Chủ đề: TTCK, đợi đến bao giờ????
-
04-06-2008 10:48 AM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
TTCK, đợi đến bao giờ????
(TCK)Thị trường vẫn tiếp tục đà suy giảm,nhìn vào phiên giao dịch
ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa thấy có gì mới trên
cả 2 sàn.Lệnh bán vẫn tuôn ra ồ ạt trong khi lệnh
mua vào vẫn vô cùng nhỏ giọt như muối bỏ bể.Tính thanh
khoản trên cả 2 sàn vẫn nằm trong tình
trạng gần như tê liệt. Đó cũng là điều bình thường khi mà nhìn lại
những nhân tố tác động đến thị trường thì vẫn thấy chúng chưa có thay đổi gì
cả.
Nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng
khó khăn chồng chất khi mà xưa nay vẫn đang có
bao nhiều vấn đề đè nặng thì nay
thêm gánh nặng lạm phát.Tình trạng lạm phát ảnh hưởng rất nặng nề đến đời sống của từng người dân vì vậy chống lạm phát là một yêu cầu vô
cùng quan trọng,cấp bách và không thể thờ ơ.Tuy nhiên
nhìn vào thực tế chúng ta thấy những nỗ lực “chưa nhiều” của các cơ quan quản lý trong thời gian qua vẫn
chưa mang lại hiệu quả,lạm phát trong tháng 5 này vẫn cao ở mức 3,91%.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu đến thị trường đó là việc giải chấp cổ phiếu cầm cố của các Ngân hàng,công ty chứng khoán vẫn xảy ra đặc biệt điều đó lại càng gây hại
nhiều hơn khi mà thị trường đang đi xuống thảm hại và lòng
tin của nhà đầu tư đang bị ảnh hưởng nặng nề.Chính lúc này đây thì nhà đầu tư đang mong đợi
các nhà đầu tư tổ chức,các định chế tài chính lớn hỗ trợ thì thực tế lại ngược lại,chính các Ngân hàng,công ty chứng khoán là những người nhiều tiền,kiến thức hùng hậu thì lại hơn ai hết đang tìm cách bán tống ra các cổ phiếu cầm cố nhằm bảo vệ riêng bản thân
mình, điều đó làm mất rất nhiều lòng tin
của nhà đầu tư.Các cơ quan nhà
nước, đến cả Thủ tướng chính phủ
cũng đã từng hô hào mọi người hãy mua vào,cùng nhau vực dậy thị trường chứng khoán ấy vậy mà chính những
người được cho là mạnh
nhất trên thị trường về cả vốn và trình độ như Ngân hàng,công ty chứng khoán thì lại là người đi đầu nước trong phong trào bán ra khi thị trường đi xuống.Thử hỏi điều đó có tác
động mạnh tới tâm lý của nhà đầu tư như thế nào.Cổ phiếu cầm cố được xem như là khối u mà
nhiều người nghĩ là nên quyết
tâm cắt bỏ thì thị trường mới tốt được,vậy khối u đó sẽ cắt bỏ cho ai,chẳng lẽ nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ phải chịu nhận phần u đó về mình.Dẫu biết rằng dù là ai thì cũng mong mình có lợi chứ không muốn chịu thiệt hại,vì thế các Ngân hàng,công ty chứng khoán họ cũng muốn tránh
thiệt hại xảy ra đối với mình.Tuy nhiên nếu
tính cho thấu đáo thì liệu những cổ phiếu cầm cố đó có làm
cho họ trở nên thiệt hại quá nhiều hay không,liệu thiệt hại đó của họ có lớn bằng thiệt hại mà đa phần nhà đầu tư trên thị trường đã chịu thiệt trong thời gian qua hay không.Việc
giải chấp cổ phiếu cầm cố này có thể xem như là họ đang hành
động mà thiếu đi phần trách nhiệm của mình trong khi họ là những định chế tài chính quan trọng trong nền kinh tế,lẽ ra cần được các cơ quan Nhà nước đưa vào để tính toán cùng với các yếu tố khác trong
việc điều hành vĩ mô nền
kinh tế.Khi thị trường nóng thì không ai nghĩ cho có lúc khó khăn như thế này,các Ngân hàng,công ty chứng khoán đua nhau nhận
cầm cố,tìm cách để thu
hút nhà đầu tư, đến lúc thị trường gặp khó khăn thì lại
đua nhau “chạy”,chẳng nghĩ đến phần trách nhiệm đối với thị trường.Khi mà ông anh cả
“chạy” thì những nhà đầu tư khác có muốn trụ lại trên thị trường cũng sẽ thấy lo lắng,chán nản còn những người đang có
ý định thoát khỏi thị trường thì sẽ càng tăng thêm phần cương quyết thoát
bỏ,những người có ý định mua vào thì giờ đây cũng sẽ bị thui chột một phần trước làn sóng bán ra quá mạnh.
Như vậy việc giải chấp cổ phiếu cầm cố là một nguyên
nhân rất lớn khiến thị trường thêm lún sâu, đó không phải chỉ là vì lực cung
cổ phiếu mạnh hơn trên sàn vì việc giải chấp mà đó còn
là vì việc này làm mất đi rất nhiều lòng tin
của nhà đầu tư đối với thị trường.Các cơ quan quản lý cũng đã nhận
thấy ảnh hưởng rất không tốt của số cổ phiếu cầm cố này tuy nhiên họ
chưa nhận thấy hết độ nguy hiểm của nó.Những gì các cơ
quan quản lý nghĩ và làm đối với số cổ phiếu cầm cố này là rất hời hợt.Chúng ta thử nghĩ xem nếu việc giải chấp cổ phiếu được xử lý kịp thời và hợp lý thì thị trường liệu có giảm sâu tồi tệ như hiện nay hay không.
Đúng là các Ngân hàng,công ty chứng
khoán cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi thị
trường và nền kinh tế đi xuống,tuy
nhiên nếu cứ khó khăn là họ phải tìm cách thoát thân trước
mặc kệ người khác ra
sao thì ra như vậy thử hỏi liệu có nên.Những nhà đầu tư cá nhân không thể đứng ra mà đòi hỏi
ai phải làm gì mà chỉ biết ý kiến.Tuy
nhiên các cơ quan Nhà nước thì hoàn toàn có thể quyết định được hoặc có thể tìm
cách giải quyết được.Vậy mà những gì họ làm cho đến nay
là rất thờ ơ,chậm chạp để rồi thị trường đã dính vào một
đợt sụt giảm liên tục chưa có hồi kết. Đây là vấn đề trong số rất nhiều vấn đề có thể lấy ra để phân tích về sự yếu kém,chậm chạp,thiếu nhanh nhạy,quyết đoán trong việc điều hành thị trường của các cơ quan quản lý.
Cho đến
phiên giao dịch hôm nay,vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ phía các cơ
quan Nhà nước về chính sách sẽ áp dụng đối với thị trường.Thị trường sẽ còn giảm sâu nếu không
có chính sách đưa ra bởi vì nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thậm chí là còn có thể có nhiều khó khăn hơn
trong những tháng còn lại trong năm,hiện đang có nhiều báo cáo từ
phía nước ngoài đánh giá,nhận định xấu về nền kinh tế của ta.Lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường, đối với các cơ quan quản lý thì vẫn chưa được hồi phục mà có phần thêm trầm trọng nếu thị trường còn đi xuống tiếp.Vậy có thể nói rằng,giờ đây nền kinh tế và thị trường chứng khoán
Việt Nam đang trông chờ rất nhiều vào các
chính sách của các cơ quan quản lý,những chính
sách được đưa ra giờ đây sẽ là yếu tố quyết định đến thị trường chứ không phải là
“bàn tay vô hình”.
Tuy nhiên các chính sách thì vẫn đang còn trong bàn bạc,thảo luận mà chưa có một thông tin nào,một lời khẳng định nào được đưa ra,tất cả chỉ là những kiến nghị, đề xuất, ý kiến và cuối cùng là nhà đầu tư vẫn còn phải cùng nhau ngồi dự đoán xem liệu
có chính sách nào hay không,liệu
khi nào thì được đưa ra,tác động đến đâu…
Thị trường thì vẫn đang đi xuống
từng ngày một mà ngày hôm sau thế nào thì ai cũng biết, đó là vì thị trường của chúng ta
hiện nay quá xấu,xấu vì không có tin tốt
hỗ trợ và xấu vì những yếu tố xấu đã được nói đến quá
nhiều,quá lâu,quá kĩ trong thời gian qua mà vẫn chưa thấy có gì
thay đổi.Thử hỏi sau một thời gian nghiên cứu thị trường,liệu chúng ta có quá khó khăn để nhận định về xu thế ngày mai hay không khi mà thị trường chẳng có gì mới mẻ,tốt đẹp hơn.Tất cả giờ đây đang đổ dồn về phía các cơ quan quản lý,thế nhưng những gì họ thể hiện vẫn là sự chậm chạp,thiếu quyết đoán nếu không
muốn nói là có phần thờ ơ,thiếu trách nhiệm với thị trường.Tính thanh khoản
là vấn đề vô cùng quan trọng
đối với thị trường chứng khoán,thậm
chí nó còn được đánh giá là
quan trọng hơn cả việc thị trường lên hay xuống,vậy mà thị trường của ta đang mất hẳn tính thanh
khoản, đó chẳng phải là điều tồi tệ, đáng lo lắng
và đáng phải nhanh chóng được xử lý hay ít ra là cũng phải
có hướng khắc phục,xử lý,thế nhưng đã cả hơn tháng nay các cơ quan quản lý chẳng thấy có động thái gì cả.Chính
sách để hành động đã không có nhưng đến cả những lời nói khẳng định cũng không thấy đâu,tất cả là mập mờ để nhà đầu tư đang quá hoang mang lại
càng thêm phần hoang mang hơn.Sắp tới đây liệu sẽ có chính sách gì về
biên độ cho thị trường hay không,ngẫm
ra thì cho đến hôm nay có lẽ cũng chưa ai dám khẳng định gì cả.Vậy còn những chính sách khác thì sao,có lẽ còn mông lung hơn nữa.
Các chính sách của
các cơ quan quản lý sẽ có những chính
sách mang tính mệnh lệnh hành chính,tuy nhiên cũng có những chính sách sẽ mang tính chất trả lại tự do,tạo ra điều kiện cơ bản,cần thiết cho thị trường để thị trường sẽ biết tự đi theo quy luật
của nó;có chính sách sẽ chỉ dùng được trong
ngắn hạn,có tác dụng ngắn hạn tuy nhiên có những
chính sách chỉ có tác dụng trong dài hạn.Nền kinh tế và thị trường chứng khoán
hiện nay cần rất nhiều chính
sách bởi vì nó đang trong tình
trạng rất khó khăn,cần
phải được điều khiển sát sao hơn,chuẩn hơn thì nó mới vượt qua được con đường gập ghềnh nhiều sỏi đá hiện nay.Những chính sách dài hạn
thì cũng cần phải tính toán để thực thi càng sớm càng tốt để chúng sớm có hiệu quả.Những chính sách ngắn hạn thì lại càng cần phải tiến hành
nhanh chóng, hợp lý hơn và cũng cần biết bãi bỏ khi chúng đã không còn tác dụng như mong muốn thậm chí là đã phản tác dụng.Có những
chính sách có bản chất tạo ra yếu tố tốt,cần thiết cho thị trường có cơ sở để có thể tự điều chỉnh thì cũng cần làm càng sớm
càng tốt vì làm cho thị trường tự đi theo
quy luật cung - cầu
là một trong những mục tiêu trong việc
xây dựng thị trường phát triển hơn.Những chính sách mang tính mệnh
lệnh hành chính,mang tính can
thiệp thô bạo nếu đưa ra quá nhiều cũng là không tốt,tuy nhiên nếu thấy cần thì cũng phải tính toán để sử dụng và nếu tính
toán hợp lý thì có thể hạn chế được bớt tính thô bạo trong
đó.
Trong khi tất
cả mọi người vẫn đang chờ đợi,trong khi
thị trường chưa có gì
khác mới mẻ hơn thì xu hướng
cũ hiện nay vẫn sẽ phải tồn tại.Liệu chúng ta
sẽ phải đợi đến khi các chỉ số INDEX rơi xuống mức bao
nhiêu.
Văn Hưng
http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21387/
-
04-06-2008 11:16 AM #2
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
“Tăng trưởng 7% hoàn toàn có thể đạt được”
(TCK)“Liệu chúng tôi có lạc quan quá không? Đúng là có lạc quan vì nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng.”
Ông Martin Rama, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại
Việt Nam nói như vậy tại cuộc họp báo do WB tổ chức trước thềm Hội nghị
Nhóm các nhà tài trợ (CG) diễn ra tại Sapa, Lào Cai trong hai ngày 5/6
và 6/6.
Ông đánh giá thế nào về số dự trữ, dư nợ của Việt Nam 5 tháng đầu năm nay?
Quan sát từ Kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm của Việt Nam có thể nhận thấy
nợ quốc gia không phải là vấn đề lớn. Hơn nữa, Việt Nam có chính sách
vĩ mô cũng như chính sách tài khóa tốt và dự trữ ngoại tệ tương đối thì
nợ không là vấn đề.
Liên quan đến dự trữ ngoại tệ, đây cũng là một thông điệp tới Chính phủ
Việt Nam: cần minh bạch thông tin nhiều hơn về vấn đề này để người dân
và các tổ chức nước ngoài hiểu rõ được dư nợ hay dự trữ ngoại tệ của
Việt Nam. Dường như ở Việt Nam, dự trữ quốc gia có gì đó là bí mật, một
số báo cáo ngại dự báo dự trữ.
Ông dự báo như thế nào về lạm phát của Việt Nam, nhập siêu từ giờ đến cuối năm?
Với bối cảnh lạm phát hiện nay, chúng tôi dự báo một số điểm về cân đối
xuất nhập khấu. Chúng tôi dự đoán với tỉ lệ nhập siêu khoảng 35% thì
vẫn có thể ổn định thị trường rồi. Tình hình lạm phát, đặc biệt với giá
lương thực tăng cao hiện nay thì khó tránh khỏi. Chúng tôi cho rằng
Chính phủ phải lưu tâm tới các mặt hàng phi lương thực, tránh để tăng
giá cao.
Theo ông, Việt Nam cần có hành động trong chính sách và tỷ giá như thế nào?
Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh của VND, khi tỷ giá VND và USD tăng
thì nhập khẩu đắt đỏ hơn. Từ cuối năm 2007, Việt Nam nhận được nhiều
tiền từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn FDI, nguồn ODA nên chịu áp lực
để giá trị VND giảm.
Cuối năm trước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ưu tiên giữ giá trị VND để
khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp đã xảy ra.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm ngoái thu về 10 tỷ USD dự trữ.
Trong năm 2008 tình hình chắc chắn không như năm 2007. Hiện nhu cầu đầu
tư của Việt Nam lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện cần nhiều vốn để
sản xuất kinh doanh phục vụ cho xuất khẩu. Trước kia tỷ giá giữa VND và
USD rất ổn định thì xuất nhập khẩu không bị ảnh hưởng. Nhưng hiện nay
lạm phát đã tăng lên tới 25%, chắc chắn có ảnh hưởng đến tỉ giá và qua
đó là xuất nhập khẩu.
Trước tình hình đó, Chính phủ cần có những hành động để ứng phó. Ngân
hàng Nhà nước có thể mua và bán ngoại tệ theo tỷ giá công bố. Nếu nới
rộng biên độ cho tỷ giá giao dịch mua bán ngoại tệ thì VND hiện sẽ giảm
một chút. Với mặt lãi suất hiện nay, nhiều người tập trung hơn đầu tư
vào tiền đồng, theo tôi, cũng là tốt.
Có một lý do nữa là Việt Nam phải nâng cao tính linh hoạt để bước vào
nền kinh tế thị trường. Ở mức độ cao hơn, dường như Việt Nam chưa được
chuẩn bị tốt. Hiện nay vẫn còn tình trạng thu nhập bằng đồng tiền này,
tiêu bằng đồng tiền khác.
Như vậy chắc chắn có những hệ quả nhất định từ sự bất cập của việc sử
dụng hai loại đồng tiền trên thực tế. Cách đây 10 năm, chính các nước
châu Á cũng gặp trường hợp tương tự. Khi đó để xảy ra tình trạng khi
mua thì bằng USD, còn bán thì bằng đồng nội tệ thì điều đó có thể đem
lại hậu quả rất xấu.
Ông có kiến nghị gì cho chính sách tỉ giá của Việt Nam?
Chính sách bình ổn của Ngân hàng Nhà nước đang phát huy tích cực, tuy
nhiên sẽ có độ trễ thời gian nhất định. Chính vì vậy cần kiên nhẫn và
tiếp tục.
Ngoài ra chúng tôi cho rằng cần tiếp tục thực hiện chính sách kiểm soát
tín dụng. Chính phủ không chỉ chú ý đến các chính sách tài chính mà còn
phải chú ý tới chính sách tài khóa, đặc biệt chú ý đến các đề án, dự án
đầu tư công của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước.
Liệu chúng tôi có lạc quan quá không? Đúng là có lạc quan vì nền kinh
tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng. Con tàu đang chạy không thể dừng, nền
kinh tế Việt Nam vẫn đang chạy tốt. Vì có đà tốt nên kinh tế vẫn tăng
trưởng, không giảm nhiều. Theo tôi, tăng trưởng kinh tế 7% là hoàn toàn
có thể đạt được, thậm chí có thể hơn.
Chúng tôi không lạc quan quá, vì phân tích các yếu tố khác nhau trong 5
năm qua là như vậy. Dự đoán tình hình là tốt. Chúng tôi có đánh giá lạc
quan về trung hạn trên cơ sở có nhiều nỗ lực, chính sách của Chính phủ,
đặc biệt phải thực hiện tốt về kiềm chế lạm phát.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Tin-Kinh-Te-Vn/21432/
-
05-06-2008 08:10 AM #3
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Điều chỉnh biên độ
(TCK)Sau bao nhiêu kiến nghị, đề xuất,họp
bàn,thảo luận thì cho đến nay vấn đề về biên độ cho thị trường vẫn chưa có tin
tức gì mới.Hoàn toàn chưa có thông tin nào khẳng định rằng các cơ quan quản lý
thị trường sẽ quyết định thay đổi,thay đổi thế nào hay vẫn giữ nguyên biên độ
hiện nay của thị trường.Ai cũng đã thấy được rằng khi thị trường đi xuống quá mạnh
thì việc siết biên độ đã giúp thị trường tăng trưởng được trong một thời gian
ngắn và sau đó khi thị trường đi xuống thì tốc độ xuống đã được phanh chậm
hơn.Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng có thể chính vì biên độ quá bé như hiện
nay cũng là một trong những nguyên nhân làm thị trường suy giảm,như vậy ý kiến
đó cho rằng siết biên độ đã không mang lại tác dụng tốt mà ngược lại.
Chúng ta thử cho rằng nếu không
siết biên độ thì thị trường bây giờ sẽ ra sao.Trước ngày thị trường bị siết
biên độ (27/3),thị trường nằm trong xu hướng giảm giá rất mạnh,tuy nhiên khối
lượng giao dịch vẫn ở mức cao.Như vậy vào thời điểm đó thì thị trường đã rơi
vào tình trạng hết sức hoảng loạn.Nếu không có chính sách kìm giữ thì có lẽ thị
trường cũng đã giảm giá rất sâu bởi vì với biên độ 5% trên sàn HOSE thì chỉ cần
10 phiên giao dịch giảm sàn cũng đủ khiến thị trường mất đi vài chục phần trăm.Rõ
ràng là việc thu hẹp biên độ giống như một chiếc phanh giúp kìm hãm lại tốc độ
chạy xuống của thị trường.Tuy nhiên lợi bấp cập hại,việc thu hẹp biên độ đã làm
cho tính thanh khoản của thị trường bị thui chột,một điều vô cùng nguy hại cho
thị trường chứng khoán.Bản chất của thị trường chứng khoán sơ cấp là huy động vốn
vào sản xuất,kinh doanh thông qua việc bán các chứng khoán cho nhà đầu tư còn
thị trường thứ cấp là tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc mua đi bán lại các chứng
khoán đó.Tuy nhiên tính thanh khoản mất đi đã làm cho thị trường chứng khoán
niêm yết trở nên một nơi vốn đã nguy hiểm lại trở nên càng nguy hiểm hơn.Có lẽ
mọi người sẽ so sánh xem liệu tính thanh khoản hay sự lên xuống của thị trường
quan trọng hơn.Có người sẽ nghĩ là có lẽ đành phải hy sinh tính thanh khoản để
giúp kìm hãm tốc độ xuống dốc của thị trường.Cũng sẽ có người nghĩ rằng nếu như
vừa kìm lại tốc độ xuống giá lại vừa giữ được tính thanh khoản thì sẽ là tốt nhất.Vậy
những gì đã xảy ra cho đến nay thì cho thấy việc siết biên độ có lợi hay hại,lợi
nhiều hơn hay hại nhiều hơn,liệu có cách nào để mang lại nhiều lợi ích hơn hay
không.
Nếu không siết biên độ thì tính
thanh khoản sẽ có thể được đảm bảo tuy nhiên khó biết nổi thị trường xuống đến
mức nào.Siết biên độ thì cho thấy tính thanh khoản gần như mất đi và thị trường
đã xuống rất sâu và vẫn còn đang xuống tiếp chưa biết điểm dừng lại ở đâu.
Nếu không siết biên độ thì thị
trường sẽ giao dịch sôi động,nhà đầu tư sẽ bám trụ trên sàn nhiều hơn tìm cơ hội,
cả bên bán và bên mua đều có con đường lớn cho mình cùng đi và như vậy sẽ đến một
điểm cân bằng được cung - cầu trên thị trường chính xác hơn và có thể sớm hơn.Việc
siết biên độ giống như việc thắt nút giao thông hạn chế người đi lại làm cho
con đường đang lạnh lại càng vắng vẻ hơn và trên con đường vắng vẻ đó người ta
sẽ có xu hướng đi cùng hướng với nhau để được an ủi.Cũng vì con đường đi trở
nên quá bé như vậy nên chiều đi này mạnh hơn chiều đi kia thì sẽ có thể hoàn
toàn chèn ép được chiều kia.Tức là trên thị trường nếu chiều mua mạnh hơn chiều
bán thì sẽ dễ dàng áp đảo chiều bán,chiều bán sẽ bị vùi dập và ngược lại thì nếu
chiều bán đang ở thế mạnh hơn chiều mua thì chiều bán cũng sẽ dễ dàng đánh gục
chiều mua. Điều này thể hiện trong giai đoạn đầu khi biên độ vừa được siết lại,chiều
mua đã mạnh hơn chiều bán vì vậy nó dễ dàng tạo nên một giai đoạn thị trường
tăng trần liên tục,bên bán bị bên mua nuốt chửng.Sau đó vì còn quá nhiều yếu tố
xấu dẫn đến thị trường chưa thoát khỏi xu hướng xuống vì vậy bên bán đã mạnh
lên và đến khi con đường được nới rộng hơn ra một chút thì bến bán đã lật ngược
được tình thế trở nên mạnh hơn và rồi áp đảo thị trường từ đó.Chiều bán đã quá
mạnh trong khi con đường quá bé khiến chiều mua khó lật ngược lại được,hơn nữa
con đường đã trở nên quá lạnh lẽo cũng khiến cho người ta có tâm lý đi cùng hướng
với nhau hoặc ngồi ngoài đợi chờ.
Xu hướng đi lên hay đi xuống của
thị trường là do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến.Thị trường luôn mong muốn được
tự do đi theo quy luật của nó tuy nhiên nó được xây dựng nên bởi các quy định,chế
tài quản lý của Nhà nước vì thế dù tự do thì cũng là tự do trong khuôn khổ.Việc
xây dựng thị trường để tạo nên tính tự do nhiều hơn cho thị trường là một mục
tiêu hàng đầu của các cơ quan quản lý.Việc siết chặt biên độ đã làm mất tự do của
thị trường vì thế rõ ràng sẽ làm cho thị trường mất đi khả năng tự điều chỉnh của
nó theo quy luật cung - cầu.Nếu thị trường đang phát triển ổn định thì chính
sách này có lẽ sẽ không gây nhiều tác hại tuy nhiên trong khi thị trường rơi
vào khủng hoảng thì việc làm cho nó mất tự do sẽ càng làm cho thị trường thêm
“hoảng”.Lẽ ra sau khi áp dụng chính sách này mà không thấy mang lại kết quả tốt
cho xu hướng của thị trường thì nên tính toán ngay đến việc huỷ bỏ hoặc sửa đổi,vậy
mà cho đến nay đã trải qua một thời gian rất dài thị trường liên tục đi xuống
mà chính sách này vẫn nguyên xi,không lẽ các cơ quan quản lý đưa ra chính sách
này không có mục đích nhằm ngăn chặn đà đi xuống và phần nào đó giúp thị trường
hồi phục mà chỉ có một mục đích duy nhất là làm giảm tốc độ suy giảm không thôi
chứ không có ý đồ gì khác.Không những đã không có tác dụng đối với xu hướng của
thị trường mà phần nào đó còn bị đánh giá là một trong những nguyên nhân làm thị
trường tiếp tục xuống dốc và còn có tác hại nguy hiểm không kém việc thị trường
suy giảm đó là làm mất tính thanh khoản,vậy mà vẫn chưa thấy có gì thay đổi từ
phía các cơ quan quản lý cho đến thời điểm này.
Nếu giữ nguyên biên độ hiện tại
thì có lẽ thị trường sẽ tiếp tục đi xuống cho đến khi tình hình kinh tế có tin tốt
chẳng hạn như lạm phát được ngăn chặn hoặc dòng vốn cho sản xuất kinh doanh được
khai thông…hoặc có những chính sách cực mạnh từ phía Nhà nước tuy nhiên có thể
thấy rằng điều đó còn khá lâu mới có thể xuất hiện.Vậy với tốc độ giảm giá như
hiện nay thậm chí là thấp hơn thì cũng chẳng mấy chốc mà thị trường đi về điểm
xuất phát.Như vậy việc giữ nguyên biên độ là điều không thể,cần thay đổi càng
nhanh càng tốt.
Nếu áp dụng biên độ lệch có lợi
cho xu hướng tăng thì sẽ kích thích được nhà đầu tư quay lại thị trường tìm kiếm
cơ hội,lực cầu sẽ tăng lên,lực cung sẽ giảm đi rất nhiều,tính thanh khoản cũng
sẽ được cải thiện.Từ đó có thể sẽ tạo nên một cái đáy cho thị trường chấm dứt
chu kì xuống giá và có thể thị trường sẽ đi lên ổn định dù là chậm để chờ các
thông tin tốt khác xuất hiện.Vậy áp dụng biên độ lệch được xem là một phướng
pháp tốt tuy nhiên cần tính toán cẩn thận độ lệch cho hợp lý để tránh việc tác
động quá thô bạo đến thị trường.
Nếu mở rộng biên độ lại như cũ
thì thị trường sẽ còn giảm vì xu hướng giảm hiện nay vẫn quá mạnh,việc biên độ
được nới rộng chưa thể thuyết phục được bên mua tăng lên lượng mua vào đủ để
kéo thị trường đi lên.Bên bán thì sẽ có thể tranh thủ việc tính thanh khoản được
cải thiện để tiếp tục xả hàng mạnh hơn.Bên mua thì có thể sẽ thêm lo sợ mà chưa
dám mua vào vì biên độ lớn hơn đồng nghĩa với việc thị trường có thể mất điểm
nhanh hơn nếu xu hướng giảm chưa chấm dứt.Như vậy nếu mở biên độ lại như cũ
trong khi thị trường chưa có các yếu tố tốt khác từ nền kinh tế,các cơ quan quản
lý chưa có những chính sách thích hợp, đủ lực để khôi phục lòng tin cho nhà đầu
tư thì có thể sẽ rất nguy hiểm,có thể sẽ làm thị trường tiếp tục giảm với tốc độ
trở nên nhanh hơn.
Nếu bỏ hẳn biên độ, đây có lẽ
là lời đề nghị mạnh bạo quá mức.Việc nới biên độ hiện nay đã là rất nguy hiểm nếu
chưa có những yếu tố tốt bảo hiểm thì việc bỏ hẳn biên độ phải chăng là tạo điều
kiện để thị trường có điều kiện tự sát khi có thể.Nếu bỏ biên độ mà bên bán vẫn
muốn bán nhiều,bán mạnh,bán nhanh,bán với mọi giá như hiện nay thì chắc chắn sẽ
có nhiều người quyết định phá giá để vớt được phần nào thì vớt.Việc phá giá đó
sẽ tạo nên những giá đặt bán cực thấp và liệu chúng ta có dám chắc rằng giá cực
thấp đó đủ hấp dẫn bên mua nuốt vào hay không trong khi giá như hiện nay có ai
còn dám bảo là cao nữa đâu vậy mà người ta nào đã giám mua vào.Trên thị trường
chứng khoán thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư luôn thống lĩnh và khi mà gần như
tất cả họ đều đang thất vọng,chán nản thì càng dễ dàng xảy ra cuộc tháo chạy
không cản nổi nếu con đường được mở rộng không còn giới hạn.
Rõ ràng con đường quá bé cũng
không tốt nhưng con đường rộng vô biên cũng sẽ là rất nguy hiểm.Cho rằng nếu bỏ
hẳn biên độ vào thời điểm này sẽ có thể giúp thị trường biết tự tìm điểm cân bằng
tốt hơn,nhà đầu tư sẽ phải tính toán và quyết định căn ke hơn chứ không dựa dẫm
vào những lệnh ATO,ATC hay chỉ nhăm nhăm điểm trần, điểm sàn. Điều đó sẽ xảy ra
khi thị trường đang trong giai đoạn phát triển ổn định chứ còn trong giai đoạn
khủng hoảng như hiện nay,khi mà nhiều người đang không còn muốn tính gì nữa mà
chỉ muốn thoát ra thật nhanh thì liệu việc bỏ biên độ sẽ có làm cho họ phải đau
đầu suy nghĩ hay chỉ làm cho họ có điều kiện để tìm cách thoát chạy thật nhanh
bằng những lệnh phá giá trên thị trường.Không phải tất cả những người đang nắm
giữ cổ phiếu đều có ý định tháo chạy,tuy nhiên một điều không thể phủ nhận là số
đông người đang giữ cổ phiếu có ý định này.Vậy những người đó có thay đổi ý định
khi biên độ được bỏ đi hay không khi mà những điều xấu đối với thị trường mà
lâu nay mọi người đã phân tích thấy được đều chưa bị mất đi.Vậy là những người
này nhiều khả năng sẽ tìm cách bán ra mạnh hơn nữa và một khả năng rất cao là
điều này sẽ gây ra một hiệu ứng bán bằng mọi giá, và dĩ nhiên điều đó đồng nghĩa với thị trường
sẽ tìm đến “ngày thứ 2 đen tối”.Còn phía mua thì sao,khi mở biên độ liệu họ sẽ
hốt hoảng mà mua vào hay vẫn sẽ đủng đỉnh chờ đợi thêm.Chắc chắn là họ sẽ không
hốt hoảng mua vào sau những gì đã diễn ra trên thị trường thời gian qua và sau
bao nhiêu bài học đau đớn mà những người xung quanh họ đã chịu.Như vậy bỏ biên
độ lúc này sẽ có hại chứ không có lợi bởi nhiều khả năng nó sẽ làm tăng sức mạnh
cho lực cung bằng những giá bán cực thấp trong khi không cho thấy khả năng làm
tăng thêm lực cầu.Như vậy ý kiến cho rằng nên bỏ biên độ lúc này là quá mạo hiểm
chưa thể thực hiện được.Nếu có ý định áp dụng thì phải có chính sách thử nghiệm,chẳng
hạn như mở rộng dần biên độ để xem phản ứng của nhà đầu tư,xem xu hướng thị trường
rồi mới có thể tính chuyện bỏ hẳn biên độ.
Nhiều thị trường lớn trên thế
giới giao dịch không biên độ,tuy nhiên cũng có nhiều thị trường lớn vẫn áp dụng
biên độ.Vì vậy bỏ hẳn biên độ có lẽ chưa phải là biện pháp bắt buộc phải làm để
tạo ra một thị trường phát triển.Tuy nhiên để thị trường chứng khoán thực sự
phát triển thì biên độ phải được nới rộng và cần phải rộng hơn mức cũ ngày trước.Nhưng
việc mở rộng biên độ có lẽ là chưa nên làm vào lúc này khi mà chưa có gì để bảo
hiểm cho thị trường.Việc mở biên độ vẫn cần phải tính toán để áp dụng trong thời
gian thích hợp.
Vậy có lẽ cách tốt nhất hiện
nay để cứu thị trường là áp dụng biên độ lệch. Đây là cách can thiệp thô bạo tuy nhiên có
thể hạn chế sự thô bạo đó bằng cách áp dụng biên độ lệch mà sự chênh lệch là
không lớn.Ví dụ như sàn HOSE là -1,+3%.Hoặc nếu muốn con đường rộng hơn thì có
thể áp dụng biên độ lệch -5,+10% hoặc cao hơn là -10,+20%Biên độ lệch không nên
áp dụng quá lâu và cũng chỉ nên áp dụng trong thời điểm thị trường khốn khó vô
cùng như thời điểm hiện nay mà thôi chứ không nên áp dụng khi thị trường đã ổn
định hơn hay tuỳ tiện áp dụng bừa bãi gây tâm lý dựa dẫm trong nhà đầu tư.Có lẽ
phải rất nhiều năm thì thị trường mới có giai đoạn khó khăn như hiện nay,vì vậy
việc can thiệp một cách hơi thô bạo nhưng tốt với nó thì vẫn nên làm vì không
có nhiều dịp để có thể can thiệp được và có lẽ cũng không có nhiều dịp mà nhà đầu
tư lại có thể cho phép các cơ quan Nhà nước được can thiệp vào thị trường như
hiện nay.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21515/
-
11-06-2008 08:49 AM #4
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Tại sao giá dầu tăng lên mức 139 USD/thùng?
Thế giới “chùn bước” trước giá dầu tăng
Thứ tư, 11.06.2008, 08:00am (GMT+7)
(TCK)Giá dầu tăng quá nhanh đang khiến nhiều nền kinh tế thế giới và cuộc sống của
người dân thay đổi mạnh. Có rất nhiều nguyên nhân cho tình trạng trên.
Giá dầu tăng cao trên toàn cầu khiến nhiều nền kinh tế phải tiến hành các
biện pháp khác nhau để thích nghi với điều kiện mới. Những hãng hàng không lớn
cắt giảm nhân công, giảm số chuyến bay. Một số người dân thay đổi thói quen đi
lại khi giá xăng tăng quá cao.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế mới đây đã công bố dự đoán nhu cầu dầu của thế
giới năm nay sẽ giảm, tuy nhiên mức độ không nhiều. Cụ thể, trong bản báo cáo về
tình hình thị trường dầu thế giới, IEA dự báo lượng tiêu thụ dầu năm 2008 trung
bình sẽ khoảng 86,8 triệu thùng/ngày, giảm 70 nghìn thùng so với dự báo trước
đó. Tuy nhiên, nhu cầu dầu năm 2008 vẫn cao hơn 0,9% so với mức trung bình của
năm 2007.
Khắp nơi trên thế giới, từ Madrid cho tới Hồng Kông, căng thẳng xung quanh
vấn đề giá dầu tăng cao lên rất cao. Điều này đang ảnh hưởng lớn tới chi tiêu
tiêu dùng của người dân.
IEA đồng thời cũng lên tiếng cảnh báo về các biện pháp hỗ trợ tài chính của
nhiều chính phủ đối với giá năng lượng. Theo họ, giá dầu cao là một yếu tố cần
thiết để làm giảm bớt nhu cầu của thế giới. Như vậy yếu tố cung – cầu sẽ cân
bằng hơn. Việc trợ giá xăng dầu một phản ứng tệ nhất mà các chính phủ tiến
hành.
Giá dầu tăng cao đồng thời cũng đã gây ra căng thẳng và bất ổn chính trị tại
châu Âu. Một số chính trị gia châu Âu như tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã gợi
ý về việc giảm thuế để trợ giá năng lượng.
Tại sao giá dầu tăng lên mức 139
USD/thùng?
Tuần qua, giá dầu thô trên thị trường Mỹ đã chinh phục đỉnh cao nhất từ trước
đến nay, khi được mua bán ở mức 139,12 USD/thùng. Giá dầu liên tục leo thang từ
mức dưới 50 USD/thùng vào đầu năm 2007 và đã tăng khoảng 40% trong năm nay, so
với mức 95,98 USD/thùng thời điểm cuối năm ngoái.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sau khi điều chỉnh lạm phát, giá dầu
hiện đắt hơn rất nhiều so với đỉnh cao 101,70 USD/thùng vào tháng 4/1980, một
năm sau cuộc cách mạng Iran. Cung cầu dầu mỏ hiện nay gần như cân bằng, với nhu
cầu đứng ở mức 86 triệu thùng/ngày, gần bằng lượng cung hàng ngày.
Những yếu tố khiến giá dầu tăng cao là:
1. Đồng USD mất giá và hoạt động của các quỹ đầu tư
Sự suy yếu của các loại tài sản khác cùng với dự đoán rằng các thị trường
hàng hoá sẽ tiếp tục tăng giá đã lôi kéo các nhà đầu tư và các quỹ đầu cơ tham
gia vào thị trường dầu mỏ, theo đó tiếp tục trợ giá cho nhiên liệu này. Bên cạnh
đó, việc đồng USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác cũng khuyến khích
các nhà đầu tư mua vào dầu mỏ, bởi đồng USD sụt giá sẽ khiến cho các hàng hoá
tính giá bằng đồng tiền này sẽ trở nên tương đối rẻ.
Ngoài ra, các nhà đầu tư và giới đầu cơ đang tìm kiếm một vũ khí phòng vệ
trước lạm phát, bởi hàng hoá đang có xu hướng đắt lên khi các tài sản khác giảm
giá.
2. OPEC
Bên cạnh cơn sốt đầu cơ và đồng USD yếu, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC) cũng là nguyên nhân chính đẩy giá dầu tăng cao, khi nói rằng họ đã bơm đủ
dầu để giữ cho thị trường được cân bằng. Arập Xêút, nước sản xuất dầu mỏ lớn
nhất trong OPEC, dự kiến sẽ tăng sản lượng lên gần 9,5 triệu thùng/ngày vào
tháng 6/08, từ mức 9,1 triệu thùng/ngày hồi tháng 5 vừa qua. Kể từ cuộc họp hồi
tháng 9/07, cho đến nay OPEC vẫn chưa chính thức tăng sản lượng, cũng như chưa
có kế hoạch sẽ nhóm họp chính thức cho đến tận ngày 9/9 tới.
3. Nguồn cung dầu đã tới mức tối đa?
Một số nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi rằng liệu OPEC có khả năng sẽ tăng sản
lượng một cách đáng kể hay không. Những người bị cho là bi quan lập luận rằng
nguồn cung dầu mỏ đã chạm hoặc đang ở gần mức tối đa.
Những người lạc quan thì cho rằng vẫn còn rất nhiều dầu mỏ và việc cải tiến
công nghệ sẽ đảm bảo rằng dầu mỏ có thể tiếp tục được khai thác từ lòng đất,
nhưng một loạt các vấn đề chính trị đã cản trở sản xuất của nhiều nước sở hữu
trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.
Sản xuất dầu của Irắc đã bị gián đoạn sau nhiều năm nước này bị cấm vận và
sau đó là chiến tranh. Các lệnh trừng phạt cũng hạn chế hoạt động khai thác của
Iran và bạo lực cũng đã làm gián đoạn nguồn cung dầu của Nigiêria.
4. Nhu cầu
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy giá dầu cao đã bắt đầu làm giảm
nhu cầu, nhưng nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh của Trung Quốc và các nền
kinh tế đang nổi khác dự kiến sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng của bất kỳ sự sụt giảm
nào tại các nước phát triển.
5. Năng lực lọc dầu
Ngay cả khi có rất nhiều dầu thô để đáp ứng nhu cầu,
cũng không có nghĩa là có đủ nguồn cung các sản phẩm tinh chế, như dầu điêden,
xăng, do thiếu năng lực lọc dầu.
http://TinChungKhoan24h.Com
-
13-06-2008 04:22 PM #5
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Nhận định thị trường trong tuần 09/06 den 13/06/2008
Nhận định thị trường trong tuần 09/06 den 13/06/2008
Thứ sáu, 13.06.2008, 04:18pm (GMT+7)
Thị trường tăng điểm, tính thanh khoản được cải thiện, nhưng vẫn sẽ cần chờ đợi để khẳng định xu hướng tăng trưởng bền vững.
Diễn
biến của thị trường chứng khoán ở phiên giao dịch đầu tuần vẫn tiếp tục
xu hướng giảm điểm với giá trị giao dịch rất thấp. Tuy nhiên, bước qua
ngày giao dịch tiếp theo, tín hiêu tích cực đã bắt đầu xuất hiện với
lượng giao dịch tăng mạnh ở sàn Hà Nội, và VN-Index sau đó đã thực sự
đảo chiều vào phiên giao dịch cuối cùng của thứ Năm. Mặc dù chỉ tăng
0.1 điểm nhưng rõ ràng đây tín hiệu lạc quan trở lại sau những ngày
giảm điểm liên tục. Theo đó, tính thanh khoản của thị trường cũng đã
được cải thiện khi tổng giá trị giao dịch khớp lệnh các phiên cuối tuần
đạt gần 300 tỷ đồng.
Để tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ
thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà
nước quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm
kể từ ngày 11/6/2008. Song song với việc nâng lãi suất này, NHNN cũng
đã yêu cầu các ngân hàng không thu phí khi thực hiện các khoản vay cho
khách hàng. Như vậy, với quy định mức lãi suất cho vay không vượt quá
150% của lãi suất cơ bản, mức lãi suất đến với khách hàng sẽ bị khống
chế ở mức 21%. Biện pháp này được đánh giá là phù hợp nhằm tiếp tục
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm pháp và cải
thiện tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian sắp tới. Cùng với sự lạc
quan trở lại, nhiều nhà đầu tư dường như đang cho rằng biên độ giao
dịch sẽ được nới rộng và room của nhà đầu tư nước ngoài sẽ cởi mở hơn.
Có thể chính những điều này đã làm cho giao dịch tăng mạnh trong hai
ngày cuối tuần và VN-Index (dù dè dặt) đã đảo chiều.
Theo sau
việc điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm của Ngân hàng Nhà nước, thị
trường tiền tệ lại một lần nữa chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất huy
động giữa các ngân hàng thương mại. Với thực tế lãi suất huy động cao,
nhiều nhà đầu tư sẽ luôn cân nhắc liệu đây có thể sẽ là kênh đầu tư hấp
dẫn trong giai đoạn hiện nay hay không. Có thể điều này sẽ khuyến khích
nhà đầu tư tăng niềm tin giữ VND, một phương diện khác, chi phí lãi vay
cao cũng sẽ làm cho việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trở nên
khó khăn hơn, đồng nghĩa với chi phí cơ hội trở nên cao hơn so với
trước đây. Chúng tôi tin rằng kết quả kinh doanh công bố vào các quý
tiếp theo có thể sẽ phản ánh đầy đủ hơn thực trạng này.
Bên
cạnh đó, diễn biến của tỷ giá VND trong thời gian tới (theo sau việc
điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng lên
2%) cũng sẽ là một điều cần quan tâm cho các doanh nghiệp nhập khẩu,
đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phải nhập siêu như hiện nay.
Chúng
tôi cho rằng thị trường sẽ cần thêm một thời gian để khẳng định xu
hướng tăng trưởng bền vững. Mặc dù có những tín hiệu thay đổi khả quan,
một sự cẩn trọng và quan sát kỹ tình hình kinh tế vĩ mô trong vài tuần
tới sẽ giúp định hình một chiến lược đầu tư rõ ràng.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21989/
-
14-06-2008 11:19 AM #6
Junior Member- Ngày tham gia
- Mar 2008
- Bài viết
- 177
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Nhận định thị trường trong tuần 09/06 den 13/06/2008
Đến lúc rồi đó. Nhả đạn nhanh [:dapdau]
-
15-06-2008 06:24 PM #7
- Ngày tham gia
- Apr 2008
- Bài viết
- 6
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Nhận định thị trường trong tuần 09/06 den 13/06/2008
[][quote user="hoanghaitmdtno1"]
Nhận định thị trường trong tuần 09/06 den 13/06/2008
Thứ sáu, 13.06.2008, 04:18pm (GMT+7)
Thị trường tăng điểm, tính thanh khoản được cải thiện, nhưng vẫn sẽ cần chờ đợi để khẳng định xu hướng tăng trưởng bền vững.
Diễn biến của thị trường chứng khoán ở phiên giao dịch đầu tuần vẫn tiếp tục xu hướng giảm điểm với giá trị giao dịch rất thấp. Tuy nhiên, bước qua ngày giao dịch tiếp theo, tín hiêu tích cực đã bắt đầu xuất hiện với lượng giao dịch tăng mạnh ở sàn Hà Nội, và VN-Index sau đó đã thực sự đảo chiều vào phiên giao dịch cuối cùng của thứ Năm. Mặc dù chỉ tăng 0.1 điểm nhưng rõ ràng đây tín hiệu lạc quan trở lại sau những ngày giảm điểm liên tục. Theo đó, tính thanh khoản của thị trường cũng đã được cải thiện khi tổng giá trị giao dịch khớp lệnh các phiên cuối tuần đạt gần 300 tỷ đồng.
Để tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm kể từ ngày 11/6/2008. Song song với việc nâng lãi suất này, NHNN cũng đã yêu cầu các ngân hàng không thu phí khi thực hiện các khoản vay cho khách hàng. Như vậy, với quy định mức lãi suất cho vay không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản, mức lãi suất đến với khách hàng sẽ bị khống chế ở mức 21%. Biện pháp này được đánh giá là phù hợp nhằm tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm pháp và cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian sắp tới. Cùng với sự lạc quan trở lại, nhiều nhà đầu tư dường như đang cho rằng biên độ giao dịch sẽ được nới rộng và room của nhà đầu tư nước ngoài sẽ cởi mở hơn. Có thể chính những điều này đã làm cho giao dịch tăng mạnh trong hai ngày cuối tuần và VN-Index (dù dè dặt) đã đảo chiều.
Theo sau việc điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm của Ngân hàng Nhà nước, thị trường tiền tệ lại một lần nữa chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại. Với thực tế lãi suất huy động cao, nhiều nhà đầu tư sẽ luôn cân nhắc liệu đây có thể sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn trong giai đoạn hiện nay hay không. Có thể điều này sẽ khuyến khích nhà đầu tư tăng niềm tin giữ VND, một phương diện khác, chi phí lãi vay cao cũng sẽ làm cho việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, đồng nghĩa với chi phí cơ hội trở nên cao hơn so với trước đây. Chúng tôi tin rằng kết quả kinh doanh công bố vào các quý tiếp theo có thể sẽ phản ánh đầy đủ hơn thực trạng này.
Bên cạnh đó, diễn biến của tỷ giá VND trong thời gian tới (theo sau việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng lên 2%) cũng sẽ là một điều cần quan tâm cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phải nhập siêu như hiện nay.
Chúng tôi cho rằng thị trường sẽ cần thêm một thời gian để khẳng định xu hướng tăng trưởng bền vững. Mặc dù có những tín hiệu thay đổi khả quan, một sự cẩn trọng và quan sát kỹ tình hình kinh tế vĩ mô trong vài tuần tới sẽ giúp định hình một chiến lược đầu tư rõ ràng.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Pha...anh-Gia/21989/
[/quote]
bác HoangHai ne nhận định hay phết
em tuần éo nào cũng phải làm báu cáo tuần, bác mà là con gái và tahnh tiếng Anh em out source cái báu cáo tuần của em cho bác thì hay quá[]
em đang tìm moot em SVtre trung giỏi tiếng anh để out source cái báu cáo cua êm đây, chỉ cần học KT và tiếng Anh tốt,phần còn laij em chỉ bảo tận tình, cả buổi tối càng tốt, keke[]
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
PHR dòng sữa mới trên TTCK
By anhhailua in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 2Bài viết cuối: 03-09-2009, 12:06 PM -
TTCK se di dau mua 15 bán 12 lỗ to
By otcfund.com.vn in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 13-04-2007, 12:36 PM -
WTO VÀ TTCK VN
By GREATINVESTOR in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-02-2006, 03:04 PM -
WTO ho tro TTCK VN
By in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tếTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM -
TTCK VN lặp lại vết xe đổ ?
By in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks