Chủ đề: Chứng khoán sẽ Phục hồi mạnh mẽ
-
15-04-2008 12:35 PM #61
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
[quote user="Pham Hung Vy"]
Bất Ngờ?
Sau khi cán "mốc" 550 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam không thể duy trì đà hồi sinh trước xu thế bán ra ào ạt của cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.Dù khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường vẫn ở mức cao, nhưng điều đáng lo lắng là tính ổn định và có thể dự báo về xu thế của thị trường là vô cùng khó lường. Vậy, sau 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, liệu bất ngờ có xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Theo nhận định của chúng tôi, kết thúc tuần giao dịch, thị trường sẽ tăng nhẹ, xu thế tăng điểm khó khăn của thị trường sẽ rõ nét hơn, nếu phiên giao dịch ngày 16/4, các chỉ số VN - Index và HaSTC - Index cùng đảo chiều, tăng nhẹ.
Tại sao, chúng tôi đặt niềm tin vào khả năng đảo chiều của thị trường trong thời điểm này?
Đó là: Động lực mua vào được duy trì vững từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Điều này được thể hiện qua tỷ lệ mua vào tăng dần qua các ngày giao dịch trong tuần giao dịch từ ngày 7/4 đến 11/4 của nhà đầu tư nước ngoài, càng rõ nét hơn trong 2 ngày 10/4 và 11/4, trong khi người bán vẫn ào ạt còn người mua chùn tay, thì nhà đầu tư nước ngoài trở thành lực lượng nâng đỡ thị trường với trên 50% giá trị giao dịch toàn thị trường. Động thái này trái ngược hoàn toàn so với nội dung có phần kém lạc quan của HSBC về thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời hé lộ một số nhận định đáng chú ý về nhà đầu tư nước ngoài:
Một là: Nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khá lạc quan về trung và dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Hai là: Nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu Việt Nam, tuy thị trường chứng khoán Việt Nam sụp giảm mạnh, đồng nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài "lỗ nặng" nhưng với tiềm lực tài chính, kinh nghiệm cùng khả năng vận động hành lang.Nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục mua vào, họ tạo cho cộng đồng đầu tư niềm tin về tương lai của thị trường và chờ đợi thị trường tăng trưởng "nóng" trở lại nhằm hiện thực hóa lợi nhuận.
Ngoài động lực từ khối ngoại, chúng ta cũng nên đặt câu hỏi: tại sao vẫn có hàng trăm tỷ đồng giá trị chứng khoán được nhà đầu tư trong nước mua vào trong những ngày vừa qua? Trong cùng thời điểm đó, thị trường bị tác động của nhiều yếu tố bất lợi, như: chu kỳ hiện thực hóa lợi nhuận của nhà đầu tư, nhà đầu tư phân tâm về thông tin từ báo cáo thường niên của HSBC, làn sóng bán ra của ngân hàng và công ty chứng khoán. Đặc biệt là thông tin "rỉ tai" trong cộng đồng đầu tư về khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam không thể kháng cự "mốc" 500 điểm.
Phải chăng, các nhà đầu cơ giá xuống đang "làm giá" thị trường hòng trục lợi? Vì họ nhận định, tâm lý nhà đầu tư được ổn định xuất phát từ sự can thiệp hành chính của cơ quan quản lý nhà nước, điều này đồng nghĩa với khả năng: nếu thị trường "có biến" nhà nước sẽ lại "can thiệp" để "cứu hộ" thị trường lên "mốc" an toàn tương đối.Lúc đó, họ lại tung hàng "giá rẻ" ra bán, như vậy là họ luôn "khỏe" bất chấp thị trường ra sao. Về vấn đề này, chúng tôi đã khuyến cáo, các cơ quan quản lý nhà nước không nên điều hành thị trường hoặc xây dựng chính sách tạo cho cộng đồng đầu tư tâm lý: Nhà nước sẵn sàng "cứu hộ" thị trường.
Một động thái khác rất đáng lưu ý trên thị trường tiền tệ là quyết định số 09/2008/ QD - NHNN, theo quyết định này, ngân hàng nhà nước sẽ thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ. Cụ thể, những đối tượng mà các tổ chức tín dụng kinh doanh ngoại hối có thể cho vay, gồm:
Một là: Để thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hai là: Để trả nợ nước ngoài trước hạn.
Ba là: Để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Theo phân tích của chúng tôi, ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 09 không ngoài mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối.Và những hệ lụy có thể chịu tác động của quyết định này, gồm:
Một là: Nhập khẩu. Với 7,4 tỷ USD nhập siêu trong quý I đã tạo sức ép vô cùng lớn đến khả năng cân bằng vãng lai, đẩy tỷ giá USD/VND tăng lên. Do vậy, chính phủ sẽ siết chặt nhập khẩu trong những quý còn lại của năm 2008, các doanh nghiệp thương mại và nhập khẩu sẽ gặp khó khăn, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu, thay thế nhập khẩu có cơ hội tăng trưởng mạnh.
Hai là: Việt Nam sẽ giám sát luồng vốn đầu tư gián tiếp. Sau khi bài toán cân bằng vãng lai được giải quyết, chính phủ Việt Nam có thể giám sát luồng vốn đầu tư gián tiếp, như vậy, tác động của việc giám sát sẽ không ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng. Mặt khác, việc giám sát luồng vốn tăng trưởng "nóng" trong thời gian vừa giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tránh được nguy cơ rút vốn hàng loạt của các nhà đầu tư ngoại, vừa tạo động lực làm ăn lâu dài cho các nhà đầu tư đã gắn bó với Việt Nam.Hiện, dự thảo về vấn đề này đang được tham vấn rộng rãi và sẽ được ban hành trước tháng 6.
Ba là: Thể hiện nhất quán, nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ Việt Nam.Bên cạnh nỗ lực lành mạnh hóa thị trường tài chính - chứng khoán - ngân hàng, ổn định mặt bằng giá cả thông qua quyết tâm ổn định giá các nguyên liệu đầu vào quan trọng.Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện chính sách lãi suất thực dương, nhằm "hút" lượng tiền nhàn rỗi trong dân về ngân hàng, thay vì để lượng tiền này "đầu tư mạo hiểm" vào 2 thị trường nhiều rủi ro là Vàng và bất động sản. Điều đó, giải thích cho lệnh của thủ tướng về việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động.
Phản ứng trước thông tin này, dư luận và 1 số ngân hàng lo ngại, mặt bằng lãi suất mới sẽ hình thành, có thể lên tới 15%/ năm, kéo theo đó là lãi suất cho vay sẽ tăng lên, các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn. Về lý thuyết sẽ là như vậy, nhưng với thực tế lạm phát đã là 2 con số như hiện nay, nếu duy trì trần lãi suất 11% thì chính sách lãi suất thực dương sẽ phá sản, tiền nhàn rỗi trong dân sẽ không được "hút" về mà đầu cơ lòng vòng vào những thị trường rủi ro cao như Vàng và bất động sản.
Trong nhiều năm trước đây, Việt Nam theo đuổi chính sách lấy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu số 1, nên nhiều doanh nghiệp yếu kém đã được bảo trợ hoặc hà hơi tiếp sức bằng nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng. Nay, lạm phát đã "phân loại" sự thích ứng và khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp, cùng với đó là thâm hụt ngân sách khá lớn ( có thể trên 5% GDP) buộc chính phủ phải hy sinh tăng trưởng, cũng đồng nghĩa với sự thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém. Thực hiện chính sách lãi suất dương là một quyết định khó khăn của chính phủ nhưng cần thiết, những dự án kém khả thi của doanh nghiệp phải chấm dứt, các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, cải tiến công nghệ, thực hành tiết kiệm, đồng thời duy trì động lực tăng trưởng.
Đây mới thực sự là dấu hiệu lạc quan để các nhà dầu tư duy trì động lực nắm giữ cổ phiếu hoặc mua vào cổ phiếu trước bối cảnh: một mặt bằng giá cổ phiếu mới được xác lập. Theo chúng tôi, các tổ chức phát hành cần "lên tiếng" thể hiện những nỗ lực - quyết tâm của doanh nghiệp, cụ thể, doanh nghiệp nên công bố kịp thời - đầy đủ - chính xác, những kế hoạch thực hành tiết kiệm, cải tiến công nghệ, quản trị rủi ro, nghiên cứu và mở rộng thị trường của doanh nghiệp, với những "mốc" thời gian, những con số kết quả, những giải pháp cho các tình huống khác nhau. Còn các ngân hàng, công ty chứng khoán, nên công bố số liệu chứng khoán trong diện giải chấp, thời điểm đáo hạn, các phương án xử lý cùng những đề xuất cụ thể cần cơ quan quản lý hỗ trợ.
Với nhiều tác động tích cực như vậy, cán cân cung - cầu của thị trường sẽ có biến động, tâm lý của thị trường tăng dần yếu tố lạc quan, tin đồn và đầu cơ giá xuống không còn đất để tồn tại, cơ quan quản lý thị trường có cơ sở để trả lại biên độ bình thường, giảm các "can thiệp" hành chính vào thị trường.Tất cả đang chờ, kết quả phiên giao dịch ngày 16/4.
Phạm Hùng Vỹ
Nguồn:
[url="http://360.yahoo.com/my_profile-jdhpnxQnYrat3WxWYzyJusc-;_ylt=Au9uv6Lfs8cekYz6Ho4nMnC0AOJ3?cq=1">
-
16-04-2008 06:14 PM #62
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Cuộc chơi của "đại gia"
Mọi chờ đợi về những thay đổi tích cực đã không trở thành sự thật, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/4, gam màu chủ đạo của CKVN vẫn là "màu đỏ". Tín hiệu tích cực về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tuy duy trì, nhưng thị trường đã có dấu hiệu suy giảm kép, khi khối lượng và giá trị giao dịch giảm mạnh.
Cụ thể, trên 5, 9 triệu chứng khoán, tương ứng giá trị trên 297 tỷ đồng được giao dịch thành công trên HoSE.Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào trên 3, 5 triệu chứng khoán, gần bằng 60% giá trị giao dịch toàn thị trường, tiếp tục trở thành động lực duy trì cung chứng khoán của thị trường.
Đáng chú ý, ngay đầu phiên giao dịch, các lệnh bán Sàn đã được người bán "tung" ra đồng loạt, điều này chứng tỏ, cuộc chơi trên thị trường thời điểm hiện nay thuộc về các "đại gia" dù là người bán hay người mua.Với người bán, vấn đề không phải là giá nào, vấn đề là bán được hàng, còn người mua, vẫn miệt mài mua vào bất chấp lượng bán ào ạt và không có dấu hiệu chấm dứt trong khoảng 1 tuần giao dịch gần đây.
Nhưng tại sao, thị trường thuộc về "đại gia" mà vẫn đều đặn mất điểm và không khó để nhận định "mốc" 500 đang ngày một gần?
Do chênh lệch cung - cầu lớn nên thị trường mất điểm.Vì vậy theo chúng tôi, vấn đề chính của thị trường hiện nay không phải là Tâm lý bất ổn của nhà đầu tư nhỏ. Vấn đề chính của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là: Giải pháp "trung hòa" lượng cổ phiếu giải chấp. Nếu bài toán này được hóa giải càng nhanh, khả năng bình ổn thị trường càng hiện thực, ngược lại, khi lượng cổ phiếu giải chấp không được "trung hòa" đến ngưỡng an toàn hoặc "trung hòa" hết, thị trường sẽ tiếp tục đà mất điểm.
Để giải bài toán này, có 2 kịch bản:
Kịch bản 1: Có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước.
Giải pháp ưu việt nhất với lượng cổ phiếu giải chấp này là ngân hàng nhà nước chấp thuận khoanh nợ - giãn nợ cả gói. Như vậy, các ngân hàng thương mại không bị sức ép với khối tài sản "rủi ro" cao này, các ngân hàng có thể thông qua thị trường nợ để "trung hòa".
Kịch bản 2: Thúc đẩy các "đại gia" chuyển nhượng lô lớn cổ phiếu giải chấp.
Việc áp dụng phương thức lưu kýtrong ngày với giao dịch có khối lượng từ 100.000 chứng khoán trở lên có thể coi như biện pháp thúc đẩy giao dịch lô lớn cổ phiếu giải chấp của UBCKNN. Nhưng cả người mua - người bán đều không được "hỗ trợ" đi kèm, nên biện pháp này khó phát huy tác dụng, trong khi đó, ảnh hưởng tâm lý của việc các "đại gia" muốn "bán tháo" đã hiện hữu trên các diễn đàn chứng khoán, những nhận định thị trường "sụp" xuống 400 điểm là vô cùng nguy hiểm, cần được dập tắt.
Chúng tôi đề xuất, UBCKNN nên làm việc với các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức niêm yết mua cổ phiếu quỹ, để có giải pháp phù hợp nhất"trung hòa" lượng cổ phiếu giải chấp. Cần công khai khối lượng và giá trị cổ phiếu trong diện này, như vậy, cán cân cung - cầu sẽ được điều chỉnh có lợi cho thị trường.Việc này, cần tiến hành ngay trong tuần này, để có thể thực hiện trong tuần tới, vì nếu không làm "khẩn" thị trường có thể giảm về 500 điểm, "mốc" này rất nhạy cảm, không thể lường trước được phản ứng của cộng đồng đầu tư.
Với các nhà đầu tư nhỏ đang nắm giữ cổ phiếu, chúng tôi khuyến cáo không nên hoang mang, cố gắng bán ra trong thời điểm này, vì khả năng thị trường "phá đáy" 500 khó xảy ra, chúng ta còn thời gian và nên tập trung tìm giải pháp bình ổn thị trường thay vì bi quan, tạo "đất" cho tin đồn phát tác.Với những nhà đầu tư mới hoặc đang có ý định trở lại thị trường, có thể xem xét mua vào các cổ phiếu hấp dẫn trong ngắn hạn, như: dược phẩm, hàng tiêu dùng, lương thực - thực phẩm - phân phối, năng lượng, khai khoáng.
Phạm Hùng Vỹ
-
17-04-2008 07:45 PM #63
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Tăng điểm!
Đúng như nhận định của chúng tôi, thị trường hiện nay là cuộc chơi của "đại gia". Chính các "đại gia" đã "đạo diễn" lên "kịch bản" đảo chiều vô cùng ngoạn mục ngày 17/4. Liệu, đây chỉ là phút huy hoàng ngắn ngủi? Chúng tôi, tiếp tục khẳng định, xu thế tăng điểm nhẹ của VN - Index trong tuần giao dịch từ 16/4 đến 18/4. Thị trường sẽ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 18/4.
Có luồng quan điểm cho rằng, phiên tăng điểm và đảo chiều ngày 17/4 xuất phát từ tin đồn: UBCKNN sẽ điều chỉnh biên độ của HoSE lên +4 và -2. Điều này là hoàn toàn có thể, vì trước ngày giao dịch, trên các diễn đàn chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đã nhận định: "thị trường sẽ có biến" hoặc "UBCKNN sẽ điều chỉnh biên độ kiểu Đài Loan, tức là +4 và -2". Trong khi đó, truyền thông đưa tin "
[table]
Chứng khoán tiếp tục giảm: Tính các biện pháp mới", dẫn lời phát biểu của ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường - UBCKNN.
Có thể phát biểu từ đại diện cơ quan quản lý chỉ nhằm thông báo đến cộng đồng đầu tư và giới truyền thông: UBCKNN đang quan sát thị trường để có giải pháp điều hành phù hợp. Nhưng do phát biểu trong thời điểm nhạy cảm của thị trường, lại được các báo hàng đầu đăng tải, nên không tránh khỏi những "cách hiểu" đi xa hơn từ cộng đồng đầu tư.Tuy vậy, mở đầu ngày giao dịch, mọi chuyện không có gì thay đổi, các lệnh bán Sàn vẫn được "tung" ra, dư bán áp đảo, VN - Index "âm" thêm gần 8 điểm. Tình hình chỉ thực sự "theo mong muốn" của nhà đầu tư khi các "đại gia" xuất hiện, họ "ôm" chọn lượng lớn được tung ra trước đó, dư mua bắt đầu áp đảo dư bán. Kết thúc ngày giao dịch 17/4, có trên 12 triệu cổ phiếu và gần 1 triệu chứng chỉ quỹ giao dịch thành công, VN - index tăng 6, 2 điểm lên 537, 58 điểm.
Chúng ta cùng giải mã, tại sao thị trường đảo chiều?
Theo chúng tôi, tác động do phát ngôn của đại diện cơ quan quản lý có ảnh hưởng quan trọng đến diễn biến thị trường. Dù không có một thông tin cụ thể nào được đưa ra, nhưng "biện pháp mới" được các "đại gia" và thị trường hiểu là "biên độ". Vì những đòn bẩy "cực mạnh" như "Room" là điều không thể vào thời điểm này, do dự thảo Nghị định về quản lý nhà đầu tư nước ngoài chưa được ban hành. Lòng tham của cộng đồng đầu tư lúc này chỉ trông đợi vào "biên độ" và chắc chắn UBCKNN thấu hiểu điều này. Tất nhiên, các "đại gia" là những nhà đầu tư bản lĩnh, "đánh hơi" chính sách và có "lòng tham" nhất trên thị trường nên họ bất ngờ tăng tốc mua vào.
Còn nhà đầu tư nước ngoài, "nhân vật chính" trong giai đoạn thị trường giảm điểm, họ lại thích ứng ngay lập tức với chuyển biến trên của thị trường. Thể hiện qua việc họ tăng bán ra hơn 1 triệu cổ phiếu trong khi giảm mua vào với trên 2 triệu cổ phiếu vài chục ngàn chứng chỉ quỹ, đồng thời "đa canh" 300.000 trái phiếu. Rõ ràng, nhà đầu tư nước ngoài hoặc linh hoạt mua - bán theo diễn biến thị trường hoặc dự báo Cầu chứng khoán chính xác. Cộng với dự đoán chính xác, lượng cổ phiếu giải chấp "giá rẻ" được bán ra ào ạt trước đó để mua gom, nhà đầu tư nước ngoài sẽ "ung dung" ngồi đợi điều chỉnh chính sách được dự báo sẽ diễn ra vào tuần sau.
Ngoài "lòng tham" của "đại gia" được kích hoạt đúng lúc, thì sự tham gia tích cực của tổ chức niêm yết thực hiện mua vào cổ phiếu quỹ cũng tăngcầu của thị trường.
Cổ phiếu giải chấp vẫn là vấn đề của thị trường, hiện tượng dư mua áp đảo dư bán vào cuối ngày giao dịch 17/4 chỉ là động thái điều chỉnh của người bán. Nói cách khác, người bán nhận định cầu đang tăng lên, còn cơ quan quản lý thị trường sẽ không bỏ mặc họ tự lo chuyện giải chấp, nên họ giảm mạnh bán ra. Dự báo, ngày giao dịch 18/4, cung - cầu chứng khoán khá cân bằng, bên cạnh động lực mua vào của "đại gia" còn lớn, nhằm đón trước thay đổi có lợi về chính sách, các nhà đầu tư sẽ mua vào khi thấy thị trường tạm ngưng đà giảm giá.Theo chúng tôi, các nhà đầu tư nhỏ, bên cạnh chiến thuật "thuật theo xu thế thị trường" để ra quyết định mua - bán, thì cần có "lòng tham" , cụ thể, nên nắm giữ chứng khoán đến giữa - cuối tuần sau, rồi quyết định bán, nếu mua vào, không nên "tranh mua" với bất kỳ mã nào, nên mua mã tốt, hoặc không mua vào.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ Bộ tài chính, hiện đang xúc tiến giải pháp cho lượng cổ phiếu giải chấp, SCIC được "chọn" để mua hoặc khoanh nợ cả gói. Nhưng một vấn đề lộ ra, bên cạnh lượng giải chấp "chính danh" các ngân hàng đều có lượng giải chấp "đen" dưới những hình thức tín dụng hỗ trợ khác, thanh tra đang vào cuộc để xác định khối lượng cụ thể.Nếu xác định rõ ràng, các ngân hàng vi phạm sẽ bị phạt nặng, đồng thời phải mua lại toàn bộ lượng cổ phiếu giải chấp "đen". Khi giải quyết gọn "phát sinh" sẽ giải quyết chọn gói.Như vậy, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng vẫn bỏ ngỏ, hy vọng vấn đề sớm rõ ràng, trong thời gian sớm nhất.
Phạm Hùng Vỹ
[/table]
-
20-04-2008 10:19 AM #64
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Bản đồ Tư duy cho Chứng Khoán
Mấy ngày nay, tôi thử nghiệm việc phân tích - nhận định tình hình thị trường chứng khoán qua công cụ Bản đồ Tư Duy.Kết quả khá tốt.Tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ này để đưa ra quyết định đầu tư trong tình hình hiện nay.
Với tôi, khi sử dụng công cụ này, tôi đã xây dựng được "sự ảnh hưởng" của các nhân tố:
1> Tác động chính sách tức thì: thay đổi biên độ, ....
2> Tác động do Lãi suất trên thị trường vốn biến động mạnh
3> Khả năng nhà đầu tư ngoại rút khỏi thị trường
4> Vấn đề cổ phiếu giải chấp
5> Những nỗ lực đối phó với Lạm phát
6> Tâm lý
Chúc mọi người thành công!
Phạm Hùng Vỹ
Phân tích độc lập
Mobile: 0936.196.521
Email: one.infovn@gmail.com
Blog: http://360.yahoo.com/my_profile-jdhp...qF3GqAOJ3?cq=1
-
22-04-2008 09:39 AM #65
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Rút vốn và hơn thế
Hiện có lo ngại các quỹ nuớc ngoài rút khỏi Việt Nam.
Lý do:
1> Chính sách thường làm méo mó thị trường
2> Thực tế trong 1 năm tài chính vừa qua của các quỹ ( từ 3/2007 - 3/2008) đa phần các quỹ đều lỗ
3> Tiến trình cổ phần hoá - IPO các ông lớn gần như đình trệ
4> Sức ép của các cổ đông, quỹ - công ty quản lý mẹ tại chính quốc về hiệu quả đầu tư
5> Những cố gắng kiềm chế Lạm phát của chính phủ Việt Nam tỏ ra kém hiệu quả, mang nặng tính ngắn hạn.Sẽ ra sao khi hết tháng 6/2008 không thể "kìm" đà tăng giá của các nguyên liệu đầu vào quan trọng?
6> Chính phủ Việt Nam, đứng đầu là ông Nguyễn Tấn Dũng, chưa khai thác đúng "long mạch" là khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế tư nhân, sử dụng bộ phận này như 1 động lực thúc đẩy sản xuất - luân chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó là, đánh giá đúng và thúc đẩy khu vực FDI chuyển giao công nghệ nguồn, tăng năng suất lao động, cũng như khuyến khích họ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.
7> Khả năng dự báo và truyền thông 1chiều không còn phù hợp với thực tế
8> Việt Nam không thể trông chờ vào các Group "NHÀ NƯỚC" trong một thế giới "Quyền lực" thực sự thuộc về các Group Đa Quốc Gia.
Nhưng Luồng vốn gián tiếp không thể rút ra trong ngày một, ngày hai, hoặc 1 tháng tới.Mà luồng vốn này cần khoảng 100 ngày để hoàn thành mục tiêu rút chạy, họ cũng sẽ quan sát giải pháp từ chính phủ Việt Nam ( hiện có một số động thái chứng tỏ Việt Nam không muốn luồng vốn này đảo chiều: tự do hoá lãi suất thị trường vốn, giám sát đầu tư gián tiếp, thắt chặt luân chuyển ngoại hối...) cũng như sức đề kháng của Việt Nam với Lạm phát.
Phạm Hùng Vỹ
Phân tích độc lập
Mobile: 0936.196.521
Email: one.infovn@gmail.com
Blog: http://360.yahoo.com/my_profile-jdhp...qF3GkAOJ3?cq=1
-
22-04-2008 05:37 PM #66
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Thận trọng hay Mạo hiểm
CKVN mất thêm 4, 3 điểm trong ngày 22/4 đưa VN - Index "rơi" về 530, 62 điểm cùng với đó là nỗi niềm của cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý về thị trường. Điều gì sẽ đến trong những ngày ngắn ngủi còn lại của tháng 4? Còn ngày mai, sự suy giảm kép có tiếp tục, khi khối lượng giao dịch thấp và VN - Index "âm" cùng diễn ra?
Nhận định như vậy, phải chăng chúng ta đang bi quan thái quá hay mất niềm tin nghiêm trọng?
Có lẽ cả hai đều không đúng! Xuất phát từ thực tế thị trường 2 ngày giao dịch của tuần, những con số thể hiện rất rõ sự chờ đợi một loạt những giải pháp và thông tin hỗ trợ.Cụ thể, ngày 22/4, có 4.736.440 cổ phiếu và 150.120 chứng chỉ quỹ được giao dịch thành công, trong đó nhà đầu tư nước ngoài đã giảm tỷ trọng mua vào so với gần 50% giao dịch toàn thị trường ngày 21/4, họ mua vào 1.289.410 cổ phiếu và 1.500. Sự sụp giảm tỷ trọng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đặt thị trường chứng khoán Việt Nam trước thử thách. Đó là:
Tại sao, nhà đầu tư nước ngoài giảm mua vào? Nếu so sánh với những thời điểm khó khăn trước đó của thị trường, khi thị trường giảm điểm vài phiên liên tục, giá trị giao dịch toàn thị trường thấp, dưới 5 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư nước ngoài luôn là lực lượng nâng đỡ thị trường với trên 50% giá trị giao dịch thì phiên này, điều đó đã không diễn ra. Có sự tác động qua lại của kết quả hoạt động "kém hiệu quả" của đa số các quỹ đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, được thể hiện qua Giá trị tài sản ròng ( NAV) giảm mạnh vào cuối kỳ kinh doanh theo năm tài chính của các tổ chức đầu tư ( kết thúc vào tháng 3/2008) với động thái giảm mua vào? Nếu có sự liên quan chứng tỏ, các quỹ đang chịu sức ép từ cổ đông, quỹ - công ty quản lý mẹ về hiệu quả đầu tư, nên họ phải Thận trọng hơn.
Nếu nhà đầu tư nước ngoài Thận trọng hơn, khi đầu tư trên thị trường Việt Nam cũng đồng nghĩa với độ hấp dẫn của thị trường bị nghi ngờ. Cùng với đó là tính thanh khoản của thị trường bị đe dọa.Bởi chúng ta đều rõ, nhà đầu tư nước ngoài, họ là ai? Họ là những người tạo ra luật chơi trên mọi thị trường chứ không riêng gì thì trường Việt Nam. Nếu "mũi tên" đầu tư nước ngoài bị "lạc hướng" tương lai thị trường thật khó lường. Các "đại gia" trong nước, các nhà đầu tư nhỏ trong nước, không phải thiếu tiền, cũng không phải "trình" quá "kém" so với khối ngoại, nhưng khi "mũi tên" đã "ngưng nghỉ" động lực đầu tư của họ cũng "yếu" rõ rệt.
Ngoài vấn đề "mua hay không" của nhà đầu tư ngoại, còn là tương lai xa hơn, một "ẩn số" khó giải hơn: Sẽ có đảo chiều luồng vốn đầu tư gián tiếp? Lo ngại về sự đảo chiều để cơ quan quản lý có giải pháp "đóng van" là sai lầm nghiêm trọng, chúng tỏ tư duy "một mình một chợ" có thể khiến nhà đầu tư ngoại đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam chỉ quan tâm đến lợi ích của Việt Nam mà không quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư? Tất nhiên, lợi ích của nhà đầu tư nên hiểu là cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc đặt ra "giới hạn" mà không đặt mục tiêu cải thiện tốt nhất môi trường đầu tư, chứng tỏ Việt Nam, cụ thể là giới hạch định chính sách chịu ảnh hưởng bởi sức ép của nhiều nhóm lợi ích nên "quên" tầm nhìn dài hạn, lại nhận định sai về mức độ hấp dẫn của Việt Nam.
Khi chúng ta làm ăn toàn cầu, những luật chơi, thông lệ và qui tắc của giới đầu tư quốc tế luôn cao hơn chính sách của từng quốc gia, nếu chúng ta hiểu được và thực sự tạo được cảm nhận đấy, chúng ta sẽ phát triển, ngược lại, chúng ta lãng phí cơ hội, tự cô lập mình.
Nhà đầu tư nước ngoài, luôn tôn trọng sự hạch định từ công ty - tập đoàn mẹ, nhưng họ cũng linh hoạt quan sát và nắm bắt sự thay đổi tại quốc gia họ đầu tư.Do đó, "trái bóng" vẫn thuộc về Việt Nam, thể hiện qua hiệu quả của các nỗ lực kiểm soát và cải cách trước de dọa lạm phát của chính phủ và cộng đồng kinh doanh Việt Nam. Việc chính phủ Việt Nam thắt chặt tiền tệ, thực hiện chính sách lãi suất dương đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Cũng đồng nghĩa với "kịch bản" thị trường vốn "Phải" được tự do hóa. Nhìn từ góc độ thị trường chứng khoán, có 3 nhân tố cần được giải đáp cụ thể và nhanh chóng, là:
Một là: Lãi suất dương có thực sự được áp dụng trên thị trường? Tất nhiên, lãi suất dương không đồng nghĩa với yếu kém về thanh khoản của hệ thống ngân hàng và chạy đua lãi suất. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, làm sao giải bài toán này?
Hai là: Chính sách trực diện với thị trường chứng khoán không thể do một thành phần quản lý xây dựng và công bố theo kiểu tình thế. Nếu tiếp tục kiểu, ủy ban "phát ngôn" hay "công bố" thì thị trường sẽ bị méo mó và hiệu lực điều hành sẽ giảm dần sau mỗi "phát ngôn" hay công bố. Nói cách khác, thị trường chứng khoán cần tham chiếu chính sách của cả bộ tài chính và ngân hàng nhà nước.
Ba là: Động thái của nhà đầu tư nước ngoài. Đừng để họ "kêu" lên những bất cập khi đầu tư ở Việt Nam, vì khi đó, họ đang chuẩn bị "rút lui" khỏi Việt Nam. Chí ít họ đang nắm giữ một lượng chứng khoán Việt Nam không nhỏ, họ cần thời gian "trung hòa" lượng tài sản đó qua thị trường. Đồng thời, họ vẫn quan tâm sâu sắc đến các thông số của nền kinh tế, như: CPI? xuất - nhập khẩu? thu hút FDI và FII....?Việt Nam cần thể hiện quyết tâm cải cách qua các hành động, kế hoạch, cam kết và thông số đi kèm cụ thể không chỉ "thuyết phục" nhà đầu tư ngoại, đó là trách nhiệm của chính phủ và người dân Việt Nam.
Trong tình trạng có nhiều "ẩn số" chúng tôi nhận định Cung cổ phiếu vẫn tăng mạnh, trong khi cầu hạn chế, nhà đầu tư lựa chọn sự Thận trọng để có nhiều giải pháp đầu tư và phân tán rủi ro là hợp lý. Nhưng vẫn có những lực lượng "phát triển" trong khó khăn, đó không chỉ là các tổ chức đầu tư quốc tế đang "ngắm - bắn" Việt Nam để sẵn sàng "thế chân" những người ra đi, đó có thể là các nhà đầu tư Việt Nam, khi Mạo hiểm "chơi" và chuẩn bị "đạn" cho những quyết định "hành tráng" kiểu "đại gia" lúc mọi người hoảng sợ.
Phạm Hùng Vỹ
Blog:
http://360.yahoo.com/my_profile-jdhpnxQnYrat3WxWYzyJusc-;_ylt=Ammaq1afKfNAIVftwepq5kKkAOJ3?cq=1
-
24-04-2008 09:24 AM #67
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Đảo Chiều
Hiện tượng Đảo chiều đang ngày một rõ nét trên Sàn Ha.
Nguyên nhân:
Sau khi ngân hàng nhà nước quyết định "hỗ trợ" các ngân hàng nhỏ để ổn định Thanh khoản, thì bước tiếp theo là Tự do hóa lãi suất.
Chìa khóa lãi suất đã có giải pháp, thị trường chứng khoán sẽ bớt "Thận trọng" hơn.
Sàn Ha đảo chiều khi ACB "Xanh" đã kéo cả sàn đi lên. Theo tôi, giá 8X của ACB hiện nay có thể mua vào. Nếu ACB "giữ lửa" được thì không chỉ sàn Ha đảo chiều.Cuộc khủng hoảng mini của chứng khoán Việt Nam cũng sẽ tạm ngừng.
-
28-04-2008 09:26 AM #68
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Hướng tới sự chuyên nghiệp
Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) 4 tháng đầu năm 2008 đã vượt 11%, một con số đáng sợ đối với Việt Nam, do đó, nhận định và dự báo chưa bao giờ quan trọng như thời điểm hiện nay. Nếu tiếp tục "dự báo" những "mốc" ngắn hạn như 3 tháng tới hay 5 tháng tới hay cuối năm 2008, tình hình sẽ ra sao, chẳng khác nào chúng ta chạy theo thực tế và "dò". Nên chấp nhận thực tế, năm 2008 và 2009 là thời điểm Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế, từ đó, những "dự báo" làm 2 việc: một là, trong giai đoạn 2008 - 2009, Việt Nam sẽ tái cấu trúc như thế nào? Và, sau giai đoạn đó, tiềm năng của Việt Nam là gì?
Hiện nay, không chỉ cộng đồng đầu tư quan tâm đến nội dung cuộc họp diễn ra ngày 24/4 của Bộ tài chính, bởi như chúng ta biết, trong một nền kinh tế "mở" mang yếu tố thị trường mà Việt Nam hướng tới, sự tác động kiểu "bình thông nhau" giữa các lĩnh vực là đương nhiên. Nó giống như "quan điểm" của cá nhân chủ tịch Cục dữ trữ liên bang Mỹ ( Fed ) luôn được cả thế giới quan tâm vậy.
Trong bối cảnh như vậy, sẽ thật dễ hiểu khi các cơ quan truyền thông không thể không đề cập đến cuộc họp này dù cách đề cập khá "mỏng cơm" và các giới khác nhau trong xã hội ra sức "tìm hiểu", "phân tích", "dự báo" về "hậu" cuộc họp. Điều này, đồng nghĩa, mục tiêu của cuộc họp là: Tìm giải pháp Bình ổn và pháp triển thị trường chứng khoán Việt Nam, khó trở thành hiện thực.
Cơ quan quản lý có thể im lặng vì lý do: Đây là những giải pháp "mạnh" có tác động đến thị trường nên chỉ "công bố thông tin" khi những giải pháp này "chắc chắn" được triển khai? Nếu nhận định như vậy, thì chính cơ quan quản lý đã không chuyên nghiệp trong một môi trường đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Do đó, trước khi nói đến "giải pháp mạnh" có lẽ, thị trường trong đó có cả cơ quan quản lý cần hướng đến sự chuyên nghiệp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam đang "học" những chuẩn mực toàn cầu để phát triển nên sự chuyên nghiệp dù muốn dù không quan trọng số 1 với Việt Nam. Chuyên nghiệp, bao hàm cả minh bạch, rõ ràng và bình đẳng.
Theo nhiều kênh thông tin, một giải pháp được coi là "mạnh tay" đang được chờ đợi là nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hay gọi theo ngôn ngữ kinh doanh là "mở Room". Chúng ta cùng phân tích về tác động của vấn đề này đến mục tiêu Chuyên nghiệp của Việt Nam và tương lai của Việt Nam trong đó có thị trường chứng khoán.
Với nhiều nhà phân tích, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách, "room" là điều không nên khuyến khích, xuất phát trên quan điểm: Bảo vệ các lợi ích quốc gia trước "sức mạnh" toàn cầu. Những liệu, tạo ra "vùng bảo vệ" dù là có thời hạn có phải là điều tốt? Thực tế đã chứng minh, khi Việt Nam "khơi" nguồn khu vực kinh tế tư nhân, Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Nhưng, sự phát triển vượt bậc đó, nên tỉnh táo nhìn nhận là giữa Việt Nam trước đây và Việt Nam hiện nay, còn trong cùng thời kỳ, thế giới đã tiến đến mức nào?
Rõ ràng, cơ hội phát triển không chờ đợi những người "sợ hãi" chỉ có tư duy thích ứng nhanh với dòng chuyển toàn cầu, cùng với đó là thực hiện tốc độ nhưng thay đổi mới giúp người đi sau thu hẹp khoảng cách phát triển hay tạo ra đột phá trong những lĩnh vực mũi nhọn.
Nếu năm 2008, Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam không gặp khó khăn, thì những đánh giá, dự báo, nhận định của bất kỳ ai cũng đều màu hồng. Chúng ta sẽ hài lòng với mọi thứ đã làm được và tiếp tục những dự định - kế hoạch đã đề ra, tất nhiên trong đó có lộ trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. May mắn là, trong khó khăn, chúng ta đã nhận ra khả năng "tư duy" và "tốc độ" của nền kinh tế Việt Nam đã "chậm" hơn thế giới do đó, khi cả thế giới "rơi" vào khủng hoảng kinh tế, thiệt hại Việt Nam phải chịu nhanh và mạnh hơn.
Các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đa phần là lạc quan khi đưa ra dự báo, nên triển khai đầu tư bong bóng, kết quả là: sức đề kháng của bộ phận minh bạch nhất nền kinh tế bị suy giảm mạnh. Vậy, kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua khó khăn, chỉ với nguồn lực cũ, cách tư duy cũ?
Nếu bảo vệ lợi ích quốc gia là "chậm lại" mà chắc, tôi tin cả xã hội không đồng thuận, vì "chậm lại" bảo vệ lợi ích của 1 bộ phận nhưng toàn nền kinh tế, tiềm năng đất nước không được "vận hành" đúng "tốc độ".
Tôi không cổ vũ cho khả năng các tài sản Việt Nam bị "thâu tóm" bởi các tập đoàn đa quốc gia, nhưng nếu không có sự bình đẳng cho các tập đoàn này tại thị trường Việt Nam liệu họ có "chơi" với các doanh nghiệp Việt Nam bình đẳng trên thị trường khác? Tại sao, chúng ta không cổ vũ các tập đoàn cả tư nhân và nhà nước chấp nhận luật chơi không công bằng này để "thâu tóm" thị trường bên ngoài?
Lạm phát, mà Việt Nam đang đối phó sẽ ra sao, nếu chúng ta bên cạnh việc giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước, đồng thời lắng nghe và tạo luật chơi công bằng cho các tập đoàn kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam? Rõ ràng, mục tiêu của 2 đối tượng trên là Hiệu quả, đó là động lực để thay đổi công nghệ, chiếm lĩnh thị trường, đó cũng là mục tiêu phát triển của Việt Nam. Mặt khác, không thể giám sát khu vực nhà nước hiệu quả khi không tạo ra sức ép thị trường để khu vực này cải cách và thích ứng.
Những nhìn nhận lạc quan về khả năng hấp dẫn của Việt Nam với giới đầu tư nước ngoài không nên nhìn nhận rằng: Các nhà đầu tư được tất cả, còn chúng ta được ít hơn họ. Nên chăng, nhìn nhận, làm thế nào để Việt Nam, năng động hơn, hấp dẫn hơn, trong mắt nhà đầu tư và Việt Nam bình đẳng với nhà đầu tư thì không có lý gì Việt Nam không được bình đẳng trên thị trường quốc tế.
Mở Room không bao hàm sự "lũng loạn" của nhà đầu tư nước ngoài, cũng không tạo ra sự phát triển đương nhiên cho các doanh nghiệp Việt Nam.Mở Room là 1 cam kết dài hạn về sự chuyên nghiệp của một quốc gia.Không thể vượt qua khó khăn, tạm gọi là trước mắt nếu chúng ta cũng "nhìn" và đưa ra giải pháp trước mắt. Chính sách cần chuyên nghiệp, với những lộ trình rõ ràng, không thay đổi chỉ vì tác động nhất thời hay tác động bởi 1 bộ phận nào đó, có như vậy những cuộc họp, sự chờ đợi mới giảm đi.Đồng nghĩa, với những khó khăn, hay khủng hoảng luôn được "dự báo" để không "bất ngờ" không mang yếu tố dây chuyền hoặc kỳ vọng thiếu thực tế.
Phạm Hùng Vỹ
Mobile: 0936.196.521
P/s: Sau thông tin về "Giải pháp mạnh" thị trường có chút niềm tin, Ha và Ho đang "xanh".
Tôi thì cho rằng, Chính sách hay cách thông tin của cơ quan quản lý như vậy tiềm ẩn rủi ro!
-
28-04-2008 02:22 PM #69
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Giải tỏa
Sau nhiều ngày "lạc" mất màu xanh thị trường chứng khoán Việt Nam đã được giải tỏa trong phiên giao dịch ngày 28/4, ngày áp chóp của tháng 4 khó khăn. Không khó để lý giải nguyên nhân của cuộc đảo chiều này: Xuất phát từ hy vọng của các nhà đầu tư với "giải pháp mạnh" có thể đến trong thời gian tới. Vẫn còn nhiều vấn đề cần "mổ xẻ" nhưng hãy "vui lên" sau những ngày lo lắng.
Kết thúc ngày giao dịch, Ha có phiên tăng điểm thứ 2 liên tục, với 2, 16 điểm tăng thêm Ha nhích lên 171, 11 điểm, bỏ lại "mốc" kháng cự 165. ACB, tiếp tục là đầu tàu "kéo" thị trường đi lên, mặc dù về khối lượng giao dịch KLS mới là cổ phiếu có khối lượng giao dịch thành công lớn nhất trong ngày, với 62.060 cổ phiếu. Trên Ha, có đến 77 cổ phiếu tăng giá, 13 cổ phiếu đứng giá còn số cổ phiếu giảm giá là 45. Xét về khối lượng giao dịch, các cổ phiếu có lượng giao dịch lớn nhất là: KLS, ACB, PVS, PVI, DBC, HPC. Đáng chú ý, cầu thường được tăng mạnh vào nửa cuối ngày giao dịch, dư mua đã áp đảo dư bán, chứng tỏ, các nhà đầu cơ nhận định, chỉ số HaSTC - Index đã chạm "đáy" nên bắt đầu tăng cầu, gom hàng. Thực tế, trên sàn chứng khoán, những nhà đầu tư "cổ cồn trắng" khá bình thản với biến động trên bảng điện tử, trong khi đó, những nhà đầu tư nhỏ rất chăm chú quan sát, những câu nói thể hiện sự tiếc rẻ khi không còn tiền để gom hàng ngày một nhiều.
Theo chúng tôi, phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, 29/4, sau đó thị trường nghỉ lễ dài ngày ( 5 ngày ) Ha sẽ có phiên tăng điểm thứ 3 liên tục và ACB tiếp tục là cổ phiếu đóng góp quan trọng nhất vào sự leo dốc của sàn Hà Nội. Phiên giao dịch ngày hôm nay, khối lượng khớp thành công của ACB tương đối thấp, 34.120 cổ phiếu, chứng tỏ, cung của mã này sẽ còn giảm, trước sức cầu đang áp đảo, người bán sẽ găm giữ chờ giá lên, còn người mua, có gắng gom lượng hàng "nhỏ giọt" được "tung" ra. Ngoài ACB, KLS, PVI và PVS sẽ tiếp tục được giao dịch sôi động, DBC, khá hấp dẫn với lợi nhuận quý 1 năm 2008 tăng đột biến gần bằng lợi nhuận cả năm 2007. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể bán ra hoặc thận trọng với vài mã cổ phiếu "mãi vẫn xanh" như MIC, thị trường mới tạm giải tỏa khi trở về mốc kháng cự, không nên mua "mọi giá".
Khỏi phải nói, các nhà đầu tư chờ đợi phiên đảo chiều của Ho như thế nào? Đã có nhiều thời điểm trước đây, nhà đầu tư hy vọng Ho đảo chiều, nhưng hy vọng mãi chỉ là hy vọng. Bởi Ho, chịu tác động rất lớn từ nhận định về chính sách của ngân hàng nhà nước với thị trường vốn. Sau khi, ngân hàng nhà nước công bố và thực sự hỗ trợ các ngân hàng cổ phần nhỏ để đảm bảo khả năng thanh khoản, chỉ số VN - Index đã tích cực hơn. VN - Index chỉ thực sự được giải tỏa khi có những thông tin "nhỏ giọt" về buổi làm việc giữa ủy ban chứng khoán nhà nước và bộ tài chính. Tuy chưa có thông tin gì được khẳng định, nhưng theo nguồn tin của chúng tôi, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chính là giải pháp mạnh mà ủy ban từng đề cập. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, các cơ quan quản lý thảo luận về "tình huống khủng hoảng" của thị trường, cũng như việc thành lập quỹ bình ổn thị trường.
Thực tế, phiên giao dịch ngày 28/4, VN - Index đã tăng 3, 54 điểm lên 519, 42 điểm. Có đến 90 cổ phiếu tăng giá, một sự "giải tỏa" mạnh mẽ, 10 cổ phiếu đứng giá và 53 cổ phiếu giảm giá. Giá trị và khối lượng giao dịch thành công cũng khả quan hơn, với gần 10 triệu chứng khoán tương ứng giá trị 450 tỷ đồng được giao dịch thành công. Dư mua ở nhiều mã tăng mạnh, nhiều mã không có dư bán, cũng như sàn Hà Nội, nửa sau ngày giao dịch sôi động và khẳng định xu hướng tăng điểm của thị trường. Rõ ràng, giải quyết vấn đề: tự do hóa lãi suất thị trường vốn có tính chất quyết định, vừa chấm dứt tình trạng căng thẳng về đầu vào của hệ thống ngân hàng, vừa tác động tích cực đến khối cổ phiếu giải chấp. Khả năng, tự do hóa thị trường vốn là không tránh khỏi, khi CPI 4 tháng đầu năm 2008 đã vượt 11%, nên quyết định hỗ trợ của NHNN đối với các ngân hàng cổ phần nhỏ, chính là bước đệm để NHNN chính thức "dỡ" lãi suất "trần" 11%.
Theo nhận định của chúng tôi, "giải pháp mạnh" nếu có, không phải là cách tốt nhất để vực thị trường chứng khoán Việt Nam bình ổn lập tức, nhưng mở room cho các nhà đầu tư ngoại qua đó thu hút thêm các quỹ và công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài đầu tư trên thị trường Việt Nam là cần thiết. Bởi thị trường cần những động lực mới, còn trước mắt, trong tháng 5 tới, lãi suất và khả năng quản trị của hệ thống ngân hàng sẽ quyết định đến VN - Index. Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, VN - Index tiếp tục tăng điểm, khối lượng và giá trị giao dịch tăng khá mạnh, vì nhiều nhà đầu cơ lớn nhận định, đây vẫn là thời điểm gom hàng, dù tín hiệu hỗ trợ thị trường còn cần thời gian để hiện thực hóa.
Phạm Hùng Vỹ
-
08-05-2008 08:13 AM #70
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Xin chào cộng đồng đầu tư!
Vỹ có một thời gian "im ắng" với chứng khoán do chuyển đến nơi làm việc mới: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam.
Tôi chịu trách nhiệm viết các báo cáo tổng quan kinh tế ngành và xây dựng chiến lược cho trang Doanh nhân Việt Nam: www.vnbh.com
Mục tiêu của chúng tôi: Các báo cáo ngành trở thành chìa khóa để cộng đồng đầu tư đi đến thành công!
Vỹ xin cảm ơn sự ủng hộ - động viên của tất cả mọi người trong thời gian vừa qua! Hy vọng, tiếp tục nhận được sự ủng hộ - động viên của mọi người trong môi trường mới.Vỹ cũng luôn chào đón mọi sự hợp tác trong khả năng của Vỹ.
Về viết bài Chứng khoán, mọi người có thể đọc bài của Vỹ trên: www.vnbh.com, tinchungkhoan24h.com và blog của Vỹ.Vỹ cũng xin lưu ý, tất cả bài viết của Vỹ đã đăng tải trên VNBH và Tinchungkhoan, đều là những bài viết "độc quyền" cho các nơi này, nếu cá nhân - tổ chức muốn sử dụng bài viết dưới mọi hình thức đều phải "được sự chấp thuận" của VNBH và Tinchungkhoan hoặc của Vỹ.
Hôm nay, xin gửi đến mọi người bài viết: "Chứng khoán & Quốc hội" , bài "độc quyền" của Tinchungkhoan.
http://tinchungkhoan24h.com/News/Pha...Danh-Gia/19454
Chứng khoán & Quốc hội
(TCK)Theo định kỳ, quốc hội sẽ họp gần 1 tháng, với tình hình đất nước đang đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, dự báo, kỳ họp quốc hội này sẽ không chỉ "nóng" như thông lệ. Con đường đất nước sẽ đi trong 2 năm tới, theo nhận định của chúng tôi, chịu nhiều ảnh hưởng từ những quyết định, tư duy được khai thông, tại kỳ họp này. Số phận của thị trường chứng khoán cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Hơn 1 năm trước, chúng ta hào hứng với những thành công mang tính bước ngoặt như: gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) và trở thành thành viên không chính thức Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Tưởng rằng, tất cả chỉ có màu hồng? Tưởng rằng, chúng ta đã sẵn sàng đối diện với tất cả?
Đáng tiếc, chúng ta đã không dự báo được tình hình. Và điều chúng ta không thể làm hoặc không dự định làm trong kỳ họp cùng kỳ của quốc hội vào năm 2007. Chúng ta, không chỉ là đại biểu quốc hội, mà cả hệ thống quản lý, giới truyền thông, cộng đồng kinh doanh, cũng như toàn xã hội, sẽ phải làm trong kỳ họp này.
Cụ thể:
Một là, dư luận xã hội cũng như quốc hội sẽ yêu cầu chính phủ "trả lời" câu hỏi: trách nhiệm của chính phủ, trách nhiệm của từng bộ - ngành - địa phương, trách nhiệm của từng người đứng đầu như thế nào trước công tác dự báo tình hình cực kỳ yếu kém?Không thể và không được tái diễn tình trạng, nhận trách nhiệm về yếu kém để xoa dịu xã hội, để rồi "bình mới rượu cũ".
Hai là, từ bài học đắt giá do dự báo yếu kém, chính phủ sẽ hành động như thế nào? Đưa ra giải pháp kèm chế tài hữu hiệu như thế nào để Đảm bảo khả năng dự báo là "đáng đồng tiền bát gạo" mà dân đã "nuôi" bộ máy tham mưu - dự báo - xây dựng chính sách?
Ba là, đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận công tác điều hành của chính phủ chưa hiệu quả khiến những yếu kém trong "hệ thống" phát tác mạnh mẽ. Vậy, trách nhiệm của thủ tướng với dân sẽ như thế nào? Cũng như, xã hội - quốc hội, cần tăng thêm "sức mạnh" cho người đứng đầu chính phủ những gì để "thuyền trưởng" lèo lái "con tàu" Việt Nam vượt khỏi "tâm bão"?
Bốn là, quốc hội cần làm rõ phương thức phát huy "trí tuệ" của toàn xã hội để không chỉ thúc đẩy "đồng thuận xã hội" mà cần khích thích tư duy chinh phục, tư duy toàn cầu để những cá nhân - tổ chức phát huy tài năng vươn ra ngoài biên giới quốc gia? Đồng thời hiện thực hoá mục tiêu Pháp trị, cũng như toàn dân giám sát xã hội đúng nghĩa trong đó có cả hệ thống chính quyền.
Khi đó, rất nhiều vấn đề hiện tại như: kiềm chế lạm phát như thế nào? Thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng ra sao cho hiệu quả? Cải cách hành chính - tinh gọn bộ máy, bắt đầu từ đâu, để không chỉ là khẩu hiệu? Chống tham nhũng, bất công xã hội có kết quả không?Giám sát các "quyền lực đen - tập đoàn kinh tế nhà nước" sao để tiềm lực quốc gia được phát huy cao độ?
Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng trực diện đến chứng khoán hoặc làm cộng đồng đầu tư "đoán già đoán non".
Lấy ví dụ, phải đến khi xử dụng rất nhiều biện pháp ngắn hạn, hành chính, can thiệp "thô bạo" vào thị trường.Với mục tiêu: ổn định thị trường tức thì. Nhưng kết quả đạt được là: thị trường chứng khoán giảm nhanh dần đều, thị trường bị "méo mó" tạo "đất" cho "đại gia", các nhà đầu tư nhỏ chán nản...Thì cơ quan quản lý thị trường "mới" đưa ra "khái niệm" về khả năng thị trường gặp khủng hoảng sẽ được xử lý thế nào?
Theo chúng tôi, tỷ lệ sở hữu ( Room) cho nhà đầu tư nước ngoài là một động lực quan trọng của thị trường. Nhưng một thị trường phát triển chỉ khi nào cơ quan quản lý thị trường chuyên nghiệp, tức "kiểm soát được tình hình" thông qua Quyền - Khả năng Giám sát và chiến lược cho thị trường. Đáng tiếc, uỷ ban chứng khoán nhà nước không có điều này, "bố" và "mẹ" của uỷ ban là ngân hàng nhà nước và bộ tài chính không có một "nhạc trưởng" điều phối. Thử hỏi, vấn đề mang tính "chiến lược" của trái tim 1 nền kinh tế phát triển là thị trường chứng khoán, có đáng để kỳ họp này thảo luận và đưa ra một giải pháp?
Đó là chưa nói đến Quyền của uỷ ban hiện nay với các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong khi các tập đoàn vừa là thành viên của thị trường ( là doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp) lại vừa là những thực thể "không dễ sờ đến". Vì các tập đoàn này, "bố" và "mẹ" của uỷ ban còn khó "giám sát" thì nói gì đến uỷ ban.
Đến ngày 7/5/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện bộ mặt "nhợt nhạt" khi VN - Index đang "trở về" 500, còn HaSTC - Index đã "xa" mốc 165. Trong khi nhiều "kênh" có tìm lý do để trả lời câu hỏi: Vì sao thị trường tiếp tục "tụt dốc"? Hoặc 1 bộ phận khác thì "bơm" lạc quan cho cộng đồng đầu tư với thông tin mở "room" hay tiềm năng dài hạn. Thì một thực tế không thể chối cãi: Cung chứng khoán vẫn ào ào "đổ" ra.
Chúng tôi nhận định, thị trường rất khó khăn ít nhất đến hết tuần này. Đó như 1 sức ép đáng sợ từ thị trường lên tất cả xã hội, trong đó có các đại biểu đang bàn thảo về tình hình đất nước. Chúng tôi khuyến cáo, các nhà đầu tư không nên "nghe" và "tin" thông tin "nội bộ" các tổ chức niêm yết cần nhận diện "khủng hoảng tin đồn" để dập tắt. Ví dụ, sàn HaSTC đang "nguy" khi ACB cứ "đỏ" mà đằng sau "đỏ" này là sự "bán tín bán nghi" với "thông tin": ACB sẽ như REE, tức là "chết" với "đầu tư tài chính".
Phạm Hùng Vỹ
function checkCmForm(the_form)**
var name = the_form.name.value;
var email = the_form.email.value;
var title = the_form.title.value;
var content = the_form.content.value;
if ( (name == "") || (email == "") || (title == "") || (content == "") )**
alert("Bạn phải nhập đầy đủ thông tin");
the_form.name.focus();
return false;
}
return true;
}
-
18-05-2008 11:57 AM #71
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Thị trường chứng khoán tuần từ 19/5 - 23/5 sẽ có đảo chiều:
Bất chấp "kết luận" nào được đưa ra sau cuộc họp ngày 15/5 của chính phủ với ủy ban và bộ tài chính, thì CKVN sẽ có đảo chiều.
Tại sao ư?
Theo tôi, có mấy lý do sau:
Một là: "lòng tham" của một bộ phận "bạo vì tiền" đang được khởi động, một vài ngày chờ thông tin chính sách sẽ giúp họ "mua vào" dễ dàng.
Hai là: Lãi suất đã được thị trường hóa, "băng" trên thị trường tiền tệ đã được phá, dòng vốn sẽ được luân chuyển tạo ra giá trị, thay vi "đóng băng" vào "đầu cơ" "găm giữ" hàng hóa như thời gian qua.
Ba là: Thuế nhập khẩu vàng tăng nên 1%, lợi nhuận từ đầu từ vàng giảm mạnh, rủi ro lại tăng lên, trong khi tiền không thể "đứng im" nếu đầu tư trong 3 - 6 tháng thì chứng khoán vẫn lãi hơn lãi suất ngân hàng.
Bốn là: Khi nhà đầu tư đã thấy dấu hiệu thị trường có niềm tin, tự khắc nhà đầu tư xem xét lại quyết định bán ra bằng mọi giá của mình thời gian vừa qua,
Hy vọng, các thành phần trên thị trường cùng hành động để chúng ta có một "ngày thứ hai hồi sinh"
Phạm Hùng Vỹ
-
18-05-2008 12:37 PM #72
Junior Member- Ngày tham gia
- Dec 2007
- Bài viết
- 142
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Cụ phải nói là có bún chả mới chính xác.
-
18-05-2008 01:24 PM #73
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Rất đồng tình với bác về việc này. Tuy nhiên không phải cổ phiếu nào cũng tốt và hồi phục tốt. Tôi thì nghĩ là thị trường đừng đi theo một chiều hướng là được, ít nhất ra thì phải có mua và bán chứ đừng như thời gian vừa qua khi lên tòan mua không thấy dư bán, khi xuống toàn dư bán không thấy dư mua! Hy vọng thị trường sẽ bình ổn trở lại để lâu lâu có nhiều bài viết mới phân tích thị trường! [D]
Hãy sợ sệt khi mọi người tham lam, hãy tham lam khi mọi người sợ sệt!
Brian Nguyen
M:0913.163.158 T:08.3506.1159
E: brian.starland@gmail.com
www.starland.vn - www.housevn.biz - www.vnapartment.net
-
19-05-2008 08:43 AM #74
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
"Lòng tham" vực dậy chứng khoán Việt Nam
Trong bài viết: chính sách sẽ tạo ra "phép lạ"? chúng tôi đã nhận định,
"Lòng tham" là nhân tố không thể thiếu cho bài toán thanh khoản của thị
trường. Thực tế thị trường ngày 16/5, đã minh chứng, nhận định trên là
chính xác.
Sau những ngày "đóng băng", với giá trị giao dịch vô
cùng khiêm tốn, đồng hành với "màu đỏ" trên toàn thị trường. Chứng
khoán Việt Nam đã được "giải cứu" ít nhất là dưới góc độ Niềm tin. Khi
thị trường "bất ngờ" sôi động trở lại trong ngày giao dịch cuối tuần,
trên bảng điện tử bên cạnh gam màu đỏ chủ đạo đã xuất hiện màu xanh của
hy vọng, màu xanh của sự sống và hồi sinh. Kết thúc phiên giao dịch
ngày 16/5, trên sàn HoSE, đã có trên 8 triệu chứng khoán giao dịch
thành công, tương ứng giá trị trên 300 tỷ đồng, trên sàn HaSTC, những
con số tương ứng là trên 4 triệu chứng khoán và trên 100 tỷ đồng giá
trị giao dịch. Nếu so sánh với khối lượng và giá trị giao dịch ngày
15/5, đã có sự gia tăng "đột biến", cả 2 sàn đều tăng trên 400%.
Điều gì đã tạo nên sự đảo chiều về khối lượng và giá trị giao dịch, của thị trường chứng khoán Việt Nam?
Câu
trả lời không ngoài 2 từ: Lòng tham! Nếu không có "lòng tham" liệu
những người "bạo vì tiền" nói trên có dám liều "mua vào" trong hoàn
cảnh chứng khoán "đỏ sàn" và cứ đều đặn giảm vài điểm mỗi phiên giao
dịch?
Mặc dù, khối lượng và giá trị giao dịch đã trở lại nhịp
điệu bình thường, đã xuất hiện nhiều mã chứng khoán "dư mua" trên cả
hai sàn, nhưng phiên giao dịch ngày 16/5 vẫn chưa được hưởng niềm vui
trọn vẹn, khi chưa có phiên tăng điểm như kỳ vọng của cộng đồng đầu tư.
Kỳ
vọng về những phiên tăng điểm sẽ được "dồn nén" vào "tuần trọng điểm"
từ 19/5 đến 23/5 của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, phiên
giao dịch ngày 19/5, có thể quyết định xu hướng của không chỉ tuần
trọng điểm nói trên, mà phiên giao dịch ngày có thể trở thành: "Ngày
thứ hai hồi sinh" hoặc "Ngày thứ 2 đen tối" của chứng khoán Việt Nam
tuỳ vào những nhân tố dưới đây:
Một là: "lòng tham" sẽ tiếp tục
chiến thắng sự nghi ngờ và sợ hãi. Theo nhận định của chúng tôi, "lòng
tham" không thể duy trì nếu cơ quan quản lý thị trường không "kích
thích" nó đúng cách và đúng lúc. Mà nhìn đi nhìn lại bây giờ, "nút bấm"
để kích thích lòng tham của những người "bạo vì tiền" mua vào và ngăn
chặn những người nghi ngờ - sợ hãi bán ra không ngoài Biên độ lớn và
đồng nhất như đề xuất chúng tôi đã đưa ra: cộng trừ 20%.
Hai
là: Chính sách hay giải pháp mà cơ quan quản lý dự định áp dụng cho thị
trường sau cuộc họp của chính phủ với uỷ ban và bộ tài chính cần được
công bố ngay. Tránh trường hợp để cộng đồng đầu tư "ngóng" và "đợi" để
rồi than với nhau "lại ăn trái hứa rồi". Nhưng chúng tôi xin quý cơ
quan quản lý lưu ý, với tình hình "lòng tin" của nhà đầu tư đang bị tổn
thương nghiệm trọng như hiện nay, mọi chính sách - giải pháp cần đạt
được yêu cầu không thể thiếu: Lấy lại niềm tin. Nói cách khác, cơ quan
điều hành thị trường hãy "nghe" và "làm" những điều nhà đầu tư muốn.
Vì, thị trường sẽ ra sao nếu không có nhà đầu tư?
Ba là, thị
trường tiền tệ có thể vận hành ổn định sau quyết định nâng lãi suất cơ
bản lên 12% đồng thời khống chế lãi suất cho vay không quá 18%/ năm của
ngân hàng nhà nước? Phát biểu trước giới truyền thông về quyết định này
của thống đốc Nguyễn Văn Giàu, tạo cảm giác: Ngân hàng nhà nước đang
"kiểm soát" được tình hình nên hiện thực hoá từng bước chính sách lãi
suất thực dương. Theo nhận định của chúng tôi, có hay không một cuộc
đua lãi suất và gián tiếp làm một luồng vốn từ thị trường chứng khoán
sang ngân hàng trước sự hấp dẫn của lãi suất huy động? Câu trả lời
thuộc về khả năng "đọc" và "tuýt còi" đúng lúc của ngân hàng nhà nước.
Chúng tôi nhận định, quyết định này, cùng với sự "hợp tác" thực hiện
của hệ thống ngân hàng, thị trường tiền tệ sẽ đi vào quỹ đạo, chứng
khoán sẽ thu lợi. Vì trong thời gian qua cả doanh nghiệp và ngân hàng
đều "thủ thế" làm dòng vốn mất khả năng luân chuyển. Theo đó, 2 cổ
phiếu ngân hàng trên sàn là STB và ACB sẽ thoát "màu đỏ" cùng với đó là
"màu xanh" được "lan toả" đưa chứng khoán Việt Nam thoát khỏi "khủng
hoảng mini".
Bốn là: khi 3 nhân tố trên đạt được về cơ bản, sẽ
tạo ra động lực để thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục nắm
giữ và nắm giữ nhiều hơn nữa cổ phiếu Việt Nam. Do, các nhà đầu tư nước
ngoài cảm nhận được họ không "cô đơn" trên thị trường cũng như Việt Nam
đã "thích ứng" dù có phần khó khăn với khái niệm suy thoái hay khủng
hoảng, điều không thể thiếu trên thị trường chứng khoán.Qua đó, những
quan ngại đảo chiều vốn gián tiếp cũng được Giải toả, để các nhà hoạch
định chính sách "phá băng" IPO các "ông lớn" nhà nước, đã bị "đứng im"
quá lâu.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn về một hướng, lấy lại
niềm tin cho thị trường và nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi hy vọng,
trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ "xoa tay" với "Ngày thứ 2 hồi
sinh" của chứng khoán Việt Nam.
Phạm Hùng Vỹ
-
20-05-2008 08:04 AM #75
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
"Phá băng" thị trường tiền tệNói đến các tập đoàn kinh tế nhà nước, người ta liên tưởng ngay đến những
"đại gia" mới nổi của nền kinh tế Việt Nam, những doanh nghiệp có thể tiếp cận
những nguồn lực "không giới hạn" như tài nguyên, tín dụng, bất động sản và quan
trọng nhất là tác động đến chính sách. Nhưng trong bối cảnh, nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn, chính các "đại gia" này bị xã hội "soi" đầu tiên, khiến cho họ
"lộ mặt". Đừng ngạc nhiên, khi các "đại gia" nghe ngóng xem "số phận" mình sẽ ra
sao, hay khi nào thì chính sách tiền tệ được "nới".
Cách đây một tuần, người bạn của chúng tôi làm việc tại một công ty "con"
của Vinashin, gọi cho tôi và thật bất ngờ khi "đại gia" một thời không xa này
kêu "thiếu vốn". "Này! Ông xem trong các quan hệ ông có với những ngân hàng nước
ngoài, có "mối" nào "thân hữu" không giúp tôi chuyện "vốn"".
Khoảng một năm trước đây, Vinashin, các công ty "con" cũng như "đồng cấp"
không cần phải "giới thiệu" nhiều cũng có "cả dãy" ngân hàng thương mại nhà nước
và quốc doanh "xin chơi". Bởi khi đó, "bong bóng" chứng khoán hoá, đặc biệt là
"cổ" và "chứng" của các tập đoàn kinh tế nhà nước dù mới "khai sinh" cũng đạt
"chỉ số tín nhiệm" . Còn gì bằng, khi được "chơi" với 1 tập đoàn kinh tế nhà
nước, có vốn "không giới hạn" cùng những cơ hội "từ trên trời" có thể "rơi" vào
họ bất kỳ lúc nào. Hoặc được họ "chọn" làm "đối tác chiến lược" thì khỏi phải
nói.
Người ta còn không dấu diếm, tập đoàn X, Y...có những VIP nọ kia "rất thân"
với chủ tịch hoặc tổng giám đốc của X, Y...
Cuộc đua, tăng trưởng tín dụng
khi đó, làm cả các ngân hàng - chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không
thể "bỏ qua". Những "tài khoản" đặc biệt, những "kế hoạch" thu hút các tập đoàn
kinh tế nhà nước được khối ngân hàng "ngoại" nhanh chóng thực hiện, dù với các
ngân hàng đầu tư, trước đó, họ chỉ tham gia tài trợ các dự án được chính phủ
hoặc bộ tài chính bảo lãnh..
Trong bối cảnh đó, một số bạn bè của chúng tôi làm việc ở ngân hàng "ngoại"
cũng "tích cực" tìm khách hàng qua chúng tôi.
Trở lại, câu chuyện của người bạn ở Vinashin, công ty "con" của anh trước đây
100% tư nhân nhưng "thân hữu" lên gia nhập Vinashin và đã dễ dàng tiếp cận nhiều
nguồn tín dụng để thực hiện các dự án đóng tàu. Nhưng đặc thù của ngành đóng tàu
là "đầu tư dài hạn" mà Vinashin lại "mới nổi" có vài năm gần đây, thì "đùng" cái
"bão" lạm phát "nhập cảnh" Việt Nam, ngân hàng nhà nước "kê toa" hạn chế tín
dụng. Đang rất "tiềm năng" với nhiều hợp đồng đủ làm đến năm 2015, nhưng "nguồn
sữa" nay bị cắt đột ngột, lại nợ "có trên 1000 tỷ thôi" - lời anh bạn khẳng định
- nên phải "xoay" kênh vốn mới.
Thú thực là tôi cũng nhiệt tình, gọi bạn bè đi nhậu rồi hỏi han tình hình cá
nhân cũng như ngân hàng thế nào.Nói chung, mọi chuyện khá thoả mái, nhưng hỏi
đến "vay" mà lại là Vinashin thì "ông phải liên lạc với sếp tôi, giám đốc phát
triển kinh doanh" , người bạn ở ANZ "chỉ điểm" cho tôi.Anh cũng không quên "an
ủi" tôi trước: "dạo này, tín dụng cho xi măng hay sản xuất điện còn ok vì được
bảo đảm, nếu không được ông nên chờ khi "bão" qua nhé".
Thôi thì, biết "chủ
tài khoản" cho Vinashin là ai rồi, coi như xong việc, chuyển thông tin cho ông
bạn có thể nói là "giúp chút đỉnh", rồi tôi cũng "cố" như vậy với "vài" ngân
hàng đầu tư khác để bạn mình "bắn cung tìm vốn" xem sao.
Cùng thời điểm đó, chứng khoán cũng "thiếu sức sống" mà theo nhận định của
chúng tôi là niềm tin của nhà đầu tư với thị trường đã bị xói mòn nghiệm trọng
bởi "vụ" thông tin báo chí "thiếu chính xác" . Chỉ một "giọt nước" đã "đẩy"
chứng khoán "rơi" khỏi "mốc" 500 điểm. Cùng những "trợ lực" không hề "kém cạnh"
như chính sách lãi suất thực âm, do áp dụng trần lãi suất, cũng như "lũ" chứng
khoán cầm cố - giải chấp chưa "xả" được.
Thế rồi, trong 1 ngày "đẹp trời" nào đó, ngân hàng nhà nước đã quyết định
theo đuổi chính sách lãi suất thực dương, khi tăng lãi suất cơ bản lên 12%,
khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng không quá 18%/ năm, mà cơ sở
của "trần" này là luật Dân sự và ngân hàng nhà nước khẳng định sẽ điều chỉnh lãi
suất cơ bản hàng tháng. "Điều chỉnh" thể hiện ngân hàng nhà nước linh hoạt theo
thực tế thị trường.
Nhưng tại sao, điều chỉnh lãi suất, một trong nhưng tảng băng đã bị phá mà
chứng khoán chưa "xanh"?
Theo chúng tôi, thị trường chưa vội vồn vã là do, sự thiếu nhất quán về lộ
trình các chính sách mà cơ quan quản lý đã và sẽ sử dụng. Nếu như trước đây, thị
trường chờ chính sách, thì một động thái nhỏ của chính sách sẽ "đẩy" "lòng tham"
hay "niềm tin" của thị trường nên chút. Và sau đó là cơ quan điều hành thị
trường, chính sách lại "giậm chân" "nghỉ ngơi" chút. Thế nên, lần này, cộng đồng
đầu tư dù ngồi trên lửa nhưng đã phản ứng lại với kiểu "hồi sau sẽ rõ" của chính
sách.
Lúc này đây, cơ quan điều hành phải "nhanh nhạy" với tình hình chứ "an
toàn" lượng hoá "hậu" công bố chính sách liệu khi đã "lượng hoá" rồi chính sách
còn phù hợp với thị trường?
"phá băng" thị trường tiền tệ là không thể tránh
khỏi. Vì trước đó, hệ thống ngân hàng không thu hút được "đầu vào" nên chỉ chăm
chăm "kiếm chác" trên thị trường liên ngân hàng.Còn người dân, doanh nghiệp thì
"găm giữ" tiền - tài sản" để "đầu cơ" hàng hoá, đẩy xã hội vào những cơn "sốt"
của thời kỳ "đói kém" , đồng thời khiến chính phủ đau đầu với bài toán "hỗ trợ"
người có thu nhập thấp. "phá băng" mà tạo ra "trần" cho vay trên tinh thần luật
sẽ giám sát thị trường tốt hơn, tránh tình trạng "muốn vay ngân hàng trước đây
ư? hãy chuẩn bị tinh thần trả lãi trên 20%/ năm nhé. Nếu cộng thêm "phong bì"
thì có mà kinh doanh gì cho có lãi" , đó là trả lời của người bạn ở Vinashin về
"hành trình" tìm vốn ngân hàng từ khi "siết" tín dụng.
Thử hỏi, Vinashin còn vậy, phần còn lại của nền kinh tế sẽ ra sao nếu dòng
tiền không luân chuyển?
Nếu dòng tiền từ chứng khoán "chạy" sang ngân hàng,
thì chứng khoán sẽ ra sao? Đây là điều các nhà đầu tư quan tâm.Tuy nhiên, vấn đề
không phải là "mất tất", khi ngân hàng có thể huy động vốn, họ sẽ "ngừng" hoặc
chờ đợi hướng xử lý cả gói với chứng khoán cầm cố - giải chấp, tức áp lực Cung
trên thị trường sẽ giảm. Mặt khác, phiên giao dịch ngày 19/5, tốc độ "rơi" của
chứng khoán đã giảm dù giá trị giao dịch có thấp trở lại thì khả năng đảo chiều
vẫn là có thể.
Có thể, những khó khăn kinh tế đang ngày một rõ nét và có tính dây chuyền,
điều này đồng nghĩa, chúng ta đã tiến dần đến "hộp đen" của nền kinh tế. Những
tổn thất nghiệm trọng hơn có thể đến với chúng ta nhưng cũng có khả năng những
"tia sáng" những "động lực" mới sẽ xuất hiện. Giữa hoảng sợ, lo lắng những điều
tồi tệ hơn với hy vọng, tất cả chúng ta phải lựa chọn cách hành xử của mình.
Kinh tế thị trường là cuộc chơi của Bàn tay vô hình, việc "phá băng" thị trường
tiền tệ cũng là "quyền lực" của bàn tay vô hình. Chính các nhà đầu tư, đầu cơ,
dù là chứng khoán, vàng, hay hàng hoá đang tạo dựng nên bàn tay vô hình, thì
đừng kỳ vọng và chờ đợi quá nhiều vào chính sách, bàn tay hữu hình.
Phạm Hùng Vỹ
-
20-05-2008 08:42 AM #76
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
bác Phạm Hùng Vỹ có nhà riêng ở đây ah [B][B][B]
http://TinChungKhoan24h.Com
-
22-05-2008 09:43 PM #77
- Ngày tham gia
- Feb 2008
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
Hành Động Ngay
Không cần phải là chuyên gia hay có khả năng "chiêm tinh" gì ghê gớm, nhiều người có thể dự báo các chỉ số chứng khoán của Việt Nam ngày mai hoặc cuối tháng này là bao nhiêu?Nếu thấy nhận định như vậy e "rủi ro" thì có thể lựa chọn giải pháp "an toàn" bằng 1 câu không thể chính xác và ngắn gọn hơn.Giảm! Đó cũng chính là nỗi đau mang tên:Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhưng tình trạng có bi đát như vậy nếu cơ quan điều hành thị trường không chỉ biết "đề xuất" hay "kiến nghị" lên "trên"? Nếu cơ quan điều hành thị trường có thể Hành Động Ngay trước Mệnh Lệnh của thị trường?Nếu những "đề xuất" hay "kiến nghị" trên không phải là những "Giải pháp" chạy theo tình thế thị trường? Đồng thời "cấp trên" sớm "quyết" để Hành Động Ngay?
Vâng! Đó chính là nỗi đau của cộng đồng đầu tư! Khi cộng đồng bất lực với những rủi ro "hữu hình" như vậy. Đó còn là nỗi đau lớn hơn rất nhiều của nền kinh tế của tương lai đất nước.Do chứng khoán "đau yếu" tác động không chỉ giới hạn trong cộng đồng đầu tư. Nếu không muốn "kết tội" chứng khoán là nguồn cơn của nhiều cuộc "khủng hoảng mini" hiện nay, thì chứng khoán cũng là "men" làm "lộ diện" từng cuộc "khủng hoảng mini" và chứng khoán đang trở thành "men" tạo ra khủng hoảng mang tính dây chuyền.
Phải chăng, những nhận định của chúng tôi nói trên là "thiếu căn cứ" là "qui chụp" là "đổ thêm dầu vào lửa"?
Thú thực, tất cả chúng ta đều mong muốn đất nước phát triển, các lĩnh vực đều có thành tựu. Nhưng sẽ thật là nguy hiểm nếu tất cả chúng ta đều không dám đối mặt với sự thật, dù sự thật quá nghiệt ngã. Chỉ khi nào, chúng ta dám đổi mặt với sự thật, lượng hoá chính xác những khó khăn, chúng ta mới có khả năng vượt qua khó khăn bằng những giải pháp từng phần nhằm đạt được kết quả tổng thể.
Để minh hoạ rõ nét hơn vấn đề, chúng tôi xin chia sẻ một câu chuyện liên quan trực tiếp đến chứng khoán.
"Sếp" của một công ty A đã "choáng" khi nhận được "tối hậu thư" rằng:"Đến giờ X ngày hôm nay đến không trả số tiền Y thì ngân hàng sẽ giải chấp số cổ phiếu mà "sếp" với tư cách cá nhân đã Cầm cố để có thêm tiền đầu tư chứng khoán"
Sếp "choáng" vì giá trị cổ phiếu 3 tháng trước sếp mang đi cầm cố gấp 6 lần giá trị khoản vay. Nhưng nay giá trị thị trường của nó giảm xuống dưới giá trị khoản vay, trước đó sếp đã vài lần phải nộp bổ sung do cổ phiếu giảm giá.
Và chúng tôi được biết, có rất rất nhiều nhà đầu tư rơi vào tình cảnh như sếp nói trên.Lựa chọn của rất nhiều người là "bỏ" chứng khoán.Vì theo lý giải của họ, nộp tiền vào trong trường hợp chưa đáo hạn hay trả khoản vay trong trường hợp đáo hạn để giữ chứng khoán quả là "có vấn đề" trầm trọng. Cứ mỗi ngày chứng khoán lại "đều đặn" "âm" thì giữ để "hy vọng" gì? Trong khi, có tiền bây giờ thì có quá nhiều cơ hội đầu tư, từ mạo hiểm nhất là đầu tư vào kênh "thời thượng" vàng, đến "an toàn" nhất là gửi ngân hàng, hoặc cứ "chơi" đi cho khoẻ, rồi trở lại với "cổ" - "chứng" sau có "chết" đâu.
Nhưng "chết" thì có đấy! Khi ngân hàng "chạy" cho thân mình như vậy chứng tỏ:
Một là: khẳng định của thống đốc ngân hàng nhà nước về khả năng đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng liệu có chính xác? Tức là cơ quan quản lý có thực sự "kiểm soát" được tình hình và "chủ động" để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng "mình đầy thương tích"? Người dân, nhà đầu tư không phải là những chuyên gia nên họ có quyền "tư duy" theo "hiểu biết" của mình là như vậy.
Hai là:Khi thị trường chứng khoán "nguy kịch" thế này, mà Cung chứng khoán cứ bị đẩy lên cao khủng khiếp như vậy thì ai dám và muốn mua vào dù cho giá chứng khoán có "rẻ" và "dưới mệnh giá" đi nữa. Thế là cái vòng "đổ vỡ" được "chạy: Ngân hàng, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp lo sợ chứng khoán giảm, tiến hành giải chấp, bán ra chứng khoán, rồi cả thị trường đều muốn bán nhưng chẳng mấy người muốn mua. Cứ "tung" hàng với giá sàn để bán thì chứng khoán càng giảm, thanh khoản càng yếu, lại phải "tung" như vậy tiếp.
Ba là: Không thể có Mệnh Lệnh nào ngăn được cái vòng "đổ vỡ" kia, cũng giống như chẳng có Mệnh Lệnh, chính sách hay dự báo nào để cộng đồng đầu tư không bị cuốn vào chứng khoán một cách "mù quáng" như trước đây, rồi lại bị cuốn vào bất động sản khi chứng khoán "có vấn đề". Sau đó, khi bất động sản "băng giá" lại cuốn vào vàng hay găm giữ, tích trữ các hàng hoá bình thường khác. Hậu quả là, lạm phát đã cao "ngất ngưởng" lại được những cơn "sốt" hàng hoá kia "đẩy" lên tiếp. Trong khi, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và giới truyền thông thì cứ Nhận định: Kiềm chế lạm phát là chìa khoá cho cả nền kinh tế.
Chỉ khi nào, cộng đồng đầu tư, cũng như toàn xã hội tin tưởng rằng, những người đại diện cho dân quản lý xã hội Hành động ngay chứ không phải là "đề xuất" hay "kiến nghị" hoặc "họp" Niềm tin vào cơ quan quản lý, với chính sách mới trở lại. Ngược lại, toàn xã hội sẽ "chạy" như những con "thiêu thân" để "lo" mình trước, thế là "đẩy" xã hội đến những cuộc "khủng hoảng mini"
Nhưng Hành Động Ngay được không khi bộ máy hoặc lớn hơn là hệ thống vẫn là những con người "cũ" những con người "mất kiểm soát" với tình hình?
Tại sao, cứ đi tìm giải pháp kiểu "lối mòn" mà không "đột phá" từ Nhân Sự?Những con người mới, quyết liệt hơn, có thể độc lập ra quyết định và chịu trách nhiệm hơn, có thể mang đến những giải pháp có tính "cách mạng" và "sáng tạo" cho không chỉ thị trường chứng khoán.
Vậy là, "cấp trên" có thực sự "đột quá" về Nhân sự hay không? Vì nếu "có thể" sẽ có những con người "phù hợp". Còn cộng đồng đầu tư, quan điểm như thế nào, xin hãy chia sẻ để cùng thực hiện?
Phạm Hùng Vỹ
P/s: Tôi đã gửi bài này đến Mr Dũng qua Website Chính phủ như bài viết "Thủ tướng & Khủng hoảng" trước đây.
-
24-05-2008 07:42 PM #78
- Ngày tham gia
- Mar 2007
- Bài viết
- 42
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chứng khoán sẽ Còn điều chỉnh Giảm thêm nữa ,đó là sự thật .
[quote user="Pham Hung Vy"]
Hành Động Ngay
Phạm Hùng Vỹ
P/s: Tôi đã gửi bài này đến Mr Dũng qua Website Chính phủ như bài viết "Thủ tướng & Khủng hoảng" trước đây.
[/quote]
Bácphải cưỡi trâu đến tận nơi nó mới nhanh chứ bác gửi qua web thì lâu lắm, web chỉ nhanh trong thời hiện đại ngày xửa ngày xưa chứ bây giờ là thời kỳ đồ đá mà bác gửi qua web là hỏng kiểu rồi, VAFI cũng "sai lầm" như bác là gửi qua web nên khản cổ lạc giọng mà có thấu đển trời đâu!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
TTCK thế giới sẽ phục hồi mạnh?
By hoanghaitmdtno1 in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tếTrả lời: 8Bài viết cuối: 25-02-2008, 08:13 PM -
Chừng nào thị trường sẽ hồi phục
By in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks