Nhà nước có nên mua vào hỗ trợ thị trường trong lúc này
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 3 của 3
    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Nhà nước có nên mua vào hỗ trợ thị trường trong lúc này

      (TCK)Thị
      trường vẫn trên đà xuống dốc không phanh, đang có nhiều ý kiến cho Nhà nước về
      các chính sách để hỗ trợ thị trường,ngăn chặn đà suy giảm này.Một chính sách đã
      được các cơ quan Nhà nước sử dụng và được nhiều người chú ý tới đó là việc Tổng
      công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) dùng tiền mua vào chứng khoán để hỗ trợ thị trường.Chính
      sách này đã được sử dụng và không mang lại hiệu quả,liệu các cơ quan Nhà nước
      có tính đến chuyện điều chỉnh lại chính sách này hay không trước nhiều ý kiến
      đóng góp của nhà đầu tư.



      Cho đến
      nay có nhiều người trở nên nghi ngờ về hành động thực sự của SCIC,liệu họ có
      thực sự rải ngân để mua vào cổ phiếu,liệu lượng tiền họ rải ra có được như dự
      tính hay không.Cho dù hành động thực sự của SCIC là thế nào thì kết quả cũng đã
      thể hiện rõ là không hỗ trợ được thị trường mà thị trường vẫn tiếp tục đi xuống
      và xuống sâu như hiện nay.Như vậy SCIC đã không thể hiện được tác dụng và liệu
      bây giờ SCIC quay lại,hành động mạnh hơn thì liệu có thể có tác dụng tốt đối
      với thị trường hay không.



      Thứ
      nhất chúng ta thấy rằng tiền của Nhà nước có nhiều thì cũng không thể nhiều
      bằng tiền trong dân,thứ hai là tiền của Nhà nước nhiều thì nhiều tuy nhiên họ
      còn vô vàn khoản cần chi tiêu chứ không phải chỉ dùng để cứu chứng khoán
      được.Vì thế độ lớn tiền vốn của đại gia SCIC không thấm tháp gì với độ lớn số
      tiền trong dân có thể dùng để đầu tư vào chứng khoán.Vậy đại gia SCIC có thể
      làm giá cho vài cổ phiếu trên thị trường chứ khó có thể làm giá nổi toàn thị
      trường.Số vốn của SCIC là chưa đủ lớn, đã
      vậy số vốn đó lại không dải ra hết trong một thời gian ngắn mà có lộ
      trình dài,hơn nữa khi rải vốn thì SCIC cũng phải tính toán như một nhà đầu tư
      thông thường, đó là phải tìm chọn cổ phiếu hợp lý để mua và cũng phải mua rải
      ra với lượng thích hợp để không làm méo mó thị trường.Như vậy số vốn của SCIC
      vừa phải rải ra trên diện rộng số cổ phiếu trên thị trường lại vừa phải dải dần
      ra trong thời gian dài.


      Điều này thì không thể đi ngược lại được bởi vì nếu
      SCIC chỉ mua vào một vài cổ phiếu nhất định trên thị trường thì điều đó sẽ
      không khác gì chuyện một đại gia làm giá để kéo giá cổ phiếu lên cả và nhiều
      nhà đầu tư sẽ lợi dụng điều này bám theo trục lợi.SCIC cũng không thể tập trung
      dải hết toàn bộ số vốn có thể để mua vào cổ phiếu trong thời gian ngắn vì như
      vậy sẽ có thể làm cho thị trường bị tăng lên một cách méo mó trong thời gian đó
      và sau đó khi SCIC không mua vào nữa thì thị trường lại còn có thể thê thảm
      hơn.



      Như vậy
      nhà đầu tư không thể ngóng đến chuyện ăn theo SCIC để trục lợi cho mình khi
      SCIC hành động.Tuy nhiên nhà đầu tư đang quan tâm về hành động của SCIC để xem
      hành động đó có nâng đỡ được thị trường hay không.



