SSI - đi viện
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 690 của 692 Đầu tiênĐầu tiên ... 190 590 640 680 688 689 690 691 692 CuốiCuối
    Kết quả 13,781 đến 13,800 của 13828

    Chủ đề: SSI - đi viện

    1. #13781
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      4,430
      Được cám ơn 34 lần trong 26 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi noface Xem bài viết
      Mạnh ai nấy ăn, tranh thủ rút ruột, không lụn bại mới lạ.
      Lúc VNindex 235 điểm đáy lần trước SSI có giá 20 sau đó chia tách 1:1 giá tương đương 10 giờ SSI giá 16.x vẫn còn cao hơn đáy trước 60% đó, không ổn lắm ít nhất SSI phải về giá đáy cũ là 10.
      Mẹ nó ơi, bán là thua mua là bị kẹp !

    2. #13782
      Ngày tham gia
      May 2011
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Chính xác. Giá nào chúng cũng lãi vật cả ra. 60% trong 2 năm, ngon hơn đi buôn hàng cấm !!!

    3. #13783
      Ngày tham gia
      Sep 2008
      Bài viết
      437
      Được cám ơn 10 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định

      Bộ Xây dựng kiến nghị nới tín dụng cho bất động sản



      Bộ Xây dựng đề xuất với Chính phủ: Cần phân biệt các loại bất động sản thiết yếu để có chính sách tín dụng phù hợp.


      Sẽ có chỉ thị bình ổn thị trường bất động sản?
      Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay bất động sản chiếm trung bình khoảng 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống.
      Tính tới 31/12/2010, tổng dư nợ cho vay bất động sản đạt khoảng 228.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2009.
      Hiện ngân hàng có phân định được tỷ lệ vay của các loại hình bất động sản, nhưng không phân biệt được loại hàng hóa thiết yếu và không thiết yếu (nhà ở cao cấp, nhà ở bình dân, bất động sản nghỉ dưỡng ...).
      Điều này, theo quan điểm của Bộ Xây dựng, dễ dẫn đến vốn tập trung nhiều vào các dự án nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, khi thị trường bão hòa sẽ dễ đổ vỡ, thị trường 'bong bóng' thường xuất phát từ sự phát triển quá nóng các bất động sản cao cấp.

      Việc cho vay tín dụng có thế chấp cho cá nhân mà các tổ chức tín dụng đang thực hiện hiện nay cũng sẽ dễ dẫn đến việc chỉ những người có tài sản thế chấp mới được vay và vay nhiều lần với mục đích đầu tư, đầu cơ.
      Ngoài ra, theo Bộ Xây dựng, nguồn tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng hầu như không có, trong khi lãi suất vay ngắn hạn lại cao (đa số các ngân hàng đang áp dụng lãi suất từ 16%/năm đến 18%/năm hoặc cao hơn). Khi ngân hàng siết chặt cho vay sẽ tác động tới kế hoạch triển khai dự án của các chủ đầu tư, thậm chí phải dừng thi công, gây lãng phí, giảm nguồn cung cho thị trường.
      Vì thế cần phải có tiêu chí cho vay và ưu tiên cho vay các dự án có tính thanh khoản cao, hạn chế cho vay các dự án cao cấp.
      Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đề xuất loạt giải pháp cho thị trường bất động sản: Hạn chế tiến tới chấm dứt việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch bất động sản, nhất là đối với các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, giao dịch thuê nhà ở để giảm áp lực tiền mặt và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.
      Một lần nữa, việc thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà và nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹ đầu tư tín thác bất động sản lại tiếp tục được Bộ Xây dựng đề nghị.
      Để chấn chỉnh thị trường bất động sản hiện nay, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết hoặc Thủ tướng ban hành Chỉ thị về bình ổn thị trường bất động sản.
      Thị trường nhà chuyển về mức giá trung bình
      Cả nước có khoảng 2500 dự án đang được triển khai và hàng trăm dự án được khởi công mới: Hà Nội có khoảng trên 800 dự án, TP HCM gần 1400 dự án, Hải Phòng có 260 dự án, Đà Nẵng có trên 120 dự án...
      Theo phân tích của Bộ Xây dựng, các nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư vào thị trường nhà ở có mức giá trung bình, diện tích nhỏ. Còn thị trường căn hộ cao cấp dần rơi vào bão hòa, nhà xây nhiều trong khi nhu cầu có khả năng thanh toán thực tế thấp.
      Nguồn cung loại nhà giá cao (nhất là các chung cư cao cấp) có thời điểm dư thừa, trong khi nguồn cung những nhà giá thấp thì quá thiếu. Thị trường thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt thiếu loại hình nhà ở cho thuê.
      Về thông tin về các biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội, Bộ Xây dựng cho hay, chỉ có 58% nhà biệt thự đưa vào sử dụng, đặc biệt là các nhà ở loại biệt thự, nhà liên kế, chủ yếu tại các dự án có vị trí xa trung tâm hoặc hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa được xây dựng đồng bộ.
      Tình trạng này theo Bộ Xây dựng còn xảy ra tại nhiều địa phương khác, gây lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội, làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội.
      Chính vì vậy, Bộ kiến nghị xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng. Đồng thời xây dựng chế tài xử phạt các chủ đầu tư bán nhà xây thô và không thực hiện tốt việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
      Trong năm 2010, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt hơn 6,8 tỷ đô la Mỹ, chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới của cả nước.
      Mức vốn này tuy có giảm so với năm trước nhưng vẫn có 27 dự án mới được cấp giấy phép. Đối với một số dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án, các địa phương đã thu hồi để kêu gọi các nhà đầu tư khác./.
      Theo Thái Linh
      Tổ Quốc


