Giá
đường trắng leo lên mức cao nhất từ trước đến nay trong phiên giao dịch
đầu tuần này tại London, trong khi giá đường thô tại sàn giao dịch nông
sản New York (ICE) cũng đóng cửa ở mức cao nhất trong 5 năm rưỡi qua.



Giá đường trắng đạt mức cao nhất trong lịch sử tại thị trường
London do nguồn cung thắt chặt trên thị trường vì một số vấn đề trong
khâu sản xuất tại hai nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới là Brazil
và Ấn Độ.



Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Công ty tài
chính Morgan Stanley, Hussein Allidina, thời tiết ở Ấn Độ quá khô còn ở
Brazil thì quá ẩm và điều này dẫn đến khả năng thế giới bị thiếu hụt 9
triệu tấn đường niên vụ 2008-2009.



Giá đường thô giao tháng 10/09 tại ICE khi đóng cửa phiên 3/8 đã
tăng 0,53 xu (2,9%) so với phiên trước lên 19,14 xu/lb (1lb = 0,454kg),
mức cao nhất kể từ tháng 2/06.



Trong phiên, giá mặt hàng có lúc lên tới 19,43 xu/lb, khiến nhiều
ông Allidina và nhiều nhà phân tích khác dự đoán giá đường thô có thể
sớm phá vỡ ngưỡng 20 xu và đạt mức kỷ lục của năm là 28 xu/lb.



Tại London, giá đường trắng tăng gần 3% lên mức cao nhất trong lịch
sử với 505,90 USD/tấn đối với hợp đồng giao tháng 10/09, trước khi giảm
bớt xuống 502,90 USD/tấn vào cuối phiên.



Giới kinh doanh nói rằng đồng USD yếu đã tiếp sức cho các loại nông
sản được định giá bằng đồng USD tăng giá, từ đường đến càphê và ca cao
trên cả hai sàn lớn là New York và London, trừ ca cao London (định giá
bằng đồng bảng Anh) là hạ giá.



Cùng ngày, John Sheptor, Giám đốc điều hành Imperial Sugar Co., nhà
sản xuất đường lớn nhất của Mỹ, cho biết Mỹ cần phải nhập khẩu khoảng
816.400 tấn đường vào cuối mùa Xuân 2010. Tuy nhiên, mục tiêu nhập khẩu
này khó lòng đạt được do nguồn cung đường đang dần bị thắt chặt./.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++



Giá đường tinh thế giới tăng mức kỷ lục trong vòng 25 năm

VIT - Giá đường tinh đã nhảy lên mức kỷ lục trong vòng 25 năm khi
thị trường dành cho loại hàng hóa này căng thẳng vì Ấn Độ, nước tiêu
thụ đường lớn nhất thế giới hiện đang "hút" đường trên thị trường thế
giới, bù đắp tổn thất gây ra bởi nạn ít mưa đối với vụ mía của quốc gia
này.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

VietNamNet)
- Vụ kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết, giá đường đã
tăng trên phạm vi cả nước do sản lượng mía và sản lượng đường đều giảm.
So với năm ngoái, giá mía đã cao gấp 1,8 lần và giá đường đã tăng cao
gần gấp 2 lần.



Trong khi đó, báo cáo thị trường mới đây của Bộ Thương mại cho
biết, giá đường bán lẻ dao động trong khoảng 11.000 - 12.500 đ/kg. Và
mức giá cao như thế này sẽ tiếp tục được giữ trong tháng 6 tới vì mùa
hè nhu cầu đường khá cao.



Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2005 -
2006, cả nước chỉ còn 37 nhà máy đường hoạt động. Dự báo, niên vụ
2005-2006, sản lượng đường chế biến chỉ đạt khoảng 970 ngàn tấn, trong
khi nhu cầu tiêu thụ sẽ đạt khoảng 1,35 triệu tấn, cân đối cung cầu sẽ
thiếu hụt khoảng 380.000 tấn đường.



Đến nay, Bộ Thương mại đã cấp phép nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn
đường cho các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, trong những tháng đầu
năm, do giá đường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhập khẩu khá
cầm chừng. Để không xảy ra hiện tượng sốt giá, từ nay đến cuối tháng 8,
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhập khẩu tối khoảng 150.000 tấn đường để
phục vụ nhu cầu trong nước.



Điều bất lợi cho nhập khẩu đường hiện nay là giá
đường thế giới cũng đứng ở mức khá cao. Do sản lượng đường thế giới
giảm đã đẩy giá đường tăng cao nhất trong vòng 25 năm qua. Hiện giá
đường kính trắng lên tới 470 USD/tấn, giá đường thô trên 350 USD/tấn.
Nếu so với mặt bằng này, thì giá đường không giảm mà sẽ tiếp tục duy
trì ở mức cao từ nay đến cuối năm.



Tuy nhiên, giá đường cao lại có lợi cho nhiều nhà máy sản xuất
trong nước, tuy giá nguyên liệu tăng cao, tổng sản lượng đường công
nghiệp giảm, nhưng do giá đường bán ra tăng so với năm ngoái nên hầu
hết các nhà máy đều có lãi, nhiều nhà máy công suất lớn và có đủ nguyên
liệu thu được lợi nhuận cao, chỉ còn một số rất ít nhà máy bị lỗ ít do
thiếu mía, công suất huy động thấp. Mức lãi bình quân trên mỗi tấn
đường khong 800-1.500 đồng/kg. Hiện giá thành 7.700-8.500 đồng/kg
đường. Đây lại là yếu tố có lợi cho các nhà máy đường trong việc củng
cố lại tiềm lực tài chính sau một thời kỳ dài khó khăn.




++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bourbon Tây Ninh (SBT) - Vụ mía 2009 – 2010: Diện tích mía trồng mới tăng gần 3 lần



Vụ mía 2008-2009, diện tích mía trồng mới trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh chỉ được khoảng 2.800 ha. Do đó, tổng diện tích cây mía trong vụ
này do 3 nhà máy đầu tư chỉ còn 17.200 ha- giảm hơn vụ trước đến gần
10.000 ha. Bước sang vụ 2009 – 2010, với nhiều nỗ lực của chính quyền
và các nhà máy, hiện nay diện tích cây mía trồng mới đang gia tăng rất
mạnh.



Theo số liệu của Công ty CP Bourbon Tây Ninh (SBT), đến nay tổng
diện tích mía tơ đã đăng ký nhận đầu tư tại SBT là hơn 5.200 ha, trong
đó có hơn 4.500 ha mía đã trồng xong. Năm trước, tổng diện tích mía
trồng mới do SBT đầu tư chỉ thực hiện được khoảng 1.900 ha.


So với năm trước, đến nay mía trồng mới năm nay do SBT đầu tư đã
tăng hơn 2,3 lần. Mía vụ hè thu vẫn đang tiếp tục trồng nên tổng diện
tích mía tơ do SBT đầu tư vẫn còn tiếp tục tăng. Nếu tổng diện tích mía
trồng mới đạt diện tích đã đăng ký thì tổng diện tích mía trồng mới ở
SBT sẽ tăng hơn 2,7 lần so với năm trước. Ở Nhà máy đường Biên Hoà, đến
nay tổng diện tích mía trồng mới do Nhà máy đầu tư cũng đã thực hiện
được khoảng 2.200 ha. So với năm trước, diện tích mía trồng mới do Nhà
máy đường Biên Hoà đầu tư tăng khoảng gần gấp 3 lần. Riêng Nhà máy
đường Nước Trong năm nay cũng thực hiện trồng mới mía đến hơn 1.200 ha.



Đến nay tổng diện tích mía thực trồng mới trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh do 3 nhà máy đầu tư đã lên đến khoảng 8.000 ha. Hiện vẫn còn nhiều
nông dân tiếp tục trồng mía mới hè vụ hè thu. Do đó, từ nay đến khi kết
thúc vụ hè thu chắc chắn diện tích mía trồng mới còn gia tăng nhiều hơn
nữa. Như vậy, so với năm trước tổng diện tích mía trồng mới năm nay
tăng gần gấp 3 lần. Đây là tín hiệu lạc quan trong giai đoạn Tây Ninh
đang hết sức nỗ lực khôi phục lại diện tích cây mía