      SCIC
      hành động thực đến đâu thì đến nay chưa có mấy ai được rõ,có lẽ sau này cũng
      vậy.Nếu SCIC tiếp tục mua vào hỗ trợ thị trường hiện nay thì cũng sẽ xuất hiện
      những mặt được và không được của nó.Nếu Nhà nước tính toán đầu tư cho SCIC với
      số vốn thích hợp để không làm ảnh hưởng xấu đến ngân sách thì đây được coi như
      là Nhà nước đóng vai trò là nhà đầu tư lớn trên thị trường và đã mua được cổ
      phiếu với giá rẻ rồi để dài hạn thì sau này có thể mang lại lợi nhuận khá cho
      Nhà nước.SCIC phải là một nhà đầu tư dài hạn chứ không thể chỉ hỗ trợ thị
      trường lên giá trong một thời gian ngắn để rồi lại bán ra vì điều đó chẳng khác
      gì một đại gia làm giá để lướt sóng trên thị trường vậy.Trong giai đoạn thị
      trường xuống thấp như hiện nay thì việc Nhà nước có thể gom vốn từ nguồn nào đó
      có thể gom được để đầu tư vào chứng khoán dài hạn được xem là một cách hay vừa
      có thể nâng đỡ thị trường vừa có thể mang lại lợi nhuận cho Nhà nước.



      Tuy
      nhiên liệu hành động của SCIC có thể nâng đỡ được thị trường trong tình hình
      hiện nay hay không, điều đó có lẽ là không.Có nhiều lý do để nói từ không,thứ
      nhất như đã nói rằng số vốn của SCIC dù là lớn thì cũng không thấm tháp gì so
      với số vốn từ trong dân có thể dùng để đầu tư vào thị trường chứng khoán vì thế
      SCIC có rót vốn nhiều đi nữa cũng không bằng việc nhân dân tăng thêm chút lòng
      tin đối với thị trường.Cái mà SCIC có thể làm là giúp trấn an tâm lý nhà đầu tư
      tuy nhiên sự trấn an đó là không đủ mạnh so với vô số những yếu tố đang ngày càng
      làm nhà đầu tư bất an.

      Thứ hai là trong tình hình hiện nay,phần lớn nhà đầu tư
      trên thị trường đã mất niềm tin đối với thị trường,với sự điều hành của các cơ
      quan Nhà nước vì thế hoạt động cắt lỗ của họ là rất mạnh.Ngay cả khi thấy rõ
      ràng bên mua trống trơn thì họ vẫn ồ ạt đặt lệnh bán ra vậy nếu xuất hiện phía
      mua hỗ trợ lúc này chắc chắn sẽ bị bên bán nuốt chửng không thương tiếc, để có
      thể không bị nuốt chửng thì một phần phải làm yếu đi bên bán và một phần làm
      mạnh thêm bên mua chứ không thể chỉ làm mạnh thêm được một chút bên mua như vậy.Nếu
      SCIC vào thị trường để mua chẳng khác gì con bò lạc trong đám hổ đói hiện
      nay,những nỗ lực của SCIC sẽ bị nhà đầu tư nuốt hết trong chiến lược cắt bỏ
      khối u của mình.Thậm chí nếu SCIC nhảy vào bây giờ còn được cho là đổ thêm dầu
      vào lửa vì có thể khiến nhiều nhà đầu tư bán ra hơn.

      Cái mà người ta mong đợi
      rằng hành động của SCIC có thể kích thích thị trường vì làm nhà đầu tư an tâm hơn do có một ông bạn khá
      lớn đang hỗ trợ bên cạnh tuy nhiên điều này là không thực tế.Nhà đầu tư đều có
      thể hiểu rằng cái quan trọng để làm thị trường ngừng giảm và tăng trưởng là
      những thông tin tốt từ nền kinh tế,lòng tin và kì vọng của nhà đầu tư được hồi
      phục chứ không phải vì có một nhà đầu tư lớn mua vào hỗ trợ trong một thời
      gian.Hơn nữa thì với những gì SCIC đã làm đã không mang lại niềm tin cho nhà
      đầu tư, vì vậy khó mong chờ họ sẽ an tâm hơn khi SCIC tiếp tục hành động như
      vậy.Nhà đầu tư cũng đang nhận thấy SCIC cũng có bản chất giống như những nhà
      đầu tư khác mà thôi,có mua vào nhưng rồi cũng lựa lựa bán ra.



