TTCK tuần từ 23/6/2008-27/6/2008: Kịch bản cuối tháng 4 có lặp lại
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 10 của 10
    1. #1
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định TTCK tuần từ 23/6/2008-27/6/2008: Kịch bản cuối tháng 4 có lặp lại



      Bên cạnh những yếu tố vĩ mô thì áp lực giải chấp vẫn luôn là động lực chính dẫn dắt sự suy giảm của thị trường trong thời gian qua. Bất chấp thị trường đã có 4 ngày tăng giá liên tiếp trên sàn HOSE và 5 ngày liên tiếp trên sàn HASTC, thị trường vẫn chưa thể thoát khỏi được xu hướng giảm giá trong dài hạn. Kết quả tính toán cho thấy, ngay cả trong những ngày mà thị trường lên giá, những người bán vẫn chú yếu là các nhà đầu tư lớn (quy mô đặt lệnh bán luôn duy trì trên 3.700 đơn vị/lệnh) trong khi các nhà đầu tư nhỏ vẫn chiếm đa số trong bên mua (quy mô đặt lệnh bình quân duy trì ở mức 1.700 đơn vị/lệnh). Lệnh bán được tạm kìm lại trong những ngày thị trường tăng điểm là do bên bán muốn tận dụng xu hướng ngắn hạn của thị trường để bán được giá cao hơn. Tuy nhiên, đúng trước ngày mở rộng biên độ, e ngại kịch bản giảm giá lại lặp lại, bên bán đã hành động sớm, tạo ra một cuộc đảo chiều ngoạn mục trong ngày 18/6/2008.


      Những điều chỉnh về biên độ giá trong thời gian qua đã khiến cho việc phân tích chỉ dựa vào các chỉ số kỹ thuật trở nên không đáng tin cậy. Việc đánh giá thị trường lúc này hoàn toàn dựa vào việc nghiên cứu tâm lý của các nhà đầu tư thể hiện qua mối quan hệ giữa cung và cầu trong hiện tại. Trong ba ngày giao dịch cuối tuần, quy mô lệnh đặt mua có dấu hiệu tăng lên mỗi ngày (bình quân 11,75%/ngày), tuy nhiên khối lượng đặt mua không tăng nhanh, điều này cho thấy dường như các nhà đầu tư lớn đang thận trọng tham gia vào thị trường. Điều đáng chú ý trong hai ngày 19 và 20/6/2008, khối lượng mua của các NĐTNN luôn chiếm gần 60% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Với hiệu ứng tích cực từ buổi nói chuyện của đại diện chính phủ Việt Nam với các tổ chức đầu tư nước ngoài do Credit Suisse tổ chức ngày 19/6/2008, cùng với chỉ số CPI tháng 6 suy giảm, chúng ta có thể kỳ vọng trong tuần tới các NĐTNN sẽ tiếp tục mua vào nhiều hơn, nhờ đó tạo lực đỡ cho đà suy giảm của thị trường.


      Những gì xảy ra trong đợt biến động giá này có những nét tương đồng với diễn biến thị trường trong tháng 4. Thị trường tăng giá khi biên độ giao động giá bị co hẹp, hoạt động giải chấp bị tạm ngừng, nhưng khi Ủy ban chứng khoán quyết định nới rộng biên độ thì thị trường lại đi vào quá trình giảm giá mới. Nhờ sự trợ lực của các NĐTNN (quan sát chỉ số mua ròng của NĐTNN từ điểm số (2) đến số (3) trên biểu đồ), thị trường đã không giảm quá nhanh trong 16 ngày giao dịch sau đó (VN-Index chỉ giảm bình quân 2,4 điểm/phiên tức giảm khoảng 0,5%/phiên trong biên độ 2%). Chúng tôi đặt ra vấn đề là thị trường có lặp lại kịch bản giảm giá giống như cuối tháng 4/2008 hay không ?


      Mua ròng của các NĐTNN hiện nay tương đương với mức mua ròng cuối tháng 4. Các NĐTNN đã mua hết mức bán giá sàn của SSI trong ngày 20/6/2008. SSI dường như là cổ phiếu đặc biệt của thị trường: Dư bán giá sàn luôn dẫn đầu, khi thị trường hồi phục thì SSI hồi phục sau cùng, khi SSI đảo chiều thì thị trường đảo chiều. Với việc NĐTNN mua hơn 5 triệu cổ phiếu SSI trong tuần, sức bán giải chấp của SSI đang giảm dần, NĐTNN có thể sẽ mua hết lượng bán giải chấp còn lại của SSI trong tuần tới, điều này sẽ tác động tích cực lên các cổ phiếu khác. Thực tế hiện nay, lượng dư bán giá sàn cuối ngày trên HOSE đã giảm chỉ còn khoảng 5 triệu đơn vị (giảm 50% so với trước đây), các mã liên quan nhiều đến giải chấp như STB, SSI, FPT, SJS, REE,… đang giảm dư bán giá sàn cuối ngày xuống thấp, có thể lượng chứng khoán cần giải chấp đang bị thu hẹp sau thời gian dài vừa qua. Điều này hoàn toán có thể xem xét khi chúng ta nhận thấy tổng giá trị giao dịch các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ (khớp lệnh và thỏa thuận) tính từ ngày 30/5/2008 đến nay đã đạt hơn 4,200 tỷ VNĐ, nếu coi phần lớn giá trị bán thành công này là của hoạt động giải chấp thì nó đã chiếm tỷ trọng không nhỏ trong con số hơn 9,700 tỷ VNĐ dư nợ cho vay chứng khoán của các NHTM (tính cả chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết) mà Ông Giàu công bố trong lần trả lời chất vấn Quốc hội cuối tháng 5/2008. Với tác động từ SSI và hành động của các NĐTNN, các nhà đầu tư trong nước cũng có thể quay lại mua các cổ phiếu trên, giúp cho sức bán và sức mua toàn thị trường trong tuần tới có thể không chênh lệch quá lớn, thậm chí có kỳ vọng có những phiên sức mua lớn hơn sức bán giúp VN-Index và Hastc-Index tăng điểm (điều đã tương tự từng xảy ra cuối tháng 4).


