Gần đây tôi thấy tất cả mọi nhà đầu tư đều quá quan tâm đến đợt IPO VCB, thậm chí bị nó chi phối mọi tính toán đầu tư. Ở đâu người ta cũng nói về nó, có người cho rằng nó kéo lùi VNINDEX của chúng ta!!!


Bây giờ là lúc mọi nhà đầu tư cần bình tĩnh cân nhắc lại vấn đề. Liệu VCB có xứng đáng để chúng ta kỳ vọng quá mức như vậy? Nó có đủ tầm để bê nổi cái vai trò mà nhà đầu tư quàng lên cổ nó?


Tôi thì cho rằng IPO Vietcombank không đáng để mọi người phải quá quan tâm! Tại sao?


Đầu tiên nói về giá. Vì ai cũng muốn mua rẻ, bán đắt, nên phải xem giá VCB đắt hay rẻ? Theo tuổỉ trẻ thì ông N.D.Hưng Chủ tịch SSI trong cuộc đối thoại giữa Cty niêm yết và nhà đầu tư ngày 16-12 đã nói giá VCB 100.000đ là không đắt cũng không rẻ. Như vậy hơn 100000đ là đắt. Vì giá khởi điểm 100000đ nên chắc chắn mọi nhà đầu tư đều phải mua đắt. Vấn đề chỉ còn là chấp nhận mua cái ông độc quyền một thời này đắt bao nhiêu mà thôi. Sau IPO VCB còn độc quyền được nữa không? Chắc chắn là không. Vậy cái đắt còn ở chỗ này đây: Những thuận lợi do độc quyền mang lại trước đây như thị phần, uy tín thương hiệu, quan hệ đối ngoại,… đều đã được tính vào giá khởi điểm, và còn được nhà đầu tư trả cao hơn qua đấu giá. Nên nói chung nhà ĐT không được lợi gì. Trong khi đó những tác hại của một thời gian dài sống trong độc quyền và sự bảo trợ của nhà nước thì không dễ gì cân đong được, và phải mất rất nhiều thời gian để thay đổi. Ví dụ như sự trì trệ của đội ngũ quản lý cao cấp - sự chậm trễ trong việc tiến hành IPO là một minh chứng rõ ràng. Đội ngũ nhân viên cồng kềnh, kém cỏi vì có rất nhiều NV được tuyển do là người nhà, do quen biết, do có cha mẹ cô bác làm trong VCB,…Nhân viên trong VCB được trả lương thấp hơn so với nhiều ngân hàng thương mại khác thì làm sao có nhiều người giỏi để có thể làm cho VCB cất cánh sau IPO được. Và một tính cách đặc trưng của thời kỳ bao cấp còn tồn tại rõ nét trong nhân viên của VCB là tính “cửa quyền”. Nếu muốn biết bạn hãy giao dịch ở các ngân hàng cổ phần một thời gian rồi chuyển sang VCB hay ngân hàng quốc doanh thì thấy ngay. Tính cách này thậm chí còn nhiễm vào cả những người vốn chỉ là nhân viên trong công ty bảo vệ tới VCB làm theo hợp đồng.


Kết Luận 1: VCB là món hàng đắt với tiềm ẩn rủi ro không định lượng được, không sứng để nhà đầu tư kỳ vọng quá cao, thậm chí hạ thấp giá trị của những món hàng khác mà nhà ĐT đang nắm giữ bằng cách bán đổ bán tháo chỉ với mục đích có được món hàng đắt đỏ VCB. Giống như “thả mồi bắt bóng vậy”.





Thứ hai là vấn đề thặng dư vốn. Theo phương án Nhà nước giữ nguyên phần vốn trong VCB và tính là 70% vốn điều lệ. Sau đó phát hành thêm 30% nữa bán ra ngoài. Như vậy Nhà nước không có bán phần vốn của mình ra ngoài mà chỉ kêu gọi công chúng đầu tư hùn thêm 30% vốn điều lệ để cùng nhau kinh doanh trong VCB. Vậy thì nhà nước thu 70% thặng dư vốn của nhà đầu tư sau đợt IPO sắp tới là không hợp lý!!! Rõ ràng 30% VĐL này chưa hình thành trước IPO nên không thuộc sở hữu nhà nước, nó chỉ hình thành trong quá trình IPO, do NĐT chấp nhận trả giá cao trong IPO để tương sứng với giá thị trường của 70% VĐL Do Nhà nước nắm giữ. Vậy thặng dư vốn của cuộc IPO thuộc về tất cả các nhà đầu tư ( bao gồm cà Nhà nước). Việc phân phối thặng dư vốn này tất nhiên phải được thực hiện như việc phân phối lợi nhuận mới đúng. (như chia cổ tức, phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ,…).


Nói vậy có thể các bạn còn thấy mơ hồ, nên tôi bịa ra một ví dụ để minh họa như sau: Giả sử Dì “Năm nước mía” sở hữu một xe nước mía độc quyền bán đặc sản nước mía cho du khách nước ngoài bên cạnh cổng dinh Thống Nhất. Những năm tháng qua nhờ độc quyền nên Dì sống khỏe. Từ ngày cái anh vê đúp tờ ô nó vào khiến Dì kiếm nhiều tiền hơn nhưng Dì ngày một đuối. Có khi chẳng đủ tiền mua vài chục tấn mía về bán nên Dì nghĩ tới chuyện tìm người hùn hạp để mở rộng thị phần và “chia bớt lợi nhuận” đặng để “đức” lại cho con cháu. Rồi bằng vài phép tính siêu đẳng Dì thấy rằng cái xe nước mía do ông chồng xấu số đầu tiên của Dì để lại phải có giá trị là 70triệu mới được và gọi nó là 70%vốn điều lệ. Áp dụng cơ chế thị trường chứng khoán Dì đem đi IPO bằng cách huy động thêm 30% VĐL với giá khởi điểm “10chấm” để thu về tối thiểu 300triệu. Nhờ đội quân bán vé số dạo chuyên nghiệp và đông đảo làm “PR” nên chẳng mấy chốc thông tin IPO xe nước mía của Dì lan ra khắp trong nam ngoài bắc, miền đông miền tây rồi ra cả “cuốc tế”. Bạn là một nhà đầu tư “chuyên(không) nghiệp”---Nghĩa là bạn chỉ lén dấu vợ đem chút tiền lương làm thêm giờ đột suất đi đầu tư chứng khoán với ước mơ có ngày được làm tỷ phú trên giấy---, bạn thấy ngay đây là cơ hội đầu tư tốt và bạn sẵn sàng trả cao hơn để sở hữu một phần xe nước mía. Sau khi thắng thầu bạn bèn đi kiếm vài chai để ăn mừng, trong cơn say bạn thấy mình minh mẫn lạ lùng. Nhưng sao “kỳ Dzậy nè” bạn tưởng đâu là hùn vào hơn 300triệu là để mua mía về bán chứ ai dè Dì Năm chỉ cho xe nước mía giữ lại 30% thặng dư vốn để mua mía còn 70% thặng dư kia (hơn 189triệu- thực chất là tiền của bạn hùn vào xe nước mía) Dì lấy ra đem chia cho con cháu đặng phát triển ngành “nước mía”. Càng nghĩ càng thấy tức, xe nước mía thì vẫn cũ kỹ như xưa, giá trị của nó thì sau một ngày IPO từ 70triệu biến thành hơn 700triệu (Nếu bán hết hết cổ phần Dì Năm sẽ thu thặng dư vốn hơn 630triệu). Nhờ tiền hùn mua mía của bạn mà lợi nhuận của xe nước mía tăng vọt nên 30% lợi nhuận mà bạn được chia cũng bớt còm cõi giúp an ủi bạn phần nào. Ngó qua 70% lợi nhuận của của Dì Năm thì trời ạ! Nó lớn bằng mấy lần 100% lợi nhuận khi xưa của xe nước mía. Công lao của bạn lớn như vậy mà lỡ lòng nào Bả ăn cả tất (Miền nam gọi là ăn cả vớ). Nỗi ấm ức làm cho máu nóng dồn lên tận óc, nhưng yên tâm bạn sẽ không bị tăng xông, bởi vì xưa nay bạn vốn ăn ít, ngủ ít, làm nhiều nên chẳng có máu để mà tăng xông. Tôi nói không có sai, bầu máu nóng của bạn vừa còn đó giờ đã chảy đi đâu sạch, giống như ai vừa xối Nitơ lỏng nên đầu bạn, toàn thân lạnh toát, mồ hôi đầm đìa, suy nghĩ không còn mạch lạc. Cái gì vừa xảy ra cho bạn vậy? Nó là một ý nghĩ. Nó là một bóng ma… Ví dụ thôi nhé, đừng tưởng thật, đừng nói với ai nhé, nếu mà vài ngày nữa, cái bệnh tiêu chảy cấp nó theo tàu biển vào Sài Gòn, làm cho nghề bán nước mía lề đường của Dì Năm trở thành dĩ vãng, Rồi thì Cái xe nước mía phải đem bán đồng nát được 200ngàn cộng với số tiền hùn còn lại của bạn được 111triệu hai trăm ngàn chia cho Dì Năm 70% nên bạn còn 33triệu 360ngàn!!! Trời ạ đến đây bạn không dám nghĩ nữa. Mong sao ông trời không nghĩ ra chiêu này đến khi xe nước mía lên sàn bạn sẽ bán ngay cho thằng nào đặt giá cao hơn giá bạn mua. Thôi thì tan vỡ một giấc mơ tỷ phú nhưng kết thúc một vụ đầu tư thành công.


Kết luận 2: Thặng dư vốn từ cuộc IPO VCB phải được để lại 100%, rồi sang năm đem chia cổ tức hay phát hành cổ phiếu thưởng cho tất cả các cổ đông để tăng vốn điều lệ. Nhà nước nếu muốn thu lãi vốn thì đem phần vốn của mình giao dịch trên sàn như các cổ đông lớn.