Threaded View
-
23-03-2008 07:45 PM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Nov 2007
- Bài viết
- 769
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Alan Dawson- cựu điệp viên CIA và 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ
Vài lời của tác giả[/B]
Quyển sách này viết dựa trên sự việc thật. Cách giải thích sự kiện là của riêng tôi.Tôi đã tự tiện trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là cách dùng tên. Nhiều người Nam Việt Nam trong phe chiến bại yêu cầu tôi đừng dùng tên thật của họ trong các bản tin sau “ngày giải phóng”. Điều ấy tôi không làm ở đây. Các viên chức và chiến sĩ cộng sản và viên chức cao cấp Sài Gòn đều được ghi bằng tên thật của họ.Trường hợp tự tiện thứ hai là trong một số hoàn cảnh cần phải cô lại các sự kiện đã diên ra ở một nơi nào đó và phải cho chúng diễn ra với một nhân vật. Binh nhì Đức của thuỷ quân lục chiến là trường hợp điển hình. Mọi sự kiện, thời gian đều đúng nhưng đôi khi không diễn ra với Đức.Sẽ có những người trong chính quyền mới ở Nam Việt Nam tức giận về những từ ngữ dùng trong sách. Tôi đã sử dụng cách nói thông thường của báo chí. Tôi biết từ Việt Cộng, cộng sản… làm họ khó chịu. Nhưng đấy là cách mà thế giới hiểu về họ.
…Alan Dawson
[table]
Hoả tốc…[/B][/B]Chính phủ Sài Gòn đầu hàng[/B]Trong nghề đưa tin, một bức điện hoả tốc là lời thỉnh cầu hành động. Nó cắt ngang bất kỳ một bản tin nào đang chyển trên máy têlêtip. Chuông của máy reo mười lần, một dấu hiệu làm thót bụng phòng nhận tin ở bất cứ nước nào trên thế giới. Điện hoả tốc không phải là một bản tin. Nó là một đầu đề, chỉ có vài chữ báo hiệu một sự kiện trọng đại. Cuộc ám sát một tổng thống Mỹ được xếp loại tin hoả tốc. Và lúc kết thúc chiến tranh Việt Nam cũng vậy.
Khi Dương Văn Minh đang nói, phóng viên UPI đánh máy ngay một điện hoả tốc và trao nó cho nhân viên điều khiển máy têlêtíp. 40 giây sau, chuông của 7.500 máy têlêtip vòng quanh thế giới reo lên 10 lần. Đám đông tụ tập lại trước mỗi máy và đây là cái họ đọc được:
“ZCZC VHAO 25 NXI
Hoả tốc…
Sài Gòn-Chính phủ Sài Gòn đầu hàng.
NTL 1021 Sáng[/I]”.
Một điện hoả tốc luôn luôn được lặp lại để tránh trường hợp bị nhẫm lẫn hoặc giả mạo. Sau đó 60 giây là một bản tin, như sau:
“ZCZ NNN
Bản tin…
Hoà bình-30/4
của Alan Dawson
Sài Gòn-30 tháng 4 (UPI) Tổng thống Dương Văn Minh hôm nay ra thông báo Nam Việt Nam đầu hàng và ra lệnh binh sĩ thuộc chính quyền ngừng chiến đấu.
NTL 1022 Sáng[/I]”.
Nỗi kinh hoàng bị kiềm chế trong bản tin giật gân nhất của thập kỷ... Lẽ tất nhiên hầu hết phản ứng ở Sài Gòn khác nhau khi dân chúng chuẩn bị sẵn sàng để đón sự kết thúc. Trong vòng 30 phút tiếng súng lẻ tẻ trên đường phố biến mất. Phần lớn tiếng súng ở khu phố trung tâm là bắn chỉ thiên của kẻ cướp uy hiếp nạn nhân hoặc của những người đuổi theo bọn cướp giật. Bản thân bọn cướp cũng phải vét mẻ cuối cùng và đi thẳng về nhà.
Các cửa thường và cửa sắt đều được khóa lại. Ngay cả những chủ tiệm và chủ nhà hàng người Pháp ở Sài Gòn cũng đem bàn ghế vào nhà. Im lặng bao trùm thành phố.
Tại Cần Thơ, tướng ba sao Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4 và đồng bằng sông Cửu Long cuối cùng phải nhận ra mất hết cả rồi khi ông ta nghe bản tin phát thanh của Minh. Chiến trường vùng châu thổ ít sôi động trong suốt cuộc tiến công. Bắc Việt Nam chọn lối đánh chớp nhoáng từ Tây sang Đông và tiến từ Bắc xuống Nam, tới tận Sài Gòn. Trong vòng 30 phút sau bài diễn văn của Minh và lệnh đầu hàng, Nam đã đưa khẩu súng ngắn “côn 45” vào miệng rồi bóp cò và chết ngay tức khắc.
Những người lính dù, biệt động quân chiến bại, cay đắng từ phía Bắc và phía Tây vào thành phố. Họ nổi giận, dù không tỏ vẻ kinh hoàng, sẵn sàng cướp giật và trong nhiều trường hợp, sẵn sàng giết người nước ngoài. Thái độ họ bắt đầu thay đổi, phần lớn muốn vứt bỏ tất cả dấu vết có dính líu đến quân đội. Trên một phố chính của Sài Gòn, đường Tự Do nơi mà trong nhiều năm qua lính Mỹ đã chật ních trong các quán rượu và tiệm ăn, binh sĩ cởi quân phục và lập tức trở thành thường dân. Nửa tá lính nhảy dù cởi bộ đồ trận rằn ri của họ, ném súng và đạn xuống đất rồi chạy trốn đến nơi nào chẳng ai biết được. Quần áo dân sự bấy nay cất kín trong ba lô, lúc này là thời điểm dùng đến. Cho nên, khi đến nơi, quân đội Bắc Việt Nam đã nhận thấy ít binh sĩ mặc quân phục ra đầu hàng.[img]http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Thaochay.jpg">[/I][/B]Tướng Hạnh cũng bàn giao Bộ tổng tham mưu và dẫn lấy người đại uý Việt Cộng đến “giải phóng” toà nhà. Khoảng ba tá lính bảo vệ còn lại ở dinh được lệnh sắp hàng bên trong đội hình của xe tăng Bắc Việt Nam. Họ được chỉ dẫn đưa vũ khí lên không trung, kéo khoá an toàn và bóp cò. Một cách tượng trung, đó là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks