[/B][/B][/B][/B]
[table]


SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÓ VÀ KHÔNG CÓ LỆNH ATO, ATC THAM GIA GIAO DỊCH[/B][/B]
[/table]


Nếu không áp dụng lệnh ATO,ATC vào GD thì khi thị trường tăng điểm NĐT thường đặt giá trần để bán và ngược lại khi thị trường mất điểm NĐT thường đặt giá sàn để bán cp của mình. Và khi thị trường tăng hoặc sụt giảm điểm quá lớn thì giá trần và giá sàn cũng được đặt chồng chất là lẽ tự nhiên vì nó đã phản ảnh đúng cung cầu mua bán trên thị trường khi GD. Nhưng khi áp dụng lệnh ATO,ATC thì khác. Vì tính chất ưu tiên của lệnh ATO,ATC mà đã làm cho một số NĐT hay sử dụng nhiều hơn, tuỳ tiện hơn. Nếu ở những phiên thị trường đang mất điểm mà NĐT đặt lệnh ATO,ATC để tranh bán thì không nói làm gì, nhưng điều đáng nói ở đây là ở những phiên tăng điểm mà vẫn có rất nhiều mã cp đặt lệnh ATO, ATC để bán, vì sao?(kể cả những hôm phiên 2 không còn dư bán và đang được khớp ở mức giá trần, nếu không áp dụng lệnh ATO,ATC thì có NĐT nào đặt bán giá sàn trong trường hợp này không? chắc chắn là không có!). Điều này cũng dễ hiểu vì ở rất nhiều trường hợp NĐT đặt lệnh ATO,ATC để bán trong những phiên thị trường đang tăng điểm mà vẫn bán được giá cao và may mắn không gặp phải rủi ro, vừa được ưu tiên khớp trước lệnh LO và cũng không làm ảnh hưởng gì đến thị trường(ước đến khoảng 70% trong tổng số các mã cp). Như VD sau đây: VD1.
[table]


DƯ MUA |
DƯ BÁN


KL (cp) |
Giá (1.000đ) |
KL (cp) |
Giá (1.000Đ)


40.000(LO) |
105 |
45.000(LO) |
105


20.000 (ATO, ATC) |
|
30.000 (ATO, ATC) |



1000 (LO) |
95 |
|

[/table] . Giá khớp là 105(là giá trần) với KL khớp là 60.000 cp và được ưu tiên cho 30.000 lệnh ATO,ATC khớp trước tiếp đến 30.000 lệnh LO theo thư tự ưu tiên về thời gian và KL, còn lại 15.000 lệnh LO không được khớp. Có lẽ cũng vì lý do trên mà nhiều NĐT hay lạm dụng tính ưu tiên của lệnh này mà tuỳ tiện đặt lệnh khi mua bán! Chính vì ai cũng muốn đăt lệnh ATO,ATC để bán với mong muốn được ưu tiên khớp trước mà vẫn bán được ở giá cao(trong những phiên thị trường đang tăng điểm) nên khi có nhiều NĐT cùng đặt lệnh ATO,ATC để bán trong một mã cp, làm KL lệnh này tăng lên đột ngột mà đã gây nên hiện tượng cộng hưởng lệnh bán ATO,ATC là điều khó tránh khỏi, như VD sau đây.VD2.
[table]


DƯ MUA |
DƯ BÁN


KL (cp) |
Giá (1.000đ) |
KL (cp) |
Giá (1.000Đ)


40.000(LO) |
105 |
45.000(LO) |
105


20.000 (ATO, ATC) |
|
62.000 (ATO, ATC) |



1000 (LO) |
95 |
|

[/table] Giá khớp là 95(là giá sàn) với KL khớp là 61.000 cp và được “ưu tiên” cho lệnh ATO,ATC khớp trước, trường hợp này không chỉ làm cho các NĐT đặt bán bằng lệnh ATO,ATC bị rủi ro mà còn làm cho thị trường bị mất điểm. Điều này đã giải thích cho hiện tượng một số mã cp đột ngột đảo chiều từ giá trần xuống giá sàn khi chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang phiên xác định giá đóng cửa( Nếu không có lệnh ATO,ATC thì chắc chắn không bao giờ xảy ra điều này). Còn ở những phiên thị trường không biến động lắm (Vn index xoay quanh giá tham chiếu) thì việc lạm dụng lệnh bán ATO,ATC còn lớn hơn nhiều vì thế mà hiện tượng cộng hưởng lệnh bán ATO,ATC cũng sẽ cao hơn (ước khoảng 30% trong tổng số các mã cp niêm yết). Nên đã làm cho thị trường không thể tăng điểm theo kỳ vọng của NĐT mà làm cho thị trường luôn luôn mất điểm là tất yếu. (lý do NĐT hay sử dụng lệnh ATO,ATC để bán nhiều hơn mua tôi đã trình bày trong phần trước). Trên đây là sự khác nhau cơ bản của việc có và không có lệnh ATO,ATC tham gia GD.





Pva.hanoi@gmail.com