Hành Động Ngay

Không cần phải là chuyên gia hay có khả năng "chiêm tinh" gì ghê gớm, nhiều người có thể dự báo các chỉ số chứng khoán của Việt Nam ngày mai hoặc cuối tháng này là bao nhiêu?Nếu thấy nhận định như vậy e "rủi ro" thì có thể lựa chọn giải pháp "an toàn" bằng 1 câu không thể chính xác và ngắn gọn hơn.Giảm! Đó cũng chính là nỗi đau mang tên:Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhưng tình trạng có bi đát như vậy nếu cơ quan điều hành thị trường không chỉ biết "đề xuất" hay "kiến nghị" lên "trên"? Nếu cơ quan điều hành thị trường có thể Hành Động Ngay trước Mệnh Lệnh của thị trường?Nếu những "đề xuất" hay "kiến nghị" trên không phải là những "Giải pháp" chạy theo tình thế thị trường? Đồng thời "cấp trên" sớm "quyết" để Hành Động Ngay?

Vâng! Đó chính là nỗi đau của cộng đồng đầu tư! Khi cộng đồng bất lực với những rủi ro "hữu hình" như vậy. Đó còn là nỗi đau lớn hơn rất nhiều của nền kinh tế của tương lai đất nước.Do chứng khoán "đau yếu" tác động không chỉ giới hạn trong cộng đồng đầu tư. Nếu không muốn "kết tội" chứng khoán là nguồn cơn của nhiều cuộc "khủng hoảng mini" hiện nay, thì chứng khoán cũng là "men" làm "lộ diện" từng cuộc "khủng hoảng mini" và chứng khoán đang trở thành "men" tạo ra khủng hoảng mang tính dây chuyền.

Phải chăng, những nhận định của chúng tôi nói trên là "thiếu căn cứ" là "qui chụp" là "đổ thêm dầu vào lửa"?



Thú thực, tất cả chúng ta đều mong muốn đất nước phát triển, các lĩnh vực đều có thành tựu. Nhưng sẽ thật là nguy hiểm nếu tất cả chúng ta đều không dám đối mặt với sự thật, dù sự thật quá nghiệt ngã. Chỉ khi nào, chúng ta dám đổi mặt với sự thật, lượng hoá chính xác những khó khăn, chúng ta mới có khả năng vượt qua khó khăn bằng những giải pháp từng phần nhằm đạt được kết quả tổng thể.





Để minh hoạ rõ nét hơn vấn đề, chúng tôi xin chia sẻ một câu chuyện liên quan trực tiếp đến chứng khoán.


"Sếp" của một công ty A đã "choáng" khi nhận được "tối hậu thư" rằng:"Đến giờ X ngày hôm nay đến không trả số tiền Y thì ngân hàng sẽ giải chấp số cổ phiếu mà "sếp" với tư cách cá nhân đã Cầm cố để có thêm tiền đầu tư chứng khoán"


Sếp "choáng" vì giá trị cổ phiếu 3 tháng trước sếp mang đi cầm cố gấp 6 lần giá trị khoản vay. Nhưng nay giá trị thị trường của nó giảm xuống dưới giá trị khoản vay, trước đó sếp đã vài lần phải nộp bổ sung do cổ phiếu giảm giá.


Và chúng tôi được biết, có rất rất nhiều nhà đầu tư rơi vào tình cảnh như sếp nói trên.Lựa chọn của rất nhiều người là "bỏ" chứng khoán.Vì theo lý giải của họ, nộp tiền vào trong trường hợp chưa đáo hạn hay trả khoản vay trong trường hợp đáo hạn để giữ chứng khoán quả là "có vấn đề" trầm trọng. Cứ mỗi ngày chứng khoán lại "đều đặn" "âm" thì giữ để "hy vọng" gì? Trong khi, có tiền bây giờ thì có quá nhiều cơ hội đầu tư, từ mạo hiểm nhất là đầu tư vào kênh "thời thượng" vàng, đến "an toàn" nhất là gửi ngân hàng, hoặc cứ "chơi" đi cho khoẻ, rồi trở lại với "cổ" - "chứng" sau có "chết" đâu.


Nhưng "chết" thì có đấy! Khi ngân hàng "chạy" cho thân mình như vậy chứng tỏ:



Một là: khẳng định của thống đốc ngân hàng nhà nước về khả năng đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng liệu có chính xác? Tức là cơ quan quản lý có thực sự "kiểm soát" được tình hình và "chủ động" để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng "mình đầy thương tích"? Người dân, nhà đầu tư không phải là những chuyên gia nên họ có quyền "tư duy" theo "hiểu biết" của mình là như vậy.



Hai là:Khi thị trường chứng khoán "nguy kịch" thế này, mà Cung chứng khoán cứ bị đẩy lên cao khủng khiếp như vậy thì ai dám và muốn mua vào dù cho giá chứng khoán có "rẻ" và "dưới mệnh giá" đi nữa. Thế là cái vòng "đổ vỡ" được "chạy: Ngân hàng, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp lo sợ chứng khoán giảm, tiến hành giải chấp, bán ra chứng khoán, rồi cả thị trường đều muốn bán nhưng chẳng mấy người muốn mua. Cứ "tung" hàng với giá sàn để bán thì chứng khoán càng giảm, thanh khoản càng yếu, lại phải "tung" như vậy tiếp.





Ba là: Không thể có Mệnh Lệnh nào ngăn được cái vòng "đổ vỡ" kia, cũng giống như chẳng có Mệnh Lệnh, chính sách hay dự báo nào để cộng đồng đầu tư không bị cuốn vào chứng khoán một cách "mù quáng" như trước đây, rồi lại bị cuốn vào bất động sản khi chứng khoán "có vấn đề". Sau đó, khi bất động sản "băng giá" lại cuốn vào vàng hay găm giữ, tích trữ các hàng hoá bình thường khác. Hậu quả là, lạm phát đã cao "ngất ngưởng" lại được những cơn "sốt" hàng hoá kia "đẩy" lên tiếp. Trong khi, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và giới truyền thông thì cứ Nhận định: Kiềm chế lạm phát là chìa khoá cho cả nền kinh tế.


Chỉ khi nào, cộng đồng đầu tư, cũng như toàn xã hội tin tưởng rằng, những người đại diện cho dân quản lý xã hội Hành động ngay chứ không phải là "đề xuất" hay "kiến nghị" hoặc "họp" Niềm tin vào cơ quan quản lý, với chính sách mới trở lại. Ngược lại, toàn xã hội sẽ "chạy" như những con "thiêu thân" để "lo" mình trước, thế là "đẩy" xã hội đến những cuộc "khủng hoảng mini"


Nhưng Hành Động Ngay được không khi bộ máy hoặc lớn hơn là hệ thống vẫn là những con người "cũ" những con người "mất kiểm soát" với tình hình?



Tại sao, cứ đi tìm giải pháp kiểu "lối mòn" mà không "đột phá" từ Nhân Sự?Những con người mới, quyết liệt hơn, có thể độc lập ra quyết định và chịu trách nhiệm hơn, có thể mang đến những giải pháp có tính "cách mạng" và "sáng tạo" cho không chỉ thị trường chứng khoán.



Vậy là, "cấp trên" có thực sự "đột quá" về Nhân sự hay không? Vì nếu "có thể" sẽ có những con người "phù hợp". Còn cộng đồng đầu tư, quan điểm như thế nào, xin hãy chia sẻ để cùng thực hiện?


Phạm Hùng Vỹ


P/s: Tôi đã gửi bài này đến Mr Dũng qua Website Chính phủ như bài viết "Thủ tướng & Khủng hoảng" trước đây.