-
03-06-2008 11:43 AM #1
- Ngày tham gia
- Mar 2008
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
TẤN CÔNG TIỀN TỆ LIỆU CÓ XẨY RA VỚI VIỆT NAM
[h1]TẤN CÔNG TIỀN TỆ LIỆU CÓ XẨY RA VỚI VIỆT NAM[/h1]
[h1] Giang Lê[/h1]
[h1] (Nguồn: http://www.minhbien.org/?p=390)[/h1]
[h1]Năm 2008, lần đầu tiên từ khi Việt nam tiến hành cải cách, nền kinh tế phải đối mặt với một nguy cơ khủng hoảng rất lớn. Các chỉ số kinh tế trong nước liên tục xấu đi và dường như chính phủ Việt nam chưa đủ kinh nghiệm để đương đầu với tình hình này. Bản thân nền kinh tế, mặc dù có tốc độ phát triển rất cao trong hơn 5 năm gần đây, vẫn mang nặng dấu ấn của một nền kinh tế kế hoạch hóa và vẫn thiếu sự uyển chuyển cần thiết của một nền kinh tế thị trường để có thể tự điều chỉnh mình khi môi trường thay đổi. Một trong những điểm yếu quan trọng của nền kinh tế Việt nam là cơ chế tỷ giá hối đoán. [/h1]
[h1][/h1]
Với cơ chế tỷ giá danh nghĩa (nominal exchange rate) gần như cố định với đồng dollar Mỹ (USD), tỷ giá thực của đồng Việt nam (VNĐ) sẽ có biến động rất lớn nếu tình hình lạm phát tương đối giữa Việt nam và Mỹ thay đổi. Khi tỷ giá thực của VNĐ tăng lên, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt nam sẽ giảm xuống nhanh chóng và cán cân thương mại (current account) sẽ xấu đi. Khi thâm hụt thương mại quá lớn các dòng vốn nước ngoài chảy vào không đủ để bù đắp khoản thiếu hụt ngoại tệ, ngân hàng trung ương sẽ phải đối mặt với hai lựa chọn: (i) bán ngoại tệ từ dự trữ quốc gia ra thị trường để duy trì tỷ giá hoặc (ii) phá giá đồng nội tệ.
Thường các nước chọn phương án (i) trước cho đến khi dự trữ ngoại tệ cạn kiệt thì phải thực hiện phương án (ii). Tuy nhiên nếu chỉ vì current account bị thâm hụt quá lớn mà phải phá giá thì tình hình không quá tổi tệ. Thứ nhất, hoạt động xuất nhập khẩu thường khá cố định (persistent) nên các ngân hàng trung ương có thể dự báo được tình hình từ rất sớm để đưa ra cách thức đối phó. Thứ hai, ngay cả khi nội tệ bị phá giá ảnh hưởng trực tiếp và tức thời vào nền kinh tế cũng không lớn quá. Thậm chí, nếu việc phá giá là hợp lý và đúng thời điểm, nó còn giúp phân bổ lại nguồn lực xã hội hợp lý hơn và sẽ có tác động tích cực về lâu dài cho nền kinh tế. Vấn đề phá giá nội tệ chỉ trở nên tồi tệ khi nó đi cùng với một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán (balance of payments crisis), đôi khi còn được gọi là khủng hoảng tiền tệ (currency crisis). Không may là đa số các trường hợp ngân hàng trung ương phải phá giá nội tệ gần đây, nhất là ở các nước đang phát triển, đều đi kèm với khủng hoảng cán cân thanh toán.
Theo phân loại của giới học giả và IMF, khủng hoảng cán cân thanh toán ở các nước đang phát triển có hai loại: khủng hoảng thế hệ I và khủng hoảng thế hệ II (hiện nay đã có mô hình lý thuyết về khủng hoảng thế hệ III). Khủng hoảng thế hệ I, điển hình như cuộc khủng hoảng ở các nước Mỹ Latin trong thập kỷ 80, có nguyên nhân từ nợ nước ngoài quá lớn (cần phân biệt nợ nước ngoài – foreign debt – với đầu tư nước ngoài FDI) do chính phủ để ngân sách thâm hụt trong một thời gian quá dài (twin deficits). Khi đồng nội tệ có nguy cơ bị phá giá, các chủ nợ không tiếp tục cho vay nữa và/hoặc sẽ đồng loạt rút tiền gây ra sự tháo chạy của đồng vốn nước ngoài (capital flight). Điều này sẽ ảnh hưởng tức thời tới các hoạt động kinh tế và hệ thống ngân hàng gây ra khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng loại II, điển hình như Thailand 1997, vừa có nguyên nhân do tiền đầu tư “nóng” từ nước ngoài chảy vào ổ ạt giúp cho current account có thể thâm hụt nghiêm trọng, vừa do những cuộc tấn công vào đồng nội tệ (currency attack) có chủ ý của giới đầu cơ tiền tệ (currency speculators) quốc tế mà chủ yếu là các global macro hedge fund. Hậu quả cũng là capital flight và nền kinh tế bị suy sụp.