    4. #13784
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,089
      Được cám ơn 76 lần trong 60 bài gởi

      Mặc định

      SSI "xuất viện" rồi mà chả thấy bác nào vào bàn luận nhỉ
      Các cao thủ 1 thời giờ này đang ở đâu

    5. #13785
      Ngày tham gia
      Oct 2007
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi B0BIMBIM Xem bài viết
      SSI "xuất viện" rồi mà chả thấy bác nào vào bàn luận nhỉ
      Các cao thủ 1 thời giờ này đang ở đâu
      Các cao thủ 1 thời đang tiếc ngẩn ngơ vì cắt ... hơi sớm

    6. #13786
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      504
      Được cám ơn 41 lần trong 35 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Eric Catona Xem bài viết
      Lúc VNindex 235 điểm đáy lần trước SSI có giá 20 sau đó chia tách 1:1 giá tương đương 10 giờ SSI giá 16.x vẫn còn cao hơn đáy trước 60% đó, không ổn lắm ít nhất SSI phải về giá đáy cũ là 10.
      Trong tất cả các con sóng trước đây SSI luôn là trụ TT (hay nói đúng hơn là chi.m mồi vì nó phải tăng để tạo niềm tin cho NDT mua vào) và giờ cũng thế. Muốn bít tại seo SSI tăng thì phải hỏi tại seo TT tăng ? Câu trả lời nầy tuy không khó nhưng cũng làm nhiều người bại sản đóa.


    7. #13787
      Ngày tham gia
      Jan 2009
      Bài viết
      935
      Được cám ơn 182 lần trong 132 bài gởi

      Mặc định

      Sức ép tài chính lên các CTCK sẽ “căng như dây đàn”
      Thứ sáu, 10/6/2011, 09:20 GMT+7


      Khẳng định của Bộ Tài chính về việc thu 10% thuế VAT đối với khoản phí dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán khiến các CTCK… choáng, bởi tình hình tài chính của nhiều công ty đang ở vào tình cảnh rất bi đát. Nếu phải nộp thêm một khoản thuế cả chục tỷ đồng thì sức ép tài chính lên các CTCK sẽ “căng như dây đàn”.


