Hybrid View
-
16-08-2009 08:49 PM #1
- Ngày tham gia
- Jul 2009
- Bài viết
- 27
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Sugar Rallies 40% in Options Pointing to ‘81 Peak (Update1)
Mới 2 hôm mà ở coopmart no đã tăng giá đường thêm gần 1000đ.
Chà[:donca], tăng như khẩu trang y tế thì chít bà con à nhe. [:bans2]
-
17-08-2009 05:42 AM #2
Senior Member- Ngày tham gia
- Jul 2008
- Bài viết
- 780
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
17-08-2009 10:27 AM #3
Member- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 213
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
17-08-2009 10:28 AM #4
Member- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 213
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
17-08-2009 03:04 PM #5
Gold Member- Ngày tham gia
- Apr 2009
- Bài viết
- 1,512
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Cẩn thận kẻo lại bán đúng đáy
-----------------------------------
Những quy tắc bắt buộc làm theo khi kinh doanh chứng:
Quy tắc số 1 : Bảo toàn vốn là ưu tiên hàng đầu
Quy tăc số 2 : Không đa dạng hoá danh mục đầu tư
Quy tắc số 3 : Chỉ lựa chọn CP với KLGD trên 300k/phiên
Quy tắc số 4 : Đầu tư dài hạn luôn được ưu tiên
Quy tắc số 5 : Kiên nhẫn tới cùng với sự lựa chọn của mình
-
18-08-2009 09:34 PM #6
Member- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 213
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Cẩn thận kẻo lại bán đúng đáy
1 người chỉ được sở hữu 3 sim ==> Vớ vẩn + vô lý.
Ủng hộ việc sáp nhập HT1 & HT2.
-
18-08-2009 09:36 PM #7
Member- Ngày tham gia
- Oct 2007
- Bài viết
- 213
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Cẩn thận kẻo lại bán đúng đáy
1 người chỉ được sở hữu 3 sim ==> Vớ vẩn + vô lý.
Ủng hộ việc sáp nhập HT1 & HT2.
-
19-08-2009 10:15 AM #8
- Ngày tham gia
- Aug 2009
- Bài viết
- 32
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Cẩn thận kẻo lại bán đúng đáy
Bắt đầu chu kỳ tăng giá, kreak out sẻ đạt mốc 16x trong tuần tới-hãy trả lại tên cho em nó.
-
19-08-2009 02:40 PM #9
Senior Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 559
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Thiếu đường, sốt giá
[h1]Thiếu đường, sốt giá[/h1]
-Đầu
năm, giá đường bán lẻ chỉ ở mức 8.000-8.500 đ/kg nhưng sau 7 tháng liên
tục tăng, giá đường đã tăng đội thêm 8.000 đ/kg, gấp đôi so với ban đầu
và đạt mức cao nhất trong ba năm gần đây.
Tính riêng hai tuần đầu tháng 8, các
siêu thị, quầy bán lẻ liên tục phải thay bảng niêm yết vì giá đường
biến động mỗi ngày, chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hiện 1 kg đường trắng tinh luyện phổ biến ở mức 16.000 đ/kg, một số loại đường xuất khẩu còn lên đến 17.000 -17.500 đ/kg.
Thời sự như… giá đường
[table]
Giá đường hiện đã tăng gấp hai lần so với đầu năm và sẽ còn tăng nữa.(Ảnh: Phan Hùng)
[/table]
Chủ
nhật tuần đầu tháng 8, giá bán lẻ đường trắng tinh luyện của Công ty
Đường Biên Hòa tại siêu thị Hapro vẫn còn ở mức 14.500 đ/kg.
5 ngày sau đã thấy thay bảng giá mới: 16.000 đ/kg.
Nhân lúc vắng khách, cô nhân viên thu ngân lôi ra một tờ báo giá phân trần “giá đường được công ty cập nhật mỗi ngày xuống đến các siêu thị, chúng em cứ phải thay đổi luôn vì liên tục tăng”.
Khảo sát của VietNamNet tại các chợ
như Ngọc Hà, Thành Công, ngõ chợ Khâm Thiên và một số điểm bán lẻ cũng
cho thấy, chỉ trong hai tuần đầu tháng 8, giá đường trắng tinh luyện đã
tăng 1.000-1.500 đ/kg. Hiện phổ biến ở mức 16.000-16.500 đồng/kg, cá
biệt một số loại đường xuất khẩu loại 1 thậm chí đã lên mức 17.500
đ/kg.
Theo bà Vũ Thị Hoa, bán hàng tại chợ Ngọc Hà, giá đường đang tăng mạnh, biến động từng ngày.
“Đường vàng tuần trước mới 13.000
đ/kg nay đã lên 14.000 đ/kg. Đường trắng, đường xuất khẩu cũng liên tục
nhảy từ 12.000 đồng lên 13.000 đồng, 14.000 đồng, 15.000 đồng, 15.500
đồng rồi 16.000 đ/kg trong vài tháng gần đây”, bà Hoa cho biết.
Xác nhận điều này, ông Lê Văn Tam,
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Mía đường Lam Sơn cũng dự đoán
giá đường sẽ còn leo thang, ít nhất cho đến hết tháng 10.
“Việt Nam năm nay vốn dĩ đã thiếu
đường, hụt so với năm ngoái hơn 20% nên giá đường sẽ còn căng cho đến
khi các nhà máy đi vào sản xuất vụ mới. Từ giờ đến lúc đó, giá đường
bán buôn có thể sẽ lên đến 15.000 đ/kg. Nhưng dù lên cũng chẳng còn
nhiều mà bán, các nhà máy thì hết cả rồi”, ông Tam cho biết.
Hiện giá đường bán tại nhà máy phổ
biến ở mức 11.000-12.000 đ/kg. Như vậy, nếu giá bán buôn lên đến 15.000
đồng thì không biết giá đường đến tay người tiêu dùng còn lên đến đâu?
Bánh trung thu sẽ đội giá
Thiếu đường, sốt giá trên thực tế
không ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng vì lượng tiêu thụ một tháng
không nhiều. Tuy nhiên đây lại là chuyện “thời sự nóng” của các doanh
nghiệp và cơ sở sản xuất bánh kẹo, nhất là bánh trung thu.
[table]
Giá đường thế giới đang leo thang
Ngày 17/8, giá đường thế giới đạt mức
560 USD/tấn, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên do là sản
lượng đường thế giới năm 2009 giảm mạnh so với năm trước. Ấn Độ hụt từ
26 triệu tấn năm trước xuống còn 14 triệu tấn và đang phải ồ ạt nhập
khẩu 6 triệu tấn. Tình hình thiếu đường cũng khá gay gắt ở Trung Quốc,
thậm chí “thủ đô đường” là Brazil cũng bị giảm sản lượng do thời tiết.
Mức giá 560 USD/tấn đường tương đương
12.000 VNĐ/kg (chưa bao gồm thuế má, vận tải…) không chênh lệch nhiều
so với giá đường tại Việt Nam. Đó là lý do, giá đường nhập lậu từ Thái
Lan chỉ rẻ hơn khảng 15% nhờ trốn thuế vì nhập chính ngạch thì cũng
tương đương giá của các nhà máy trong nước.
[/table]
Nhiều nhà sản xuất bánh trung thu
khẳng định dù chưa định giá cụ thể cho các loại bánh vì mới bắt đầu vào
vụ nhưng chắc chắn “giá bánh sẽ lên theo giá đường”.
Bà Nghĩa, chủ một cơ sở sản xuất bánh
trung thu quy mô nhỏ cho biết dù đã dự đoán trước giá đường sẽ lên
nhưng cơ sở không thể tích trữ vì không có kho chứa.
Bà than vãn: “Tuần trước, tôi mua
giá sỉ mà đã là 14.000 đ/kg đường rồi, giá cao hay thấp dĩ nhiên đều
hạch toán cả vào giá bánh nên chắc mỗi loại sẽ lên giá vài nghìn so với
năm ngoái”.
Tuy không tiết lộ cụ thể như bà Nghĩa
song đại diện một số doanh nghiệp bánh kẹo lớn như Hải Hà, Kinh Đô…
cũng khẳng định giá bánh trung thu năm nay sẽ nhỉnh hơn năm trước do
các yếu tố đầu vào cao.
Ở góc độ doanh nghiệp “nguồn cung”,
ông Lê Văn Tam dự báo khoảng cuối tháng 10 -11, các nhà máy đồng loạt
sẽ vào vụ kéo giá đường xuống, dao động quanh 12.000 đ/kg.
Tuy nhiên, từ giờ đến lúc bắt đầu vụ
mới, ông Tam khuyến cáo, Nhà nước phải khuyến khích nhập đường không
thì “trung thu này sẽ gay go”.
Sốt giá vì thiếu dự trữ
Thực tế, thiếu đường là câu chuyện được các bộ ngành dự báo từ đầu năm chứ không phải bây giờ mới “phát sinh”.
Ngay từ tháng 4 đã có nhiều nhà máy
được buộc phải ngừng sản xuất vì hết mía do dân chặt bỏ trồng cây khác
kinh tế hơn. Đến tháng 6, toàn bộ 40 nhà máy đường cả nước đã đóng cửa,
kết thúc vụ sớm hơn khoảng hai tháng so với mọi năm. Sản lượng đường
năm nay chỉ đạt 909.000 tấn, giảm 240.000 – 260.000 tấn.
Lượng đường lưu kho trong các nhà máy
khi kết thúc vụ đường cũng giảm thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng
170.000 tấn, chỉ đạt trên 185.000 tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ cả vụ
vào khoảng 1,2 triệu tấn.
Dù kết thúc sớm nhưng vụ tới lại có thể phải khởi
động muộn (đầu tháng 11) cộng thêm mùa hè kéo dài do nhuận tháng 5 nên
Bộ Công Thương dự báo lượng thiếu hụt sẽ lên đến 150.000-160.000 tấn
đường.
[table]
Giá bánh trung thu sẽ đội lên theo giá đường. (Ảnh: VNN)
[/table]
Con số này đã trừ đi 61.000 tấn đường
nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan nên hiện nhiều doanh nghiệp đang
xin Bộ Công Thương cho nhập khẩu bổ sung đường với số lượng khoảng
115.000 tấn nhằm bình ổn thị trường.
Trong khi Bộ Công Thương còn đang
“suy nghĩ” thì thị trường đã tự điều tiết theo quy luật “nước chảy chỗ
trũng” bằng đường… lậu.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn cho biết, trong tháng 7, đường lậu qua khu vực An Giang
đã chi phối toàn bộ thị trường miền Tây Nam bộ và một phần tại thị
trường TP. Hồ Chí Minh (bình quân khoảng 300 tấn/ngày). Tại các tỉnh
miền Bắc và miền Trung, đường lậu qua cửa khẩu Cầu Treo cũng khoảng 100
tấn/ngày.
Giá đường tăng cũng gây tâm lý tích
trữ đường trong một số doanh nghiệp và nhà phân phối. Kết quả là lượng
đường cung ra thị trường gần đây khá dè dặt do nhiều nhà cung cấp sợ
bán “hớ”. Thậm chí có không ít ý kiến cho rằng thị trường đường đang bị
các nhà đầu cơ “làm giá”.
Như vậy, việc điều hành thị trường
với cơ chế hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch, thuế suất cao (80% với
đường thô và 100% với đường trắng) rõ ràng không phù hợp với thực tế.
Nhìn vào căn nguyên sâu xa hơn, ông
Lê Văn Tam - “người trong cuộc” của ngành đường mấy chục năm thẳng thắn
cho rằng đây là sai lầm của Nhà nước vì không có dự trữ.
“Các nước ngay bên cạnh ta như
Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia… đều có kho dự trữ
đường để khi giá cả lên xuống có thể điều chỉnh được, chỉ có Việt Nam
là thả phóng ra nên dù có dự báo được trước cũng không bình ổn được”, ông Tam nhận định.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
BHS - Đường Biên Hoà tăng 193% và vượt kế hoạch 2009
By Bangchu_bull in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 2852Bài viết cuối: 16-10-2014, 01:45 PM -
LASUCO - Cổ phiếu tốt nhất ngành mía đường
By huutri in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 12-11-2007, 04:18 PM
Bookmarks