Trong tình hình hiện nay của Việt nam, liệu một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán (khủng hoảng tiền tệ) có thể xảy ra hay không? Và liệu currency attack có phải là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng này hay không? Bài phân tích “Beyond the tipping point” của Stewart Newnham (Morgan Stanley – 28/05/2008) khẳng định một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Việt nam là điều không tránh khỏi và chỉ còn là vấn đề thời gian. Quan điểm này cũng được một số nhà phân tích người Việt ủng hộ. Người viết bài này tuy cũng cho rằng khả năng khủng hoảng tiền tệ của Viêt nam là khá cao, vẫn hi vọng chính phủ Việt nam sẽ có những biện pháp khéo léo và hợp lý để ngăn chặn nó. Tuy vậy, với tình hình cán cân thanh toán của Việt nam ngày một xấu đi, liệu một currency attack của giới hedge fund có thể xảy ra với VNĐ trong hoàn cảnh hiện tại để khơi mào cho một cuộc khủng hoảng ở Việt nam hay không?
Cơ chế của một cuộc tấn công tiền tệ
Về cơ bản, một cuộc tấn công tiền tệ diễn ra như sau. Giới hedge fund, sau khi phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của một nước, dự đoán rằng không sớm thì muộn nước này sẽ phải phá giá đồng nội tệ. Để có thể trục lợi từ việc phá giá đồng nội tệ, hedge funds sẽ tiến hành ký những hợp đồng mua USD (bán nội tệ) có thời hạn (forward contract) với các NHTM trong nước. Chênh lệch giữa giá USD vào thời điểm hiện tại (spot rate) so với giá qui định trong forward contract (forward rate) bằng đúng với chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và USD vào thời điểm forward contract được ký. Đây là nguyên lý Covered Interest Rate Parity (chưa biết dịch ra tiếng Việt là gì) mà bất cứ giáo trình tài chính cơ bản nào cũng giải thích cặn kẽ.
Việc ký hợp đồng forward như thế tương đương với việc bán khống (short sell) đồng nội tệ làm tăng thêm áp lực phá giá đồng nội tệ. Mặc dù forward contract chỉ yêu cầu trao đổi tiền tệ trong tương lai, nhưng một khi lượng forward short sell đồng nội tệ quá lớn (one-sided market), các NHTM sẽ buộc phải phòng ngừa rủi ro (hedge) các nghĩa vụ bán USD trong tương lai (forward liability) của mình bằng cách bán đồng nội tệ và mua vào USD trên thị trường spot. Ngoài việc gây áp lực phá giá lên đồng nội tệ, các hedge funds sử hợp đồng forward như là công cụ để khuếch đại (leverage) sức mạnh tài chính của mình, nghĩa là chỉ với vài chục triệu USD tiền vốn, họ có thể làm cầu USD tăng lên vài trăm triệu, thậm chỉ vài tỷ USD trên thị trường. Thông thường leverage của các hedge fund từ 10 đến 100 lần vốn của họ tùy vào từng thị trường. Nếu áp lực phá giá chưa đủ lớn, các hedge funds lại tiếp tục mua USD forward đẩy cầu USD trên thị trường spot cao lên nữa cho đến khi ngân hàng trung ương buộc phải phá giá. Lúc đó các hedge funds chỉ việc thanh lý (close) các hợp đồng forward còn hiệu lực và kiếm được một khoản lợi nhuận bằng chênh lệch spot rate sau khi đã bị phá giá với forward rate đã ký được trước đây.
Điểm mấu chốt để cơ chế attack này có thể thành công là các forward contract mà các hedge fund ký được phải có thời hạn dài hơn khoảng thời gian mà ngân hàng trung ương có thể cầm cự được trước khi phá giá. Nếu các forward contract này hết hạn trước đó, hedge funds sẽ buộc phải thực thi việc mua USD với tỷ giá chưa bị phá và ký tiếp forward contract khác (rollover). Tuy nhiên điều này rất khó khăn vì các hedge funds với leverage rất lớn sẽ phải thực hiện việc trao đổi ngoại tệ có giá trị (face value) có thể lớn hơn nhiều lần vốn của họ. Nếu hedge fund vay nội tệ từ các NHTM bản địa để thực hiện nghĩa vụ này, với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suât nhận được từ khoản USD thu được, nên họ sẽ phải chịu một khoản lỗ lớn do chênh lệch lãi suất cho đến khi cuộc tấn công thành công. Còn nếu hedge funds đi vay USD từ bên ngoài rồi đổi ra nội tệ thì lượng USD đó sẽ làm tăng thêm cung ngoại tệ và làm giảm áp lực lên đồng nội tệ, giảm đi sức mạnh của cuộc tấn công.
Trong cuộc khủng hoảng Thailand 1997, ngân hàng trung ương Thailand (Bank of Thailand – BoT) đã nâng lãi suất lên rất cao khi một số forward contract đáo hạn nhằm hạn chế khả năng các hedge funds vay đồng baht để có thể rollover các forward contract. Tuy nhiên BoT đã mất cảnh giác trong ba tháng đầu năm 1997 để các hedge funds tich trữ được một lượng lớn forward contract (xấp xỉ 15 tỷ USD) có thời hạn rất dài (12 tháng). Một điều đáng tiếc nữa là chính BoT đã tham gia trực tiếp vào thị trường forward để cố gắng ngăn chặn sức ép lên đồng baht. Bởi vậy, khi lãi suất đã được đẩy lên rất cao để chống lại rollover, nền kinh tế Thailand đã không chịu nổi chi phí vốn cao trong thời gian dài như vậy nên đã bắt đầu có dấu hiệu suy sụp vào đầu tháng 7/1997. Đến lúc đó, BoT không còn lựa chọn nào khác ngoài phương án phá giá đồng baht bằng cách tuyên bố thả nổi tỷ giá để cứu nền kinh tế.
Liệu VNĐ có bị tấn công?
Quay về tình hình Việt nam vào thời điểm hiện tại, liệu các điều kiện cho một cuộc tấn công tiền tệ vào VNĐ đã hội đủ ở Việt nam hay chưa. Điều kiện cần đầu tiên là sự hiện diện đủ lớn của giới macro hedge funds có ý định tấn công VNĐ. Sẽ rất khó xác định được điều này vì các hedge fund không bao giờ để lộ kế hoạch kinh doanh của mình. Tuy nhiên với những thông tin mà tác giả bài viết này có được thì một số macro hedge funds lớn chưa quan tâm đến Việt nam trong thời gian gần đây. Để tiến hành đầu cơ vào một thị trường, giới hedge funds bao giờ cũng phải quan tâm đến mức độ thanh khoản (liquidity) của thị trường đó. Hiện tại liquidity của VNĐ giữa các currency dealers lớn vẫn chưa có dấu hiệu gia tăng. Số liệu về non-deliverable forward (NDF – forward bên ngoài hệ thống NHTM Việt nam, không yêu cầu hoán đổi thực sự ngoại tệ khi đáo hạn) cho thấy thị trường này vẫn rất illiquid trong hơn một năm qua (chỉ có khoảng 1-2 contract được mua bán trong ngày và bid/ask spread khá cao). Bởi vậy, khả năng các hedge funds đã bắt đầu lên kế hoạch tấn công VNĐ không cao.
Điều kiện thứ hai là cơ chế quản lý ngoại hối[/B] của Việt nam, hay mức độ mở của tài khoản vốn (capital account), đã đủ để các hedge funds bên ngoài mua được forward contract với VNĐ hay chưa. Câu trả lời gần như là chưa. Nếu một hedge fund ở bên ngoài muốn ký forward contract với một NHTM trong nước (hay kể cả NHTM ở một nước nào đó có mua bán VNĐ) thì để đồng USD có thể rời khỏi Việt nam, về nguyên tắc nó cũng phải được phép của NHNN. Tuy nhiên hiên tại qui định quản lý ngoại hối của Việt nam chỉ cho phép dòng vốn có xuất sứ từ hoạt động nhập khẩu, tiêu dùng cá nhân, và chuyển tiền lợi tức được phép rời Việt nam tự do (theo nghĩa luật định). Tuy các NHTM và các doanh nghiệp vẫn có cách lách luật để chuyển ngoại tệ ra ngoài, nhưng đó không thể là kênh chính để các hedge funds dựa vào cho mục đích tấn công VNĐ.
Điều kiện thứ ba[/B] là liệu giới hedge funds có thể tấn công ngay từ trong nước, hoặc một cuộc tấn công có xuất xứ từ người Việt liệu có khả năng xảy ra hay không. Điều này phụ thuộc vào khả năng mua được forward từ các NHTM Việt nam. Cho đến thời điểm này, các sản phẩm dẫn suất (derivatives) trong đó có forward vẫn còn khá mới mẻ trong hệ thống tài chính của Việt nam. Mặc dù đã có một số NHTM bán forward cho các doanh nghiệp nhưng điều này chủ yếu cho mục đích quản lý rủi ro (hedging), nghĩa là phải liên quan đến một hoạt động kinh tế có thật (như nhập khẩu). Hiện tại, mặc dù có sự khan hiếm ngoại tệ, vẫn chưa có một đột biến nào lớn trên thị trường ngoại tệ giữa các NHTM, tức là chưa có dấu hiệu của một đợt phát hành forward contract lớn. Ngoài ra, với sự quản lý chặt chẽ của NHNN đối với các NHTM, ít nhất là với 5 NHTM quốc doanh, khả năng các doanh nghiệp hoặc các quĩ đầu tư trong nước dồn dập mua forward contract để đầu cơ mà không bị phát hiện là rất nhỏ.
Điểm cuối cùng là mức độ chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và USD. Hiện tại lãi suất cho vay của VNĐ xấp xỉ 18%/năm, trong khi lãi suất huy động USD trong nước khoảng 7%/năm, còn thấp hơn nữa nếu gửi ở nước ngoài. Do vậy, forward rate và spot rate hiên tại sẽ chênh lệch nhau khoảng 11%. Điều đó có nghĩa là nếu một hedge fund ký được forward contract vào thời điểm này thì họ chỉ có thể có lời nếu VNĐ bị phá giá quá 11% trước khi forward contract đáo hạn. Tất nhiên khả năng này có thể xảy ra, nhưng rõ ràng khoảng cách 11% sẽ làm giảm đáng kể động cơ đầu cơ của các hedge funds. Tóm lại, với tình hình hiện tại sẽ khó có thể xảy ra một cuộc tấn công tiền tệ nhằm vào VNĐ từ các hedge funds quốc tế. Khả năng tấn công từ trong nước cũng rất nhỏ. Vậy nếu một cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra với nền kinh tế Việt nam, nó sẽ mang nhiều tính chất của một cuộc khủng hoảng thế hệ I, nghĩa là xuất phát từ sự rút vốn hàng loạt của các nhà đầu tư nước ngoài, trưc tiếp và gián tiếp.
-
12-06-2008 06:13 PM #2
- Ngày tham gia
- Mar 2008
- Bài viết
- 35
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: TẤN CÔNG TIỀN TỆ LIỆU CÓ XẨY RA VỚI VIỆT NAM
Cám ơn nhiều!
Thực sự rất hay!
-
12-06-2008 06:27 PM #3
Senior Member- Ngày tham gia
- Jun 2008
- Bài viết
- 601
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: TẤN CÔNG TIỀN TỆ LIỆU CÓ XẨY RA VỚI VIỆT NAM
Chẳng nói trước được .
-
15-06-2008 08:55 PM #4
- Ngày tham gia
- Mar 2007
- Bài viết
- 41
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: TẤN CÔNG TIỀN TỆ LIỆU CÓ XẨY RA VỚI VIỆT NAM
Copy trên diễn đàn khác nè các bác
Re: NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HÀNG NGÀY - THÁNG 6 NĂM 2008
Các bác chưa đọc bài báo của The Times à, tôi để tôi post luôn vậy : link đây http://business.timesonline.co.uk/to...cle4127593.ece
Đọc xong tôi nghĩ mình cũng nên giữ vững kỷ luật như bác Bacnt, cố gắng
không để lòng tham nó động đậy, ngồi ngoài ngó cho hết tháng 7
From Times Online
June 13, 2008
[h1]Vietnam on brink of Thai baht-style currency crisis of 1997[/h1]
Rhys Blakely, Bombay
Vietnam, until recently a poster child among emerging economies, is
on the brink of a currency collapse, which would mirror the rout of the
Thai baht that sparked the Asian crisis in 1997.
This week the State Bank of Vietnam effectively devalued the dong 2
per cent against the dollar, a move that analysts said was designed to
head off a speculative attack on the embattled currency.
The move highlighted concerns that Vietnam, where consumer price
inflation is running at more than 25 per cent, is poised to suffer an
exodus of foreign-controlled capital.
The nation's benchmark equities index has lost 60 per cent of its
value since January, making it the world's worst performing stock
market. Vietnam's trade deficit for the year to May, at $14.4 billion
(£7.4 billion), exceeds the $12.4 billion shortfall for 2007.
<script>
</script>
[h3]Related Links[/h3]
[*] Vietnam rides a mass-affluent boom [/list]
[*] Prudential launches consumer loans in Vietnam [/list]
[*] Brits ride the Vietnam tiger [/list]
Claire Innes, at Global Insight, said: "The weakening of the currency is principally aimed at preventing speculative attacks."
Matthew Hildebrandt, an economist at JP Morgan, said the move "will
embolden the view that Vietnam is on the verge of a [balance of
payments] crisis and larger devaluation."
On the streets of Vietnam's cities, there has been growing disquiet
over the fate of the dong. Vietnam's black-market currency exchange
rate has reportedly jumped to a record high of more than 18,000 dong to
the dollar - above last week's official rate of 16,268.
Sherman Chan, at Moody's economy.com, said: "A sense of déja vu and
fears of sky-rocketing inflation are causing individuals and merchants
to hoard rice, cement and steel, a return to old habits formed back
when annual inflation exceeded 60 per cent."
She added that inflationary pressures has prompted a stampede into
gold: "The price of gold has tended to be a reliable proxy for the
public's assessment of the Government's ability to stabilize the
economy. Gold's price in recent months underscores their stunning lack
of confidence."
The situation underscores the sharp reversal of sentiment over the
Vietnamese economy, which, until last year, was among the fastest
growing in Asia. In March 2007, the combined value of stocks on the Ho
Chi Minh City and Hanoi stock exchanges stood at about $29 billion – up
from less than $1 billion in 2005.
Economists say that a recent suggestion by the Vietnamese
Government that it does not have sufficient foreign reserves to fend
off an attack from speculators, who may bet on the dong suffering a
sudden and sharp drop, was ill-timed.
Ms Chan said: "The bitter lessons of the Thais and Indonesians in
1997 are clear: even $22 billion can be used up very quickly when the
currency is under heavy pressure from determined and well-financed
speculators.
"The only way to regain credibility is by employing serious tools
to attack the roots of the problem, which are an overheating economy
and excessive inflation."
She added: "To prevent a currency and balance of payments crisis,
it is necessary that the Government take a tough tightening stance.
This could dampen growth in the near term but the benefits outweigh the
downside, as it would take an extended period for an economy to recover
from a major crisis."
-
07-07-2008 02:31 PM #5
- Ngày tham gia
- Mar 2008
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Tiền đồng đang ở đâu?
(TBKTSG) - Để trả lời câu hỏi này, một số tác giả đã tiến hành so sánh tốc độ tăng GDP và cung tiền. Theo đó tốc độ tăng GDP trong giai đoạn 2005-2007 là 27,6% nhưng cung tiền lại tăng tới 135%.
Hai dữ kiện này sau đó đã được liên kết lại để đưa đến nhận định rằng với lượng cung tiền này thì lạm phát đáng lý phải cao hơn nhiều chứ không phải như trong thời gian qua (?!). Sở dĩ lạm phát chưa bùng phát lên cao là do phần lớn lượng tiền cung ứng trong ba năm qua đã nằm ở các hedge fund (quỹ đầu cơ) và một số nhà đầu cơ lớn nhỏ khác. Họ chỉ chờ thời cơ thuận lợi để thao túng (lũng đoạn tiền tệ hoặc tiến hành các hoạt động thâu tóm).
Nếu ví tiền đồng như “nước”, phần lớn nước hiện nay nằm ở các con sông (ngân hàng thương mại). Có điều lượng nước từ các con sông cũng không còn nhiều do đã được hồ chứa là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút về phần lớn (bằng việc siết van khóa chặt tiền tệ). Nước không nhiều nên các con sông đã hạn chế đến mức tối đa cho các cánh đồng (doanh nghiệp) vay mượn.
Cánh đồng nào may mắn vay được nước từ sông cũng không chủ yếu dùng để canh tác mà để bù đắp thanh khoản. Sông nào vay được nước từ hồ cũng rất hạn chế cho các cánh đồng vay lại vì bị hồ chứa đặt ra quá nhiều điều kiện (như tốc độ tăng trưởng tín dụng không được vượt quá 30%).
Phần nước mà hồ cung ứng trước đây cho các cánh đồng “chứng khoán và bất động sản” đã bốc hơi phần lớn, số còn lại cũng bị đóng băng vì thị trường đang rơi vào cảnh chợ chiều. Sau khi tính hết các yếu tố này, lượng nước chắc rất ít ỏi còn lại nằm ở các cây giữ nước là người có tiền nhàn rỗi, các doanh nghiệp và một số quỹ đầu tư.
Đây mới là cách phân tích khả dĩ để trả lời cho câu hỏi “tiền đồng đang ở đâu”, thay vì chỉ suy đoán. Trước hết, ta thấy rằng tiền không phải đến từ những cỗ máy in mà từ nguồn vốn vay hoặc huy động từ cổ đông. Tiền trả lãi vay và cổ tức lấy từ đâu khi mà lượng tiền đồng này nằm yên không sinh lợi trong thời gian quá dài chỉ để chờ thời cơ thao túng?
Tuy nhiên tiền đồng mà các quỹ có được là do trước đó họ phải bán đi đô la để đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản, nhưng với việc thị trường chứng khoán và bất động sản giảm giá khoảng 60% trong gần một năm qua, kết hợp với tỷ giá ngày càng có xu hướng tăng lên (nghĩa là cũng số lượng tiền đồng như cũ nhưng chuyển sang đô la ngày càng ít đi theo thời gian), liệu các quỹ có đủ kiên nhẫn chấp nhận lỗ thêm nữa và chờ đến bao giờ để tiến hành các hoạt động thao túng?
Thống kê từ một số quỹ đầu tư cho thấy lượng tiền mặt hiện cũng chỉ còn vài phần trăm so với tài sản ròng, trừ các quỹ mới huy động (xem bảng). Các quỹ khác không nằm trong thống kê này chắc hẳn cũng đang trong tình trạng tương tự. Và ngay cả trong trường hợp toàn bộ lượng tiền đồng này được chuyển đổi sang đô la, các quỹ cũng gặp phải những khó khăn từ các rào cản ngoại hối.
Việt Nam chưa phải là quốc gia tự do hóa tài khoản vốn hoàn toàn và với chính sách quản lý ngoại hối vẫn còn khá chặt chẽ như hiện nay, khó nhà đầu tư nào có thể bán ngay một lúc toàn bộ lượng tiền đồng lấy đô la để chuyển ra nước ngoài. Còn nếu sử dụng các công cụ phái sinh để chuyển tiền đồng thành đô la thì càng không thể.
Các hợp đồng phái sinh ở các ngân hàng chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, và cũng chỉ được các ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp trong giao dịch xuất nhập khẩu. Còn với công cụ phái sinh quyền chọn (option) đô la Mỹ/đồng Việt Nam thì do đang trong quá trình thí điểm nên thiếu khung pháp lý để các quỹ chuyển đổi hàng loạt sang đô la với số lượng lớn.
Như vậy nếu có thể chuyển từ tiền đồng sang đô la và sau đó chuyển ra nước ngoài, các quỹ chỉ có thể tiến hành nhỏ giọt, thị trường ngoại hối khó có thể có đột biến đáng kể, thậm chí nếu khả năng này xảy ra. Tuy nhiên với những thông tin tích cực gần đây và việc các nhà đầu tư nước ngoài đang có kế hoạch đổ vốn vào Việt Nam, xem ra việc tính toán thế trận giờ đây đã không còn hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ mỗi một phía các quỹ đầu cơ.
Tóm lại, nếu chỉ nhìn vào lượng nước (tiền) mà hồ chứa là NHNN cung ứng trong nhiều năm qua để cho rằng chúng hiện đang nằm ở các quỹ đầu cơ lớn là chỉ chụp ảnh có mỗi lượng nước tích tụ tại các cây giữ nước ngay tại một thời điểm nào đó (khi thị trường chứng khoán và bất động sản còn đang nóng).
Cách chụp ảnh ở trạng thái tĩnh tại một thời điểm hoàn toàn bỏ qua việc hồ chứa nước đã thu hồi nước từ các con sông (ngân hàng tăng lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc và chuyển toàn bộ khoảng 50.000 tỉ đồng tiền gửi của hệ thống kho bạc đang gửi về NHNN).
Để trả lời cho câu hỏi nước (tiền) đang ở đâu, cần xem lại từ đầu đến cuối cuốn phim “bơm hút nước” từ toàn bộ hệ thống của hồ chứa nước, các con sông, các cánh đồng và các cây giữ nước, thay vì chỉ xem duy nhất một tấm ảnh của chỉ có mỗi cây giữ nước. Sau đó còn phải nhận diện các điều kiện và cơ chế mà lượng nước từ các cây có thể gom lại được để tạo nên một trận lụt.
Ta còn phải tiến hành chọn mẫu tiêu biểu một số cây giữ nước để ước đoán lượng nước từ các cây khác còn lại nhiều hay ít. Điều quan trọng mà nhà làm chính sách cần quan tâm chính là các cây giữ nước này đang tích trữ bao nhiêu lượng ngoại tệ đô la và vàng trong thời gian qua để chờ thời?Mọi suy diễn chủ quan khác đều tạo ra tâm lý hoang mang không đáng có về một trận lụt ảo.
GS. TS. TRẦN NGỌC THƠ
Lượng tiền mặt tại một số quỹ trong nước và nước ngoài (đến cuối tháng 5-2008)
[table]
Quỹ đại chúng trong nước niêm yết tại HOSE (đồng Việt Nam) |
Tiền |
Tài sản ròng |
Tỷ lệ
VF1 |
258.101.576.825 |
1.881.152.746.194 |
13,7%
VF4 (mới hoạt đồng từ 28-2-2008) |
578.256.092.098 |
738.937.038.307 |
78,3%
PRUBF1 |
16.820.213.714 |
376.227.371.644 |
4,5%
MAFPF1 |
40.225.898.492 |
118.999.527.453 |
33,8%
Quỹ nước ngoài đầu tư vào VN (Triệu đô la Mỹ) |
Tiền |
Tài sản ròng |
Tỷ lệ
Vietnam Enterprise Investments Limited - VEIL |
11,44 |
381,4 |
3,0%
Vietnam Growth Fund Limited - VGF |
14,70 |
245,01 |
6,0%
Vietnam Dragon Fund Limited - VDF |
4,07 |
203,6 |
2,0%
Vietnam Opportunity Fund (VOF) |
18,74 |
694,0 |
2,7%
Vietnam Infrastructure Limited (hoạt động từ tháng 7-2007) |
226,71 |
361,0 |
62,8%
Nguồn: Tổng hợp từ website của các quỹ và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM
[/table]
Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/tiente/7227/
-
07-07-2008 02:31 PM #6
- Ngày tham gia
- Mar 2008
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Tiền đồng đang ở đâu?
(TBKTSG) - Để trả lời câu hỏi này, một số tác giả đã tiến hành so sánh tốc độ tăng GDP và cung tiền. Theo đó tốc độ tăng GDP trong giai đoạn 2005-2007 là 27,6% nhưng cung tiền lại tăng tới 135%.
Hai dữ kiện này sau đó đã được liên kết lại để đưa đến nhận định rằng với lượng cung tiền này thì lạm phát đáng lý phải cao hơn nhiều chứ không phải như trong thời gian qua (?!). Sở dĩ lạm phát chưa bùng phát lên cao là do phần lớn lượng tiền cung ứng trong ba năm qua đã nằm ở các hedge fund (quỹ đầu cơ) và một số nhà đầu cơ lớn nhỏ khác. Họ chỉ chờ thời cơ thuận lợi để thao túng (lũng đoạn tiền tệ hoặc tiến hành các hoạt động thâu tóm).
Nếu ví tiền đồng như “nước”, phần lớn nước hiện nay nằm ở các con sông (ngân hàng thương mại). Có điều lượng nước từ các con sông cũng không còn nhiều do đã được hồ chứa là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút về phần lớn (bằng việc siết van khóa chặt tiền tệ). Nước không nhiều nên các con sông đã hạn chế đến mức tối đa cho các cánh đồng (doanh nghiệp) vay mượn.
Cánh đồng nào may mắn vay được nước từ sông cũng không chủ yếu dùng để canh tác mà để bù đắp thanh khoản. Sông nào vay được nước từ hồ cũng rất hạn chế cho các cánh đồng vay lại vì bị hồ chứa đặt ra quá nhiều điều kiện (như tốc độ tăng trưởng tín dụng không được vượt quá 30%).
Phần nước mà hồ cung ứng trước đây cho các cánh đồng “chứng khoán và bất động sản” đã bốc hơi phần lớn, số còn lại cũng bị đóng băng vì thị trường đang rơi vào cảnh chợ chiều. Sau khi tính hết các yếu tố này, lượng nước chắc rất ít ỏi còn lại nằm ở các cây giữ nước là người có tiền nhàn rỗi, các doanh nghiệp và một số quỹ đầu tư.
Đây mới là cách phân tích khả dĩ để trả lời cho câu hỏi “tiền đồng đang ở đâu”, thay vì chỉ suy đoán. Trước hết, ta thấy rằng tiền không phải đến từ những cỗ máy in mà từ nguồn vốn vay hoặc huy động từ cổ đông. Tiền trả lãi vay và cổ tức lấy từ đâu khi mà lượng tiền đồng này nằm yên không sinh lợi trong thời gian quá dài chỉ để chờ thời cơ thao túng?
Tuy nhiên tiền đồng mà các quỹ có được là do trước đó họ phải bán đi đô la để đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản, nhưng với việc thị trường chứng khoán và bất động sản giảm giá khoảng 60% trong gần một năm qua, kết hợp với tỷ giá ngày càng có xu hướng tăng lên (nghĩa là cũng số lượng tiền đồng như cũ nhưng chuyển sang đô la ngày càng ít đi theo thời gian), liệu các quỹ có đủ kiên nhẫn chấp nhận lỗ thêm nữa và chờ đến bao giờ để tiến hành các hoạt động thao túng?
Thống kê từ một số quỹ đầu tư cho thấy lượng tiền mặt hiện cũng chỉ còn vài phần trăm so với tài sản ròng, trừ các quỹ mới huy động (xem bảng). Các quỹ khác không nằm trong thống kê này chắc hẳn cũng đang trong tình trạng tương tự. Và ngay cả trong trường hợp toàn bộ lượng tiền đồng này được chuyển đổi sang đô la, các quỹ cũng gặp phải những khó khăn từ các rào cản ngoại hối.
Việt Nam chưa phải là quốc gia tự do hóa tài khoản vốn hoàn toàn và với chính sách quản lý ngoại hối vẫn còn khá chặt chẽ như hiện nay, khó nhà đầu tư nào có thể bán ngay một lúc toàn bộ lượng tiền đồng lấy đô la để chuyển ra nước ngoài. Còn nếu sử dụng các công cụ phái sinh để chuyển tiền đồng thành đô la thì càng không thể.
Các hợp đồng phái sinh ở các ngân hàng chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, và cũng chỉ được các ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp trong giao dịch xuất nhập khẩu. Còn với công cụ phái sinh quyền chọn (option) đô la Mỹ/đồng Việt Nam thì do đang trong quá trình thí điểm nên thiếu khung pháp lý để các quỹ chuyển đổi hàng loạt sang đô la với số lượng lớn.
Như vậy nếu có thể chuyển từ tiền đồng sang đô la và sau đó chuyển ra nước ngoài, các quỹ chỉ có thể tiến hành nhỏ giọt, thị trường ngoại hối khó có thể có đột biến đáng kể, thậm chí nếu khả năng này xảy ra. Tuy nhiên với những thông tin tích cực gần đây và việc các nhà đầu tư nước ngoài đang có kế hoạch đổ vốn vào Việt Nam, xem ra việc tính toán thế trận giờ đây đã không còn hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ mỗi một phía các quỹ đầu cơ.
Tóm lại, nếu chỉ nhìn vào lượng nước (tiền) mà hồ chứa là NHNN cung ứng trong nhiều năm qua để cho rằng chúng hiện đang nằm ở các quỹ đầu cơ lớn là chỉ chụp ảnh có mỗi lượng nước tích tụ tại các cây giữ nước ngay tại một thời điểm nào đó (khi thị trường chứng khoán và bất động sản còn đang nóng).
Cách chụp ảnh ở trạng thái tĩnh tại một thời điểm hoàn toàn bỏ qua việc hồ chứa nước đã thu hồi nước từ các con sông (ngân hàng tăng lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc và chuyển toàn bộ khoảng 50.000 tỉ đồng tiền gửi của hệ thống kho bạc đang gửi về NHNN).
Để trả lời cho câu hỏi nước (tiền) đang ở đâu, cần xem lại từ đầu đến cuối cuốn phim “bơm hút nước” từ toàn bộ hệ thống của hồ chứa nước, các con sông, các cánh đồng và các cây giữ nước, thay vì chỉ xem duy nhất một tấm ảnh của chỉ có mỗi cây giữ nước. Sau đó còn phải nhận diện các điều kiện và cơ chế mà lượng nước từ các cây có thể gom lại được để tạo nên một trận lụt.
Ta còn phải tiến hành chọn mẫu tiêu biểu một số cây giữ nước để ước đoán lượng nước từ các cây khác còn lại nhiều hay ít. Điều quan trọng mà nhà làm chính sách cần quan tâm chính là các cây giữ nước này đang tích trữ bao nhiêu lượng ngoại tệ đô la và vàng trong thời gian qua để chờ thời?Mọi suy diễn chủ quan khác đều tạo ra tâm lý hoang mang không đáng có về một trận lụt ảo.
GS. TS. TRẦN NGỌC THƠ
Lượng tiền mặt tại một số quỹ trong nước và nước ngoài (đến cuối tháng 5-2008)
[table]
Quỹ đại chúng trong nước niêm yết tại HOSE (đồng Việt Nam) |
Tiền |
Tài sản ròng |
Tỷ lệ
VF1 |
258.101.576.825 |
1.881.152.746.194 |
13,7%
VF4 (mới hoạt đồng từ 28-2-2008) |
578.256.092.098 |
738.937.038.307 |
78,3%
PRUBF1 |
16.820.213.714 |
376.227.371.644 |
4,5%
MAFPF1 |
40.225.898.492 |
118.999.527.453 |
33,8%
Quỹ nước ngoài đầu tư vào VN (Triệu đô la Mỹ) |
Tiền |
Tài sản ròng |
Tỷ lệ
Vietnam Enterprise Investments Limited - VEIL |
11,44 |
381,4 |
3,0%
Vietnam Growth Fund Limited - VGF |
14,70 |
245,01 |
6,0%
Vietnam Dragon Fund Limited - VDF |
4,07 |
203,6 |
2,0%
Vietnam Opportunity Fund (VOF) |
18,74 |
694,0 |
2,7%
Vietnam Infrastructure Limited (hoạt động từ tháng 7-2007) |
226,71 |
361,0 |
62,8%
Nguồn: Tổng hợp từ website của các quỹ và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM
[/table]
Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/tiente/7227/
-
07-07-2008 02:35 PM #7
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2007
- Bài viết
- 576
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Tiền đồng đang ở đâu?
Hay lắm
-
07-07-2008 06:33 PM #8
- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 34
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Tiền đồng đang ở đâu?
http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=newsarchive&sid=a6AWbpKV3cJE
Korea, India, Vietnam Currency Interventions May
Fail (Update2)
By Patricia Lui
July 7 (Bloomberg) -- South Korea, India and Vietnam will fail to halt
declines in their currencies by using intervention because their economies are
slowing and trade deficits widening, said Morgan Stanley, the second-biggest
U.S. securities firm.
Central banks in each of the countries have ``repeatedly'' been buying and
selling foreign-exchange this year as their currencies have weakened, Stewart
Newnham, a research analyst at Morgan Stanley, wrote in a note to clients.
The won, rupee and dong have all fallen at least 5 percent in 2008, threatening
to quicken inflation by increasing import costs. Korea, the world's
sixth-biggest holder of foreign-exchange reserves, pledged today to take ``stern
action'' to stabilize the won.
``Their intervention will ultimately fail,'' Hong Kong- based Newnham wrote
in the note, which he confirmed by telephone today. ``The best they can hope
for, in our view, is to engineer an orderly decline through a `smoothing
operation.' And maybe Vietnam cannot even achieve that.''
The won has fallen 10.2 percent this year to 1,042.85 per dollar according to
Seoul Money Brokerage Services Ltd. It is the second biggest loser against the
dollar in the period of the 10 most-traded Asian currencies outside Japan.
India's rupee has weakened 8.7 percent to 43.165 and the dong has slipped 5
percent to 16,846.50.
Minister Dismissed
Korea's currency snapped two days of losses today, gaining 0.7 percent, after
the Ministry of Finance and the Bank of Korea said they will use
foreign-exchange reserves to stabilize the won and ``take strong necessary
measures if the imbalance seems excessive.'' President Lee Myung Bak today
dismissed Vice Finance Minister Choi Joong Kyung, who was in charge of currency
policy, as part of a wider cabinet reshuffle.
``By far, the strongest pressure is on the Vietnamese dong'' due to its
limited foreign-exchange reserves, Newnham wrote. Morgan Stanley estimates
Vietnam's reserves to be $27 billion, India's $302 billion, the world's fourth
biggest, and South Korea's $258 billion.
Vietnam will be forced to ``realign'' the dong, Newnham said. Traders are
pricing in an 18 percent decline in the coming year to 20,500 per dollar,
according to offshore 12-month non-
deliverable forwards.
Accelerating inflation has pushed so-called ``real rates,'' which are
interest rates accounted for inflation, towards zero or negative levels because
``interest-rate stances are not sufficiently tight,'' Newnham wrote.
Not Credible
Korea's benchmark rate is at 5 percent and Vietnam's at 14 percent, compared
with inflation of 5.5 percent and 26.8 percent respectively. India's policy rate
is at 8.5 percent, compared with its wholesale price
index at 11.63 percent.
``Their interest-rate and exchange-rate policies are not internally
consistent for currency intervention to be regarded as credible,'' Newnham said
in the note.
Banks in the three countries are ``showing signs of discomfort and this could
feed through into foreign-exchange weakness,'' Newnham wrote, citing high
loan-to-deposit ratios, a shortage of dollars onshore and property loans.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Công ty May Việt Tiến
By xeko85 in forum Thị trường OTCTrả lời: 8Bài viết cuối: 20-01-2008, 09:08 AM -
Xin tài liệu tiếng việt hướng dẫn sử dụng Metastock.
By nuoiconbobo in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-07-2007, 12:54 PM -
Cần tiền bán CP Bảo Việt!
By manhhoan039 in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-07-2007, 11:06 AM -
Quy trình tiến hành IPO ở Việt Nam
By pvdonthu in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-06-2007, 11:10 AM
Bookmarks