Chủ đề: Hành Động Ngay...........
-
23-05-2008 08:19 AM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Hành Động Ngay...........
Không cần phải là chuyên gia hay có khả năng "chiêm tinh" gì ghê gớm, nhiều
người có thể dự báo các chỉ số chứng khoán của Việt Nam ngày mai hoặc cuối tháng
này là bao nhiêu?Nếu thấy nhận định như vậy e "rủi ro" thì có thể lựa chọn giải
pháp "an toàn" bằng 1 câu không thể chính xác và ngắn gọn hơn.Giảm! Đó cũng
chính là nỗi đau mang tên:Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhưng tình trạng có bi đát như vậy nếu cơ quan điều hành thị trường không
chỉ biết "đề xuất" hay "kiến nghị" lên "trên"? Nếu cơ quan điều hành thị trường
có thể Hành Động Ngay trước Mệnh Lệnh của thị trường?Nếu những "đề xuất" hay
"kiến nghị" trên không phải là những "Giải pháp" chạy theo tình thế thị trường?
Đồng thời "cấp trên" sớm "quyết" để Hành Động Ngay?
Vâng! Đó chính là nỗi đau của cộng đồng đầu tư! Khi cộng đồng bất lực với
những rủi ro "hữu hình" như vậy. Đó còn là nỗi đau lớn hơn rất nhiều của nền
kinh tế của tương lai đất nước.Do chứng khoán "đau yếu" tác động không chỉ giới
hạn trong cộng đồng đầu tư. Nếu không muốn "kết tội" chứng khoán là nguồn cơn
của nhiều cuộc "khủng hoảng mini" hiện nay, thì chứng khoán cũng là "men" làm
"lộ diện" từng cuộc "khủng hoảng mini" và chứng khoán đang trở thành "men" tạo
ra khủng hoảng mang tính dây chuyền.
Phải chăng, những nhận định của chúng tôi nói trên là "thiếu căn cứ" là
"qui chụp" là "đổ thêm dầu vào lửa"?
Thú thực, tất cả chúng ta đều mong muốn đất nước phát triển, các lĩnh vực đều
có thành tựu. Nhưng sẽ thật là nguy hiểm nếu tất cả chúng ta đều không dám đối
mặt với sự thật, dù sự thật quá nghiệt ngã. Chỉ khi nào, chúng ta dám đổi mặt
với sự thật, lượng hoá chính xác những khó khăn, chúng ta mới có khả năng vượt
qua khó khăn bằng những giải pháp từng phần nhằm đạt được kết quả tổng thể.
Để minh hoạ rõ nét hơn vấn đề, chúng tôi xin chia sẻ một câu chuyện liên quan
trực tiếp đến chứng khoán.
"Sếp" của một công ty A đã "choáng" khi nhận được "tối hậu thư" rằng:"Đến giờ
X ngày hôm nay đến không trả số tiền Y thì ngân hàng sẽ giải chấp số cổ phiếu mà
"sếp" với tư cách cá nhân đã Cầm cố để có thêm tiền đầu tư chứng khoán"
Sếp "choáng" vì giá trị cổ phiếu 3 tháng trước sếp mang đi cầm cố gấp 6 lần
giá trị khoản vay. Nhưng nay giá trị thị trường của nó giảm xuống dưới giá trị
khoản vay, trước đó sếp đã vài lần phải nộp bổ sung do cổ phiếu giảm giá.
Và chúng tôi được biết, có rất rất nhiều nhà đầu tư rơi vào tình cảnh như sếp
nói trên.Lựa chọn của rất nhiều người là "bỏ" chứng khoán.Vì theo lý giải của
họ, nộp tiền vào trong trường hợp chưa đáo hạn hay trả khoản vay trong trường
hợp đáo hạn để giữ chứng khoán quả là "có vấn đề" trầm trọng. Cứ mỗi ngày chứng
khoán lại "đều đặn" "âm" thì giữ để "hy vọng" gì? Trong khi, có tiền bây giờ thì
có quá nhiều cơ hội đầu tư, từ mạo hiểm nhất là đầu tư vào kênh "thời thượng"
vàng, đến "an toàn" nhất là gửi ngân hàng, hoặc cứ "chơi" đi cho khoẻ, rồi trở
lại với "cổ" - "chứng" sau có "chết" đâu.
Nhưng "chết" thì có đấy! Khi ngân hàng "chạy" cho thân mình như vậy chứng
tỏ:
Một là: khẳng định của thống đốc ngân hàng nhà nước về khả năng đảm bảo
thanh khoản của hệ thống ngân hàng liệu có chính xác? Tức là cơ quan quản lý có
thực sự "kiểm soát" được tình hình và "chủ động" để tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng "mình đầy thương tích"? Người dân, nhà đầu tư không phải là những chuyên
gia nên họ có quyền "tư duy" theo "hiểu biết" của mình là như vậy.
Hai là:Khi thị trường chứng khoán "nguy kịch" thế này, mà Cung chứng
khoán cứ bị đẩy lên cao khủng khiếp như vậy thì ai dám và muốn mua vào dù cho
giá chứng khoán có "rẻ" và "dưới mệnh giá" đi nữa. Thế là cái vòng "đổ vỡ" được
"chạy: Ngân hàng, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp lo sợ chứng khoán giảm, tiến
hành giải chấp, bán ra chứng khoán, rồi cả thị trường đều muốn bán nhưng chẳng
mấy người muốn mua. Cứ "tung" hàng với giá sàn để bán thì chứng khoán càng giảm,
thanh khoản càng yếu, lại phải "tung" như vậy tiếp.
Ba là: Không thể có Mệnh Lệnh nào ngăn được cái vòng "đổ vỡ" kia, cũng
giống như chẳng có Mệnh Lệnh, chính sách hay dự báo nào để cộng đồng đầu tư
không bị cuốn vào chứng khoán một cách "mù quáng" như trước đây, rồi lại bị cuốn
vào bất động sản khi chứng khoán "có vấn đề". Sau đó, khi bất động sản "băng
giá" lại cuốn vào vàng hay găm giữ, tích trữ các hàng hoá bình thường khác. Hậu
quả là, lạm phát đã cao "ngất ngưởng" lại được những cơn "sốt" hàng hoá kia
"đẩy" lên tiếp. Trong khi, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và giới
truyền thông thì cứ Nhận định: Kiềm chế lạm phát là chìa khoá cho cả nền kinh
tế.
Chỉ khi nào, cộng đồng đầu tư, cũng như toàn xã hội tin tưởng rằng, những
người đại diện cho dân quản lý xã hội Hành động ngay chứ không phải là "đề xuất"
hay "kiến nghị" hoặc "họp" Niềm tin vào cơ quan quản lý, với chính sách mới trở
lại. Ngược lại, toàn xã hội sẽ "chạy" như những con "thiêu thân" để "lo" mình
trước, thế là "đẩy" xã hội đến những cuộc "khủng hoảng mini"
Nhưng Hành Động Ngay được không khi bộ máy hoặc lớn hơn là hệ thống vẫn là
những con người "cũ" những con người "mất kiểm soát" với tình hình?
Tại sao, cứ đi tìm giải pháp kiểu "lối mòn" mà không "đột phá" từ Nhân
Sự?Những con người mới, quyết liệt hơn, có thể độc lập ra quyết định và chịu
trách nhiệm hơn, có thể mang đến những giải pháp có tính "cách mạng" và "sáng
tạo" cho không chỉ thị trường chứng khoán.
Vậy là, "cấp trên" có thực sự "đột quá" về Nhân sự hay không? Vì nếu "có
thể" sẽ có những con người "phù hợp". Còn cộng đồng đầu tư, quan điểm như thế
nào, xin hãy chia sẻ để cùng thực hiện?
http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20779/
-
23-05-2008 08:52 AM #2
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Hành Động Ngay...........
Nếu chúng ta cứ im lặng hoặc lên tiếng nhỏ lẻ, bao giờ tình trạng "bất lực" chấm dứt?Vì lợi ích của từng nhà đầu tư, vì lợi ích của nền kinh tế, xin đừng run sợ!
-
23-05-2008 09:04 AM #3
Gold Member- Ngày tham gia
- May 2006
- Bài viết
- 1,734
- Được cám ơn 92 lần trong 82 bài gởi
Re: Hành Động Ngay...........
[quote user="Pham Hung Vy"]
Nếu chúng ta cứ im lặng hoặc lên tiếng nhỏ lẻ, bao giờ tình trạng "bất lực" chấm dứt?Vì lợi ích của từng nhà đầu tư, vì lợi ích của nền kinh tế, xin đừng run sợ!
[/quote]
Lên tiếng làm gì?.
Dũng cảm hay sợ hãi liệu có ích gì?
Hãy để xóa ván bài này đi, làm lại bàn mới có khi hay hơn.
-
23-05-2008 09:15 AM #4
Silver Member- Ngày tham gia
- Mar 2007
- Bài viết
- 974
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Hành Động Ngay...........
[quote user="dhvinh"]
[quote user="Pham Hung Vy"]
Nếu chúng ta cứ im lặng hoặc lên tiếng nhỏ lẻ, bao giờ tình trạng "bất lực" chấm dứt?Vì lợi ích của từng nhà đầu tư, vì lợi ích của nền kinh tế, xin đừng run sợ!
[/quote]
Lên tiếng làm gì?.
Dũng cảm hay sợ hãi liệu có ích gì?
Hãy để xóa ván bài này đi, làm lại bàn mới có khi hay hơn.
[/quote]
Đúng thế
$$$ không thiếu, chỉ thiếu niềm tin thoai
Update group vẫn còn 280 tỷ đây nè, nhưng chưa mua vội
Cách đây 1 năm, Trương Gia Bình giàu gấp 10 lần Update Group
Bây giờ chỉ còn giàu gấp 2 thôi
Khi nào tài sản TGB < cash của Update Group thì bọn tớ mua vào rồi đuổi cổ luôn TGB về quê chăn g-à [:cuoibo]
Xóa bài làm lại từ đầu là hay nhất[:hoanho]
-
23-05-2008 09:25 AM #5
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Hành Động Ngay...........
Đừng nhìn cá nhân thế. Sự thật là có quá nhiều người "lay lắt" với chứng khoán cả trực tiếp và gián tiếp.Với bác update, 280 tỷ bác đang có là rất giá trị và có nhiều lựa chọn lúc này đấy. Sắp tới tôi có thể viết 1 bài về cơ hội "thâu tóm" khi thị trường khủng hoảng.Điều này chẳng có gì "đạo đức" cả nhưng kinh tế thị trường là vậy!
-
23-05-2008 09:47 AM #6
Junior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 72
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
26-05-2008 08:10 AM #7
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
-
27-05-2008 10:29 AM #8
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Re: Hành Động Ngay...........
TVSI quản lý cổ đông cho SCB
Thứ ba, 27.05.2008, 08:29am (GMT+7)
(TCK)Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
vừa thông báo về việc điều chỉnh giá, chia tách cổ phần (từ 100.000
đồng/cổ phần xuống 10.000 đồng/cổ phần) và uỷ quyền quản lý cổ đông.
Theo đó, Ngân hàng đã ủy quyền Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt
(TVSI) thực hiện lưu ký, quản lý, trung gian chuyển nhượng và thực hiện
quyền của cổ đông đối với cổ phiếu của Ngân hàng.
Để hoàn tất các thủ tục chuyển giao hồ sơ giữa SCB và TVSI, SCB tạm
ngưng việc phát cổ phiếu và thực hiện các giao dịch chuyển nhượng cổ
phần và kể từ ngày 26/5 - 31/5/2008. Các cổ đông bắt đầu thực hiện lưu
ký tại TVSI (trụ sở, chi nhánh và các đại lý nhận lệnh trên cả nước) kể
từ ngày 02/6/2008.
Được biết, SCB đang trong giao đoạn lựa chọn cổ đông chiến lược nước
ngoài và sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi chọn được đối
tác.
Kết thúc năm tài chính 2007, SCB đạt 359 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế,
tăng 2,36 lần; tổng tài sản cũng đạt gần 26.000 tỷ đồng, tăng 137%; vốn
huy động đạt 22.754 tỷ đồng, tăng 155%; dư nợ tín dụng đạt gần 20.000
tỷ đồng, tăng 137% so với năm 2006.http://tinchungkhoan24h.com/News/Tin-Chung-Khoan-VN/20989/
-
28-05-2008 10:09 AM #9
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Re: Hành Động Ngay...........
Tỷ giá biến động: “Ngân hàng Nhà nước đủ khả năng can thiệp”
Thứ tư, 28.05.2008, 06:00am (GMT+7)
(TCK)Đà tăng đột biến của tỷ giá tác động không lớn đến nền kinh tế,
nhưng hàm chứa rủi ro trong việc mua vào của người dân.
Đây là thông điệp vừa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, thông qua ý kiến
của ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối.
Ngày 27/5, giá USD bán ra trên thị trường tự do tiếp tục vọt lên 17.500
VND, cao nhất từ trước tới nay. Trước diễn biến này, có hiện tượng
người dân “đổ xô” đi mua ngoại tệ để đầu cơ. Diễn biến này càng đẩy giá
đồng tiền xanh này lên cao.
Nhận định mà ông Nguyễn Quang Huy đưa ra cũng đề cập đến nguyên nhân
nói trên. Cụ thể, nguyên nhân chính đẩy giá USD trên thị trường tự do
tăng mạnh là do nhu cầu mua từ một bộ phận dân cư. “Tâm lý này bắt
nguồn từ những thông tin không thuận lợi như tỷ lệ lạm phát tiếp tục
tăng cao trong tháng 5 vừa được công bố và chắc chắn có yếu tố đầu cơ”,
ông Huy nói.
Trước những biến động trên, thông tin mà Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối
đưa ra vẫn khá lạc quan, bởi tác động của nó đối với nền kinh tế, đặc
biệt là trong hoạt động tài chính, là không lớn.
Theo ông Huy, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng mạnh cũng có
những ảnh hưởng đến tâm lý của dân cư và doanh nghiệp, gây xáo trộn
phần nào đến các hoạt động huy động vốn ngoại tệ và nội tệ. Tuy nhiên,
quy mô của thị trường tự do so với thị trường chính thức là rất nhỏ,
không thể gây nên những xáo trộn đối với hoạt động tài chính, tiền tệ
và sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Ông Huy cho rằng “biến động do tâm lý trên thị trường tự do như hiện
nay không thực sự đáng lo ngại. Điều đáng lo ngại là ở chỗ, nguy cơ rủi
ro thua thiệt của nhiều người dân lúc thì đổ xô đi bán USD khi tỷ giá
thấp, lúc thì đổ xô đi mua đẩy giá USD lên cao, cũng như những rủi ro
mua phải ngoại tệ giả trên thị trường tự do không được Nhà nước kiểm
soát”.
Về nguyên nhân mà dư luận chú ý nhất hiện nay là xuất phát từ cung –
cầu của thị trường, người trực tiếp quản lý, giám sát lĩnh vực ngoại
hối của Ngân hàng Nhà nước khẳng định rằng chênh lệch cung – cầu về
đồng ngoại tệ này hiện không đến mức quá lớn và hoàn toàn nằm trong tầm
kiểm soát của Nhà nước.
Cùng với khẳng định trên là sự báo mức thâm hụt cán cân thương mại sẽ
giảm dần từ nay đến cuối năm do các chính sách kiểm soát nhập khẩu, cắt
giảm đầu tư công, dãn tiến độ các công trình xây dựng, các dự án chưa
cần thiết..., đồng thời nhiều hàng hóa đã nhập “dự phòng” quá lớn trong
những tháng đầu năm nên mức tăng nhập khẩu trong những tháng tiếp theo
là không lớn.
Ngoài ra, theo ông Huy cho biết luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vẫn tiếp tục chuyển vào Việt Nam, cũng như hoạt động đầu tư gián tiếp
trên thị trường chứng khoán của khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục
theo hướng tích cực (mua ròng trong suốt thời gian qua); từ đó cho thấy
lượng vốn thu hút từ nước ngoài vẫn tăng lên, tạo một nguồn bù đắp cho
thâm hụt cán cân thương mại, chưa kể lượng kiều hối tiếp tục chuyển về
Việt Nam; nguồn thu từ du lịch, dịch vụ vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Về định hướng điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian
tới, ông Nguyễn Quang Huy cho biết vẫn tiếp tục được điều hành theo
hướng duy trì ổn định, mức biến động tỷ giá trong năm 2008 ở mức tăng,
giảm 2% đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại
tệ để đảm bảo duy trì tỷ giá ở mức ổn định hợp lý, theo sát cung – cầu
thực tế trên thị trường này, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của
nền kinh tế.
“Ngân hàng Nhà nước đủ khả năng can thiệp để tỷ giá không có biến động
lớn, gây xáo trộn hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh
tế và doanh nghiệp”, ông Huy khẳng định.
Với những người dân đang bị hút vào đợt biến động này, ông Huy cảnh
báo: “Theo tôi, mỗi người đều có những kỳ vọng riêng của mình, tuy
nhiên vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi người là phải hết sức bình
tĩnh tránh bị ảnh hưởng từ những thông tin không sát thực, dẫn đến
những thiệt hại về kinh tế không đáng có”.
http://TinChungKhoan24h.Com
-
29-05-2008 09:02 AM #10
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
HA đảo chiều ....up up
đảo rùi các cụ ơi , đóng cửa HO đã có tác dụng
http://TinChungKhoan24h.Com
-
29-05-2008 10:15 AM #11
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Thị trường đối mặt thách thức lớn
Thị trường đối mặt thách thức lớn
Thứ năm, 29.05.2008, 09:01am (GMT+7)
(TCK)Đó là nhận định của ông Lê Hải Trà, Ủy viên HĐQT, Sở GDCK
TP. HCM trước tình cảnh TTCK Việt Nam hiện nay. Theo ông Trà, bối cảnh
thị trường đang thuộc về người mua và người mua thậm chí được "hỗ trợ"
bởi những báo cáo phân tích không đầy đủ của một số tổ chức tài chính
nước ngoài. Đà suy giảm kéo dài của VN-Index khiến thị trường như kiệt
sức. Điều mà người nắm giữ chứng khoán cần lúc này là có đầy đủ thông
tin để quyết định và có niềm tin đối với quyết định đó.
VN-Index đang rơi dần về mốc 400 điểm. Ông nhìn nhận thế nào về xu hướng này?
Nếu
nhìn vào diễn biến thị trường thời gian qua, có vẻ như đang xảy ra hiện
tượng phản ứng thái quá một cách tiêu cực. Đây là trạng thái tâm lý
xuất phát từ sự sụt giảm kéo dài của thị trường dưới tác động của những
dấu hiệu bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô, cũng như kết quả sản xuất
- kinh doanh gây thất vọng tại một số DN, đồng thời khi đến một ngưỡng
nào đó thì trạng thái tâm lý này cũng trực tiếp làm cho xu hướng sụt
giảm thêm trầm trọng.
Tất
cả các cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính đều có sự "góp phần"
của trạng thái tâm lý này. Mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng
nhà đất tại Mỹ. Theo ước tính của Standard & Poor's, tổng thiệt hại
của các định chế tài chính trong cuộc khủng hoảng này khoảng gần 300 tỷ
USD, trong đó chỉ non nửa có thể lý giải được trên cơ sở tính toán giá
trị những tài sản thế chấp, phần thiệt hại còn lại là do trạng thái mất
lòng tin có tính hệ thống trên thị trường.
Ông
đánh giá thế nào về một số ý kiến phân tích kỹ thuật gần đây cho rằng,
đã xuất hiện những mức "kháng cự" thấp hơn trên VN-Index?
Trước
hết, tôi cho rằng những con số do phân tích kỹ thuật đưa ra chỉ có ý
nghĩa tham khảo trong khoảng thời gian rất ngắn, đặc biệt là tại TTCK
Việt Nam.
Phân tích kỹ thuật nghĩa là dựa trên những dữ liệu trong quá khứ để dự
đoán tương lai. Người ta tìm kiếm những dấu hiệu trong quá khứ để làm
căn cứ cho những quyết định trong tương lai khi xuất hiện những dấu
hiệu tương tự. Theo đó, giả định nền tảng của phân tích kỹ thuật là
"tương lai luôn lặp lại quá khứ", mà tôi thì không nghĩ như vậy và thực
tế tại TTCK Việt Nam cũng không ủng hộ giả định đó.
Mặt
khác, nếu các NĐT đều sử dụng phân tích kỹ thuật để ra quyết định thì
sẽ luôn có những người muốn lợi dụng điều đó để "đi trước một bước",
qua đó có thể phá vỡ những dấu hiệu đang hình thành. Ngoài ra, phân
tích kỹ thuật đòi hỏi những điều kiện nhất định về dữ liệu và thị
trường, trong khi thực trạng TTCK Việt Nam chưa đáp ứng được những đòi hỏi này. Vì vậy, người
phân tích kỹ thuật phải điều chỉnh các công cụ phân tích theo các mức
độ khác nhau cho phù hợp và do đó kết quả phân tích sẽ mang tính chủ
quan. Cuối cùng, thực tế trên thế giới cho thấy, các NĐT thành công
nhất trên TTCK không phải là những người theo trường phái phân tích kỹ
thuật.
Mặc
dù vậy, phân tích kỹ thuật có thể phát huy tác dụng trong những trạng
thái thị trường quá nóng hoặc quá lạnh, ví dụ như TTCK Việt Nam
hiện tại. Tâm lý tiêu cực dễ khiến người ta có xu thế bấu víu vào một
cái gì đó theo chiều hướng tiêu cực và mất đi khả năng phản biện cần
thiết. Nếu mọi người đều tin vào một con số nào đó của VN-Index bất
chấp cơ sở của của nó và hành động một cách tương ứng thì chắc chắn
điều đó sẽ xảy ra. Đây không phải là khả năng của phân tích kỹ thuật,
mà là khả năng tự khẳng định khi có sự trùng hợp tâm lý số đông.
Vậy NĐT có thể làm gì trong trạng thái thị trường này, thưa ông?
Vào
lúc này, cần có một cái nhìn thực tế rằng, thị trường đang phải đối mặt
với những thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, dễ nhận thấy thị trường
thuộc về người mua chứ không phải người bán. Không có gì lạ khi những
người mua sẽ hành động theo kiểu "không đi đâu mà vội", tiếp tục gom
tiền và giao dịch nhỏ giọt để chờ đợi giá xuống nữa. Họ thậm chí còn
được "hỗ trợ" bởi những báo cáo phân tích không đầy đủ của một số tổ
chức tài chính nước ngoài nhằm những mục đích riêng và đà suy giảm kéo
dài của VN-Index khiến thị trường như kiệt sức. Họ như những người đi
săn đang chờ đợi những tín hiệu nào đó trước khi đồng loạt vào cuộc.
Vậy
những người đang nắm giữ chứng khoán phải làm gì? Họ có thể không làm
gì cả, hoặc bán đi và hy vọng thị trường sẽ tiếp tục giảm để mua lại;
hoặc có thể rút vốn chuyển sang gửi tiết kiệm, mua vàng, ngoại tệ, hay
bất động sản... Mọi lựa chọn đều gắn với những rủi ro và chi phí cơ hội
nhất định. Sự lựa chọn và kết quả của nó mang lại cho NĐT tùy thuộc vào
mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người. Điều quan trọng là họ cần có đầy
đủ thông tin để quyết định lựa chọn và có niềm tin đối với sự lựa chọn
đó. Hy vọng chúng ta sẽ có dịp cùng nhìn lại những gì đang diễn ra và
xem đâu là sự lựa chọn khôn ngoan.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21146/
-
29-05-2008 10:30 AM #12
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Merrill Lynch “mổ xẻ” lạm phát ở Việt Nam
Merrill Lynch “mổ xẻ” lạm phát ở Việt Nam
Thứ năm, 29.05.2008, 09:00am (GMT+7)
(TCK)Ngân
hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ vừa công bố một báo cáo về tình hình
kinh tế châu Á, trong đó lấy Việt Nam làm tâm điểm để phân tích tình
trạng lạm phát leo thang trong khu vực.
Trong bản báo cáo tựa
đề “Vietnam: Anatomy of an inflation shock” (Việt Nam: Giải phẫu cú sốc
lạm phát) này, các chuyên gia Merrill Lynch cho rằng, cuộc chiến chống
lạm phát của Việt Nam có hàm chứa nhiều bài học quan trọng cho khu vực.
Thấy gì từ các động thái của Ngân hàng Nhà nước?
Báo
cáo nhận định, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực châu Á
vì GDP 70 tỷ USD của Việt Nam chỉ tương đương với 1% GDP của toàn khu
vực này, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng
bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang
chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính
mình.
Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI
đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn
các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với
đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng
khoán cũng phát triển bùng nổ.
Việc có phải chính sách vĩ mô
đã “gây ra” tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam hiện nay là một câu hỏi
gây tranh cãi. Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng
cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá cả các mặt
hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do
tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào.
Để
chống lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh
trong đó có tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất cho vay cơ bản
lên mức 12%. Các chuyên gia của Merrill Lynch bình luận, mức độ phản
ứng của Ngân hàng Nhà nước chứng tỏ, để chống lạm phát, tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam sẽ phải trả một cái giá nhất định.
Đồng thời, những lo ngại ban đầu về lạm phát đã trở thành những lo ngại trên phạm vi lớn hơn về bất ổn kinh tế vĩ mô.
“Cú sốc” lạm phát
Theo báo cáo này, những biểu hiện của một “cú sốc” lạm phát bao gồm:
Thứ nhất, lạm phát tăng mạnh, khiến ngân hàng trung ương phải phản ứng mạnh bằng chính sách tiền tệ.
Thứ hai, thanh khoản thắt chặt, lãi suất cao, triển vọng tăng trưởng xấu đi.
Thứ
ba, giá cả của những mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tâm lý, như
chứng khoán và bất động sản giảm nhanh; đồng nội tệ có thể lên giá hoặc
xuống giá.
Và thứ tư, đồng nội tệ có thể lên giá hoặc xuông
giá. Nếu chính sách tiền tệ được thắt chặt từ từ và thị trường vẫn tin
tưởng vào chính sách vĩ mô, đồng nội tệ có thể lên giá. Nhưng nếu bất
ổn xảy ra, triển vọng tăng trưởng xấu đi và dòng vốn ngoại chảy ra,
đồng nội tệ sẽ mất giá mạnh.
Tình hình lạm phát ở Việt Nam
hiện nay được coi là một ví dụ về “cú sốc” lạm phát. Một số ví dụ khác
bao gồm Trung Quốc hồi mùa xuân năm 2004 và mùa thu năm 2007, Ấn Độ đầu
2008, Indonesia mùa hè 2005…
Báo cáo cho rằng, kinh tế Việt
Nam có nhiều điểm giống như kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn cả hai nước
đều mới gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng cao nhờ xuất khẩu và đầu tư…
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là cuộc chiến chống lạm phát ở Việt
Nam căng thẳng hơn nhiều. Vấn đề cốt lõi - theo báo cáo nhận định - là
Việt Nam đã tiếp nhận một lượng vốn lớn hơn rất nhiều so với khả năng
hấp thụ của nền kinh tế.
Merrill Lynch cho rằng, trong cuộc
chiến chống lạm phát, nhìn chung Việt Nam có những điểm khác biệt cơ
bản sau so với các nước châu Á khác.
Thứ nhất, Việt Nam đang ở
tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, trong khi phần lớn các nền kinh
tế đang nổi lên ở châu Á có cán cân vãng lai thặng dư. Thặng dư này có
thể tạo ra một tấm nệm cho sự rút lui của các dòng vốn ngoại, đồng thời
giúp cho việc tăng giá đồng nội tệ để chống lạm phát trở nên dễ dàng
hơn, giảm bớt sự cần thiết phải tăng lãi suất.
Thứ hai, các
dòng vốn đổ vào Việt Nam năm ngoái chiếmtỷ trọng khá lớn so vớiGDP.
Trong khi đó, các dòng vốn đổ vào các nước châu Á khác chỉ ở mức khiêm
tốn. Do đó, ở các nước này, việc điều hành chính sách tiền tệ ít gặp
khó khăn hơn, đồng thời, cũng không có những rủi ro lớn trong trường
hợp có sự rút lui đột ngột của các dòng vốn.
Và thứ ba, các
nước trong khu vực còn có những yếu tố khác giúp ổn định tốt tình hình
kinh tế vĩ mô mà Việt Nam không có, như dự trữ ngoại hối cao, nợ nước
ngoài thấp và tình hình ngân sách lành mạnh mạnh hơn.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Tin-Kinh-Te-Vn/21142
-
29-05-2008 05:29 PM #13
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Có nên bỏ biên độ?
Có nên bỏ biên độ?
Thứ năm, 29.05.2008, 10:56am (GMT+7)
(TCK)Thị trường chứng khoán Việt Nam đã
giảm quá sâu. Chiều nay (29/5), Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán sẽ họp
bàn các giải pháp chặn đà suy giảm sau một thời gian dài ngóng chờ mà
không thấy giải pháp “mạnh” của Ủy ban Chứng khoán.
Người viết bài này kiến nghị hai giải pháp trong tầm tay là
giao dịch không biên độ và minh bạch hóa thông tin các công ty niêm
yết, các chính sách điều hành vĩ mô càng sớm càng tốt.
Vì đâu nên nỗi?
So với thời điểm cách đây vừa đúng 6 tháng (28/11/2007), chỉ số HASTC giảm 65% (121/341), còn VN-Index giảm 55% (420/988).
Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á nửa cuối năm 1997, chỉ số
chứng khoán của Thái Lan giảm 29.3%; Hàn Quốc -49.5%; Indonesia –
44.8%; còn tại Mỹ, hiện nay dù bị khủng hoảng thị trường bất động sản
dưới chuẩn, nhưng chỉ số S&P 500 trong vòng một năm qua chỉ giảm
khoảng 10%, từ 1.520 xuống 1.382 điểm.
Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm quá sâu (P/E xấp xỉ 10
lần), thậm chí có thể nói là “suy sụp”, vì giá đã rẻ, nhưng vạn người
bán chỉ có trăm người mua.
Dù lạm phát là nguyên nhân cơ bản, nhưng chưa đủ để giải thích tại sao
giá cổ phiếu đã quá rẻ nhưng thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục đi
xuống. Quy luật chung của thị trường là giá cả thay đổi điều tiết quan
hệ cung cầu. Giá chứng khoán sẽ có xu hướng điều chỉnh dần về mức cân
bằng cung cầu. Nhưng, ở thị trường chứng khoán Việt Nam chức năng điều
tiết của giá không diễn ra. Điều này chứng tỏ thị trường đang có vấn
đề.
Ở các nước đã có thị trường chứng khoán phát triển, thị trường làm tốt
chức năng “bàn tay vô hình”. Giao dịch diễn ra liên tục nên phản ứng
cung cầu đối với thay đổi về giá là tức thời. Do được phép bán khống
nên các nhà tạo lập thị trường hoặc các nhà đầu tư “thông minh” thực
hiện lệnh mua bán khống chứng khoán một khi họ nhận biết giá chứng
khoán đang bị định giá không đúng.
Mặt khác, thông tin về thị trường và thông tin các công ty niêm yết
minh bạch và tin cậy nên chứng khoán được định giá gần với giá trị nội
tại. Các giao dịch trên thị trường chứng khoán chỉ yếu do các tổ chức,
các quỹ đầu tư thực hiện vì thế tránh được tâm lý đầu tư bầy đàn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thiếu những điều kiện nói trên.
Phương thức giao dịch khác nhau giữa HASTC và HOSE; kỳ thanh toán quá
dài T+3; chưa có nghiệp vụ bán khống; thông tin về các công ty niêm yết
còn rất thiếu tính minh bạch, đôi khi không công bằng vì thời điểm công
bố kéo dài từ lúc doanh nghiệp công bố thông tin đến khi nhà đầu tư
nhận được thông tin. Nội dung thông tin chưa đầy đủ (rất ít công ty có
báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thuyết trình về thay đổi vốn cổ
đông, phần thuyết minh báo cáo tài chính gần như không có).
Thử tìm giải pháp
Vẫn biết kinh tế vĩ mô có khỏe thì thị trường chứng khoán mới phát
triển ổn định. Tuy nhiên vẫn có thể có các giải pháp song hành để ngăn
chặn sự suy giảm, ổn định và từng bước dần lấy lại đà tăng trưởng của
thị trường chứng khoán.
Hai giải pháp trong tầm tay, theo người viết, đó là minh bạch hóa thông
tin các công ty niêm yết cũng như chính sách điều hành vĩ mô, đồng thời
việc áp dụng giao dịch không biên độ nên được thực hiện.
Minh bạch thông tin
Đại bộ phận nhà đầu tư hiện tại là cá nhân. Tiếp cận thông tin cùng với
khả năng phân tích thông tin rất hạn chế. thị trường chứng khoán đang
mất phương hướng vì không có cơ sở để xác định giá chứng khoán bao
nhiêu là rẻ.
Thiếu minh bạch về thông tin và chính sách vĩ mô sẽ làm cho các nhà đầu
tư luôn đặt câu hỏi khi nào thì lạm phát thấp, kinh tế vĩ mô phục hồi?
Liệu lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết có bị suy giảm hay thua lỗ
trong quý 2 và cả năm 2008?
Vì vậy, thị trường chứng khoán đang rất cần công bố thông tin minh bạch
và tin cậy của các doanh nghiệp niêm yết, các chính sách điều hành của
nhà nước về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng, cắt giảm chi tiêu
công kém hiệu quả.
Minh bạch thông tin chính là để tạo dựng niềm tin và định hướng cho thị trường chứng khoán phát triển.
Giao dịch không biên độ
Sau “ngày thứ Hai đen tối” 19/10/1987, một số nước đã áp dụng biên độ
giao dịch để phòng giá chứng khoán giảm quá lớn trong cùng môt phiên.
Ngược lại, nhiều nước không sử dụng biên độ, hoặc có biên độ rất rộng.
Tác động của biên độ giao dịch đến thị trường chứng khoán vẫn còn là
vấn đề gây tranh luận. Trường phái ủng hộ giao dịch có biên độ cho rằng
sử dụng giới hạn trên dưới sẽ làm giảm sự biến động của giá, hạn chế
những phản ứng thái quá của thị trường và không ảnh hưởng đến khối
lượng giao dịch.
Ngược lại, trường phái ủng hộ giao dịch không biên độ cho rằng áp dụng
biên độ giao dịch sẽ gây nên sự biến động của giá chứng khoán trong
nhiều ngày tiếp theo, cũng như làm chậm quá trình giá chứng khoán điều
chỉnh về giá cân bằng và ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bỏ biên độ giao dịch? Sẽ có
nhiều giả thuyết đặt ra, nhưng người viết tin rằng tác động đầu tiên
đến thị trường là nhà đầu tư sẽ phải tự suy nghĩ, tự xác định nên mua
hay bán ở mức giá nào là có lợi nhất.
Giá cả sẽ rất linh hoạt điều chỉnh quan hệ cung cầu. Việc “tranh nhau”
đặt lệnh ATO/ATC sẽ không còn hiệu lực. Nhà đầu tư sẽ phải bám sát thị
trường để quyết định mức giá. Việc đầu tư theo kiểu ép giá hôm nay để
chờ cơ hội mua vào ngày mai và những ngày tiếp theo rất không còn khả
thi.
Có thể giá cả sẽ dao động mạnh trong ngày đầu, nhưng do được tự do điều
chỉnh, nên khả năng ổn định sẽ rất nhanh. Tính thanh khoản của thị
trường chứng khoán sẽ tăng vọt. Tất cả các nhà đầu tư đều phải cùng suy
nghĩ chứ không còn ỷ lại vào dòng lệnh AT hay đặt giá kịch trần, sàn.
Cùng với quá trình bỏ biên độ, nếu các công ty niêm yết và các chính
sách vĩ mô công khai minh bạch thông tin giá chứng khoán sẽ dần được
điều chỉnh về mức giá nội tại và cung cầu trên thị trường cũng được
điều chỉnh tương ứng.
Tác giả cho rằng không có gì đáng sợ và khó có thể xấy ra việc đồng
loạt nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, nếu quyết định bỏ biên độ được công
bố công khai và giải thích cặn kẽ cùng với quy trình công bố thông tin
minh bach và đầy đủ hơn. Tài sản là của nhà đầu tư, và họ tự chịu trách
nhiệm về quyết định của mình.
* Theo kết quả khảo sát ý kiến hơn 1.000 bạn đọc trên VnEconomy về
chính sách hợp lý cho biên độ giao dịch chứng khoán niêm yết hiện nay,
tính đến 11h ngày 29/5/2008, có 38,95% ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn biên độ;
38,3% ủng hộ áp dụng biên độ lệch có lợi cho sức tăng; 9,93% cho rằng
vẫn nên giữ nguyên biên độ hiện tại; 8,15% ủng hộ việc trả lại biên độ
độ cũ + - 5 % tại HOSE và + - 10 % tại HASTC và chỉ có 4,68% cho rằng
nên thu hẹp biên độ hiện nay.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/21159/
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
(...) - 9 tháng CTCP Đầu tư thương mại SMC đạt 58 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế vượt 16% kế hoạch năm (50 tỷ đồng). Thông tin trên website công ty, CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã: SMC) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị
By nguoi_mau_lanh in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 22-10-2008, 05:02 PM -
DVC - CP THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỒNG NAI - VDL : 05 TỶ ĐỒNG - 25.000 Đ/CP
By hopefullllll in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 1Bài viết cuối: 10-02-2008, 01:33 PM -
Bảng vàng Cộng đồng Vietstock: Hãy cứu giúp họ - đồng bào bị thiên tai tàn phá!!!
By kiemtiennuoicon in forum Thông báo - Góp ýTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-10-2006, 01:16 AM -
Đánh giá BBT (phần 2: I. Đánh giá vốn lưu động ròng, biến động nguồn vốn)
By in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks