Liệu có tạm ngừng giao dịch

Thứ tư, 28.05.2008, 06:55am (GMT+7)




(TCK)Phiên
giao dịch sáng nay,sàn HOSE lại một lần nữa gặp sự cố kĩ thuật khiến lệnh của
nhà đầu tư không thể nhập được vào hệ thống dẫn đến phiên giao dịch hôm nay bị
hủy bỏ.Phiên giao dịch ngày mai 28/5 sàn HOSE tiếp tục bị ngừng giao dịch.Một
lần nữa các cơ quan chức năng lại làm cho nhà đầu tư thêm thất vọng về những gì
đã xảy ra. Điều thất vọng đầu tiên là chuyện một sàn giao dịch chứng khoán có
giá trị thị trường của số chứng khoán lên đến hàng chục tỉ USD mà trang bị và
hoạt động của bộ phận kĩ thuật lại có thể để xảy ra sự cố “sập” sàn như vậy và
đây lại không phải là lần đầu. Điều đó cho thấy các cơ quan quản lý vẫn chưa có
sự đầu tư cần thiết về mặt kĩ thuật cho sàn giao dịch.Sàn giao dịch chứng khoán
là nơi có liên quan đến rất nhiều tiền,rất nhiều người,rất nhiều hoạt động,rất
nhiều chiến lược của những nhà đầu tư vì vậy nó cần phải có cơ sở mặt bằng được
đầu tư hợp lý để hoạt động tốt.Tuy nhiên thị trường chứng khoán của ta hiện nay
đang còn rất nhiều yếu kém, đã yếu kém về các công cụ đầu tư cho nhà đầu tư,yếu
kém về mặt pháp lý cho hoạt động của thị trường thì đến nay nó lại thể hiện
thêm nhiều sự yếu kém về mặt kĩ thuật. Điều thất vọng thứ 2 là trong lúc thị
trường đang khủng hoảng niềm tin như hiện nay thì việc xảy ra sự cố giao dịch
lại càng làm cho nhà đầu tư thêm mất lòng tin vào nó.Họ vẫn đang hàng ngày
ngóng chờ tín hiệu từ phía các cơ quan quản lý để tính toán hướng đi cho mình
thì trong khi tín hiệu tốt vẫn chưa thấy đâu mà việc giao dịch của họ trên thị
trường lại gặp sự cố.Tính thanh khoản quá kém khiến nhiều người không bán ra
được nhưng vẫn còn có chút cơ hội để bán thì việc sự cố sập sàn xảy ra họ không thể bán
được dù họ có muốn bán đến thế nào đi chăng nữa. Điều thất vọng thứ 3 là phía
các cơ quan quản lý phản ứng rất chậm chạp với sự cố này,sự cố xảy ra từ phiên
1 tuy nhiên họ đã không xử lý kịp cũng không có thông báo rõ ràng ngay cho nhà
đầu tư về sự cố để rồi phiên giao dịch vẫn bị huỷ bỏ.Tiếp theo là việc chậm
chạp công bố cho nhà đầu tư nguyên nhân,kết quả khắc phục sự cố và hướng xử lý
của các cơ quan quản lý,và rồi phiên giao dịch ngày mai sàn HOSE vẫn phải tạm
ngưng giao dịch.Thị trường chứng khoán đang lạnh thế này thì hy vọng rằng sự cố
chỉ làm nóng giận những người đang cố bán ra cổ phiếu,tuy nhiên nếu sự cố xảy
ra khi thị trường đang giao dịch sôi động,khi giá trị thị trường trở nên rất
lớn thì có lẽ nó sẽ làm cho tất cả mọi nhà đầu tư đều phải bực bội vì lỡ hết
các chiến lược của mình. Đã thế nếu các cơ quan quản lý còn phản ứng,xử lý chậm
chạp với sự cố như vậy thì ngày càng khiến nhà đầu tư thêm mất lòng tin vào họ.



Liệu
các cơ quan quản lý có cho tạm ngừng giao dịch trên 2 sàn trong thời điểm hiện
nay hay không.Nếu không tạm ngừng giao dịch thì có lẽ thị trường sẽ tiếp tục
xuống tiếp và điểm 400 chứ 300 hay 200 cũng chưa thể là đáy nếu chưa có thêm
thông tin tốt từ nên kinh tế cộng với những chính sách thích hợp của Nhà nước
để vực dậy lòng tin,lòng tham,sự kì vọng của nhà đầu tư.Vì thế các cơ quan quản
lý cần phải biết nhìn vào thực tế thị trường,phải biết tính toán nhiều hơn để
có thể dự tính được những thông tin tốt từ nền kinh tế trong tương lai gần đồng
thời cần tiếp tục tính toán và sớm có thể đưa ra những chính sách hợp lý đối
với thị trường để ngăn chặn đà giảm giá của nó thì mới có thể để thị trường
tiếp tục giao dịch.Còn ngược lại nếu những dự báo về nền kinh tế thời gian tới
vẫn là xấu thậm chí là xấu hơn đồng thời các cơ quan quản lý không biết nên đưa
ra chính sách gì để hỗ trợ thị trường tìm điểm đáy sớm hơn thì có lẽ đành phải tạm
ngừng giao dịch. Điều này giống như kiểu đứa con cứ đòi bỏ nhà ra đi vì bố mẹ
nó làm cho nó không muốn ở nhà,bố mẹ nó cũng chẳng biết dùng lời lẽ thế nào để
bảo nó ở lại thì cách cuối cùng là khoá cửa lại và nhốt nó ở trong nhà một thời
gian đã rồi tính sau.



Có lẽ
chưa bao giờ thị trường lại rơi vào tình trạnh hoảng loạn như hiện nay.Rất
nhiều cổ phiếu đã giảm giá rất sâu,chúng trở nên rất rẻ mạt vậy mà người ta vẫn
chẳng thèm mua vào trong khi bên bán vẫn cứ ầm ầm bán ra với giá thấp nhất có
thể.Tại sao lại có thể xảy ra tình trạng như vậy được,có lẽ đã có quá nhiều ý
kiến phân tích,tranh luận và không cần phải tranh luận,phân tích thêm cũng có
thể nhận định thị trường còn tiếp tục giảm sâu.Nhà đầu tư không phải không biết
so sánh,không phải họ không thấy được giá cổ phiếu ngày nay so với trước đây đã
khác biệt như thế nào,họ cũng thừa hiểu PE và nắm được PE của nhiều doanh
nghiệp đã thấp đến mức khủng khiếp thế nào,họ cũng có thể nhận ra rằng thực ra
nhiều cổ phiếu giảm như vậy là quá nhiều,mua vào là quá lời.Tuy nhiên ngược lại
họ cũng biết rằng họ không nên đi ngược xu thế quá sớm,họ cũng nghĩ được rằng
giá thấp như vậy nhưng mua vào mà nó vẫn cứ giảm đều đều thì có thấp nữa mua
vào vẫn lỗ,có ai muốn thế đâu.Nhiều người cũng tham khi cổ phiếu rẻ lắm chứ,tuy
nhiên họ vội đi đâu khi mà gần như ai cũng cho rằng thị trường vẫn còn giảm và
họ cũng sợ lắm chứ vì tình hình chung vẫn chưa tốt và thị trường thì đang quá
èo uột biết lúc nào người ta đổ xô vào trở lại mà kéo nó răng nhanh được.



Cái mà
nhiều nhà đầu tư mong đợi lúc này không phải là thị trường sẽ tăng lên vèo vèo
như thời kì đỉnh cao mà chỉ mong rằng thị trường sẽ ngừng giảm và đi vào tăng
trưởng ổn định dù là chậm chạp để đợi chờ các thông tin tốt từ nền kinh tế sẽ
kéo lên sau này.Vì thế các cơ quan Nhà nước một mặt vẫn cần tính toán cho nền
kinh tế để nó phát triển tốt nhưng một mặt cần có chính sách hợp lý để giữ lại
thị trường chứng khoán không trở nên đông lạnh và sụp đổ. Nhà nước đừng ngồi
mong chờ rằng thị trường sẽ tự điều chỉnh khi cầu gặp cung vì thực tế là trên
thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay người ta đã mất quá nhiều niềm tin,sự
kì vọng vào nó và điều đó dường như càng ngày càng nhiều hơn,vì thế nếu cứ đợi
chờ điểm hỗ trợ từ phía cầu thì e rằng điểm đó còn xa lắm.Vậy các cơ quan quản
lý sẽ tiếp tục đứng nhìn thị trường giảm điểm để đợi chờ “bàn tay vô hình” làm
việc hay sẽ tạm chốt chuỗi ngày giảm giá của nó lại bằng cách tạm ngưng giao
dịch đây.