      Như vậy
      trong tình hình hiện nay việc để SCIC tiếp tục mua vào khó có khả năng hỗ trợ
      được thị trường mà có chăng chỉ giúp Nhà nước mua vào,giữ lại được một lượng cổ
      phiếu với giá rẻ mà thôi.Tuy nhiên không có nghĩa là nên loại bỏ chính sách này
      khỏi gói chính sách hỗ trợ thị trường mà Thủ tướng đã kí.Chính sách này vẫn cần
      được tính tiếp và tìm hướng sử dụng sao cho hợp lý.Có lẽ lúc thị trường còn
      xuống dốc như lúc này thì việc sử dụng
      chính sách này là chưa nên,hoặc nếu có sử dụng thì phải tính toán lại.Khi thị
      trường có dấu hiệu phục hồi thì sử dụng chính này có thể sẽ có tác dụng tốt vì
      khi thị trường chứng khoán hồi phục thì chỉ cần một cú huých nhẹ từ Nhà nước là
      có thể làm nó bật lên mạnh mẽ hơn.





      Thiết
      nghĩ tại sao Nhà nước có thể bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để mua chứng khoán hỗ trợ
      thị trường mà không thể sử dụng số tiền như vậy để nhanh chóng xây dựng lại thị
      trường cho chuyên nghiệp vì đó mới là yếu tố giúp thị trường phát triển ổn
      định,lâu dài còn những chính sách tạm thời khi đưa ra thì phải có sự tính toán
      cho chu đáo chứ không nên thích là làm còn đến đâu thì làm rồi biết như những gì
      đã làm vừa qua, điều đó chỉ làm mất thêm lòng tin của nhà đầu tư mà thôi.



      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20958/



    2. #2
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Sập sàn, nhà đầu tư thở phào, CTCK bình thản?



      Sập sàn, nhà đầu tư thở phào, CTCK bình thản?


      (TCK)Sau
      thông báo hủy toàn bộ kết quả giao dịch sáng nay trên sàn HoSE, nhà đầu
      tư có nhiều tâm trạng trái ngược nhau trong khi các công ty chứng khoán.



      Theo
      thông báo của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (GDCK TP
      HCM), gần một tiếng sau khi mở cửa giao dịch phiên sáng nay, vào lúc
      8h53, lệnh mua bán của các nhà đầu tư đã không thể nhập vào hệ thống
      giao dịch của Sở GDCK TP HCM.

      Theo thông tin từ VnExpress, Sở
      Giao dịch chứng khoán TP HCM thông báo hủy toàn bộ lệnh đã nhập vào hệ
      thống giao dịch trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sáng
      nay, do lỗi kỹ thuật khiến ''sập'' sàn..

      Quyết định hủy bỏ lệnh
      đã nhập đã đượcUBCK Nhà nước cho phép. Đây là lần đầu tiên sở giao dịch
      phải hủy bỏ một phiên giao dịch vì sự cố kỹ thuật được HOSE thừa nhận
      là bất thường.

      Theo các NĐT thì sự cố này là khá bất ngờ. Sau
      khi sự cố diễn ra khoảng 15 phút nhà đầu tư đã được thông báo về sự cố
      từ đại diện sàn. Như ở sàn của CTCK Thiên Việt, công ty thực hiện thông
      báo bằng bảng sile cho nhà đầu tư.

