-
03-01-2008 08:16 PM #1
Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
Xin phép admin cho e dc lập TOPIC này .
Ai chơi Chứng Khoán mà chưa 1 lần Lướt Sóng ?
Ở
Việt Nam, Warren Buffett cũng phải lướt sóng? cơ mà phải ko các bác ?
Với mong muốn
_Giúp các Nhà Đầu tư có những thông tin nhanh và chính xác .Những kinh nghiệm hay thủ thuật Lướt Sóng với Chứng Khoán + Vàng + Bất Động Sản sao cho hiệu quả nhất .
_Nơi giao lưu để các Nhà Đầu tư có thể trao đổi bình luận về Thị Trường .
_Nơi giải trí sau mỗi ngày làm việc .
E mong muốn Club Các Nhà Đầu Tư Lướt Sóng sẽ là 1 sân chơi thú vị cho các Nhà Đầu Tư
Tất Cả các thông Tin về Club sẽ dc thông tin liên tục tại đây .
E mong các bác vào tham gia đóng góp ý kiến để Club ngày càng phát triển ạ !
Các bác tham gia xin để lại YH hay sđt liên hệ ạ !
Liên hệ với e theo :
YH : HoangLong_0915678234
SĐT : 091.5678.234 OR 04.246.8686
Các bác có thể đăng ký làm thành viên Club tại đây ạ :
http://forum.vietstock.com.vn/forums...aspx?ForumID=7
hay tại đây ạ : http://LuotSongClub.Com/viewtopic.php?t=105&r=6&v=42
-
03-01-2008 10:23 PM #2
Re: Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
Đàu tiên là Phân tích kỹ thuật chỉ số Dow Jones ngày 03/01/2008
Thứ năm, 03.01.2008, 09:10pm (GMT+7)
E cập nhật tin tức Siêu nhanh lên các bác phải vào update liên tục đó nhé !
Báo cáo chỉ số ISM lĩnh vực sản xuất ngày hôm qua đã khiến chưng
khoán giảm rất mạnh. Chỉ số Dow Jone giảm tới 120 điểm ngay sau báo cáo.
Nhưng đánh giá của thị trường về khả năng nền kinh tế Mỹ phát
triển chậm trong thời gian tới và những dự báo GDP quý IV vừa qua không khả
quan đang là áp lực khiến chứng khoán Mỹ mất giá
Tuy nhiên trên đánh giá kỹ thuật thì Dow Jone đang ở mức khá
thấp và xu hướng có thể sẽ điều chỉnh trong ngắn hạn.
-
04-01-2008 11:14 AM #3
Re: Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/7903/
Một năm “chậm nhưng chắc” của VNI đã khép lại với mức
đóng cửa 927,02 điểm tại phiên giao dịch cuối cùng trong năm
(28/12/2007), tăng 23,3% so với mức đóng cửa phiên cuối năm 2006
(751,77 điểm).
Trong tháng 12/2007, thị trường tiếp tục chứng kiến
sự sụt giảm trong căng thẳng do tác động tâm lý trước sự kiện IPO VCB
ngày 26/12/2007 đem lại. Ám ảnh về sự ảnh hưởng của “người khổng lồ”
VCB, thị trường đã có những biểu hiện hết sức dè dặt trong giao dịch.
Khối lượng giao dịch bình quân trong tháng khoảng 690 tỉ VND/phiên. VNI
phá vỡ mức hỗ trợ 970 và trượt sâu xuống mức hỗ trợ trung hạn 910. Tuy
vậy, nhà đầu tư lại tỏ ra khá kỳ vọng vào sức bật mạnh mẽ của VNI sau
ngày 26/12.
Sáng ngày 27/12/2007, kết quả phiên đấu giá IPO của
VCB chính thức đưa ra các mức giá trúng thầu. Theo đó, mức giá trúng
thấp nhất là 102.000 VND/CP; mức giá trúng bình quân là 107.860 VND/CP.
Đây là mức giá khá khiêm tốn so với những dự đoán ban đầu của giới đầu
tư. Những ngày cuối tháng 12/2007, thị trường vẫn tiếp tục đi xuống,
trái ngược với những nhận định trước đó. Giải thích hiện tượng này, có
thể kể đến 2 nguyên nhân: Một là, sự vắng mặt của khối nhà đầu tư nước
ngoài trong kỳ nghỉ Noel và năm mới khiến cho thị trường vốn đã chịu
ảnh hưởng từ tập quán kinh doanh của bộ phận này càng mất đi một sự
định hướng rõ ràng; Hai là, kết quả “sát nút” của đợt IPO cổ phiếu VCB-
Chứng khoán vốn được đánh giá là “thước đo của thị trường”- làm cho nhà
đầu tư thận trọng hơn trước các biểu hiện suy giảm của VNI thời điểm
này.
Trong tháng, mặc dù Bên bán vẫn chiếm ưu thế như
suốt 2 tháng qua, song áp lực bán đã suy giảm nhiều, thể hiện khá rõ
ràng qua mức giảm của giá trị giao dịch. Trên thị trường đã hình thành
một mức Hỗ trợ tâm lý khá chắc chắn khi VNI rớt xuống gần mức Hỗ trợ
mềm 910 và Hỗ trợ cứng 890 điểm trong thời điểm mà thị trường được cho
là “không có lý do để trở nên tồi tệ”. Thêm vào đó, 3 tháng suy giảm
liên tiếp đã giúp cho khối nhà đầu tư đủ thời gian “cơ cấu lại” thành
một tập hợp “sẵn sàng đối diện với thực tế”. Đây là những lý do chính
giúp chúng tôi tin tưởng rằng VNI sẽ không có nhiều cơ hội để quay về
mức đáy cũ 883 điểm thiết lập hồi tháng 08/2007. Tuy nhiên, trong tháng
01/2008, một lượng cung đáng kể có thể sẽ xuất hiện do các nhà đầu tư
bán bớt danh mục đầu tư để nộp tiền thực hiện quyền mua chứng khoán VCB
diễn ra từ ngày 02 đến ngày 22/01/2008(trong
khoảng 10.500 tỉ VND tính theo giá trúng bình quân, nhà đầu tư cá nhân
ước chiếm 4.100 tỉ VND). Thêm vào đó, sự kiện IPO 128,25 triệu cổ phần
của Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) diễn ra
ngày 28/01/2008 dự tính sẽ hút khoảng 9.000 tỉ VND có thể cũng sẽ góp
phần tạo nhiễu cung-cầu. Như vậy, khả năng VNI tăng mạnh trong tháng
01/2008 là điều khó xảy ra.
Trở lại với biểu đồ kỹ thuật,
chúng ta dễ dàng nhận thấy một Kênh xu thế giảm được thiết lập từ đầu
tháng 10/2007 vẫn đang chi phối sự vận động của VNI. Chỉ số này hiện
đang rất gần mức Hỗ trợ mềm 910 và Hỗ trợ cứng 890. Như trên đã phân
tích, trong tháng 01/2008 không có nhiều yếu tố mang tính kích thích
thị trường, song VNI sẽ vấp phải hỗ trợ cứng 890 trong quá trình duy
trì Kênh xu thế giảm. Chỉ báo Stochastic Oscillator cũng cho thấy hiện
tượng Oversold (Bán quá) tạm thời được kiểm soát (%K(14) đã vượt lên
mức 30 và cắt lên %D(3)). Như vậy, kết hợp với đường xu thế của Kênh xu
thế dài hạn, chúng tôi cho rằng VNI sẽ được khống chế trong khoảng 920
đến 970 (cũng là mức Kháng cự ngắn hạn). Vượt qua mức 970, VNI sẽ có cơ
hội chọc thủng ngưỡng 1000 điểm.
Lời khuyên trong tháng của
chúng tôi với các nhà đầu tư là: Bình tĩnh và thận trọng trong mọi
quyết định cơ cấu lại Danh mục đầu tư. Với các nhà đầu tư mạo hiểm, đây
có thể coi là một cơ hội để thực hiện kế hoạch “tối đa hóa lợi nhuận”
đầu tư trong trung và dài hạn.
-
04-01-2008 06:06 PM #4
Re: Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
Chứng khoán: Nhìn 2007, nghĩ 2008
Thứ sáu, 04.01.2008, 03:35pm (GMT+7)
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ bước vào
năm mới 2008 với một tư thế lạc quan hơn, bỏ lại sự trầm lắng đè nặng thị
trường trong những tháng cuối cùng của năm qua.
Thị trường chứng khoán Tp.HCM kết thúc phiên cuối cùng của năm 2007 với chỉ số
chứng khoán VN-Index dừng lại ở 927,02 điểm. Con số này thực ra cũng đã ghi
nhận thị trường có một bước tăng trưởng so với cuối năm 2006 với mức tăng 25%.
Tuy nhiên, những tác động về mặt chính sách, nguồn vốn, cung cầu... và đi kèm
theo đó là những cơn "nóng, lạnh" của thị trường đã không khỏi làm
những nhà đầu tư lo ngại.
Vui, buồn thị trường năm 2007
Thật vậy, thị trường đã chuyển từ trạng thái phấn khích được cho là quá mức
trong những tháng đầu năm 2007 sang trạng thái trầm lắng kéo dài đến gần cả nửa
cuối năm vừa qua.
Nhìn lại vào đầu năm 2007, thị trường thật sự đã trở nên quá "nóng".
Dồn dập những nhà đầu tư mới đã tham gia gia thị trường với một niềm xác tín
rằng sẽ thu được lợi nhuận "khổng lồ", đến mức trên nhiều sàn giao
dịch của các công ty chứng khoán - vốn bấy lâu vắng khách - vào lúc đó cũng trở
nên quá tải.
Đỉnh điểm của sự "kỳ vọng" là VN-Index đã lên đến 1.170,67 điểm vào ngày
ngày 12/3/2007 - mức kỷ lục cho đến tận hôm nay, tăng hơn 55% so với phiên cuối
cùng của năm 2006 (VN-Index ở mức 751,77 điểm vào ngày 29/12/2006).