Nếu nói
rằng việc áp dụng biên độ lệch là cách can thiệp thô bạo đối với thị trường thì
việc tạm ngưng giao dịch cũng thô bạo không kém,bản chất của nó chính là việc
không cho nhà đầu tư mua hay bán cổ phiếu trong một thời gian trong khi lẽ ra
mua hay bán,mua bán lúc nào là quyền của nhà đầu tư vì dù là cổ phiếu hay tiền
thì đó cũng là thuộc sở hữu của họ và họ có quyền sử dụng,quyền định đoạt với
số tài sản đó.Tạm ngưng giao dịch thì chắc chắn thị trường sẽ giữ lại mức giá
hiện tại mà không giảm hay tăng được một chút nào cả.Ví dụ việc tạm ngưng giao
dịch diễn ra trong thời gian là 2 năm chẳng hạn,khi đó liệu có nhà đầu tư nào
chịu nghe theo hay không,có lẽ là ít ai chịu theo vì họ không muốn đồng vốn của
mình nằm chết 2 năm.Thực tế sẽ không xảy ra chuyện này nhưng lấy ví dụ ra để
chúng ta thấy rằng tạm ngưng giao dịch cũng là cách can thiệp thô bạo đối với
thị trường và thời gian tạm ngưng giao dịch càng lớn thì mức độ thô bạo càng
cao.



Nếu tạm
ngưng giao dịch thì các cơ quan quản lý liệu có cho nhà đầu tư biết được chính
xác thời gian tạm ngưng hay không.Nếu thời điểm hoạt động trở lại của thị trường
là không ai đoán định được thì nhà đầu tư đang cầm tiền sẽ thấy khó chịu thế
nào trong khi họ đang dò ngắm thị trường để đổ tiền vào thì giờ đây đành để
tiền trong tủ và ngồi nhìn thị trường đóng cửa chưa biết lúc nào mở lại.Việc đóng cửa thị trường có lẽ không được nhiều người bên phía cầm tiền ủng hộ vì
một phần họ muốn thị trường giảm thêm để mua rẻ hơn,một phần muốn thị trường
giao dịch để tìm hướng đầu tư số tiền của mình chứ không muốn ngồi chờ đợi một
thời gian khi thị trường đóng cửa.Bên cầm cổ phiếu thì một bộ phận đầu tư dài
hạn sẽ ủng hộ chính sách này vì họ không muốn giá cổ phiếu mà mình đang sở hữu
tiếp tục giảm thêm làm mất thêm thời gian để họ tìm lợi nhuận sau này vì cứ
giảm thêm 1% thì sau này phải mất thêm thời gian để tăng 1% đó.Bên bán này cũng
sẽ có một bộ phận không ủng hộ chính sách này vì họ đang muốn bán ra,bán ra
càng nhanh càng tốt vì thế nếu thị trường tạm ngưng giao dịch thì họ đành chịu
không tiếp tục thực hiện được chiến lược của mình nữa.



Vậy có
nên áp dụng chính sách này hay không. Đây là phương pháp can thiệp thô bạo, đây
cũng là phương pháp mà sự đồng tình chủ yếu là từ những người đang giữ cổ phiếu
và có ý định đầu tư dài hạn mà thôi, đây cũng là biện pháp mang tính nhạy cảm
cao vì thế khi thực thi cần tính toán khéo léo chứ không nên thực thi sơ
sài,cẩu thả để rồi lại có tác động xấu nhiều hơn tốt.



Liệu
các cơ quan quản lý có áp dụng biện pháp này hay không,thiết nghĩ rằng nếu họ
không còn biết tìm ra chính sách nào hay hơn thì họ sẽ thực hiện chính sách này
nhằm để cho nhà đầu tư nghỉ ngơi,suy nghĩ thêm và hy vọng họ sẽ bình tĩnh,tin
tưởng hơn vào thị trường.Tuy nhiên nếu sau khi tạm ngưng giao dịch mà tâm lý
nhà đầu tư vẫn không khá hơn thì sẽ ra sao.Như vậy cái quan trọng nhất vẫn là
trấn an tâm lý nhà đầu tư,tạo dựng lại niềm tin của họ vào thị trường,tiếp tục
cải thiện các yếu tố của nền kinh tế chứ không phải chỉ nhốt họ lại rồi bỏ đấy
để họ tự suy nghĩ thì kết quả lại sẽ chẳng đâu vào đâu vì họ đâu có phải là không
biết suy nghĩ,tính toán.




Văn Hưng



http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21058/