Dạo này thị trường ảm đạm quá do vậy em lập topic này để ACE thảo luận cho khí thế. topic này gồm hai ý


ý 1 có rồi, ý 2 nhờ các Bác góp thêm nhé !!! he he he




1/ Ai đã thổi phồng giá bất đông sản lên quá cao và làm rớt giá BĐS Việt Nam thời gian qua ?[/I][/B][/I][/B]-Các nhóm lợi ích (Các nhà đầu cơ,các nhà vận động chính sách có ảnh hưởng tới việc ra quyết định liên quan đến chính sách và không thể thiếu nhóm người có tiềm lực tài chính mạnh có thể huy động nguồn vốn từ nước ngoài với chi phí thấp).


-Bộ máy điều hành của chính phủ còn nhiều hạn chế và bất cập trong quản lý đất đai, bất động sản VV…


-Báo chí, truyền thông cũng góp phần không nhỏ (Thông tin một chiều là thủ phạm nguy hiểm nhất)


-Và tiếp tay cho 3 thủ phạm trên là người dân Việt Nam do có tâm lý bầy đàn khi mua bán BĐS không tìm hiểu kỹ thông tin thấy người khác mua là ào ào mua theo.


2[/B]/Cách thức họ làm như thế nào[/B]


[/B]


-Các nhóm lợi ích vận động hành lang để cho ra đời các siêu dự án, cao ốc văn phòng, chung cư cao ấp, resort,sân gôn, mới đây là Dự án mở rộng Thành Phố Hà Nội.


-Lấy cớ là do tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ ở VN, kinh tế tăng trưởng vượt bậc, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải phát triển tương ứng kéo theo tăng trưởng mạnh mẽ trong kinh doanh BĐS để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.-Tiếp theo Báo chí, giới truyền thông vào cuộc đưa thông tin có lợi cho các nhóm lợi ích nhằm quảng cáo rầm rộ cho các dự án BĐS.


-Trong khi các ngân hàng đổ tiền cho người dân vay kinh doanh BĐS tràn lan, lẽ ra chính phủ phải can thiệp kịp thời thay vì cổ xúy cho các tập đoàn kinh tế đa ngành nghề của Việt Nam đua nhau vay tiền Kinh Doanh BĐS (Ngân hàng, Điện lực , Dệt may vv….)vì thấy kiếm lời dễ quá.


-Dưới sự trợ giúp tích cực của ngân hàng nhà nước khi tung lượng tiền quá lớn ra lưu thông trong khi nền kinh tế không hấp thụ hết, hậu quả là tất cả được đổ vào thị trường tài chính sau đó là Thị Trường BĐS làm cho giá BĐS lên cơn sốt vào quí 4/2007.


- Lúc này chính phủ mới ra tay bằng cách thiết chặt tiền tệ trong khi lạm phát gia tăng giá nguyên vật liệu đầu vào tăng chóng mặt cùng với lãi suất ngân hàng được đẩy lên quá cao dẫn tới việc kinh doanh BĐS gặp nhiều khó khănTrong khi đại đa số nguồn vốn kinh doanh BĐS là từ vốn vay do vậy áp lực trả nợ ngân hàng buộc giới kinh doanh BĐS phải bán tháo BĐS để trả nợ vay làm cho giá bất động sản tụt dốc không phanh.


3/Tương lai thị trường BDS như thế nào[/B]


-Có cầu ắt phải có cung lấy cớ người dân ở các đô thị thiếu nhà ở do vậy xuất hiện nhiều công ty kinh doanh BĐS. Điều chớ trêu là đa số các dự án BĐS chỉ chủ yếu phục vụ giới đầu cơ, giới nhà giầu. -Nếu bạn để ý Khu đô thị Phú Mỹ Hưng chỉ có khoảng 1/3 căn hộ có người ở, còn lại là giới đầu cơ họ mua đi bán lại.Trong khi Người dân ở TP.HCM & Hà Nội cũng như một số thành phố khác với mức thu nhập khoảng từ 1000-1500USD/người/năm. trong khi người ta lại chủ yếu xây dựng các chung cư cao cấp mà giá căn hộ trung bình từ 70.000-200.000 USD/căn hộ.Với lãi suất bình quân khoảng 10%/năm giả sử các yếu tố khác không đổi,một người có thu nhập 1 năm 1000USD thì họ phải nhịn ăn không chi tiêu trong vòng từ 25-30 năm mới đủ tiền mua những căn hộ với mức giá này.


-Do đại đa số người cần mua nhà để ở thì lại không đủ tiền để mua [/B]vì giá BĐS bị đẩy lên quá cao. Chính vì vậy cho lên đại đa số người cần mua nhà thực sự lại chưa mua được. Chính vì vậy tiềm năng Thị trường BĐS[/B] ở Việt Nam còn rất rộng [/B]với lượng cầu lớn.[/B]Tuy nhiên Chừng nào lạm phát trở về ở mức một con số thì lúc đó Thị trường BĐS mới hồi phục. mặt khác Chính phủ cần phải minh bạch hóa thông tin hơn, cần có những chính sách quản lý chống đầu cơ hữu hiệu hơn.





-Theo tôi biết hiện nay các công ty BĐS như Phú Mỹ Hưng, Hoàng Anh Gia Lai và một số ít Cty khác Kinh Doanh BĐS rất hiệu quả họ không hề bị lỗ, và chịu ảnh hưởng rất nhỏ từ đợt giảm giá này, tất nhiên cơn bão lạm phát thì đều ảnh hưởng chung tới tất cả mọi thành phần kinh tế, sự khác biệt ở đây là Ai chủ động nguồn vốn với chi phí thấp nhất người đó vẫn có cơ hội hơn kẻ khác.