      Tóm lại, những thay đổi tích cực dù chưa nhiều trong diễn biến kinh tế vĩ mô và hành động của Chính phủ, cùng với sự trợ lực của các NĐTNN sẽ có ảnh hưởng tốt lên thị trường và có thể sẽ khiến cho đà giảm giá của VN-Index và Hastc-Index chậm lại trong tuần tới, không giảm trên 2% như những ngày giao dịch cuối tuần này.


      Chi tiet bai viet tai:


      http://www.4shared.com/file/52377980..._20080621.html?



    2. #2
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: TTCK tuần từ 23/6/2008-27/6/2008: Kịch bản cuối tháng 4 có lặp lại

      Hien co mot so quy nuoc ngoai (Finansa, Spinnaker,...)dang dam phan mua lai co phieu giai chap cua cac NHTM. Mot so NHTM nho cung da het co phieu niem yet phai giai chap roi.

    3. #3
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Update tinh hinh giao dich trong tuan



      Những nỗ lực khẳng định xu hướng mới, VN-Index hôm nay đã có lần thứ 2 chuản bị tiệm cận với đường SMA(10). Lần tiệm cận trước, VN-Index không thể vượt qua SMA(10) gắn liền với ngày xả hàng của các tổ chức cần bán giải chấp. Mặc dù, nguồn giải chấp chứng khoán đang có dấu hiệu thu hẹp dần, áp lực nguồn cung lớn từ các NHTM có thể không còn lớn nữa. Tuy nhiên, có những tín hiệu khác cho thấy khả năng vượt qua SMA(10) của VN-Index cũng đang có những thách thức. Ngày giao dịch hôm nay: Tổng khối lượng đặt mua đạt 18,98 triệu đơn vị (chỉ tăng 50 ngàn đơn vị, giảm 11 lần so với sức tăng trong ngày hôm qua). Sức cầu trên thị trường dường như đang chạm đến giới hạn, trong ngày hôm nay các nhà đầu tư trong nước giảm mua trên 3 triệu đơn vị (giảm 33%) so với hôm qua, việc khối lượng đặt mua toàn thị trường vẫn còn tăng nhẹ là do các NĐTNN đã mua ròng vào 701 ngàn đơn vị (tăng 9 lần so với hôm qua, tuy nhiên khối lượng mua ròng này của các NĐTNN cũng chỉ bằng ¼ so với bình quân của tuần trước). Có lẽ các nhà đầu tư trong nước tỏ ra e ngại việc mua ròng quá ít của các NĐTNN trong 2 ngày qua. Quy mô lệnh mua giảm xuống bình quân 1.863 đơn vị/lệnh, mỗi ngày giảm trung bình 25% tính từ 18/6/2008, điều này chỉ ra rằng trong những các nhà đầu tư cá nhân đang tăng cường tham gia vào thị trường trong khi các nhà đầu tư tổ chức vẫn còn rất thận trọng. Các nhà đầu tư cá nhân thường không kiên định với quyết định đầu tư của mình.


      Việc VN-Index hôm nay tăng mạnh (tăng 7,09 điểm), mạnh nhất trong những ngày qua là do nguồn cung trên thị trường đang thu hẹp (quan sát biểu đồ khối lượng đặt bán), khối lượng đặt bán hôm nay chỉ còn gần 17 triệu đơn vị, giảm 20% so với hôm qua.Việc cầu trên thị trường không tăng lên mạnh hơn chỉ ra rằng thái độ của các nhà đầu tư trong nước chưa thực sự bền vững, các NĐTNN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cho thị trường. Nếu trong một vài ngày tới các NĐTNN chỉ giữ mức mua vào như hiện nay thì các nhà đầu tư trong nước sẽ quay lại bán ra thị trường (làm tăng cung lên cho thị trường) những cổ phiếu mà họ đã tích lũy được, khả năng này hoàn toàn là có thể xây ra khi các nhà đầu tư trong nước đang giảm dần lượng mua vào.


      Như vậy, ngày mai sẽ là ngày thử thách cho khả năng VN-Index vượt qua mức 377 điểm của SMA(10) và ngày kia sẽ là ngày khẳng định khả năng vượt qua SMA(10) một cách chắc chắn hơn, đó cũng là ngày có thể các nhà đầu tư phân phối (theo thời gian T+3) số cổ phiếu/chứng chỉ quỹ mà họ tích lũy được trong ngày 20/6/2008 (ngày xuất hiện điểm support số (2) của xu hướng mới và trước đó). Nếu VN-Index không vượt qua được SMA(10) thì mức hỗ trợ gần nhất sẽ là mức 370 điểm.


      Hastc-Index không tăng nhiều trong ngày hôm qua, đến hôm nay còn giảm cuối ngày gắn với việc ACB giảm giá khi đóng cửa đã thể hiện những cảnh báo mà thị trường có thể phải đối mặt trong những ngày tới. Với sự tham gia chưa mạnh của các tổ chức, phản ứng không tốt của các nhà đầu tư trong nước trên sàn HOSE sẽ có những tác động không tốt lên sàn HASTC.


      Những phản ứng trên đây của thị trường là những hiện tượng thường thấy khi chúng trải qua quá trích tích lũy nhằm phá vỡ xu hướng giảm giá dài hạn trước đó. Thị trường cần có những ngày tăng, giảm nhằm đảm bảo cho xu hướng giảm giá dài hạn bị phá vỡ một cách chắc chắn (nếu thực sự nguồn chứng khoán giải chấp hết), trước khi hình thành rõ ràng một chu kỳ tăng giá mới.


      Trong những ngày thị trường giảm giá, nhà đầu tư nên xem xét mua-nắm giữ lâu dài những cổ phiếu của các công ty kinh doanh hiệu quả trong hoàn cảnh lạm phát vẫn còn ở mức cao, kinh tế còn nhiều tiềm ẩn những rủi ro vĩ mô.



    4. #4
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: TTCK tuần từ 23/6/2008-27/6/2008: Kịch bản cuối tháng 4 có lặp lại

      Chu kỳ tích lũy ngắn hạn mới của các nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bắt đầu sáng nay. TTCK sẽ còn tăng giá trong những ngày tới với khối lượng giao dịch ngày một giảm dần, do nguồn cung thu hẹp.


    5. #5
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định 3 kịch bản cho TTCK Việt Nam

      Thưa các thành viên Vietstock, các bài viết của XLanh11 cần phải có các chart thì mới thấy rõ những điều mà tôi muốn nói. Hiện tôi không biết cách nào để đưa chart lên đây cả! Không biết có phải trên diễn đàn của Vietstock không được đưa hình ảnh lên! Tôi thường phải post chart và chi tiết bài viết thông quan qua một trang khác và bài viết của tôi cũng thường bị delete với lỗi " snd", tôi không biết tại sao? Nếu bạn nào có thể trả lời cho tôi về những điều này thì vui lòng email về: xlanh11@yahoo.com. Thanks.


      Đây là nhận định thị trường tuần tới:

      3 KỊCH BẢN CHO TTCK VIỆT NAM [/B][/B]


      Dường như thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế đã qua. Niềm tin của các nhà đầu tư đang trở lại trên TTCK Việt Nam. Sau gần 30 ngày giảm giá liên tiếp, VN-Index và Hastc-Index đã có những ngày tăng giá đan xen với những ngày giảm giá. Câu hỏi đặt ra là thị trường liệu đã đi vào ổn định chưa?[/I][/B][/I][/B]Với các điểm Support số (3) ngày 11/6 và (4) ngày 20/6/2008, VN-Index và Hastc-Index đã hình thành xu hướng giá Trend-2. Cả 2 chỉ số chứng khoán đều biến động rất ít trong giai đoạn này. VN-Index tăng điểm bình quân 0,4%/phiên, Hastc-Indextăng điểm bình quân 0,28%/phiên. Trong khi đó, khoảng thời gian từ đầu tháng 5 đến trước khi hình thành điểm Support số (3), VN-Index giảm bình quân 1,44%/phiên (biên độ 2%), Hastc-Index giảm bình quân 1,57% (biên độ 3%).Quá trình hình thành xu hướng Trend-2 có những điểm giống với Trend-1 (cuối tháng 4, đầu tháng 5): Thị trường tương đối ổn định với những ngày lên giá và xuống giá đan xen nhau. Tuy nhiên, sau khi xu hướng Trend-1 bị phá vỡ (đầu tháng 5), VN-Index và Hastc-Index giảm mạnh. Vậy, với tình hình hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam có giữ được ít nhất là sự ổn định hay là sẽ tiếp tục giảm mạnh giống như tháng 5/2008?


      So sánh điều kiện kinh tế vĩ mô thời điểm hiện nay với đầu tháng 5 cho thấy:Tình hình kinh tế trong nước tháng 5 rất căng thẳng với mức tăng CPI cao nhất trong nhiều năm (3,91%), nhập siêu kỷ lục (14,4 tỷ USD, cao hơn cả năm 2007). Nhiều thông tin quan trọng về dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán không được công bố đầy đủ. Các tổ chức nước ngoài liên tiếp đưa ra các báo cáo nhận định Việt Nam đang ở giai đoạn tiền khủng hoảng kinh tế. Niềm tin của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên sàn giao dịch chứng khoán, do gặp khó khăn về thanh khoản, các NHTM đẩy mạnh bán ra các chứng khoán giải chấp sau một thời gian tạm ngừng theo đề nghị của NHNN, nguồn cung lớn áp đảo sức mua khiến giá chứng khoán giảm mạnh.Tại thời điểm hiện nay, với những biện pháp trực tiếp và quyết liệt của chính phủ, nền kinh tế từng bước giải toả áp lực lo ngại khủng hoảng. Trong cuộc hội đàm với các nhà đầu tư nước ngoài do Credit Suisse tổ chức gần đây, NHNN đã công bố lượng dự trữ ngoại hối của Việt nam là 20,7 tỷ USD, thặng dư cán cân thanh toán tích luỹ 1 tỷ USD và chính phủ hoàn toàn không có ý định phá giá VNĐ. Tuyên bố này đã xoá tan những nghi ngờ của các nhà đầu tư về việc Việt Nam có thể sẽ không kiểm soát được VNĐ trong tình thế thâm hụt cán cân thanh toán ở mức cao, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng khi nguồn vốn FDI cam kết 6 tháng đầu năm đã lên đến 31,6 tỷ USD. Ở trong nước, chỉ số CPI tháng 6 chỉ còn tăng 2,14%, mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm lên đến 6,7% (gần bằng mục tiêu 7%), đây là mức tăng trưởng khả quan nếu chúng ta nhìn vào những khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt.Trên sàn giao dịch chứng khoán, niềm tin của các nhà đầu tư đang trở lại, khối lượng đặt mua (cầu của thị trường) bình quân hiện nay trên sàn HOSE là: hơn 20 triệu đơn vị/phiên, gấp 6,3 lần so với tháng 5, trên sàn HASTC là hơn 7,3 triệu đơn vị/phiên, gấp trên 3 lần so với bình quân của tháng 5. Một vấn đề quan trọng khác là nguồn giải chấp chứng khoán phải bán của các NHTM có nhiều dấu hiệu đang cạn dần.


      Các cổ phiếu vốn hoá lớn nhất là những cổ phiếu ảnh hưởng nhiều nhất đến các chỉ số VN Index và HASTC Index. Nhiều cổ phiếu trong số này có liên quan nhiều đến hoạt động giải chấp của các NHTM. Vì vậy, để đánh giá về áp lực giải chấp chứng khoán, chúng ta xem xét 2 chỉ số: 20 HO-Index phản ánh tình hình giao dịch cổ phiếu của 20 công ty vốn hoá lớn nhất sàn HOSE, 20 HA-Index phản ánh tình hình giao dịch cố phiếu của 20 công ty vốn hoá lớn nhất sàn HASTC.Khoảng thời gian từ điểm số(3) (ngày 11/6/2008) đến nay, thị trường có 2 ngày phân phối lớn: 18/6 và 26/6. Những ngày này tâm lý các nhà đầu tư ổn định, khối lượng đặt mua tích luỹ được một lượng tương đối, đảm bảo giao dịch thành công với khối lượng lớn nếu bên bán xả hàng ra. Chúng chính là cơ hội không thể tốt hơn để các NHTM bán ra thành công các chứng khoán phải giải chấp.Quy mô lệnh mua[/I][/B], Quy mô lệnh bán[/I][/B] chỉ ra rằng: Trước ngày 18/6 các tổ chức dường như là những người tham gia bán chính (quy mô lệnh bán luôn lớn hơn 4,000 đơn vị/lệnh), sau ngày này các cá nhân mới là những người bán chính trên thị trường (cỡ lệnh bán xoay quanh 2,000 đơn vị/lệnh). Ngày 18/6 là ngày xả hàng cũng như nhiều ngày xả hàng trong quá khứ như 8/4, 26/3, 10/3,…, một lượng lớn cổ phiếu cần giải chấp đã được bán thành công trong các ngày này.Sau ngày 18/6, quy mô lệnh bán giảm đột ngột[/I][/B]. Các nhà đầu tư lớn cần bán chứng khoán thu hẹp hành động bán[/I][/B] của mình. Thị trường có 6 ngày tích luỹ, cầu thị trường tăng dần, cung ngày một giảm. Đến ngày phân phối 26/6/2008, quy mô lệnh bán vẫn duy trì ở mức thấp đối với các cổ phiếu vốn hoá lớn nhất trên sàn HOSE (gần 2,000 đơn vị/lệnh). Tổng Khối lượng đặt bán cũng chỉ đạt hơn 9,6 triệu đơn vị, gần bằng một nửa so với ngày 18/6/2008. Trong khi tổng khối lượng đặt mua lên đến 18 triệu đơn vị (cao hơn 18,6%). Nếu tính chung cả sàn HOSE thì khối lượng đặt mua trong ngày 26/6 tăng 13,4% trong khi khối lượng đặt bán giảm 46,5%.


      Rõ ràng, nếu bên bán thực sự có nhu cầu bán lớn thì thị trường khó có thể có khoảng thời gian tích luỹ một cách tự nhiên (hoàn toàn mang tính thị trường) lâu đến vậy[/I][/B] (từ đầu năm 2008 đến nay, các giai đoạn tích luỹ dài đều có sự can thiệp của các cơ quan quản lý). Thậm chí, trong ngày phân phối 26/6, lượng đặt bán cũng không áp đảo được lượng đặt mua, khối lượng giao dịch giảm 48,6% đối với các cổ phiếu vốn hoá lớn nhất và 35,45% đối với cả sàn HOSE trong ngày 26/6 so với 18/6.Tình hình giao dịch cổ phiếu của 20 công ty vốn hoá lớn nhất trên sàn HASTC cũng tương tự nhóm top 20 trên sàn HOSE, ngoại trừ vấn đề khối lượng giao dịch trong các ngày 18/6 và 26/6 là gần tương đương nhau (khoảng hơn 4,5 triệu đơn vị). Đây có lẽ xuất phát từ sự lo ngại của các nhà đầu tư đối với tính thanh khoản thấp thường thấy trên sàn HASTC, họ hạn chế tham gia giao dịch đối với các cổ phiếu này. Vì vậy, mức độ khác biệt của sàn HASTC là không rõ ràng giữa các ngày phân phối.


      Nhìn tổng thể cả 2 sàn, sự khác biệt giữa 2 giai đoạn trước ngày 18/6 và sau đó (đặc biệt là so sánh với ngày 26/6) là điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh như là một dấu hiệu quan trọng cho việc đánh giá quy mô chứng khoán cần giải chấp còn lại của các NHTM. Chúng ta nên lưu ý rằng, vào giữa tuần một số NHTM đã tăng lãi suất huy động lên đến gần 20%, đưa mức lãi suất bình quân trên thị trường huy động đạt 18%-19% trong hệ thống NHTM, cao hơn 1,5% so với đầu tuần, điều này cho thấy rằng tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM vẫn đang căng thẳng[/I][/B]. Nếu còn nhiều các chứng khoán niêm yết cần giải chấp thì tại sao các NHTM không bán ra mạnh mẽ sau ngày 18/6, đặc biệt là trong ngày 26/6?[/I][/B] Chúng tôi chưa tìm thấy một lý do nào hợp lý cho trường hợp này, chúng tôi nghi ngờ rằng áp lực giải chấp chứng khoán ở các NHTM không còn quá lớn, thậm chí là không còn. Thông tin gần đây trên thị trường cho biết một số quỹ đầu tư đã đàm phán mua lại các chứng khoán giải chấp của các NHTM, điều này càng làm cho sự nghi ngờ của chúng tôi là hoàn toàn có cơ sở. Nếu trong những ngày phân phối sắp tới, cung trên thị trường vẫn không thể áp đảo cầu, khối lượng giao dịch không thể lên cao thì chúng sẽ càng củng cố cho điều đó.Vậy thị trường thời gian sắp tới sẽ ra sao? Trong trung hạn[/B], chúng tôi đặt ra 3 kịch bản có khả năng xảy ra:


      ü Kịch bản 1[/I][/B]: Niềm tin của thị trường ngày một được củng cố. Các nhà đầu tư phản ứng mạnh mẽ với cơ hội được sở hữu những cổ phiếu giá rẻ (sau thời gian dài giảm giá), cầu trên thị trường tăng mạnh. Giá chứng khoán trên cả 2 sàn tăng mạnh.[/I][/B]


      [/I][/B]ü Kịch bản 2[/I][/B]: Thị trường hết áp lực của nguồn cung lớn, nhưng do cần có thêm thời gian để đánh giá các khả năng dài hạn của nền kinh tế, các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường rất hạn chế. Thị trường được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư cá nhân, vốn ít kiên định với quyết định đầu tư của mình, tham gia thị trường chủ yếu với mục tiêu lướt sóng, thu lời trong ngắn hạn. Thị trường lúc này sẽ đan xen những ngày giảm giá và tăng giá, tuy nhiên trong trung hạn là ổn định.[/I][/B]


      [/I][/B]ü Kịch bản 3[/I][/B]: Vì một lý do đặc biệt nào đó (chúng tôi chưa tìm được), các NHTM chưa thực sự bán các chứng khoán cần giải chấp đến một mức có thể đảm bảo cho khả năng thanh khoản của họ. Trong tương lai, họ sẽ bán ra khối lượng lớn lượng chứng khoán này và tiếp tục đe doạ thị trường. Kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn, các nhà đầu tư tổ chúc chưa thực sự muốn tham gia vào thị trường, cầu thị trường yếu. Chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm mạnh[/I][/B].


      Trên thực tế, kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Mức tăng CPI tháng 6 xuống thấp có nguyên nhân chính là do sự xuống giá của lương thực-thực phẩm sau sự kiện đầu cơ gạo của tháng 5. Qua tháng 7, khi giá xăng được điều chỉnh tăng mạnh theo sát tình hình giá xăng-dầu thế giới, mức tăng CPI 6 tháng cuối năm không dễ giảm mạnh. Tình hình nhập siêu 6 tháng đầu năm (16,9 tỷ USD, bằng 59% kim ngạch xuất khẩu), cao nhất trong nhiều năm, cũng có thể sẽ gây ảnh hưởng lên cán cân thanh toán cuối năm nhiều hơn mong đợi nếu nguồn vốn FDI cam kết đầu tư không kịp giải ngân. Một viễn cảnh tương lai chưa thực khả quan sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư của các tổ chức (vốn là những người dẫn dắt thị trường)[/I][/B]. Tuy nhiên áp lực giải chấp có thể sẽ không còn lớn, thị trường trong trung hạn cho thấy nhiều khả năng kịch bản thứ 2 có cơ hội xảy ra nhiều nhất[/I][/B].


      Đánh giá các cơ hội đầu tư. Chúng tôi nhận thấy: Tháng 7 này, các công ty sẽ công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, đây sẽ là vấn đề quan trọng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của những khó khăn thời gian qua[/I][/B]. Đối với các công ty không bị ảnh hưởng hoặc hưởng lợi từ các khó khăn, chúng có nhiều cơ hội được các thị trường thu mua. Các nhà đầu tư cần quan tâm tới cổ phiếu của các ngành: Cao su tự nhiên (DPR, TNC, TRC,…), hàng tiêu dùng thiết yếu (VNM, KDC,…), hoá chất tiêu dùng (DPM), khai khoáng (DHA, LBM, BMC,….).[/B]
      Thị trường trong ngắn hạn:[/B]


      [/B]

      Tình hình giao dịch đã chỉ ra rằng: Các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường góp phần hình thành nên các thời kỳ kỳ tích luỹ-phân phối theo chu kỳ T+3. Cứ sau 3 ngày tích luỹ sẽ có ít nhất 1 ngày phân phối. Trong các ngày tích luỹ: khối lượng đặt mua gia tăng, khối lượng đặt bán thu hẹp làm cho thị trường tăng điểm, những ngày này các nhà đầu tư cá nhân tham gia là chính với quy mô các lệnh mua và bán trên thị trường khá nhỏ (xoay quanh 2,000 đơn vị). Trong ngày phân phối, các nhà đầu tư lớn tham gia vào thị trường nhiều hơn (quy mô lệnh mua lên cao nhất trong 1 chu kỳ), với lượng bán nhiều (cao nhất trong 1 chu kỳ), nếu mức độ tham gia thị trường của các nhà đầu tư lớn đủ mạnh thì thị trường vẫn tiếp tục tăng điểm (như ngày 26/6/2008), trong trường hợp ngược lại thị trường sẽ giảm (ngày 18/6/2008). Các chỉ báo Momentum, Relative Strength Index và các chỉ báo kỹ thuật khác cũng chỉ ra rằng dòng tiền ngắn hạn đang đi vào thị trường, chúng có chu kỳ. Xa hơn, cả VN-Index và Hastc-Index đều đã vượt qua SMA (20), nếu chúng tiếp tục vươn lên thì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đang khẳng định xu hướng Trend-2 khá mạnh mẽ.


      Với sự tham gia nhiều của các nhà đầu tư cá nhân, chu kỳ này sẽ còn lặp lại trong tuần tới với các ngày phân phối tiềm năng là ngày thứ 5 (3/7/2008), cũng có thể sớm hơn 1 ngày (2/7/2008) do nhiều nhà đầu tư bán ra lượng tích luỹ lớn có được trong ngày 26/6/2008. Trong các ngày tích luỹ, thị trường có động lực lớn để tăng giá.[/I][/B][/I][/B]Đối với các nhà đầu tư tham gia giao dịch trong giai đoạn này, việc lựa chọn được thời điểm mua khi kết thúc chu kỳ phân phối đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất, đồng thời kịp xả hàng khi thị trường bắt đầu phân phối lại.[/I][/B]



    6. #6
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      443
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: 3 kịch bản cho TTCK Việt Nam

      Bác nhận định giùm xem tuần tới tình hình giao dịch TRÁI PHIẾU sẽ như thế nào ?


      Sao NĐTNN lại bán trái phiếu với chiết khấu cao như vậy và họ sẽ làm gì với cái đống tiền bán T.P nhỉ ?


      Nếu đống tiền này mà đổ vào thị trường niêm yết thì quá tốt nhỉ ?


      Hay họ dành tiền chờ IPO ?


      Hay họ thích gởi tiền tiết kiệm ?


      Em d.e.k hiểu được, Bác giảng giải cho em biết với, hay là thị trường T.P không liên quan đến thị trường CP ?


      Biết đâu lại có kịch bản thứ 4, thứ 5 ?


    7. #7
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Tâm lý cổ phiếu giá rẻ lấn át những lo lắng cho tương lai!

      TTCK Việt Nam đã có đợt phục hồi mạnh mẽ trong tuần qua. Vậy đợt phục hồi này có thể kéo dài bao lâu? Có dấu hiệu cho thấy đa số các loại chứng khoán sẽ tăng mạnh ít nhất là tới 17/7/2008. Động lực cho đợt tăng giá này là tâm lý cổ phiếu giá rẻ của các nhà đầu tư.[/I][/B]


      [/I][/B]


      [/I][/B]


      Kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn kéo theo áp lực quá lớn từ nguồn giải chấp chứng khoán của các NHTM, giá các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ dường như đã giảm quá mạnh, vượt sức tưởng tượng của nhiều nhà đầu tư. Từ 10/2007 đến nay, giá chứng khoán trên cả 2 sàn HOSE và HASTC đã mất tương ứng 66,9% và 72,62%.





      Quan sát biểu đồ, có nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư ngày càng tin rằng giá cổ phiếu thực sự đang rất rẻ:







      · Giai đoạn số (1) diễn ra từ 24/1-1/2/2008, VN-Index đã giảm 30,82%, Hastc-Index giảm 30,97% so với mức cao nhất cuối năm 2007. Thị trường xuất hiện thông tin NHNN sẽ sửa đổi QĐ03 (hạn chế cho vay chứng khoán). Thị trường kỳ vọng việc sửa đổi sẽ nới lỏng cho vay chứng khoán, áp lực giải chấp chứng khoán sẽ bớt đi. Trên sàn HOSE, chênh lệnh cung-cầu giai đoạn này đạt bình quân hơn 3,7 triệu đơn vị/phiên, VN-Index có 6 ngày tăng liên tiếp. Trên sàn HASTC, chênh lệnh cung-cầu đạt bình quân hơn 480 ngàn đơn vị/phiên, Hastc-Index có 4 ngày tăng liên tiếp. Khi thông tin chính thức được công bố sẽ sửa đổi QĐ03 theo hướng thắt chặt cho vay hơn, thị trường lại đi vào chu kỳ giảm giá tiếp theo với cung áp đảo cầu.





      · Giai đoạn số (2) diễn ra từ 5/3-10/3/2008, VN-Index đã giảm 20,32%, Hastc-Index giảm 26,74% so với mức thấp nhất của giai đoạn (1). Chính phủ quyết định để SCIC mua lại các cổ phiếu tốt. Thị trường kỳ vọng hành động của SCIC sẽ giúp giải quyết vấn đề giải chấp chứng khoán. Trên sàn HOSE, chênh lệnh cung-cầu giai đoạn này đạt bình quân hơn 22 triệu đơn vị/phiên, VN-Index có 3 ngày tăng giá liên tiếp. Trên sàn HASTC, chênh lệnh cung-cầu đạt bình quân hơn 4,1 triệu đơn vị/phiên, Hastc-Index cũng có 3 ngày tăng liên tiếp. Khi nhận thấy hành động của SCIC không đáp ứng được mong đợi, thị trường tiếp tục giảm giá.


      · Giai đoạn số (3) diễn ra từ 25/3-8/4/2008, VN-Index đã giảm 18,43%, Hastc-Index giảm 16,31% so với mức thấp nhất của giai đoạn (2). UBCK quyết định hạ biên độ dao động sàn HOSE xuống 1%, HASTC xuống 2%. NHNN yêu cầu các ngân hàng quốc doanh và vận động các ngân hàng thương mại cổ phần ngừng giải chấp. Sàn HOSE, chênh lệnh cung-cầu giai đoạn này đạt bình quân hơn 30,2 triệu đơn vị/phiên, VN-Index có 11 ngày tăng giá liên tiếp. Sàn HASTC, chênh lệnh cung-cầu đạt bình quân hơn 6,8 triệu đơn vị/phiên, Hastc-Index cũng có 9 ngày tăng liên tiếp. Khi thời hạn đề nghị ngừng giải chấp của NHNN đối với các NHTM kết thúc, một lượng lớn cổ phiếu giải chấp tiếp tục được tung ra, thị trường đi vào chu kỳ giảm giá mới.


      Sức cầu của thị trường (thể hiện ở số chênh lệch cung-cầu bình quân phiên) ngày một mạnh mẽ hơn sau mỗi giai đoạn tăng giá (1), (2), (3). Có thể có nhiều lời giải thích khác nhau nhưng câu trả lời hợp lý nhất là: Tâm lý cho rằng các cổ phiếu đang quá rẻ ngày một tăng lên sau mỗi lần thị trường phục hồi. Các nhà đầu tư mua vào mạnh mẽ khi họ kỳ vọng vào việc thị trường giải quyết được áp lực giải chấp. Tại thời điểm hiện nay, nguồn giải chấp chứng khoán niêm yết lớn từ các NHTM có nhiều dấu hiệu cho thấy là đang duy trì ở mức thấp và đang cạn dần (chúng tôi đã trình bày vấn đề này trong báo cáo nhận định thị trường của tuần trước). Vậy thị trường sẽ dịch chuyển như thế nào trong thời gian tới?


      Bắt đầu từ 11/6/2008 đến nay, VN-Index và Hastc-Index đã trải qua một quá trình tích luỹ (*) bao gồm 3 sóng tăng giá ngắn hạn (các sóng tăng giá ngắn hạn bao gồm đầy đủ các ngày “tích luỹ-tham gia công chúng-phân phối” trải dài trong 3 thời kỳ: 12/6-18/6, 20/6-26/6, 26/6-2/7/2008). Bắt đầu từ 2/7/2008, sóng tăng giá thứ 4 hình thành. Tuy nhiên khi xem xét ngày tích luỹ của sóng thứ 4, cầu của các nhà đầu tư đã trở nên quá mạnh. Có thể coi quá trình tham gia công chúng của một xu hướng dài hạn hơn các sóng đã bắt đầu từ 3/7/2008, “niềm tin vào việc các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ cần giải chấp đã cạn, và chúng quá rẻ” lớn đến mức khiến các nhà đầu tư theo sau đã tranh mua gần như tất cả những gì có thể (không cần xem xét xem công ty đó tốt hay xấu).(*) Quá trình tích luỹ: các nhà đầu tư đi trước thị trường mua vào trong thời điểm này và từng bước tích luỹ được lòng tin và lượng tiền đủ lớn của các nhà đầu khác tham gia vào thị trường, giúp cho xu hướng thị trường lên chậm trước bước vào thời kỳ tham gia công chúng (giá chứng khoán tăng nhanh do có quá nhiều nhà đầu tư theo sau tham gia vào thị trường.


      Điều duy nhất khiến chúng tôi lo lắng lúc này là khối lượng giao dịch hiện nay chưa giảm xuống mức thấp như tháng 4. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ việc biên độ rộng hơn kéo theo các nhà đầu tư lướt sóng. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý chung khi những người lướt sóng bán ra lượng cổ phiếu lớn khi đạt được kỳ vọng lợi nhuận cần thiết. Vì vậy trong ngắn hạn, chúng tôi đưa ra 2 khả năng cho TTCk Việt Nam:ü Các nhà đầu tư tiếp tục duy trì thái độ trong xu hướng đánh giá của mình về các loại cổ phiếu/chứng chỉ quỹ trên thị trường (tình huống hợp lý là như vậy), TTCK Việt nam có được động lực rất lớn để tăng, giúp cho Vn-Index và Hastc-Index vượt qua các ngày phân phối ngắn, khi những nhà đầu tư lướt sóng tạm thời chốt lời. Một giai đoạn phục hồi thứ 4 sẽ lớn hơn và lâu hơn giai đoạn thứ 3. Lấy cột mốc 3/7/2008 là ngày mà các nhà đầu tư gần như hết nghi ngờ về khả năng bán tiếp khối lượng lớn nguồn giải chấp, TTCK Việt Nam cần tăng mạnh ít nhất là đến 17/7/2008 mới có thể vượt qua giai đoạn tăng giá thứ (3) trên biểu đồ (tháng 4/2008).


      ü Hành động chốt lời trong ngắn hạn của những người lướt sóng làm ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường. Thị trường không tăng mạnh liên tiếp đến 17/7/2008. Một số ngày giá VN-Index và Hastc-Index tăng chậm, nhưng xu hướng chung trong ngắn hạn vẫn là tăng.


      Nhìn chung, tâm lý cổ phiếu giá rẻ đang có sức mạnh lớn nhất trong tâm lý của thị trường từ đầu 2008 đến nay, nó nhiều khả năng đủ sức lấn át những diễn biến bất lợi khác. Lúc đó, khả năng (1) dễ xảy ra hơn.


      Một số ý kiến khác cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn và chưa rõ ràng, sắp tới các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ lên tâm lý của các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, không phải đến bây giờ thị thường mới nhìn nhận những khó khăn của nền kinh tế, kết quả kinh doanh không tốt cũng đã được tính đến khi các công ty công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm trong tháng 4/2008, thế nhưng thị trường vẫn có được đợt tăng giá dài và mạnh trong tháng 4.



      Một lo lắng khác là UBCK có thể mở rộng biên độ sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư. Nhìn lại quá khứ, chúng ta nhận thấy trong lần mở rộng độ gần nhất (ngày 19/6/2008), thị trường cũng chỉ hoài nghi tạm thời trong 3 ngày giao dịch trước khi tiếp tục đẩy mạnh mua vào. Như vậy, nếu 2 sàn HOSE và HASTC mở rộng biên độ về mức cũ thì thị trường cũng hoàn toàn có thể vượt qua sự hoài nghi ngắn hạn một khi điều đó xảy ra.







      Phạm Xuân Lành[/I][/B][/I][/B][/I][/B]

    8. #8
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      8
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Tâm lý cổ phiếu giá rẻ lấn át những lo lắng cho tương lai!

      Tình hình vĩ môthực tế ntn?

      1. Về lạmp phát, tháng 6 tăng 2.14% thấp hơn 3.5% trong tháng 5. Nhưng thực chất là lạm phátđược cộng thêm 2.14% trong tháng 6, tốcđộ cộng thêm giảm chútít nhưng lạm phát vần theo chiềuhướng gia tăng. Theo thông lệ quốc tế người ta so sách với cùng kỳ năm trước như vậy tháng 5 là 25.5% và tháng 6 là 26.8%. Như vậy lạm phátđang gia tăng chứđâu có giảm. Ngoài ra mớiđầu tháng 7 mà hàng loặt mặt hàng tăng giá, như sắt thép, sữa, thuôc men v.v... và lại chuẩn bị tăng giá xăng dầu nữa (vì đang thấp hơn 30-35% so với giá thế giới, và bù lỗ 4.000-5.000 tỷ / tháng). Bức tranh lạm phátđang xấuđihàng ngày.

      2. Nhập siêu có giảmtốcđộ vì NK giảm nhanh. Nhưng XK cũngđang chết vì không có vốn, LS vay lên cao.Nếu từ giờđến cuối năm mỗi tháng nhập siêu 1 tỷ thôi thì cũng làm cho con số tổng cộng lên23 tỷ (6 tháng là 16,9 tỷ), lấyđâu ra ngoaị tệ mà trả trong khi FDI chỉ là con số cam kết (tổng vốn đầu tư) trong vòng 5-10 năm chứ có phải ngay hôm nay đâu. FDI thì toàn vào BDS(2/3) vốn thực giải ngân rấtít,toàn bán nhà trên giấyđể xây chứ có bỏ USD vào VN đâu. Kiều hối liệu có tăng không? khi mà người ta muôn gửi tiềnUSDở tây nhiều hơnở tavào lúc này?

      3. GDP quy IV năm ngoài là 9,7% -> quý 1 năm nay là 7.5% -.> quý II năm nay là 5.8%. Vậy các bác phân tích kỹ thuật nói cho em biết là GDP VN đang theo trend nào?

      4. Lãi suất lên cao, doanh nhiêp không có vốn, chi phí SX lên cao v.v... làm sao mà sống được, mà tăng trưởng được

      5. Năm ngoái các DN lãi nhiều từ đầu tư tài chính, năm nay đươc thay bằng các khoản lỗ lớn từ đầu tư tài chính. Kết quả kinh doanh từ Quy II sẽ ntn? đến cuối năm kiểm toán vào có "chạy" được không?

      6. Nợ xấu trong NH tăng lên ầm ầm, riêng 10-15 ngàn tỷ cho vay CK đã hoàn toàn là nợ xấu. 137 ngàn tỷ cho vay BDS (BDS giảm 40-50%) thì phầnnhiều cũng bị quá hạn rồi. Hàng loạt DN không trảđược gốc và lãi vì SX bịđình trệ do lạmphát, LS cao. Vậy ngành Nhđangđốimặt với nguy cơ gì? thật làđáng sợ. Các bác có thấy NH nào công bốcon số LN tháng 5 và thang 6 chưa? trong khi trướcđây hàngthàng hođều "khoe".

      7. CP có rẻ không? nếu công ty làm ăn thua lỗ thì giá cp có băng mệnh giá hay thấp hơn giá trị sổ sách vẫn được xem là quá đắt đấy

      8. Tôi vừa đọc bào ĐTCK ngày mai, trang 6 có ca ngợi thu ngân sách tăng cao hơn kế hoạch. Nhưng bài báo lại không nói gì về chi ngân sách cả.Sao lạicố tình đưa in 1 vế sao? thu NS tăng là do thu từ XK crude oil do giá dầu tăng, nhưng Việt nam lại nhập nhiều xăng dầu hơn xuất dầu thô, như vậy giá oil càng lên cao thì bội chi ngân sách càng lớn.Như vậy ca ngợi có đúng không?. Viết như thế làm người đọc cú tưởng thời huy hoàng đến nơi rồi.

    9. #9
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Cổ phiếu rẻ hay không?

      Ai cũng biết rằng khi tình hình kinh doanh có gặp nhiều khó khăn thì giá trị doanh nghiệp sẽ giảm xuống.


      Tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật, chúng tôi chỉ xem xét và đánh giá thái độ của thị trường như thế nào với giá cổ phiếu (không quan tâm tới giá trị của nó). Có nhiều bằng chứng cho thấy thị trường đang nghĩ rằng cổ phiều "quá rẻ" (tôi đã trình bày ở trên). Đây chính là động lực tăng giá của thị trường.


      Xét về mặt giá trị. Giá trị cổ phiếu thời gian qua thừa nhận là đã giảm! Nhưng tôi nghi ngờ giá giao dịch các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ trên thị trường thậm chí còn giảm nhiều hơn và nhanh hơnsự giảm giá trị của chính nó! Bằng chứng của chúng tôi chính là việc thị trường tranh mua trong các giai đoạn (1), (2), (3) và giai đoạn thứ 4 bắt đầu từ 3/7/2008 nhiều khả năng cũng sẽ diễn ra tương tự, mặc dù ai cũng biết rằng giá trị của nó giảm!


      Tôi cho rằng lạm phát cao càng thôi thúc các nhà đầu tư cá nhân phải tham gia vào thị trường! Lạm phát >25% trong khi gửi tiền ngân hàng chỉ được 17-19%, lãi suật thực rõ ràng bị âm. Khi niềm tin cạn giải chấptrên thị trường được củng cố, các nhà đầu tư cá nhân tìm thấy cơ hội kiếm lời nhanh và nhiều hơn so với việc tiết kiệm. Khi giá tăng quá nhanh, liệu các nhà đầu tư tổ chức có ngồi yên được không?


      Đây chính là vấn đề của thị trường Việt Nam, các thị trường khác rất khó để tìm kiếm những hoàn cảnh tương tự. Việc áp dụng các lý thuyết kinh tế một cách máy móc, không cần quan tâm đến thực tế tâm lý của thị trường khiến cho tôi thực sự hoài nghi?


    10. #10
      Ngày tham gia
      Mar 2008
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Thi truong ngay mai?

      Nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường đã ổn định theo chiều hướng ngày một tăng mạnh hơn, thời điểm phân phối tiềm năng có thể là 15/7/2008. Cung giảm dần và cầu tăng dần. Thị trường tăng ngày một mạnh hơn.




      Có một vấn đề là 11/7/2008 sẽ là ngày mà gần 42,5 triệu đơn vị cổ phiếu/chứng chỉ quỹ nhà đầu tư mua được trong ngày phân phối: 7/7/2008 có thể sắn sàng bán. Vậy một lượng cung lớn này có được bán ra trong ngày mai?


      Xem xét đối tương mua chính trong ngày 7/7/2008, chúng ta có thể có được câu trả lời:


      * 25,14% số lượng mua ngày hôm đó là của các NĐTNN (gần 10,7 triệu đơn vị). Trong thời gian dài vừa qua, các NĐTNN chủ yếu là mua ròng. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều cải thiện, sẽ thật là khó hiểu nếu các NĐTNN thay đổi thái độ ngay lập tức. Nhiều khả năng, các NĐTNN sẽ bán ra (nếu có) rất ít và tranh thủ tích lũy nhiều hơn khi các NĐT trong nước bán mạnh.


      * 74,86% số lượng cổ phiếu bán được các NĐT trong nước mua. Xem xét trạng thái bán mạnh của thị trường ngày 7/7/2008, không nhiều nhà đầu tư ngắn hạn có thể có tự tin đặt lệnh mua. Cầu và quy mô lệnh mua duy trì ở mức cao và tiếp tục thể hiện trong ngày hôm sau chỉ ra rằng dường như các nhà đầu tư lớn và có tầm nhìn dài hạn hơn mới là những người mua chính. Giống như các NĐTNN, các NĐT này có lẽ các thời điểm phân phối lớn để có thể tiếp tục tích lũy nhiều hơn các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ (vốn đã giảm mạnh trước đây), họ bán ra (nếu có) sẽ ít.


      Như vậy, có thể động cơ dài hạn của NĐT đã mua trong ngày 7/7/2008 sẽ ngăn cản một ngày phân phối lớn xuất hiện trong ngày mai. Thay vào đó, xem xét ngày mà các nhà đầu tư nhỏ bắt đầu quay lại thị trường: 9/7/2008 (cầu bắt đầu tăng lại nhưng quy mô lệnh mua lại giảm xuống thấp nhất kể từ 7/7/2008), một ngày phân phối tiềm năng hơn có thể là 15/7/2008.


      Tín hiệu xấu duy nhất trong tâm lý giá của thị trường là việc các NĐT trên sàn HASTC hôm nay giảm nhẹ sự hưng phấn từ giữa phiên giao dịch, Hastc-Index đóng cửa giảm 0,34 điểm so với mức cao nhất giữa ngày. Tuy nhiên với sức tăng ổn định của VN-Index, chúng tôi mong đợi đây chỉ là một biến cố nhỏ, không đáng ngại.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Rỗi rãi dự đoán vui cho 2 tuần cuối tháng 3
      By Gimiko in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 9
      Bài viết cuối: 21-04-2009, 11:32 AM
    2. VNA đầy triển vọng đến cuối năm 2008
      By trungphan in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 14-10-2008, 09:31 AM
    3. Dự đoán VNI cho ngày cuối tuần.
      By in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 25-06-2007, 07:25 AM
    4. Kịch bản thị trường tuần tới 7-11/5/07. VnIndex là 8xx?
      By khoai_tay in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 06-05-2007, 10:03 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình