[/B]
[table]



[/B]

CÙNG TÌM NGUYÊN NHÂN ĐỂ CỨU THỊ TRƯỜNG[/B][/B]
[/table] Trong bối cảnh thị trường ck đang cung nhiều hơn cầu như hiện nay, mỗi khi NĐT định đầu tư vào một cp nào đó, họ không phải quá khó khăn để lựa chọn, hơn nữa họ thường rất thận trọng mỗi khi đặt lệnh mua, nên thường ít sử dụng lệnh ATO, ATC để mua cp “bằng mọi giá”. Trái với mua, khi NĐT đang nắm giữ một số cp nào đó cần bán, có thể do số cp này đã mang lại một số lợi nhuận nhất định cần bán đi để thu hoạch (nhà đầu cơ lướt sóng), hoặc khi thị trường đi xuống họ cần bán để cắt lỗ, trong hai trường hợp này họ rất hay sử dụng lệnh ưu tiên ATO, ATC để bán. Ngoài ra còn một số không ít NĐT do không hiểu kỹ bản chất của hai lệnh ATO, ATC nên thường sử dụng tuỳ tiện khi GD, khi đặt lệnh này một số NĐT nghĩ rằng sau khi xác định được giá mở hoặc đóng cửa thì lệnh của họ được ưu tiên khớp trước, chứ họ không biết rằng chính khối lượng(KL) lệnh ATO, ATC cùng với KL lệnh giới hạn LO đặt mua hoặc bán đều là nhân tố chính để xác định nên giá mở và đóng cửa của cp. Cũng vì những điều đó mà trong những phiên GD định kỳ thường thấy KL lệnh ATO, ATC đặt bán nhiều hơn KL lệnh ATO, ATC đặt mua (quan sát trong bảng GD trực tuyến sàn HCM trong các phiên khớp lệnh định kỳ). Vì thế mà đã gây ra hiện tượng “cộng hưởng” lệnh bán ATO, ATC trong một số mã cp, làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý NĐT cũng như không phản ánh đúng khách quan cung cầu của thị trường, làm cho thị trường ngày một xấu đi. Vậy hiện tượng “công hưởng” trên xảy ra khi nào và ảnh hưởng đến thị trường ra sao? Chúng ta cùng phân tích sẽ thấy rõ. Lệnh ATO, ATC có đặc tính là được ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn LO và được mua và bán bằng mọi giá. Do tính chất hai mặt của lệnh ATO, ATC như vậy mà trong một số trường hợp NĐT đặt lệnh này để mua, bán cp của mình. Nếu trong một mã cp mà KL lệnh ATO, ATC đặt bán nhỏ hơn nhiều tổng KL lệnh mua(ATO, ATC+LO), thì cơ cấu xác định giá đóng, mở cửa không bị ảnh hưởng nhiều của lệnh ATO, ATC đặt bán và khi đó lệnh ATO, ATC được ưu tiên khớp trước lệnh LO mà không làm ảnh hưởng đến thị trường. Còn nếu vì lý do như phân tích ở trên, NĐT tuỳ tiện hoặc quá lạm dụng đặt bán cp với KL lệnh ATO, ATC lớn, gây ra sự cộng hưởng như một trong ba trường hợp sau đây sẽ làm cho cp bị mất điểm nghiêm trọng:[/B]
[table]



1-Tổng KL(cp) đặt mua ≤ Tổng KL(cp) ATO, ATC đặt bán


[/table]
[table]




|
MUA |
DƯ |
BÁN


KL(cp) |
Giá(ngh.đồng) |
KL(cp) |
Giá(ngh.đồng)


58 990(LO) |
105 |
55 000(LO) |
105


20 000 (ato,atc) |
|
80 000 (ato,atc) |



10 (LO) |
95 |
|

[/table] [/B]VD1, bên mua có 79 000 (tổng KL đặt mua) < 80 000 (ATO,ATC) bán, giá đóng cửa là 95(là giá sàn và cũng là giá thấp nhất trong tổng các lệnh đặt mua). [/B]
[table]



2- Tổng KL(cp) đặt mua ≤ KL(cp) ATO, ATC đặt bán + KL(cp) LO bán giá


[/table]
[table]




|
MUA |
DƯ |
BÁN


KL(cp) |
Giá(ngh.đồng) |
KL(cp) |
Giá(ngh.đồng)


58 990(LO) |
105 |
55 000(LO) |
105


20 000 (ato,atc) |
|
73 000 (ato,atc) |



10 (LO) |
95 |
6 000 (LO) |
95
[/table] Trường hợp này bên mua có 79 000 = 73 000(ATC)+ 6 000(LO) =79 000 (bán), giá đóng cửa là 95(là giá sàn và cũng là giá thấp nhất trong tổng các lệnh đặt mua).
[table]



3 - Tổng KL(cp) đặt mua ≤ KL(cp) ATO, ATC đặt bán + KL(cp) LO có giá bán

bằng giá thấp nhất của lệnh đặt mua:
[/table]
[table]




|
MUA |
DƯ |
BÁN


KL(cp) |
Giá(ngh.đồng) |
KL(cp) |
Giá(ngh.đồng)


58 990(LO) |
105 |
55 000(LO) |
105


20 000 (ato,atc) |
|
52 000 (ato,atc) |



10 (LO) |
98 |
28 000 (LO) |
98
[/table] Trường hợp này bên mua có 79 000 < 52 000(ATC) + 28 000(LO) = 80 000(bán), giá đóng cửa là 98(giá thấp nhất trong tổng các lệnh đặt mua,chưa phải giá sàn).Cả 3 trường hợp trên giá khớp(cũng là giá mở, đóng cửa) sẽ bằng giá đặt mua thấp nhất trong tổng số các lệnh đặt mua. Điếu này cũng lý giải được hiện tượng một số mã cp đột ngột đảo chiều từ giá trần xuống giá sàn khi chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang phiên xác định giá đóng cửa. Hiện tượng này không chỉ làm cho NĐT bị thất vọng, thậm chí hoang mang mà khi có nhiều mã cp trong một phiên GD bị cộng hưởng như vậy, chắc chắn sẽ làm toàn thi trường bị mất điểm. Nhiều phiên liên tục xảy ra sẽ làm cho thị trường luôn luôn có xu hướng đi xuống là điều khó tránh khỏi. Ở một số nước có áp dụng lệnh ATO, ATC nhưng cùng với nó còn có cả lệnh Thị trường (MP) tham gia GD. Hơn nữa nhiều nước thị trường ck còn không có biên độ giá, vì thế nếu NĐT nào tuỳ tiện đặt lệnh ATO, ATC mua bán nếu gặp rủi ro sẽ bị thiệt hại rất lớn chứ không phải chỉ 5% như biên độ của ta hiện nay, nên khi sử dụng lệnh này để mua bán cp họ rất hạn chế và thận trọng. Mặt khác trình độ dân trí cũng như sự am hiểu về ck của NĐT ở các nước lại hơn ta rất nhiều, nguồn cung cầu ck của họ tương đối cân bằng và ổn định hơn nên việc một số nước họ áp dụng lệnh ATO,ATC trong GD cũng không có gì đáng nói. Khi quan sát trên bảng GD trực tuyến tai các phiên GD định kỳ ta thấy, có nhiều mã cp đứng ngay sau lệnh ATO,ATC đặt bán là tiếp đến lệnh LO bán giá trần hoặc bán trên mức giá tham chiếu. Giả sử sàn HCM không áp dụng lệnh ATO,ATC thì những NĐT đang đặt bán bằng lệnh ATO,ATC này có đặt bán giá sàn khồng?. Chắc là không đâu, vì bên dư bán đang ít lệnh bán và mức giá GD đang được khớp ở trên mức tham chiếu hoặc ở giá trần. Ở một số phiên GD thị trường đang tăng điểm, tức là cp đang được khớp trên mức giá tham chiếu, nhưng khi chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang phiên xác định giá đóng cửa thì tại hầu hết các mã cp đang tăng điểm ấy lại xuất hiện rất nhiều lệnh ATC đặt bán, kể cả ở những mã cp đang khớp giá trần và không còn dư bán ở phiên 2. Điều này thật khó hiểu? Nếu NĐT cần bán họ chỉ cần đặt lệnh bán ở phiên 2 bằng hoặc trên mức giá tham chiếu là có thể bán được cp rồi chứ sao đến phiên 3 mới đặt lệnh ATC để bán một cách tuỳ tiện, có thể giá sàn? Việt Nam là một nước đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất khả quan, đang là tâm điểm và thu hút được nhiều dự án của các DN trong và ngoài nước. Đáng lẽ thị trường ck phải phát triển sôi động mới đúng. Tuy còn mới nhưng từ cuối năm 2006 và đầu năm 2007 thị trường ck cũng có nhiều dấu hiệu khởi sắc, báo hiệu một tương lai tốt đẹp của nền kinh tế theo hướng thị trường. Đã có lúc VN INDEX lên đến gần 1200 điềm vào đầu tháng 3 năm 2007. Sau đó một vài tháng thị trường có hướng đi xuống do tăng trưởng quá nóng nhưng cũng chỉ xuống đến dưới 900 điểm và lại có dấu hiệu phục hồi vào tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2007 với hơn 1100 điểm. Từ đó đến nay thị trường liên tục mất điểm mà không rõ nguyên nhân, bất chấp sự nỗ lực cứu vớt thị trường của chính phủ cũng như các ngành chức năng, bất chấp các kêt quả kinh doanh của các DN là rất tốt. Điểm lại các mốc thời gian trên ta thấy từ khi sàn HCM thay đổi phương pháp khớp lệnh vào 30/7/2007 đúng vào lúc thị trường đang ở giai đoạn xấu và đang có dấu hiệu phục hồi, do mới đưa lệnh ATO,ATC vào GD, NĐT còn đang làm quen nên chưa áp dụng nhiều để GD cộng với việc ngay sau đó thị trường bắt đầu phục hồi mạnh nên ảnh hưởng của hai lệnh ATO,ATC là không đáng kể. Sau một thời gian GD khi đạt 1106,72 điêm vào ngày 17/10/07 cũng là lúc NĐT đã quen và bắt đầu sử dụng lệnh ATO,ATC nhiều hơn trong GD, và hiện tượng sử dụng tuỳ tiện hai lệnh trên đã làm ảnh hưởng đến tâm lý NĐT cũng như đến thị trường, làm cho thị trường sàn HCM bắt đầu mất điểm và kéo dài liên tục cho đến hiện nay. Hẳn mọi người còn nhớ lúc bấy giờ đã có một số NĐT rời sàn HCM đầu tư sang sàn HN là có thật. Như chúng ta đều biết, muốn phục hồi được thị trường ck hiện nay phải tìm ra được đúng nguyên nhân của nó mà khác phục. Nhớ lại bài toán đếm trâu, cả đàn trâu có 100 con khi cưỡi trên lưng một con trâu để đếm, đếm mãi cũng chỉ có 99 con. Mãi khi xuống đất để đếm mới thấy đủ 100 con. Trở lại thị trường ck hiện nay, nếu chúng ta chỉ nghĩ đến các nguyên nhân tác động từ bên ngoài đến thi trường (thực tế là đã có rất nhiều biện pháp của chính phủ cũng như các cấp các ngành nhằm cứu thị trường nhưng vẫn không có kết quả) mà quên đi việc xem lại chính công cụ, phương thức khớp lệnh của mình thì đấy là một điều đáng bàn. Vì nếu việc áp dụng phương pháp khớp lệnh hiện nay vào thị trường ck Việt Nam chưa phù hợp( về yếu tố cung cầu, trình độ, tâm lý NĐT…), thì mọi nỗ lực của các cấp các ngành cũng như của chính phủ cũng sẽ rất khó khôi phục được thị trường trong giai đoạn hiện tại, vì vậy rất mong cơ quan chức năng cũng như các cấp các ngành nghiên cứu một cách khoa học, chính xác, sớm tìm ra nguyên nhân để khác phục. Trước mắt, để tránh bị ảnh hưởng của lệnh ATO có thể cắt bỏ phiên GD xác định giá mở cửa và kéo dài phiên GD khớp lệnh liên tục từ 8 giờ 30 đến 10 giờ 15. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp. pva.hanoi@gmail.com