      Tuy
      nhiên như nhà NĐT Bùi Văn Tuấn, việc "sập sàn" lần này đã tác động sâu
      sắc tới tâm lý nhà đầu tư. Hi vọng của nhà đầu tư vào thị trường cũng
      có thể vì đó mà ít đi. Thậm chí còn có những nhà đầu tư “tiêu cực” còn
      cho rằng đây là một “động thái cố ý” để xem phản ứng của thị trường, mở
      đường cho khả năng tạm ngưng giao dịch?

      Với nhóm nhà đầu tư “bám sàn” sau sự cố vẫn ở lại chờ những động thái mới và bàn tán tới cuối phiên giao dịch.

      Theo
      đại diện một CTCK, thái độ của nhà đầu tư trong sáng nay phân luồng rất
      rõ. Nhà đầu tư trước sự cố có ý định “bán ra” hi vọng thị trường sau sự
      cố sẽ có những tín hiệu tích cực. Nhà đầu tư định “mua vào” thì vẫn băn
      khoăn vì chưa mua được theo dự định và có thể sau đây sẽ có những biến
      động không nằm trong mong đợi.
      Đại diện công ty chứng khoán khác cho
      biết, tuy sự cố này có ảnh hưởng đến hoạt động công ty (cụ thể như phí
      giao dịch) nhưng trong thời điểm thị trường kém thanh khoản như hiện
      tại thì ảnh hưởng đó là không nhiều. Theo công ty này, đây là sự cố
      nghiêm trọng, không thể chấp nhận được, chứng tỏ hệ thống kỹ thuật của
      Sở GDCK TP HCM có vấn đề.

      Tính đến 16h15 chiều nay, 27/05, các công ty chứng khoán vẫn chưa nhận được thông báo gì từ Sở về phiên giao dịch ngày mai.
      Trước
      đó, ngày 08.12.2006, toàn bộ hệ thống giao dịch điện tử của Trung tâm
      Chứng khoán TP HCM và hơn 20 công ty chứng khoán cũng đã bị tê liệt,
      các bảng giao dịch trực tuyến trống trơn không có bất cứ số liệu nào.
      Trung tâm đã phải quyết định ngừng giao dịch ít phút sau khi mở cửa.

      Hồi tháng 2/2007, sàn TP HCM cũng từng phải đóng cửa với lý do lỗi kỹ thuật, vào lúc thị trường đang rất nóng.

      http://tinchungkhoan24h.com/News/Tin-Chung-Khoan-VN/21045/

    3. #3
      Ngày tham gia
      Sep 2007
      Bài viết
      528
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Có nên bỏ biên độ?



      Có nên bỏ biên độ?

      Thứ năm, 29.05.2008, 10:56am (GMT+7)


      (TCK)Thị trường chứng khoán Việt Nam đã
      giảm quá sâu. Chiều nay (29/5), Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán sẽ họp
      bàn các giải pháp chặn đà suy giảm sau một thời gian dài ngóng chờ mà
      không thấy giải pháp “mạnh” của Ủy ban Chứng khoán.



      Người viết bài này kiến nghị hai giải pháp trong tầm tay là
      giao dịch không biên độ và minh bạch hóa thông tin các công ty niêm
      yết, các chính sách điều hành vĩ mô càng sớm càng tốt.



      Vì đâu nên nỗi?



      So với thời điểm cách đây vừa đúng 6 tháng (28/11/2007), chỉ số HASTC giảm 65% (121/341), còn VN-Index giảm 55% (420/988).



      Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á nửa cuối năm 1997, chỉ số
      chứng khoán của Thái Lan giảm 29.3%; Hàn Quốc -49.5%; Indonesia –
      44.8%; còn tại Mỹ, hiện nay dù bị khủng hoảng thị trường bất động sản
      dưới chuẩn, nhưng chỉ số S&P 500 trong vòng một năm qua chỉ giảm
      khoảng 10%, từ 1.520 xuống 1.382 điểm.



      Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm quá sâu (P/E xấp xỉ 10
      lần), thậm chí có thể nói là “suy sụp”, vì giá đã rẻ, nhưng vạn người
      bán chỉ có trăm người mua.



      Dù lạm phát là nguyên nhân cơ bản, nhưng chưa đủ để giải thích tại sao
      giá cổ phiếu đã quá rẻ nhưng thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục đi
      xuống. Quy luật chung của thị trường là giá cả thay đổi điều tiết quan
      hệ cung cầu. Giá chứng khoán sẽ có xu hướng điều chỉnh dần về mức cân
      bằng cung cầu. Nhưng, ở thị trường chứng khoán Việt Nam chức năng điều
      tiết của giá không diễn ra. Điều này chứng tỏ thị trường đang có vấn
      đề.



      Ở các nước đã có thị trường chứng khoán phát triển, thị trường làm tốt
      chức năng “bàn tay vô hình”. Giao dịch diễn ra liên tục nên phản ứng
      cung cầu đối với thay đổi về giá là tức thời. Do được phép bán khống
      nên các nhà tạo lập thị trường hoặc các nhà đầu tư “thông minh” thực
      hiện lệnh mua bán khống chứng khoán một khi họ nhận biết giá chứng
      khoán đang bị định giá không đúng.



      Mặt khác, thông tin về thị trường và thông tin các công ty niêm yết
      minh bạch và tin cậy nên chứng khoán được định giá gần với giá trị nội
      tại. Các giao dịch trên thị trường chứng khoán chỉ yếu do các tổ chức,
      các quỹ đầu tư thực hiện vì thế tránh được tâm lý đầu tư bầy đàn.



      Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thiếu những điều kiện nói trên.
      Phương thức giao dịch khác nhau giữa HASTC và HOSE; kỳ thanh toán quá
      dài T+3; chưa có nghiệp vụ bán khống; thông tin về các công ty niêm yết
      còn rất thiếu tính minh bạch, đôi khi không công bằng vì thời điểm công
      bố kéo dài từ lúc doanh nghiệp công bố thông tin đến khi nhà đầu tư
      nhận được thông tin. Nội dung thông tin chưa đầy đủ (rất ít công ty có
      báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thuyết trình về thay đổi vốn cổ
      đông, phần thuyết minh báo cáo tài chính gần như không có).



      Thử tìm giải pháp



      Vẫn biết kinh tế vĩ mô có khỏe thì thị trường chứng khoán mới phát
      triển ổn định. Tuy nhiên vẫn có thể có các giải pháp song hành để ngăn
      chặn sự suy giảm, ổn định và từng bước dần lấy lại đà tăng trưởng của
      thị trường chứng khoán.



      Hai giải pháp trong tầm tay, theo người viết, đó là minh bạch hóa thông
      tin các công ty niêm yết cũng như chính sách điều hành vĩ mô, đồng thời
      việc áp dụng giao dịch không biên độ nên được thực hiện.



      Minh bạch thông tin



      Đại bộ phận nhà đầu tư hiện tại là cá nhân. Tiếp cận thông tin cùng với
      khả năng phân tích thông tin rất hạn chế. thị trường chứng khoán đang
      mất phương hướng vì không có cơ sở để xác định giá chứng khoán bao
      nhiêu là rẻ.



      Thiếu minh bạch về thông tin và chính sách vĩ mô sẽ làm cho các nhà đầu
      tư luôn đặt câu hỏi khi nào thì lạm phát thấp, kinh tế vĩ mô phục hồi?
      Liệu lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết có bị suy giảm hay thua lỗ
      trong quý 2 và cả năm 2008?



      Vì vậy, thị trường chứng khoán đang rất cần công bố thông tin minh bạch
      và tin cậy của các doanh nghiệp niêm yết, các chính sách điều hành của
      nhà nước về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng, cắt giảm chi tiêu
      công kém hiệu quả.



      Minh bạch thông tin chính là để tạo dựng niềm tin và định hướng cho thị trường chứng khoán phát triển.


      Giao dịch không biên độ



      Sau “ngày thứ Hai đen tối” 19/10/1987, một số nước đã áp dụng biên độ
      giao dịch để phòng giá chứng khoán giảm quá lớn trong cùng môt phiên.
      Ngược lại, nhiều nước không sử dụng biên độ, hoặc có biên độ rất rộng.



      Tác động của biên độ giao dịch đến thị trường chứng khoán vẫn còn là
      vấn đề gây tranh luận. Trường phái ủng hộ giao dịch có biên độ cho rằng
      sử dụng giới hạn trên dưới sẽ làm giảm sự biến động của giá, hạn chế
      những phản ứng thái quá của thị trường và không ảnh hưởng đến khối
      lượng giao dịch.



      Ngược lại, trường phái ủng hộ giao dịch không biên độ cho rằng áp dụng
      biên độ giao dịch sẽ gây nên sự biến động của giá chứng khoán trong
      nhiều ngày tiếp theo, cũng như làm chậm quá trình giá chứng khoán điều
      chỉnh về giá cân bằng và ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch.



      Điều gì sẽ xảy ra nếu bỏ biên độ giao dịch? Sẽ có
      nhiều giả thuyết đặt ra, nhưng người viết tin rằng tác động đầu tiên
      đến thị trường là nhà đầu tư sẽ phải tự suy nghĩ, tự xác định nên mua
      hay bán ở mức giá nào là có lợi nhất.



      Giá cả sẽ rất linh hoạt điều chỉnh quan hệ cung cầu. Việc “tranh nhau”
      đặt lệnh ATO/ATC sẽ không còn hiệu lực. Nhà đầu tư sẽ phải bám sát thị
      trường để quyết định mức giá. Việc đầu tư theo kiểu ép giá hôm nay để
      chờ cơ hội mua vào ngày mai và những ngày tiếp theo rất không còn khả
      thi.



      Có thể giá cả sẽ dao động mạnh trong ngày đầu, nhưng do được tự do điều
      chỉnh, nên khả năng ổn định sẽ rất nhanh. Tính thanh khoản của thị
      trường chứng khoán sẽ tăng vọt. Tất cả các nhà đầu tư đều phải cùng suy
      nghĩ chứ không còn ỷ lại vào dòng lệnh AT hay đặt giá kịch trần, sàn.



      Cùng với quá trình bỏ biên độ, nếu các công ty niêm yết và các chính
      sách vĩ mô công khai minh bạch thông tin giá chứng khoán sẽ dần được
      điều chỉnh về mức giá nội tại và cung cầu trên thị trường cũng được
      điều chỉnh tương ứng.



      Tác giả cho rằng không có gì đáng sợ và khó có thể xấy ra việc đồng
      loạt nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, nếu quyết định bỏ biên độ được công
      bố công khai và giải thích cặn kẽ cùng với quy trình công bố thông tin
      minh bach và đầy đủ hơn. Tài sản là của nhà đầu tư, và họ tự chịu trách
      nhiệm về quyết định của mình.



      * Theo kết quả khảo sát ý kiến hơn 1.000 bạn đọc trên VnEconomy về
      chính sách hợp lý cho biên độ giao dịch chứng khoán niêm yết hiện nay,
      tính đến 11h ngày 29/5/2008, có 38,95% ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn biên độ;
      38,3% ủng hộ áp dụng biên độ lệch có lợi cho sức tăng; 9,93% cho rằng
      vẫn nên giữ nguyên biên độ hiện tại; 8,15% ủng hộ việc trả lại biên độ
      độ cũ + - 5 % tại HOSE và + - 10 % tại HASTC và chỉ có 4,68% cho rằng
      nên thu hẹp biên độ hiện nay.




      http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21156

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Nước ngoài bán tháo cổ phiếu trong hôm nay !
      By randuoichuong in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tế
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-09-2008, 09:06 PM
    2. Công ty niêm yết trên thị trường nước ngoài
      By ndba_21 in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 19-12-2007, 12:04 AM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-04-2007, 09:10 AM
    4. IFC trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất trong ACB
      By in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tế
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình