là một dấu hiệu quan trọng cho việc đánh giá quy mô chứng khoán cần giải chấp còn lại của các NHTM. Chúng ta nên lưu ý rằng, vào giữa tuần một số NHTM đã tăng lãi suất huy động lên đến gần 20%, đưa mức lãi suất bình quân trên thị trường huy động đạt 18%-19% trong hệ thống NHTM, cao hơn 1,5% so với đầu tuần, điều này cho thấy rằng tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM vẫn đang căng thẳng[/I][/B]. Nếu còn nhiều các chứng khoán niêm yết cần giải chấp thì tại sao các NHTM không bán ra mạnh mẽ sau ngày 18/6, đặc biệt là trong ngày 26/6?[/I][/B] Chúng tôi chưa tìm thấy một lý do nào hợp lý cho trường hợp này, chúng tôi nghi ngờ rằng áp lực giải chấp chứng khoán ở các NHTM không còn quá lớn, thậm chí là không còn. Thông tin gần đây trên thị trường cho biết một số quỹ đầu tư đã đàm phán mua lại các chứng khoán giải chấp của các NHTM, điều này càng làm cho sự nghi ngờ của chúng tôi là hoàn toàn có cơ sở. Nếu trong những ngày phân phối sắp tới, cung trên thị trường vẫn không thể áp đảo cầu, khối lượng giao dịch không thể lên cao thì chúng sẽ càng củng cố cho điều đó.Vậy thị trường thời gian sắp tới sẽ ra sao? Trong trung hạn[/B], chúng tôi đặt ra 3 kịch bản có khả năng xảy ra:


ü Kịch bản 1[/I][/B]: Niềm tin của thị trường ngày một được củng cố. Các nhà đầu tư phản ứng mạnh mẽ với cơ hội được sở hữu những cổ phiếu giá rẻ (sau thời gian dài giảm giá), cầu trên thị trường tăng mạnh. Giá chứng khoán trên cả 2 sàn tăng mạnh.[/I][/B]


[/I][/B]ü Kịch bản 2[/I][/B]: Thị trường hết áp lực của nguồn cung lớn, nhưng do cần có thêm thời gian để đánh giá các khả năng dài hạn của nền kinh tế, các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường rất hạn chế. Thị trường được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư cá nhân, vốn ít kiên định với quyết định đầu tư của mình, tham gia thị trường chủ yếu với mục tiêu lướt sóng, thu lời trong ngắn hạn. Thị trường lúc này sẽ đan xen những ngày giảm giá và tăng giá, tuy nhiên trong trung hạn là ổn định.[/I][/B]


[/I][/B]ü Kịch bản 3[/I][/B]: Vì một lý do đặc biệt nào đó (chúng tôi chưa tìm được), các NHTM chưa thực sự bán các chứng khoán cần giải chấp đến một mức có thể đảm bảo cho khả năng thanh khoản của họ. Trong tương lai, họ sẽ bán ra khối lượng lớn lượng chứng khoán này và tiếp tục đe doạ thị trường. Kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn, các nhà đầu tư tổ chúc chưa thực sự muốn tham gia vào thị trường, cầu thị trường yếu. Chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm mạnh[/I][/B].


Trên thực tế, kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Mức tăng CPI tháng 6 xuống thấp có nguyên nhân chính là do sự xuống giá của lương thực-thực phẩm sau sự kiện đầu cơ gạo của tháng 5. Qua tháng 7, khi giá xăng được điều chỉnh tăng mạnh theo sát tình hình giá xăng-dầu thế giới, mức tăng CPI 6 tháng cuối năm không dễ giảm mạnh. Tình hình nhập siêu 6 tháng đầu năm (16,9 tỷ USD, bằng 59% kim ngạch xuất khẩu), cao nhất trong nhiều năm, cũng có thể sẽ gây ảnh hưởng lên cán cân thanh toán cuối năm nhiều hơn mong đợi nếu nguồn vốn FDI cam kết đầu tư không kịp giải ngân. Một viễn cảnh tương lai chưa thực khả quan sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư của các tổ chức (vốn là những người dẫn dắt thị trường)[/I][/B]. Tuy nhiên áp lực giải chấp có thể sẽ không còn lớn, thị trường trong trung hạn cho thấy nhiều khả năng kịch bản thứ 2 có cơ hội xảy ra nhiều nhất[/I][/B].


Đánh giá các cơ hội đầu tư. Chúng tôi nhận thấy: Tháng 7 này, các công ty sẽ công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, đây sẽ là vấn đề quan trọng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của những khó khăn thời gian qua[/I][/B]. Đối với các công ty không bị ảnh hưởng hoặc hưởng lợi từ các khó khăn, chúng có nhiều cơ hội được các thị trường thu mua. Các nhà đầu tư cần quan tâm tới cổ phiếu của các ngành: Cao su tự nhiên (DPR, TNC, TRC,…), hàng tiêu dùng thiết yếu (VNM, KDC,…), hoá chất tiêu dùng (DPM), khai khoáng (DHA, LBM, BMC,….).[/B]
Thị trường trong ngắn hạn:[/B]


[/B]

Tình hình giao dịch đã chỉ ra rằng: Các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường góp phần hình thành nên các thời kỳ kỳ tích luỹ-phân phối theo chu kỳ T+3. Cứ sau 3 ngày tích luỹ sẽ có ít nhất 1 ngày phân phối. Trong các ngày tích luỹ: khối lượng đặt mua gia tăng, khối lượng đặt bán thu hẹp làm cho thị trường tăng điểm, những ngày này các nhà đầu tư cá nhân tham gia là chính với quy mô các lệnh mua và bán trên thị trường khá nhỏ (xoay quanh 2,000 đơn vị). Trong ngày phân phối, các nhà đầu tư lớn tham gia vào thị trường nhiều hơn (quy mô lệnh mua lên cao nhất trong 1 chu kỳ), với lượng bán nhiều (cao nhất trong 1 chu kỳ), nếu mức độ tham gia thị trường của các nhà đầu tư lớn đủ mạnh thì thị trường vẫn tiếp tục tăng điểm (như ngày 26/6/2008), trong trường hợp ngược lại thị trường sẽ giảm (ngày 18/6/2008). Các chỉ báo Momentum, Relative Strength Index và các chỉ báo kỹ thuật khác cũng chỉ ra rằng dòng tiền ngắn hạn đang đi vào thị trường, chúng có chu kỳ. Xa hơn, cả VN-Index và Hastc-Index đều đã vượt qua SMA (20), nếu chúng tiếp tục vươn lên thì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đang khẳng định xu hướng Trend-2 khá mạnh mẽ.


Với sự tham gia nhiều của các nhà đầu tư cá nhân, chu kỳ này sẽ còn lặp lại trong tuần tới với các ngày phân phối tiềm năng là ngày thứ 5 (3/7/2008), cũng có thể sớm hơn 1 ngày (2/7/2008) do nhiều nhà đầu tư bán ra lượng tích luỹ lớn có được trong ngày 26/6/2008. Trong các ngày tích luỹ, thị trường có động lực lớn để tăng giá.[/I][/B][/I][/B]Đối với các nhà đầu tư tham gia giao dịch trong giai đoạn này, việc lựa chọn được thời điểm mua khi kết thúc chu kỳ phân phối đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất, đồng thời kịp xả hàng khi thị trường bắt đầu phân phối lại.[/I][/B]