Liệu năm 2008 có lặp lại kịch bản hay không, chứ còn vào thời điểm tràn đầy sự
hăm hở của nhà đầu tư vào lúc ấy, 90% công ty niêm yết đã tranh thủ "thời cơ"
để huy động vốn. Dễ quá, cứ thông báo phát hành thêm cổ phiếu là nhà đầu tư chen
nhau mà mua, bất kể mục đích huy động vốn hiệu quả thế nào. Có công ty dệt may
huy động vốn để mở công ty chứng khoán, đầu tư bất động sản; có công ty sản xuất
giấy đi mở nhà máy dược phẩm, nhà máy lọc dầu... Tất cả đều được nhà đầu tư ủng
hộ, sẵn sàng bỏ tiền.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ở cả hai sàn chứng khoán Hà Nội
và Tp.HCM, năm 2007 có khoảng 179 công ty được phép chào bán 2,46 tỉ đơn vị cổ
phiếu ra công chúng, tương ứng với khoảng trên 48 ngàn tỉ đồng, gấp 25 lần so
với năm 2006, và 3,47 triệu trái phiếu tương ứng với 3.750 tỉ đồng của ba ngân
hàng thương mại cổ phần. Tính chung cả hoạt động phát hành, đấu giá trên thị
trường chính thức đạt gần 90.000 tỉ đồng, gấp ba lần so với năm 2006.
Và rồi, thị trường... đi xuống. Bên cạnh thị trường tất yếu điều chỉnh sau một
thời gian đi lên, việc "nhà nhà" đồng loạt phát hành thêm cổ phiếu đã
pha loãng giá. Cùng với diễn biến này, còn có thêm hàng loạt các công ty lần
lượt lên sàn, đặc biệt dồn dập vào cuối năm, đã dẫn đến tình trạng cung vượt
quá cầu.
Tuy nhiên, trong một góc nhìn khác, thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng
về quy mô. Tổng số công ty niêm yết trên cả hai sàn là 253 công ty, tăng 31% so
với năm 2006 (193 công ty), tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 500.000 tỉ
đồng, hơn 43% GDP của cả năm 2007; số vốn mà doanh nghiệp huy động thêm trong
năm 2007 hơn 90.000 tỉ đồng.
Điều bất cập ở chỗ, theo một số chuyên gia chứng khoán, thị trường đã tăng cung
trong khi chưa thể có những biện pháp để kích cầu. Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà
nước ra đời (trong bối cảnh cần thiết để kiểm soát lạm phát) với nội dung khống
chế dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán của các ngân hàng thương mại đã chặn đứng
luồng vốn từ ngân hàng bơm vào thị trường chứng khoán; thị trường thiếu một
kênh hỗ trợ để tăng cầu trong điều kiện lượng cung tăng thêm.
Chưa kể, năm 2007, một loạt các công ty lớn đã thực hiện phát cổ phiếu lần đầu
ra công chúng (IPO) đã thu hút một lượng vốn đáng kể, rút bớt phần nào vốn đầu
tư ra khỏi thị trường.
Cung-cầu, bài toán năm 2008?
Thông tin mới nhất vừa loan ra đầu tuần này, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước
giải khát Sài Gòn (Sabeco) sẽ IPO ngay tháng đầu năm mới (ngày 28/1), tiếp nối
chuỗi IPO các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đã diễn ra từ năm ngoái. Việc thực
hiện nhanh lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là cần thiết, nhưng
không ít nhà đầu tư băn khoăn liệu thị trường có hấp thu nổi lượng vốn dồn dập
từ IPO các doanh nghiệp lớn?
Điều này, theo các nhà đầu tư, sẽ trở lại câu chuyện năm cũ là cung đang vượt
cầu, và kịch bản thị trường đi xuống sẽ lặp lại.
Theo các nhà đầu tư, ngoài các đợt IPO, hàng loạt công ty đang xếp hàng nộp hồ
sơ xin Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phát hành thêm cổ phần. Theo các thông
tin về việc cấp giấy phép tại Ủy ban chứng khoán Nhà nước, trong vòng ba tháng
tới, các doanh nghiệp tính cả chưa và đã niêm yết sẽ phát hành khoảng 3 tỉ đô
la Mỹ mệnh giá cổ phần ra bên ngoài.
Chuyện vẫn còn nóng hổi, đó là việc lượng cung tăng đã gây bội thực cho giới
đầu tư chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của thị trường
những tháng cuối năm 2007. Vậy mà, những tín hiệu vào đầu năm mới có vẻ cho
thấy điều này vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, cũng có những quan điểm khác vẫn giữ cái nhìn lạc quan về thị trường
trong năm 2008 này.
Ông Andy Ho, Giám đốc đầu tư VinaCapital, cho biết ông không nghĩ thị trường
chứng khoán Việt Nam trong năm 2008 sẽ gặp vấn đề trong việc hấp thụ lượng hàng
hoá mới. Tiềm lực tài chính trong dân Việt Nam còn rất lớn, điều đó được chứng
minh qua việc giá bất động sản tăng vọt trong thời gian gần đây. "Tuy
nhiên, vấn đề ở đây là liệu người dân có bán bất động sản đi để đầu tư vào
chứng khoán hay không", ông Andy nói.
Ông Nguyễn Kim Tùng, Giám đốc điều hành Indochina Capital, cũng đưa ra cái nhìn
lạc quan về thị trường khi nói hãy nghĩ đến lượng kiều hối mà Việt kiều chuyển
về Việt Nam, ít hay nhiều cũng sẽ được đổ vào thị trường chứng khoán vì tại
Việt Nam hiện nay thật sự không có nhiều kênh để đầu tư.
Theo số liệu tổng kết của Ngân hàng Thế giới (World Bank), lượng kiều hối đổ về
Việt Nam trong năm 2007 khoảng 5 tỉ đô la Mỹ. Đó là con số thống kê chính thức,
ngoài ra lượng kiều hối còn chuyển về theo nhiều đường khác mà khó có cơ quan
nào thống kê được.
Ông Tùng cũng cho biết Indochina Capital dự kiến sẽ đầu tư khoảng 1 tỉ đô la Mỹ
vào thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm sau. Thêm vào đó, các nhà đầu tư
nước ngoài hiện đang nắm giữ một lượng tiền để chuẩn bị đầu tư vào thị trường
chứng khoán Việt Nam. Theo ước đoán, số vốn này khoảng từ 6 đến 8 tỉ đô la Mỹ.
Bên cạnh đó, một khối lượng lớn các quỹ thành viên tư nhân của người Việt Nam
cũng đã được thành lập, và khá nhiều công ty quản lý quỹ đã được cấp phép và sẽ
huy động vốn trong năm sau. Tuy nhiên số vốn tổng cộng của các tổ chức trong
nước này vẫn chưa được thống kê chính xác.
Liên quan đến vấn đề lượng cung tăng mạnh, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước
Vũ Bằng, trong cuộc trao đổi với báo giới dịp cuối năm, đã cho biết sẽ kiến
nghị lên Chính phủ các biện pháp kích cầu cho thị trường vào năm tới bao gồm
việc khuyến khích đầu tư của nước ngoài.
Tuy chưa có thông tin chính xác, nhưng giới đầu tư đang nghe ngóng và hy vọng
vào việc sẽ mở “room” cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm sau.
* Hiện thị trường đang có 7.500 nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 300 tổ chức
mở tài khoản giao dịch chứng khoán, tăng gấp ba lần so với năm 2006. Nước ngoài
hiện đang nắm giữ 25-30% cổ phần của công ty niêm yết và doanh số giao dịch
chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường. Giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu
tư nước ngoài trên thị trường chính thức đạt 7,6 tỉ đô la Mỹ, nếu tính cả thị
trường không chính thức thì ước khoảng 20 tỉ đô la, tăng gấp ba lần so với năm
ngoái. Cho đến nay Ủy ban Chứng khoán đã cấp phép cho 74 công ty chứng khoán và
24 công ty quản lý quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam.
-
07-01-2008 09:27 AM #5
Re: Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
IPO Vietinbank: "Kịch bản" Vietcombank sẽ lặp lại?
Thứ hai, 07.01.2008, 08:23am (GMT+7)
Ngày 5.1.2008, NH Công thương VN
(Vietinbank) đã chính thức công bố lộ trình phát hành CP lần đầu ra công chúng
(IPO) của NH này. Theo ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Vietinbank, phương án
IPO của Vietinbank sẽ được NH trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng này.
Dự kiến việc IPO sẽ được triển khai trong tháng 3.2008.
Giá khởi điểm: Sẽ là 100.000 đồng?
Đây có lẽ là thông tin gây "sốc" nhất trong cuộc họp báo ngắn. Theo
những thông tin mà Chủ tịch HĐQT của NH này cung cấp, Vietinbank sẽ bán 25% vốn
của NH này, tương đương khoảng gần 3.000 tỉ đồng VĐL.
Được biết, hiện tổng vốn điều lệ và lợi nhuận từ các quỹ để lại của Vietinbank
khoảng trên 10.000 tỉ đồng. Tổng vốn này sẽ được tính tương đương 75% vốn của
Vietinbank, thuộc sở hữu nhà nước. 25% còn lại sẽ IPO là vốn phát hành thêm, do
các cổ đông nắm giữ. Nếu theo đúng kế hoạch, đến 2009, Vietinbank sẽ CPH tiếp
24%, giảm tỉ lệ nắm giữ của nhà nước trong NH xuống còn 51%.
Cũng theo ông Phạm Huy Hùng, nhiều khả năng Vietinbank sẽ thực hiện theo các
bước đi mà Vietcombank vừa triển khai khi IPO. Cụ thể sẽ IPO trong nước trước,
bán cho đối tác nước ngoài sau và giá khởi điểm của Vietinbank cũng có thể sẽ
là 100.000 đồng/CP.
Ông Hùng cho biết, mức giá khởi điểm này đã được cân nhắc kỹ trên cơ sở tham
khảo từ đơn vị tư vấn và đánh giá tiềm năng của NH này.
Trả lời phỏng vấn của PV Lao Động: Liệu việc IPO trong nước trước có lặp lại
kịch bản của Vietcombank: Kém sôi động, giá đấu thành công bình quân thấp mà
nguyên nhân chính là NĐT chưa nhìn thấy sự đột phá của NH, đặc biệt khi chưa rõ
đối tác chiến lược nước ngoài?
Ông Hùng thừa nhận đó cũng là vấn đề cần phải cân nhắc. Tuy nhiên, ông kỳ vọng
là NĐT sẽ "hưởng ứng" với phiên IPO này nhiệt tình hơn do những chỉ
số tài chính, mạng lưới, thị phần, thương hiệu của NH này khá tốt và thị trường
quý I/2008 kỳ vọng sẽ có những phản ứng tích cực.
Những chỉ số căn bản
Tổng tài sản của Vietinbank trước khi IPO đạt 180.000 tỉ đồng. Vietinbank hiện
có 140 chi nhánh, 150 phòng giao dịch và trên 500 điểm giao dịch trên toàn quốc
với đội ngũ nhân viên lên đến 14.000 người, đứng thứ 2 trong hệ thống NH về số
lượng nhân viên (sau NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN). Lợi nhuận luỹ
kế để lại tính đến hết năm 2007 vào khoảng trên 2.000 tỉ đồng.
Những thông tin được công bố cho thấy, tỉ lệ nợ xấu của NH năm 2007 đã giảm
xuống so với những năm trước (còn 1,3%, tương đương 1.500 tỉ đồng). Tuy nhiên,
trích lập dự phòng rủi ro chuyển sang năm 2008 của NH đã đạt 1.800 tỉ đồng và
đây là lý do để Vietinbank khẳng định đã làm chủ được tình hình tài chính; lợi
nhuận năm 2007 đạt mức tăng trưởng 90% so với năm 2006 - cũng là một con số khá
ấn tượng.
Để mở rộng thị phần và hướng tới mục tiêu một NH đa năng, những năm qua,
Vietinbank đã rất chú trọng mở rộng mảng dịch vụ cho các khách hàng DN nhỏ và
vừa và khách hàng cá nhân.
Tính đến hết năm 2007, mảng khách hàng DNNN trước đây là thế mạnh của NH chỉ còn
chiếm 30% tổng dự nợ, trong khi đó, khách hàng DN nhỏ và vừa chiếm tới 50%. Ông
Hùng khẳng định, Vietinbank sẽ tiếp tục củng cố hệ thống mạng lưới và đẩy mạnh
hoạt động NH bán lẻ, NH từ xa, NH Internet trong những năm tới.
Những câu hỏi chưa được trả lời
Cho đến thời điểm hiện tại, một số quan tâm của NĐT liên quan đến việc IPO Vietinbank
chưa có câu trả lời: Thặng dư vốn sau IPO sẽ được sử dụng như thế nào? Ông Hùng
cho biết: Đây là quyết định thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tuy nhiên,
Vietinbank đang dự kiến sẽ trình Chính phủ chấp thuận phương án để lại cho
Vietinbank, coi như vốn đầu tư của Nhà nước trong quỹ đầu tư của NH này.
Việc thứ hai: Chưa nhìn thấy đối tác chiến lược nước ngoài của Vietinbank. Nếu
kịch bản Vietcombank lặp lại, không ít NĐT đặt câu hỏi: Liệu đối tác chiến lược
nước ngoài có chấp nhận mua Vietinbank với mức giá trúng thầu bình quân như quy
định với Vietcombank hiện nay?
Mặc dù nhà lãnh đạo cao nhất của NH này khẳng định, sẽ chỉ lựa chọn 1 đối tác
chiến lược nước ngoài và theo thông tin từ tổ chức tư vấn, đối tác này sẵn sàng
trả giá cao để sở hữu CP Vietinbank, song thị trường mới là câu trả lời cuối
cùng.
-
08-01-2008 08:51 AM #6
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Re: Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
Chứng khoán Nhật tiếp tục giảm khi mở cửa
Thứ ba, 08.01.2008, 07:42am (GMT+7)
Các bảng báo cáo mới nhất của các công ty công nghệ cao đã
gây ra sự giảm sút của chỉ số Nasdaq cho dù chỉ số SP và Dow Jones đã được hổ
trợ tốt vào phiên tối qua.
Mà cổ phiếu công nghệ lại bám khá sát với chứng khoán Tọkyo khi mà Sony,
Toshiba.. đang là những cổ phiếu hàng đầu tại đây.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay N225 giảm 0,9% xuống mức 14,370.02 điểm.
Topix index giảm 0,8% xuống mức 1,381.86 điểm.
-
08-01-2008 09:36 AM #7
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Re: Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
Đâu là điểm dừng?
http://luotsongclub.com/viewtopic.php?t=240&r=0&v=1
Chỉ
còn 887,08 điểm trong phiên ngày 7/1/2008, VN-Index đang kéo chìm hy vọng
về một TTCK khởi sắc sau đầu năm mới 2008. Nhưngđây không phải là
điều bất ngờ, bởi từ nhiều tháng nay những cảnh báo về việc đồng vốn của nhà
đầu tư đang cạn kiệt.
Lạm dụng sâu vào lòng tin của họ và nhất là tình trạng “bội thực”
không có thuốc chữa…đã không được coi trọng đúng mức.
Nhà đầu tư bị lạm
dụng!?
Chuyên gia chứng khoán Huy Nam đã nhận định các doanh
nghiệp đã lạm dụng việc phát hành thêm cổ phiếu hay IPO ngay trong thời điểm
không thích hợp.
Theo thống kê của chúng tôi, chỉ từ tháng 11 đến nay đã có
hơn 500 triệu cổ phiếu phát hành thêm hay IPO! Giám đốc một Cty chứng khoán
(CTCK) cho rằng ngay cả những thị trường lớn và đang trong “cơn khát” cũng
không nên tung ra một lượng cổ phiếu quá lớn như vậy.
Ông này dẫn chứng việc 97 triệu cổ phần VCB vừa IPO cuối
tháng 12/2007 với giá khá thấp chưa biết mua hết hay không mà ngay trong tháng
1/2008 đã IPO tiếp gần 200 triệu cổ phần, trong đó SABECO đã đưa ra thị trường
gần 130 triệu cổ phần.
Nhà đầu tư Vũ Thị Hải Hà (sàn SSI TPHCM) lo lắng nhìn lên
bảng điện đỏ rực than vãn “nghe tin phát hành thêm cổ phiếu tôi chỉ thấy lo vì
lãi cả ngàn tỷ đồng như SSI mà chia thưởng 2:1 rồi cổ phiếu vẫn xuống”. Khái
niệm “rượu pha nước lã” được gán cho cổ phiếu thưởng, phát hành thêm giờ đây đã
loãng tới mức “ một rượu, bốn năm nước lã”.
[table]
Giám đốc môi giới
một CTCK khẳng định VN-Index khó có thể xuống dưới quá xa 900 điểm vì bản thân
các nhà đầu tư đang nhận thấy giá đã quá thấp so với giá trị thực nên họ sẽ
mua vào thay vì bán ra và “giảm một vài phiên nữa có thể là điểm dừng của
TTCK Việt Nam”.
|
[/table]
Nhà phân tích chứng khoán Phùng Ngọc Cung lý giải về sự sụt
giảm của thị trường rằng “cung quá nhiều, cầu lại thấp thì giá chứng khoán sụt
mạnh là lẽ đương nhiên.
Nhưng nhà đầu tư lo hơn cả là việc các doanh nghiệp xem đây
là kênh huy động vốn quá dễ dàng và ngày càng lạm dụng nên họ mất lòng tin”.
Gần đây, đã có nguồn tin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ có những biện
pháp điều chỉnh cán cân cung cầu cho hợp lý hơn nhưng gần 2 tháng nay vẫn chưa
có thông tin cụ thể nào về kế hoạch này.
Thay vào đó, cơ quan này lại liên tục đồng ý cho các doanh
nghiệp phát hành thêm cổ phiếu hay IPO!? Chủ tịch HĐQT một Cty sẽ IPO vào giữa
tháng 1/2008 than thở: “VCB mà giá còn chẳng hấp dẫn thì chúng tôi sẽ gặp rất
nhiều khó khăn.
Nhưng xin ngừng lại sau Tết nguyên đán thì cấp trên không
cho vì lo không đảm bảo lộ trình cổ phần hóa. Với lại chuẩn bị xong từ 4 - 5
tháng nay rồi mà hoãn thì nhà đầu tư, cổ đông lại cho rằng Cty có vần đề”.
Vốn cạn vì địa ốc,
vàng và ngân hàng
Ông Phạm Linh, Phó Tổng Giám đốc CTCK VIS đánh giá thị
trường giảm mạnh một phần do yếu tố tâm lý. Theo ông Linh thì tình hình kinh tế
thế giới bất ổn, giá cả trong nước tăng mạnh, lo ngại giá chứng khoán sẽ còn
xuống nữa do tác động bên ngoài…đang làm các nhà đầu tư hoang mang.
Tuy nhiên ông này khẳng định giá địa ốc, vàng đang tăng quá
nhanh những ngày vừa qua đang khiến nhà đầu tư phân vân chọn sàn chứng khoán
hay đầu tư vào bất động sản. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 tuần qua
giá đất ở Q.2, Q.9 và Nam Sài Gòn có nơi lên trên 2 triệu đồng/m2, còn căn hộ
cũng bị “hét” chênh lệch gần 2 triệu/m2 chỉ sau 10 ngày!
Đáng lo ngại hơn là tình trạng găm hàng không bán và các dự
án mới tung ra sản phẩm với mặt bằng giá mới cao ngất ngưởng. Nhà đầu tư Trần
Huy Ích (sàn ACBS TPHCM) cho hay: “Ngày nào trên sàn cũng có những vị oang oang
rằng bán chứng khoán tháng trước đổ vào đất có 2 tỷ mà đã lời 400-500 triệu làm
không ít người muốn bỏ sàn sang đất”.
Với tình trạng chứng khoán “ngủ đông” và nhiều ngày
qua nhà đầu tư chỉ có lỗ và lỗ đã đẩy không ít người bán chứng khoán lấy
vốn buôn địa ốc vì “lỗ chứng khoán ít, còn bất động sản lời bù lại gấp chục
lần”.
Bên cạnh đó, các ngân hàng buộc phải rút vốn của các nhà
đầu tư về theo chỉ thị 03 nhưng lại “hào phóng” cho vay mua nhà, cửa càng khiến
TTCK cạn vốn. Không chỉ có đất đai, giá vàng tăng mạnh và những dự báo quá lạc
quan còn tăng đến 18-19 triệu/lượng cũng góp phần hút vốn của TTCK sang mua
vàng.
Trong không khí “lạnh giá” của TTCK, nhiều ý kiến đã chỉ ra
những điểm sáng của thị trường. Nhiều tổ chức niêm yết cổ phiếu đã bắt đầu công
bố hay “hé lộ” kết quả kinh doanh năm 2007 với lợi nhuận tăng mạnh so với năm
liền trước như ACB, HAP, VIP, SSI, STB, REE, VNM…
Việc nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang IPO nhìn về tổng thể
là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế khi mô hình mới đã chứng minh kết quả kinh doanh
sáng sủa, TTCK có nhiều hàng tốt và phát triển bền vững hơn.
Ông Phạm Linh cho rằng VN-Index đã xuống đến điểm dừng cần
thiết và sẽ lên lại trong một vài phiên tới.
-
08-01-2008 02:52 PM #8
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Re: Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
Thị trường chờ một tiếng nấc
Thị trường chứng khoán gần đây
như trong trạng thái của người chán ăn. Bao nhiêu món ngon, đặc sản là những cổ
phiếu của doanh nghiệp tăng trưởng tốt, chia tách cổ phiếu tỷ lệ cao… trước kia
đắt như tôm tươi, được ưa chuộng hết mực thì nay cũng trở nên bình thường.
Trong khi "đồ ăn" vẫn
tiếp tục được đem ra bàn thì người ăn chỉ nhìn mà chưa động đũa. Đa số vẫn không
bỏ bàn ăn vì sợ mất ghế nhưng chỉ nhìn, chứ không ăn.
Trên sàn, nhiều nhà đầu tư đang
giữ tiền trong tài khoản và sáng nào cũng đến sàn chăm chú theo dõi mà không
mua vào, dù P/E những loại cổ phiếu mà họ theo dõi chỉ khoảng 19 - 22 lần. Anh
T, một nhà đầu tư tại sàn chứng khoán SSI nói với phóng viên ĐTCK: "Nếu
muốn, anh sẽ chỉ cho em sáu, bảy nhà đầu tư loại nhỏ ở sàn này đang giữ trong
tài khoản năm, bảy tỷ đồng mà không mua vào".
Trong khi đó, trên các phương
tiện truyền thông đại chúng, đại diện các cơ quan quản lý, công ty chứng khoán
lên tiếng về việc kích cầu thị trường như một liều thuốc bổ cho hệ thống tiêu
hoá.
Hàng loạt giải pháp được đưa ra
như mở room cổ phiếu ngân hàng, mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích
thành lập các quỹ đầu tư…
Thị trường chứng khoán cần giải
toả sức ép về một lượng lớn cổ phiếu mới phát hành trong thời gian tới, điều
này sẽ làm thị trường đang trong trạng thái chán ăn, nghiêm trọng hơn thành bội
thực.
Các nhà đầu tư đang trông chờ một
giải pháp của cơ quan quản lý để kích cầu. Dù là giải pháp nào trong số các
kiến nghị đã được đề xuất cũng có khả năng tạo một cơn sốc nhẹ với thị trường,
lấy lại cảm giác hưng phấn cho nhà đầu tư để rồi lại hấp thụ các món đặc sản
một cách ngon lành. Nhưng lần này, sự hưng phấn sẽ vừa đủ để thưởng thức và ăn
no, chứ không hấp thụ vô tội vạ dẫn đến sợ ăn, chán ăn như trước.
-
08-01-2008 07:58 PM #9
Senior Member- Ngày tham gia
- Sep 2007
- Bài viết
- 528
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Re: Club Các Nhà Đầu Tư " Lướt Sóng "
TTCK: 2 liều thuốc nội và 1 liều thuốc ngoại
Hai “liều thuốc” nội: giãn các đợt IPO và hoãn thu thế thu nhập từ
chứng khoán cùng “liều thuốc” ngoại: HSBC khuyến cáo nên mua vào đã
phần nào giúp TTCK gượng dậy sau cú sốc rớt xuống dưới 900 điểm. Tuy
“thuốc” đã kịp cứu TTCK VN không “ốm nặng” thêm nhưng từ những biện
pháp trên có khá nhiều điều cần suy gẫm…
Lẽ ra Bộ Tài chính và UBCKNN sẽ không phải loay hoay tìm cách “cứu”
TTCK trước khi VN-Index và HASTC-Index rớt xuống quá sâu nếu hai cơ
quan này tiêu liệu được các đợt IPO dồn dập sẽ khiến nhà đầu tư “bội
thực”.
Chính UBCKNN đưa ra con số năm 2007 đã có 179 công ty được UBCKNN
cho phép chào bán 2,46 tỷ cổ phiếu ra công chúng với giá trị tương ứng
khoảng 48.000 tỷ đồng (gấp 25 lần so với năm 2006) và có hơn 3,4 triệu
trái phiếu tương ứng 3.750 tỷ đồng, 25 triệu chứng chỉ quỹ tương ứng
với 250 tỷ đồng… được chào bán thành công.
Tính chung, các phiên IPO, phát hành thêm trên thị trường chính
thức đã thu về cho các doanh nghiệp hơn 90.000 tỷ đồng (gấp 3 lần so
với năm 2006)!
Với lượng chứng khoán khổng lồ trên và thực tế đã chứng minh không
ít lần trong năm 2007 nhà đầu tư bội thực thì cuối năm 2007, đầu năm
2008 lại bồi thêm gần 100 triệu cổ phần của VCB và sắp tới là hơn 160
triệu cổ phần của SABECO, HABECO thì nhà đầu tư không ngán ngẩm mới là
chuyện lạ. Có thể quyền quyết định IPO thuộc về Bộ Tài chính nhưng
UBCKN đề nghị sớm hơn, Bộ Tài chính lường trước xa hơn thì TTCK sẽ bớt
lao đao. Một lần nữa, những biện pháp theo sau diễn biến thị trường lại
cho thấy những hạn chế từ cơ quan quản lý Nhà nước.
Càng đáng nói hơn nữa khi TTCK đã “dội ngược” với việc phát hành thêm,
IPO từ giữa năm 2007, các chuyên gia, báo chí đã cảnh báo không nên lặp
lại điều này nhưng thị trường vừa khởi sắc thì các cảnh báo ấy lại bị
lãng quên.
Chuyên gia chứng khoán Huy Nam nói với người viết “doanh nghiệp
phát hành thêm, IPO hơi tham khi phát hành ồ ạt cùng lúc lượng lớn cổ
phiếu”. Tận dụng thời điểm để hút vốn là điều mà nhiều doanh nghiệp
phải chớp lấy nhưng “lòng tham” ấy có thể bị ngăn lại nếu Bộ Tài chính
và UBCKNN có những điều chỉnh kịp thời hơn. “Mất lòng tin là mất tất
cả”, nhà đầu tư chưa mất lòng tin vào TTCK nhưng họ đã lung lay vì việc
giãn IPO vẫn chỉ là giải pháp tạm thời. Cái họ cần chính là cách quản
lý, điều hành TTCK bài bản, khoa học, có những chiến lược, đối sách dài
hạn chứ không phải “xức dầu cù là” đau đâu thì bôi chút dầu cho qua
cơn.
Thuế thu nhập chứng khoán nằm trong Luật thuế thu nhập cá nhân là
một trong những dự luật gây tranh cãi nhiều nhất cả trong lẫn ngoài
nghị trường. Nộp thuế là việc cần làm nhưng nộp ra sao, vào thời điểm
nào và tác động đến thị trường non trẻ là điều mà nhiều người băn khoăn
khi luật ra đời. Giống như việc cấm xe ba bánh, TTCK VN khác nhiều so
với TTCK các nước khác, nơi mà khi soạn luật người ta thường đem ra so
sánh. Một khoản thuế sẽ không quá lớn nếu TTCK đã rộng về quy mô, lớn
về chất và lượng, nhà đầu tư đã có những năm tháng dài ăn nên làm ra…
Nhưng “thương trường như chiến trường”, họ cũng đã “trầy vi tróc vẩy”
4,5 năm trời và mới có của ăn của để hơn 1 năm qua, lời nhiều mà lỗ
cũng chẳng ít.
Thực tế cũng đã chứng minh, thời hạn cấm xe ba bánh đã phải lùi lại và
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng đồng ý lùi thời điểm thu thuế thu
nhập từ chứng khoán bởi những tác động của nó lớn hơn nhiều như người
ta tưởng khi luật ban hành. Do phát triển quá nóng và “người dìu dắt”
nhiều lần tỏ ra non tay, TTCK VN rất dễ tổn thương. Việc lên quá cao và
xuống quá nhanh đã cho thấy chỉ cần những quyết định chưa hợp lý, thông
tin không hợp thời vào những thời điểm nhạy cảm thì nhà đầu tư rất dễ
ùa theo số đông. Nhiều nhà đầu tư và cả chuyên gia đã từng đặt câu hỏi
“thu 10 đồng của 100 người hay thu 1 đồng của 10.000 người lợi hơn”.
Sắp tới Bộ Tài chính và UBCKNN sẽ tiếp tục tìm ra những biện pháp
để TTCK phát triển bền vững và ổn định hơn. Tuy nhiên bất cứ quyết định
nào mà chỉ đề ra để giải quyết sự vụ mà không tính toán nhiều chiều thì
rất dễ sa vào “tiến thoái lưỡng nan”. Minh bạch thông tin, thưởng phạt
nghiêm minh, thị trường trong sạch… luôn được nhà đầu tư và thị trường
đòi hỏi nhưng họ vẫn thấy “chữa” nhiều hơn là “phòng”. Điều hành một
TTCK quá nóng, mới, luôn có những vấn đề phát sinh là một việc cực khó
và các cơ quan quản lý đã có những thành công nhất định. Nhưng chỉ nhìn
và thấy TTCK là nơi tập hợp của những người giàu có, thu lãi tiền tỷ từ
chứng khoán, luôn cho rằng chứng khoán luôn sinh ra lợi nhuận và mang
dáng dấp của một “canh bạc”… thì TTCK sẽ còn lao đao dài dài bởi những
giải pháp “bàn giấy” và phương pháp “chữa bệnh” theo kiểu “xức dầu cù
là” .
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
NNC - "Tuy không "cao" nhưng cả thị trường phải ngước nhìn"
By thanh120505 in forum Thị trường OTCTrả lời: 2Bài viết cuối: 27-04-2012, 09:46 AM -
" Ngôi sao sáng của ngành vận tải: " taxi VINASUN" CTCP Ánh Dương...!!!
By bapbap in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-12-2007, 01:32 PM -
Lên diễn đàn, đừng gắn "cái tôi" vào "cái nick"
By quygau198 in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-07-2007, 07:22 AM -
Re : Cp Cao su Binh Phuoc""Tai sao ko thu??""
By TRADER792000 in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 24-03-2007, 03:14 PM
Bookmarks