      Nếu Bộ Tài chính quyết tâm thu thuế VAT, đại diện tiếng nói của các CTCK, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) cho hay, các CTCK không có sự lựa chọn nào khác. Thế nhưng, điều này không khỏi gây ấm ức trong các thành viên VASB, bởi theo các CTCK, do quy định pháp lý về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, cũng như pháp luật về thuế VAT đối với dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán còn có điểm chưa thực rõ ràng, khiến CTCK không biết thực hiện thế nào cho chuẩn, chứ chưa hẳn là biết nhưng cố tình trốn thuế.
      Cụ thể, theo Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 hướng dẫn một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, các đối tượng không phải chịu thuế VAT ngoài môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, còn có các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Trong khi đó, theo quy định của Luật Chứng khoán, ngoài các nghiệp vụ: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán, CTCK được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác... Với câu chữ như vậy, các CTCK có thể hiểu dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho NĐT là dịch vụ kinh doanh khác và không phải kê khai, nộp thuế VAT.

      Ông Kỳ cho biết, các CTCK hiện quá khó khăn và điều này được thể hiện rõ nhất qua kết quả kinh doanh quý I/2011, nhiều công ty thuộc tốp đầu vẫn thua lỗ lớn. Nếu truy thu thuế sẽ đẩy CTCK, với tư cách là một trong những “người chơi chính” trên TTCK đứng trước nguy cơ đóng cửa hàng loạt. Kết cục là không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân các CTCK, mà còn tác động đến cả thị trường và nền kinh tế. Trong khi đó, kết thúc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đánh giá và báo cáo Chính phủ trong tháng 6/2011 về tình hình hoạt động của TTCK, đồng thời đề xuất giải pháp tổ chức, quản lý phù hợp nhằm phát triển thị trường ổn định, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tức là trong giai đoạn nền kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, hoạt động của TTCK, trong đó có sự phát triển lành mạnh của các thành viên thị trường vẫn được cơ quan hành pháp cấp cao nhất quan tâm, chú trọng.

      Câu chuyện truy thu thuế VAT đối với khoản phí dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, nếu đặt lên bàn cân và soi xét về mặt lý, thì không dễ phân định quả cân nghiêng về bên nào. Còn xét về tình, sẽ là hợp lý hơn nếu cơ quan quản lý “giơ cao đánh khẽ”, bởi đây là thời điểm nên có các hình thức hỗ trợ TTCK thoát khỏi cơn bĩ cực hiện tại.(Nguồn: ĐTCK, 10/6)
      Rứa là hết chiều ni em phi mãi
      Còn mong chi ngày vùng đáy VNI ơi?


    8. #13788
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,089
      Được cám ơn 76 lần trong 60 bài gởi

      Mặc định

      SSI liệu có quay về test đáy cũ ko nhỉ ?

    9. #13789
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,089
      Được cám ơn 76 lần trong 60 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi B0BIMBIM Xem bài viết
      SSI liệu có quay về test đáy cũ ko nhỉ ?
      Có vẻ sắp rồi...

    10. #13790
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,089
      Được cám ơn 76 lần trong 60 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi B0BIMBIM Xem bài viết
      SSI liệu có quay về test đáy cũ ko nhỉ ?
      SSI quý 2 đã có lãi. Khả năng về đáy cũ phải chờ hơi lâu đây

    11. #13791
      Ngày tham gia
      May 2008
      Bài viết
      4,430
      Được cám ơn 34 lần trong 26 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi B0BIMBIM Xem bài viết
      SSI quý 2 đã có lãi. Khả năng về đáy cũ phải chờ hơi lâu đây
      Vãi lúa vốn 3500 tỷ lũy kế 2 quỹ lỗ 88 tỷ mà giá chưa tèo về mệnh giá thì đúng là con này quá ảo.
      Mẹ nó ơi, bán là thua mua là bị kẹp !

    12. #13792
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,089
      Được cám ơn 76 lần trong 60 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Eric Catona Xem bài viết
      Vãi lúa vốn 3500 tỷ lũy kế 2 quỹ lỗ 88 tỷ mà giá chưa tèo về mệnh giá thì đúng là con này quá ảo.
      he he, nghe bac noi chung to them em no lam, nhung van con mong re nua. tham vua thoi bac a, gia nay nhap duoc roi

    13. #13793
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      137
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Thumbs up E này chắc teo nữa wa...

      TT xấu wa, Công ty Ck làm ăn không ko tốt, toàn trích lập dự phòng ko...Chắc e này sẽ còn "teo" nữa wa...hichic

    14. #13794
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      2,287
      Được cám ơn 649 lần trong 518 bài gởi

      Mặc định SSI - Chú Hưng lùn đã lên tiếng

      Mấy năm sau ngày chú Hưng lùn "...phát biểu thay ngân hàng nhà nước..." giờ mới thấy chú Hưng lùn lên tiếng....hế hế...

      Thứ 3, 26/07/2011, 09:21

      Chủ tịch SSI: Cần một “bàn tay sắt” để chuẩn hóa TTCK Việt Nam




      11 năm qua, lẽ ra TTCK VN sẽ thành công hơn rất nhiều nếu nó luôn nằm trong tầm kiểm soát và những người tham gia không bị đẩy vào thế toàn "ăn xổi, ở thì".
      TTCK suy thoái và chưa có cơ sở để ổn định trở lại chính là vì đang thiếu một "bàn tay sắt", đủ sức mạnh, đủ niềm tin để lập lại các quy chuẩn của DN niêm yết, công ty chứng khoán, quy chuẩn về sự minh bạch và công bằng trên TTCK Việt Nam. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI.
      Sau 11 năm hoạt động, vấn đề lớn nhất mà TTCK Việt Nam phải đối mặt hiện nay là gì, thưa ông?

      Đó là thiếu minh bạch, thiếu công bằng và thiếu những nguyên tắc đủ mạnh. Không thể phủ nhận rằng, 11 năm qua, chúng ta đã tạo lập nên một TTCK hoàn toàn mới tại Việt Nam, một lớp DN trưởng thành mạnh mẽ cùng TTCK như ACB, SSI, REE, VNM, FPT, HAG… và hệ thống đông đảo nhà đầu tư, các định chế tài chính. Tuy nhiên, lẽ ra thị trường sẽ thành công hơn rất nhiều nếu nó luôn nằm trong tầm kiểm soát và những người tham gia không bị đẩy vào thế toàn "ăn xổi, ở thì".
      Sự phát triển quá nhanh về quy mô đã khiến TTCK có quá nhiều hàng hóa kém chất lượng, quá nhiều DN yếu kém và đây chính là nơi nảy sinh những mặt trái không kiểm soát được.
      Tình trạng giao dịch nội gián, lũng đoạn thông tin, câu kết làm giá như vụ DVD chẳng hạn đã làm suy giảm niềm tin thị trường. Xây dựng niềm tin là rất khó, nhưng để lấy lại niềm tin đã mất còn khó hơn rất nhiều.

      Vậy theo ông, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
      Nên bắt đầu từ việc lập lại quy chuẩn niêm yết và quy chuẩn kinh doanh trên TTCK. Một DN xứng đáng niêm yết là một DN đã xây dựng và thực thi một chuẩn mực về công bố thông tin minh bạch.

      Có thể trong giai đoạn đầu, TTCK cần hàng hóa nên tiêu chuẩn đưa ra còn thấp, nhưng nay khi số lượng đã nhiều và không tương xứng với chất lượng thì chúng ta phải định vị lại chất lượng hàng hóa. Cần tạo lập một quy chuẩn niêm yết cao hơn, trong đó yêu cầu minh bạch thông tin là quan trọng nhất. Nhà đầu tư cần nhận được thông tin đầy đủ về DN và bất cứ điều gì làm nhà đầu tư hiểu sai về DN đều phải được xử lý nghiêm khắc, công bằng.

      Quy chuẩn niêm yết không chỉ thực thi với các DN sắp niêm yết, mà với các DN đang niêm yết, cần có một lộ trình buộc họ phải tuân thủ. Thị trường cần một "bàn tay sắt" để lập lại quy chuẩn hoạt động, từ đó mới hy vọng khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư.

      Tính đến tháng 6/2011, tức là sau 11 năm TTCK hoạt động, TTCK Việt Nam có trên 60% số CTCK bị lỗ lũy kế. Có phải môi trường kinh doanh quá khắc nghiệt nên khối công ty này có kết quả kinh doanh kém khả quan như vậy, thưa ông?
      Khối CTCK và các tổ chức tài chính trung gian nói chung gặp khó khăn là do chiến lược phát triển hệ thống này không đúng. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, khi mới thành lập, người sáng lập cũng xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh khả thi, triển vọng, nhưng trong thực tế vận hành, việc thất bại là bình thường.

      Với TTCK, vấn đề là ở chỗ chúng ta đã để hơn 100 CTCK cùng hoạt động trong một thị trường còn rất hẹp, nên sự thua lỗ của phần lớn CTCK trở nên khốc liệt hơn, tạo ra nhiều hệ lụy hơn. Đã đến lúc chúng ta phải chuẩn hóa hoạt động của khối CTCK, đưa ra những tiêu chuẩn thế nào là một CTCK đủ điều kiện hoạt động. Chỉ khi hệ thống các định chế tài chính trung gian đủ mạnh thì TTCK mới có thể phát triển lành mạnh, vững bền.

      Trong dự thảo Chiến lược Phát triển TTCK đến 2020, UBCK đề ra rất nhiều mục tiêu cần hướng tới. Với hoàn cảnh hiện tại, theo ông, mục tiêu nào là quan trọng nhất mà TTCK cần thực hiện?
      Vai trò của TTCK là tạo kênh huy động vốn cho DN, tạo kênh đầu tư cho công chúng. Theo đó, mục tiêu quan trọng số 1 là phải tạo được hệ thống thị trường đủ minh bạch, một hệ thống DN có khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

      11 năm qua, chúng ta luôn chạy theo mục tiêu quy mô, nhưng thực chất quy mô thị trường không phải là mục tiêu, đó chỉ là hệ quả của quá trình thực hiện mục tiêu. Cùng với việc phải xác định đúng mục tiêu cho TTCK, cần phải có giải pháp kịp thời, hợp lý để dẫn dắt thị trường thực hiện những mục tiêu này.
      Dù có đặt ra đúng mục tiêu, nhưng thực hiện được hay không lại là câu chuyện khác khi cơ chế quản lý TTCK nói chung đang có nhiều bất cập. Ông nghĩ gì về thực tế này?
      Cơ chế lúc nào cũng bất cập và ở đâu cũng bất cập. Nhưng nếu cứ đổ lỗi cho cơ chế là không biết cách làm việc. Con người không tạo ra được hoàn cảnh và người làm việc tốt là người luôn tìm ra cách vượt qua được những thách thức bên mình.
      Giữ thị phần môi giới vốn ngoại lớn nhất, xin ông cho biết, thực trạng dòng vốn ngoại vào TTCK Việt Nam? Việt Nam phải làm gì để thu hút dòng vốn này, thưa ông?
      Hơn 1 năm gần đây hầu như không có vốn ngoại vào TTCK Việt Nam. Đây đó có một vài quỹ huy động được vốn, nhưng không đáng kể. Với những gì xảy ra tại Vinashin, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều lo ngại hơn khi xem xét rót vốn vào Việt Nam. Làm thế nào để dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam? Câu hỏi này nên tìm câu trả lời bằng câu hỏi làm thế nào để cải thiện định mức tín nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế.

    15. #13795
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      2,287
      Được cám ơn 649 lần trong 518 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi yama Xem bài viết
      TT xấu wa, Công ty Ck làm ăn không ko tốt, toàn trích lập dự phòng ko...Chắc e này sẽ còn "teo" nữa wa...hichic
      Ờh, nhẹ thì vào viện lao, hai là vào viện tâm thần, ba là...

      [QU
      Trích dẫn Gửi bởi mobitz2 Xem bài viết
      Dominic Scriven cảnh báo việc thoái vốn của các quỹ
      Thứ bảy, 30/07/2011 19:09

      Giá trên thị trường của các chứng chỉ quỹ hiện chủ yếu thấp hơn giá trị tài sản ròng từ 24-44%.

      Tại hội thảo "Tác động của thị trường chứng khoán lên thị trường tài chính Việt Nam, những khuyến nghị chính sách", Tổng giám đốc Dragon Capital Dominic Scriven cho biết , tỷ lệ chiết khấu của các quỹ hiện dao động từ -24% đến -44%.

      Điều này đồng nghĩa với việc hiện tại giá trên thị trường của chứng chỉ quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) từ 24-44%,

      "Rất khó để huy động vốn mới nếu mức chiết khấu vẫn còn cao do rủi ro thanh khoản lớn", ông Dominic cho biết.

      Việc gặp khó khăn trong huy động vốn và kinh tế vĩ mô bất ổn cũng khiến cho các quỹ giảm nắm giữ trái phiếu của Việt Nam. Cụ thể, năm 2006, các quỹ nước ngoài nắm giữ 40% trái phiếu của Việt nam nhưng đến nay chỉ còn nắm giữ 10%.

      Ngoài ra, ông Dominic cũng cảnh báo có thể xảy ra việc thoái vốn lớn của các quỹ nước ngoài trong thời gian tới do đến thời hạn đóng quỹ như dự báo của một số tổ chức và chuyên gia trước đó.

      Theo quan sát của Dragon Capital, một vài quỹ sẽ được mua lại vào năm 2011, 2012. Nếu không có dòng tiền mới chảy vào, việc mua lại này sẽ gây áp lực cho thị trường.

      Thống kê của SGI Capital trước đó, năm 2012 sẽ bắt đầu làn sóng thoái vốn, trong đó năm 2013 sẽ thoái vốn mạnh nhất với 31.615 tỷ đồng (tính theo giá hiện tại). Tổng cộng, có khoảng hơn 63.000 tỷ đồng có thể sẽ bị rút ra khỏi thị trường trong 4 năm tới.
      Trích dẫn Gửi bởi mobitz2 Xem bài viết
      Nợ nước ngoài 36,5 tỉ USD

      Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa trình Quốc hội báo cáo kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2009.
      “Giật mình” với số liệu thu, chi ngân sách
      Nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân giảm dần
      Báo cáo nêu rõ dù năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn nhưng thu ngân sách đã vượt dự toán 16,6%. Theo báo cáo, “5/32 tỉnh thành được kiểm toán đã dự toán thu nội địa do trung ương giao thấp hơn năm 2008 nên hầu hết các chỉ tiêu thu của các tỉnh này đều vượt dự toán”. Về chi ngân sách, KTNN cho biết tổng chi năm 2009 giảm so với dự toán nhưng điều đáng chú ý là chi quản lý hành chính lại tăng 4,2%, trong khi các khoản chi theo quy định phải đảm bảo lại giảm, như: chi giáo dục, dạy nghề giảm 3,7%, y tế giảm 8,7%, riêng khoa học - công nghệ giảm mạnh nhất tới 13,2%...

      Đặc biệt, nhiều đơn vị thuộc các bộ ngành, địa phương còn chi sai quy định, tiêu chuẩn, như TP.HCM chi sai 3,2 tỉ, Phú Yên 1,1 tỉ đồng... Có tới 31 tỉnh, thành chi thường xuyên vượt định mức hội đồng nhân dân giao đầu năm, trong đó chín tỉnh vượt tới trên 30%. Nhiều nơi đã sử dụng nguồn tăng thu để mua ôtô cho các đơn vị trên địa bàn nhưng việc mua đó “có vấn đề”.

      KTNN cho biết tình trạng kê khai, hạch toán thiếu doanh thu, đưa vào chi phí một số khoản không hợp lý, áp dụng sai đơn giá, tính sai diện tích khi xác định tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách... đã diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp được kiểm toán. Chỉ xem xét việc nộp ngân sách của 78 doanh nghiệp nhà nước và kiểm tra việc kê khai thuế của 601 đối tượng nộp thuế khác, KTNN đã xác định khoản phải nộp thêm vào ngân sách đến trên 1.100 tỉ đồng. Tại 28 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tài chính, số thuế, phí và các khoản khác phải nộp tăng thêm sau khi kiểm toán lên tới 1.170 tỉ đồng.

      Về lo ngại nợ công không quản lý được của đại biểu QH, báo cáo kiểm toán nêu rõ khi vay nợ nước ngoài về cho vay lại, Bộ Tài chính đã ghi thu, ghi chi chậm nên việc nhận nợ, trả nợ của chủ đầu tư không kịp thời. Đáng lo hơn là đến ngày 31-12-2009, Bộ Tài chính cũng chưa tổng hợp được số nợ và lãi chưa thu của các tổ chức cho vay lại. Chênh lệch dôi ra từ chênh lệch giữa lãi phải trả nước ngoài với lãi suất cho vay lại, Bộ Tài chính đã đem gửi vào một số tài khoản với lãi suất không kỳ hạn (thấp nhất) và cũng không có số liệu tổng hợp về tình hình, biến động, số dư tài khoản tính đến 31-12-2009.

      Cũng từ báo cáo của Bộ Tài chính, KTNN xác nhận đến 31-12-2009, nợ của Chính phủ ở mức 705.000 tỉ đồng, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 36,5 tỉ USD, chiếm 39% GDP năm 2009.

      Tổng hợp các số liệu, KTNN đề nghị tăng thu vào ngân sách trên 4.900 tỉ đồng, giảm chi trên 2.400 tỉ. Nợ đọng được phát hiện phải thu thêm cũng lên tới trên 697 tỉ đồng... KTNN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm. Đồng thời KTNN kiến nghị xử lý các vấn đề về cơ chế như thay thế, bổ sung 60 văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp.
      Trích dẫn Gửi bởi mobitz2 Xem bài viết
      TP Hồ Chí Minh: 7 tháng, nợ xấu và nợ quá hạn chiếm 4,39% tổng dư nợ


      Tín dụng huy động được 860.000 tỉ đồng, tăng 6,7%; đồng thời cho vay trên 750.000 tỉ đồng, tăng 7% so với cuối năm 2010. Tuy vậy, nhiều TCTD huy động vốn với lãi suất vượt trần
      Ngày 30/7, lãnh đạo UBND TP HCM có buổi làm việc với các Ngân hàng thương mại, cổ phần và các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố về thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

      7 tháng qua, các ngân hàng thương mại, cổ phần trên địa bàn TP HCM đã huy động được 860.000 tỉ đồng, tăng 6,7%; đồng thời cho vay trên 750.000 tỉ đồng, tăng 7% so với cuối năm 2010.

      Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, 16 ngân hàng thương mại, cổ phần trên địa bàn thành phố đảm bảo tăng trưởng tín dụng không quá 20% và dư nợ trong lĩnh vực phi sản xuất gồm bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng… chiếm 22% theo qui định.

      Tuy vậy, cho đến nay nhiều tổ chức tín dụng huy động vốn với lãi suất vượt trần, trên 14%. Nợ xấu, nợ quá hạn chiếm 4, 39% so với tổng dư nợ và có xu hướng tăng.
      Đề cập những khó khăn đối với vốn vay, ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Chi nhánh NHNN tại TP HCM cho biết: Lãi suất vừa qua biến động ở mức cao. Như vậy thì chi phí về lãi suất ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được nguồn vốn.

      Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, từ nay đến cuối năm, các ngân hàng thương mại, cổ phần trên địa bàn TP HCM có phương án điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn nhằm tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, bảo đảm tỉ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất phù hợp, không để nợ xấu tăng cao; đồng thời chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp về chi phí sử dụng vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động.

      Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh: Qua thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ hệ thống ngân hàng đã thực hiện chính sách tín dụng hết sức nghiêm ngặt. Đặc biệt là ngân hàng không chạy theo mục tiêu lợi nhuận, không đua nhau để cạnh tranh lãi suất, góp phần ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát…”./.
      Lạm phát Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á
      Thứ năm, 28/7/2011, 19:40 GMT+7

      Báo cáo Theo dõi kinh tế 6 tháng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy Việt Nam đang phải chịu những tác động nghiêm trọng của lạm phát, trong đó có suy giảm tăng trưởng.

      Diễn biến lạm phát tính theo năm của Việt Nam kể từ năm 2007. Theo ADB

      Theo ADB, việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại chủ yếu là do Chính phủ phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm chi tiêu công nhằm kiểm soát lạm phát. Điều này là dễ hiểu khi mặt bằng giá vào thời điểm kết thúc tháng 6/2011 đã cao hơn tới 20,8% so với cùng kỳ. Đây là mức lạm phát cao nhất trong 14 nền kinh tế Đông Á mà ADB tiến hành khảo sát và cao gấp đôi so với nước xếp ở vị trí thứ 2 là Lào.

      Tiền đồng có mức giá giảm mạnh nhất trong khu vực kể từ tháng 3/2011. Nguồn ADB

      Cùng với lạm phát Việt Nam cũng phải đối mặt với một loạt các vấn đề vĩ mô khác như thanh khoản của hệ thống ngân hàng khi tỷ lệ cho vay so với huy động của toàn hệ thống tính đến tháng 3/2011, theo số liệu của ADB, đạt gần 106% (cao thứ 2 trong khu vực, sau Hàn Quốc). Bội chi ngân sách tính đến hết tháng 7 cũng lên tới 8%, cao nhất trong số 14 nền kinh tế được khảo sát.
      Việt Nam cũng được Ngân hàng phát triển châu Á xác định là nước có dự trữ ngoại hối thấp nhất khu vực Đông Á khi chỉ đáp ứng được 1,6 tháng nhập khẩu. Theo số liệu thương mại 7 tháng đầu năm, con số này tương đương hơn 13 tỷ USD (so với mức 12,4 tỷ USD mà ADB dự báo hồi tháng 4). Do dự trữ ngoại hối thấp, công với thâm hụt thương mại cao, Việt Nam đã phải điều chỉnh giảm 9,3% giá trị tiền đồng so với đôla Mỹ và là một trong số ít những đồng tiền trong khu vực mất giá so với USD.

      Vn-Index của Việt Nam cũng là chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong thời gian qua. Nguồn ADB

      Theo đánh giá của ADB, những nguy cơ nói trên, đặc biệt là lạm phát với vòng xoáy lương-giá có thể tiếp tục ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế trong khu vực nói chung. Các nguy cơ khác có thể đến từ sự hồi phục chậm chạp của Nhật Bản, khủng hoảng nợ tại Mỹ cà châu Âu… cũng có thể khiến thị trường tài chính biến động mạnh hơn và dòng vốn đầu tư trở nên kém ổn định.
      Sợ nhất là lạm phát và thất nghiệp sẽ dẫn đến bạo loạn của số đông đói khổ không việc làm . Hãy tỉnh ngộ trước khi quá muộn.

      http://******************.vn/RC/N/CG...o-vo-nhat.html

    16. #13796
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,089
      Được cám ơn 76 lần trong 60 bài gởi

      Mặc định

      Bật lên rồi, sau đó sao?

    17. #13797
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      2,287
      Được cám ơn 649 lần trong 518 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi B0BIMBIM Xem bài viết
      Bật lên rồi, sau đó sao?
      Sau đó là hạ...huyêt...hố hố

    18. #13798
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,089
      Được cám ơn 76 lần trong 60 bài gởi

      Mặc định

      Mai test day cu roi. Cho xem tnao

    19. #13799
      Ngày tham gia
      Sep 2009
      Bài viết
      1,089
      Được cám ơn 76 lần trong 60 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi B0BIMBIM Xem bài viết
      Mai test day cu roi. Cho xem tnao
      Chưa thủng nhỉ?

    20. #13800
      Ngày tham gia
      Sep 2006
      Bài viết
      103
      Được cám ơn 7 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định SSI đi bịp nhà đầu tư

      Hôm nay Hưng có bài viết nói đầu tư vào chứng là " Chứng khoán đang là kênh tốt để giữ tiền" chứng tỏ Hưng dand chết đuối lắm rồi , bây giờ tìm cách bịp nhà đầu tư để lấy tiền . Tiền ôm chứng hết rồi lãi phải trả chưa kể phải nhả các khoảng gọi là hợp tác đầu tư.

      Đúng là đồ xỏ lá, khi lãi suấ tiền gửi cao hồi tháng 5 tháng 6 có bao giờ họp báo để nói là tiền gửi vào tiết kiệm là hiệu quả nhất. Mà hiểu quả chỉ có ở tiết kiệm còn chứng tèo liên tiếp. Bỏ cái xỏ lá ấy đi đừng bao giờ coi nhà đầu tư là những con .

      Chỉ tội nhà đầu tư ít tiền nghe theo nó chỉ có teo vốn

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình