(TCK)Sau bao nhiêu kiến nghị, đề xuất,họp
bàn,thảo luận thì cho đến nay vấn đề về biên độ cho thị trường vẫn chưa có tin
tức gì mới.Hoàn toàn chưa có thông tin nào khẳng định rằng các cơ quan quản lý
thị trường sẽ quyết định thay đổi,thay đổi thế nào hay vẫn giữ nguyên biên độ
hiện nay của thị trường.Ai cũng đã thấy được rằng khi thị trường đi xuống quá mạnh
thì việc siết biên độ đã giúp thị trường tăng trưởng được trong một thời gian
ngắn và sau đó khi thị trường đi xuống thì tốc độ xuống đã được phanh chậm
hơn.Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng có thể chính vì biên độ quá bé như hiện
nay cũng là một trong những nguyên nhân làm thị trường suy giảm,như vậy ý kiến
đó cho rằng siết biên độ đã không mang lại tác dụng tốt mà ngược lại.



Chúng ta thử cho rằng nếu không
siết biên độ thì thị trường bây giờ sẽ ra sao.Trước ngày thị trường bị siết
biên độ (27/3),thị trường nằm trong xu hướng giảm giá rất mạnh,tuy nhiên khối
lượng giao dịch vẫn ở mức cao.Như vậy vào thời điểm đó thì thị trường đã rơi
vào tình trạng hết sức hoảng loạn.Nếu không có chính sách kìm giữ thì có lẽ thị
trường cũng đã giảm giá rất sâu bởi vì với biên độ 5% trên sàn HOSE thì chỉ cần
10 phiên giao dịch giảm sàn cũng đủ khiến thị trường mất đi vài chục phần trăm.Rõ
ràng là việc thu hẹp biên độ giống như một chiếc phanh giúp kìm hãm lại tốc độ
chạy xuống của thị trường.Tuy nhiên lợi bấp cập hại,việc thu hẹp biên độ đã làm
cho tính thanh khoản của thị trường bị thui chột,một điều vô cùng nguy hại cho
thị trường chứng khoán.Bản chất của thị trường chứng khoán sơ cấp là huy động vốn
vào sản xuất,kinh doanh thông qua việc bán các chứng khoán cho nhà đầu tư còn
thị trường thứ cấp là tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc mua đi bán lại các chứng
khoán đó.Tuy nhiên tính thanh khoản mất đi đã làm cho thị trường chứng khoán
niêm yết trở nên một nơi vốn đã nguy hiểm lại trở nên càng nguy hiểm hơn.Có lẽ
mọi người sẽ so sánh xem liệu tính thanh khoản hay sự lên xuống của thị trường
quan trọng hơn.Có người sẽ nghĩ là có lẽ đành phải hy sinh tính thanh khoản để
giúp kìm hãm tốc độ xuống dốc của thị trường.Cũng sẽ có người nghĩ rằng nếu như
vừa kìm lại tốc độ xuống giá lại vừa giữ được tính thanh khoản thì sẽ là tốt nhất.Vậy
những gì đã xảy ra cho đến nay thì cho thấy việc siết biên độ có lợi hay hại,lợi
nhiều hơn hay hại nhiều hơn,liệu có cách nào để mang lại nhiều lợi ích hơn hay
không.



Nếu không siết biên độ thì tính
thanh khoản sẽ có thể được đảm bảo tuy nhiên khó biết nổi thị trường xuống đến
mức nào.Siết biên độ thì cho thấy tính thanh khoản gần như mất đi và thị trường
đã xuống rất sâu và vẫn còn đang xuống tiếp chưa biết điểm dừng lại ở đâu.



Nếu không siết biên độ thì thị
trường sẽ giao dịch sôi động,nhà đầu tư sẽ bám trụ trên sàn nhiều hơn tìm cơ hội,
cả bên bán và bên mua đều có con đường lớn cho mình cùng đi và như vậy sẽ đến một
điểm cân bằng được cung - cầu trên thị trường chính xác hơn và có thể sớm hơn.Việc
siết biên độ giống như việc thắt nút giao thông hạn chế người đi lại làm cho
con đường đang lạnh lại càng vắng vẻ hơn và trên con đường vắng vẻ đó người ta
sẽ có xu hướng đi cùng hướng với nhau để được an ủi.Cũng vì con đường đi trở
nên quá bé như vậy nên chiều đi này mạnh hơn chiều đi kia thì sẽ có thể hoàn
toàn chèn ép được chiều kia.Tức là trên thị trường nếu chiều mua mạnh hơn chiều
bán thì sẽ dễ dàng áp đảo chiều bán,chiều bán sẽ bị vùi dập và ngược lại thì nếu
chiều bán đang ở thế mạnh hơn chiều mua thì chiều bán cũng sẽ dễ dàng đánh gục
chiều mua. Điều này thể hiện trong giai đoạn đầu khi biên độ vừa được siết lại,chiều
mua đã mạnh hơn chiều bán vì vậy nó dễ dàng tạo nên một giai đoạn thị trường
tăng trần liên tục,bên bán bị bên mua nuốt chửng.Sau đó vì còn quá nhiều yếu tố
xấu dẫn đến thị trường chưa thoát khỏi xu hướng xuống vì vậy bên bán đã mạnh
lên và đến khi con đường được nới rộng hơn ra một chút thì bến bán đã lật ngược
được tình thế trở nên mạnh hơn và rồi áp đảo thị trường từ đó.Chiều bán đã quá
mạnh trong khi con đường quá bé khiến chiều mua khó lật ngược lại được,hơn nữa
con đường đã trở nên quá lạnh lẽo cũng khiến cho người ta có tâm lý đi cùng hướng
với nhau hoặc ngồi ngoài đợi chờ.



Xu hướng đi lên hay đi xuống của
thị trường là do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến.Thị trường luôn mong muốn được
tự do đi theo quy luật của nó tuy nhiên nó được xây dựng nên bởi các quy định,chế
tài quản lý của Nhà nước vì thế dù tự do thì cũng là tự do trong khuôn khổ.Việc
xây dựng thị trường để tạo nên tính tự do nhiều hơn cho thị trường là một mục
tiêu hàng đầu của các cơ quan quản lý.Việc siết chặt biên độ đã làm mất tự do của
thị trường vì thế rõ ràng sẽ làm cho thị trường mất đi khả năng tự điều chỉnh của
nó theo quy luật cung - cầu.Nếu thị trường đang phát triển ổn định thì chính
sách này có lẽ sẽ không gây nhiều tác hại tuy nhiên trong khi thị trường rơi
vào khủng hoảng thì việc làm cho nó mất tự do sẽ càng làm cho thị trường thêm
“hoảng”.Lẽ ra sau khi áp dụng chính sách này mà không thấy mang lại kết quả tốt
cho xu hướng của thị trường thì nên tính toán ngay đến việc huỷ bỏ hoặc sửa đổi,vậy
mà cho đến nay đã trải qua một thời gian rất dài thị trường liên tục đi xuống
mà chính sách này vẫn nguyên xi,không lẽ các cơ quan quản lý đưa ra chính sách
này không có mục đích nhằm ngăn chặn đà đi xuống và phần nào đó giúp thị trường
hồi phục mà chỉ có một mục đích duy nhất là làm giảm tốc độ suy giảm không thôi
chứ không có ý đồ gì khác.Không những đã không có tác dụng đối với xu hướng của
thị trường mà phần nào đó còn bị đánh giá là một trong những nguyên nhân làm thị
trường tiếp tục xuống dốc và còn có tác hại nguy hiểm không kém việc thị trường
suy giảm đó là làm mất tính thanh khoản,vậy mà vẫn chưa thấy có gì thay đổi từ
phía các cơ quan quản lý cho đến thời điểm này.



Nếu giữ nguyên biên độ hiện tại
thì có lẽ thị trường sẽ tiếp tục đi xuống cho đến khi tình hình kinh tế có tin tốt
chẳng hạn như lạm phát được ngăn chặn hoặc dòng vốn cho sản xuất kinh doanh được
khai thông…hoặc có những chính sách cực mạnh từ phía Nhà nước tuy nhiên có thể
thấy rằng điều đó còn khá lâu mới có thể xuất hiện.Vậy với tốc độ giảm giá như
hiện nay thậm chí là thấp hơn thì cũng chẳng mấy chốc mà thị trường đi về điểm
xuất phát.Như vậy việc giữ nguyên biên độ là điều không thể,cần thay đổi càng
nhanh càng tốt.



Nếu áp dụng biên độ lệch có lợi
cho xu hướng tăng thì sẽ kích thích được nhà đầu tư quay lại thị trường tìm kiếm
cơ hội,lực cầu sẽ tăng lên,lực cung sẽ giảm đi rất nhiều,tính thanh khoản cũng
sẽ được cải thiện.Từ đó có thể sẽ tạo nên một cái đáy cho thị trường chấm dứt
chu kì xuống giá và có thể thị trường sẽ đi lên ổn định dù là chậm để chờ các
thông tin tốt khác xuất hiện.Vậy áp dụng biên độ lệch được xem là một phướng
pháp tốt tuy nhiên cần tính toán cẩn thận độ lệch cho hợp lý để tránh việc tác
động quá thô bạo đến thị trường.



Nếu mở rộng biên độ lại như cũ
thì thị trường sẽ còn giảm vì xu hướng giảm hiện nay vẫn quá mạnh,việc biên độ
được nới rộng chưa thể thuyết phục được bên mua tăng lên lượng mua vào đủ để
kéo thị trường đi lên.Bên bán thì sẽ có thể tranh thủ việc tính thanh khoản được
cải thiện để tiếp tục xả hàng mạnh hơn.Bên mua thì có thể sẽ thêm lo sợ mà chưa
dám mua vào vì biên độ lớn hơn đồng nghĩa với việc thị trường có thể mất điểm
nhanh hơn nếu xu hướng giảm chưa chấm dứt.Như vậy nếu mở biên độ lại như cũ
trong khi thị trường chưa có các yếu tố tốt khác từ nền kinh tế,các cơ quan quản
lý chưa có những chính sách thích hợp, đủ lực để khôi phục lòng tin cho nhà đầu
tư thì có thể sẽ rất nguy hiểm,có thể sẽ làm thị trường tiếp tục giảm với tốc độ
trở nên nhanh hơn.



Nếu bỏ hẳn biên độ, đây có lẽ
là lời đề nghị mạnh bạo quá mức.Việc nới biên độ hiện nay đã là rất nguy hiểm nếu
chưa có những yếu tố tốt bảo hiểm thì việc bỏ hẳn biên độ phải chăng là tạo điều
kiện để thị trường có điều kiện tự sát khi có thể.Nếu bỏ biên độ mà bên bán vẫn
muốn bán nhiều,bán mạnh,bán nhanh,bán với mọi giá như hiện nay thì chắc chắn sẽ
có nhiều người quyết định phá giá để vớt được phần nào thì vớt.Việc phá giá đó
sẽ tạo nên những giá đặt bán cực thấp và liệu chúng ta có dám chắc rằng giá cực
thấp đó đủ hấp dẫn bên mua nuốt vào hay không trong khi giá như hiện nay có ai
còn dám bảo là cao nữa đâu vậy mà người ta nào đã giám mua vào.Trên thị trường
chứng khoán thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư luôn thống lĩnh và khi mà gần như
tất cả họ đều đang thất vọng,chán nản thì càng dễ dàng xảy ra cuộc tháo chạy
không cản nổi nếu con đường được mở rộng không còn giới hạn.



Rõ ràng con đường quá bé cũng
không tốt nhưng con đường rộng vô biên cũng sẽ là rất nguy hiểm.Cho rằng nếu bỏ
hẳn biên độ vào thời điểm này sẽ có thể giúp thị trường biết tự tìm điểm cân bằng
tốt hơn,nhà đầu tư sẽ phải tính toán và quyết định căn ke hơn chứ không dựa dẫm
vào những lệnh ATO,ATC hay chỉ nhăm nhăm điểm trần, điểm sàn. Điều đó sẽ xảy ra
khi thị trường đang trong giai đoạn phát triển ổn định chứ còn trong giai đoạn
khủng hoảng như hiện nay,khi mà nhiều người đang không còn muốn tính gì nữa mà
chỉ muốn thoát ra thật nhanh thì liệu việc bỏ biên độ sẽ có làm cho họ phải đau
đầu suy nghĩ hay chỉ làm cho họ có điều kiện để tìm cách thoát chạy thật nhanh
bằng những lệnh phá giá trên thị trường.Không phải tất cả những người đang nắm
giữ cổ phiếu đều có ý định tháo chạy,tuy nhiên một điều không thể phủ nhận là số
đông người đang giữ cổ phiếu có ý định này.Vậy những người đó có thay đổi ý định
khi biên độ được bỏ đi hay không khi mà những điều xấu đối với thị trường mà
lâu nay mọi người đã phân tích thấy được đều chưa bị mất đi.Vậy là những người
này nhiều khả năng sẽ tìm cách bán ra mạnh hơn nữa và một khả năng rất cao là
điều này sẽ gây ra một hiệu ứng bán bằng mọi giá, và dĩ nhiên điều đó đồng nghĩa với thị trường
sẽ tìm đến “ngày thứ 2 đen tối”.Còn phía mua thì sao,khi mở biên độ liệu họ sẽ
hốt hoảng mà mua vào hay vẫn sẽ đủng đỉnh chờ đợi thêm.Chắc chắn là họ sẽ không
hốt hoảng mua vào sau những gì đã diễn ra trên thị trường thời gian qua và sau
bao nhiêu bài học đau đớn mà những người xung quanh họ đã chịu.Như vậy bỏ biên
độ lúc này sẽ có hại chứ không có lợi bởi nhiều khả năng nó sẽ làm tăng sức mạnh
cho lực cung bằng những giá bán cực thấp trong khi không cho thấy khả năng làm
tăng thêm lực cầu.Như vậy ý kiến cho rằng nên bỏ biên độ lúc này là quá mạo hiểm
chưa thể thực hiện được.Nếu có ý định áp dụng thì phải có chính sách thử nghiệm,chẳng
hạn như mở rộng dần biên độ để xem phản ứng của nhà đầu tư,xem xu hướng thị trường
rồi mới có thể tính chuyện bỏ hẳn biên độ.



Nhiều thị trường lớn trên thế
giới giao dịch không biên độ,tuy nhiên cũng có nhiều thị trường lớn vẫn áp dụng
biên độ.Vì vậy bỏ hẳn biên độ có lẽ chưa phải là biện pháp bắt buộc phải làm để
tạo ra một thị trường phát triển.Tuy nhiên để thị trường chứng khoán thực sự
phát triển thì biên độ phải được nới rộng và cần phải rộng hơn mức cũ ngày trước.Nhưng
việc mở rộng biên độ có lẽ là chưa nên làm vào lúc này khi mà chưa có gì để bảo
hiểm cho thị trường.Việc mở biên độ vẫn cần phải tính toán để áp dụng trong thời
gian thích hợp.



Vậy có lẽ cách tốt nhất hiện
nay để cứu thị trường là áp dụng biên độ lệch. Đây là cách can thiệp thô bạo tuy nhiên có
thể hạn chế sự thô bạo đó bằng cách áp dụng biên độ lệch mà sự chênh lệch là
không lớn.Ví dụ như sàn HOSE là -1,+3%.Hoặc nếu muốn con đường rộng hơn thì có
thể áp dụng biên độ lệch -5,+10% hoặc cao hơn là -10,+20%Biên độ lệch không nên
áp dụng quá lâu và cũng chỉ nên áp dụng trong thời điểm thị trường khốn khó vô
cùng như thời điểm hiện nay mà thôi chứ không nên áp dụng khi thị trường đã ổn
định hơn hay tuỳ tiện áp dụng bừa bãi gây tâm lý dựa dẫm trong nhà đầu tư.Có lẽ
phải rất nhiều năm thì thị trường mới có giai đoạn khó khăn như hiện nay,vì vậy
việc can thiệp một cách hơi thô bạo nhưng tốt với nó thì vẫn nên làm vì không
có nhiều dịp để có thể can thiệp được và có lẽ cũng không có nhiều dịp mà nhà đầu
tư lại có thể cho phép các cơ quan Nhà nước được can thiệp vào thị trường như
hiện nay.



http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21515/